Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Bài: Mở rộng vốn từ. Dấu chấm, dấu phẩy - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh

Bài 1: Nói tên các loài chim trong những tranh sau:

- Giáo viên chiếu tranh minh họa và giới thiệu: Đây là một số loài chim thường có ở Việt Nam. Các con hãy quan sát thật kĩ và thảo luận nhóm đôi để nói tên các con vật có trong hình.

- Giáo viên chuẩn bị tranh và mời các nhóm lên gắn tên.

- Giáo viên nhận xét và kết luận.

- Giáo viên chỉ vào hình minh họa và yêu cầu học sinh nhắc lại tên các con chim.

Bài 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 vào vở, 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Giáo viên nhận xét và kết luận.

- Giáo viên giải thích các câu thành ngữ cho học sinh hiểu:

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Bài: Mở rộng vốn từ. Dấu chấm, dấu phẩy - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2020 
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: 2E
Môn: Tiếng việt
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim
 Dấu chấm, dấu phẩy
 ( trang 35 SGK Tiếng Việt 2 tập 2)
Mục tiêu:
 Sau khi học xong, học sinh sẽ đạt được:
Kiến thức:
- Nhận biết đúng tên một số loài chim (bt1).
- Điền đúng tên các loài chim đã cho vào chỗ trống thích hợp (bt2).
- Đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy vào trong đoạn văn (bt3).
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm từ nhanh, đúng theo yêu câu của chủ điểm.
- Rèn kỹ năng đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Hình thành kỹ năng tư duy.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu các con vật.	
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục học sinh học tập và xây dựng bài tích cực.
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh họa bt1.
- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2.
Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Giáo viên mời 4 học sinh lên bảng hỏi đáp các câu hỏi có cụm từ “ Ở đâu?”
- Giáo viên nhận xét.
Bài mới:( 32p)
Giới thiệu bài:
- Hỏi: Con hãy kể tên một số loài chim mà con biết?
=) Vậy thì để mở rộng kiến thức về các loài chim thì hôm nay chúng sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết “ Luyện từ và câu: Từ ngữ về các loại chim”. Đồng thời, chúng ta sẽ học cách đặt dấu chấm, dấu phẩy cho thích hợp trong đoạn văn. Chúng ta đi vào bài học mới
Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: Nói tên các loài chim trong những tranh sau:
- Giáo viên chiếu tranh minh họa và giới thiệu: Đây là một số loài chim thường có ở Việt Nam. Các con hãy quan sát thật kĩ và thảo luận nhóm đôi để nói tên các con vật có trong hình.
- Giáo viên chuẩn bị tranh và mời các nhóm lên gắn tên.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Giáo viên chỉ vào hình minh họa và yêu cầu học sinh nhắc lại tên các con chim.
Bài 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 vào vở, 1 học sinh làm vào bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Giáo viên giải thích các câu thành ngữ cho học sinh hiểu:
+ Vì sao lại nói đen như quạ?
+ Con hiểu hôi như cú có nghĩa là như thế nào?
+ Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi rất nhanh và giỏi. Vì thế ta có câu “ Nhanh như cắt”.
+ Vẹt có đặc điểm gì?
+ Vậy nói như vẹt có nghĩa là gì?
+ Vì sao người ta lại ví hót như khướu?
Bài 3: Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
- Giáo viên hỏi học sinh: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn.
- Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm, chữ cái đầu tiên được viết như thế nào?
- Tại sao ở ô trống thứ 2 con điền dấu phẩy?
- Vì sao ở ô trống thứ 4 con điền dấu chấm?
=) Các con cần nhớ là, khi viết đoạn văn, bài văn các con cần lưu ý đặt dấu chấm và dấu phẩy cho thích hợp. Dấu chấm dùng để kết thúc câu và sau dấu chấm chúng ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Dấu phẩy dùng để tách các sự vật, sự việc trong câu. Các con nhớ chưa nào?
Củng cố- dặn dò: (5p)
- Để kết thúc buổi học hôm nay, cô sẽ cho các con xem một đoạn video về các loài chim.
- Các con hãy kể tên một số loài chim có trong video.
- Để bảo vệ các loài chim các con cần làm gì?
=) Giáo dục học sinh: Để bảo vệ các loài chim, chúng ta cần yêu quý, chăm sóc, không được bắt và làm thịt chúng.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Từng cặp học sinh thực hành đối đáp theo mẫu câu “ Ai làm gì?
- Học sinh trả lời: Chim chích bông, vẹt, khướu,
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm.
- Các nhóm thực hiện.
+ H1: chào mào
+H2: chim sẻ
+ H3: cò
+ H4: đại bàng
+ H5: vẹt
+ H6: sáo sậu
+ H7: cú mèo
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhắc lại
- Cả lớp làm vào vở, 1 học sinh làm vào bảng phụ.
- Học sinh trả lời:
+ Vì con quạ có màu đen?
+ Cú có mùi hôi. Nói hôi như cú để chỉ cơ thể có mùi hôi.
+ Vẹt luôn bắt chước nói theo người khác.
+ Là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì.
+ Vì con khướu hót suốt ngày mà không mệt mỏi và nói những điều khoác lác.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống và sau đó chép lại đoạn văn
- Học sinh đọc
- 1 học sinh lên bảng là, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
 Ngày xưa có đôi bạn là Diệc với Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bs với nhau như hình với bóng.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc
- Hết câu thì ta dùng dấu chấm. Sau dấu chấm, chữ cái đầu tiên được viết hoa.
- Vì chữ cái sau không viết hoa.
- Vì chữ cái đứng sau được viết hoa.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh kể tên.
- Học sinh trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_bai_mo_rong_von_tu_dau_cham_da.docx