Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 38: Chủ ngữ trong câu kể - Đồng Thị Ngọc
A. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập 1, 2 phần luyện tập của tiết trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Bài trước các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai – làm gì. Bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này.
2. Phần nhận xét.
a) Các câu kể Ai- làm gì trong đoạn văn:
Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
Câu 3: Thắng mếu máo lấp vào sau lưng Tiến.
Câu 5: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
b) Bộ phận chủ ngữ trong các câu trên là các bộ phận được gạch chân.
c) Chủ ngữ nêu tên người, con vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
d) Chủ ngữ do danh từ và các từ kèm theo nó- cụm danh từ- tạo thành.
Giáo án môn: Luyện từ và câu Tiết 38 - Tuần 19 GV soạn: Đồng Thị Ngọc Lớp 4 Chủ ngữ trong câu kể: Ai- làm gì . Ngày dạy: 13/ 1/ 2004 I. mục tiêu HS hiểu vai trò và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “ Ai- làm gì” Biết xác định chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với các từ ngữ đã cho đóng vai trò làm chủ ngữ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo hai bộ phận của các câu mẫu ( dùng hai màu phấn ) III. Hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 32’ 3' A. Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập 1, 2 phần luyện tập của tiết trước. B. Bài mới: Giới thiệu bài: - Bài trước các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai – làm gì. Bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này. 2. Phần nhận xét. a) Các câu kể Ai- làm gì trong đoạn văn: Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến. Câu 3: Thắng mếu máo lấp vào sau lưng Tiến. Câu 5: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Câu 6: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết. b) Bộ phận chủ ngữ trong các câu trên là các bộ phận được gạch chân. c) Chủ ngữ nêu tên người, con vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. d) Chủ ngữ do danh từ và các từ kèm theo nó- cụm danh từ- tạo thành. 3. Ghi nhớ: 4. Luyện tập Bài tập 1: a) Các câu hỏi Ai- làm gì: câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 b) Bộ phận chủ ngữ: Chim chóc; Thanh niên; Phụ nữ; Em nhỏ; Các cụ già; Các bà, các chị. Bài tập 2: Đặt câu: - Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu. - Mẹ em thường dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà. - Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh. Bài tập 3: - VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn HS tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, mấy bác nông dân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm. C. Củng cố- dặn dò. - GV tổng kết, nhận xét tiết học. - Dặn HS làm lại BT 2, 3 vào vở BTTV. * Phương pháp kiểm tra đánh giá - GV gọi 2 HS chữa BT 1, 2. - HS nhận xét. - GV đánh giá, cho điểm. * Phương pháp thuyết trình. - GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. * PP thực hành, đàm thoại - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm , thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Xác định các câu kể Ai- làm gì. + Tìm bộ phận chủ ngữ của các câu trên. + Nêu ý nghĩa của các câu trên. + chủ ngữ cảu các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành ? - Các nhóm trình bày kết quả. - HS và GV nhận xét. - Nhiều HS đọc ghi nhớ. - GV lấy thêm VD minh hoạ cho phần ghi nhớ. * Phương pháp thực hành, luyện tập. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm việc cá nhân: tự đặt câu rôi lần lượt nêu câu mình đặt. - HS và GV nhận xét. - HS nêu yêu cầu - HS tự viết đoạn văn vào vở rồi GV gọi 1 vài HS đọc trước lớp, HS nhận xét, sửa. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...............
File đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tiet_38_chu_ngu_trong_cau_ke_d.doc