Giáo án Lớp Mầm - Tuần 4: Nghề nông

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 Đề tài :CHUYỀN BẮT BÓNG SANG 2 BÊN

 TC: Lăn bóng

I/ Mục đích yêu cầu :

 - Trẻ nhớ tên vận động “ chuyền bắt bóng sang 2 bên ”

 - Trẻ biết cầm bóng và truyền nhanh cho bạn

 - Trẻ hứng thú khi thực hiện

II/ Chuẩn bị :

- Cô : vạch chuẩn, 2quả bóng to , 7-8 quả bóng vừa

- Trẻ : gọn gàng, sạch sẽ

III / Đội hình : hàng dọc , vòng tròn, hàng ngang

IV / Tiến hành hoạt động :

 Hoạt động 1 :

1. Khởi động : Cô cho trẻ đi với các kiểu chân : đi mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Tuần 4: Nghề nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 4 : NGHỀ NÔNG ( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
I/ Chuẩn bị: 
1/ TCXD: các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, cây xanh , cây có quả 
2/ TCĐV: Bán hàng ( quần áo , cây thông ,rau củ , quả .)
3/ TCKP: các loại ( dầu ăn , đường , cát ) nước, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu để làm bộ alum về nghề nông 
5/ Nghệ thuật: tô màu, nặn dụng cụ nghề, giấy xúc, keo, hồ, sưu tầm một số hình ảnh trong sách báo về dụng cụ nghề nông .
6/ Học tập: lô tô về ngành nghề,lô tô dụng cụ nghềnối đúng nghề phù hợp
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
KIM NGỌC ( cô A )
NGỌC BÍCH ( cô B )
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Kết thúc
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: người bán hàng bán ở đâu? Khi có người đến mua quần áo , cây thông trang trí lễ giáng sinh ,rau của quả .người bán như thế nào? .
TCXD:
- Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện về xây vườn cây 
- Xem mô hình “ vườn cây ” bao gồm: hàng rào, cây ăn trái được xắp xếp như thế nào ? dưới bóng cây có xây gì ? ( ao cá) .
- Cùng với trẻ chuẩn bị các vật liệu để xây dựng
TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: chọn và phân loại các dụng cụ theo nghề phù hợp
- Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp gây hứng thú cho trẻ.Tạo trang phục, làm album về ngành nghề
- Khám phá: thử nghiệm chất tan và không tan( Muối - Cát)
TCVĐ:
- Tham gia vui vẻ vào trò chơi. Cáo và thỏ , Ai đoán đúng ,Mèo bắt chuột . và một số trò chơi dân gian khác. 
Trọng tâmquan sát:
 -Tình hình chơi xây dựng : nề nếp khi cháu tham gia, thỏa thuận phân vai trước khi chơi. Trẻ có thể hiện được xây vườn cây như đã gợi ý không , cách bố trí các cây xanh có thẩm mỹ không 
MẠNG
TUẦN 4 : NGHỀ NÔNG 
 ( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
-Trò chuyện, đàm thoại dụng cụ 
- Tô màu dụng cụ
- Đóng vai người trồng cây
- Câu đố 
- Phân loại dụng cụ của nghề nông , nghề xây dựng 
- Trò chuyện, đàm thoại về công việc 
- Xem phim về hình ảnh của Bác nông dân 
- Tô màu quần áo của bác nông dân 
- Chơi đóng vai Bác nông dân gieo hạt 
TUẦN 4 : 
NGHỀ NÔNG 
( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
Dụng cụ 
Công việc 
Sản phẩm 
- Trò chuyện, đàm thoại về sản phẩm của nghề nông 
- Nghe hát “ Tía má em ”
- Cấu đố 
- Nặn quả 
KẾ HOẠCH TUẦN 4 : NGHỀ NÔNG 
 ( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cô và trẻ cùng quan sát, trò chuyện về công việc hằng ngày của cô giáo
- Cô gợi ý để trẻ nêu được cử chỉ,hành động cụ thể của bức tranh. Biết gọi tên nghề mà trẻ biếtà trẻ biết kể nghề nghiệp mả trẻ biết
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí
TDS 
 Bài tập 3
Hoạt động sáng
- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh-> báo cáo với cô. Quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian + Thời tiết: Gở lịch ngày hôm qua , hôm nay thư mấy ? ngày mai thứ mấy ?. QS và nhận xét bầu 
- Thông tin : về ngày 22/12 , báo đài 
Hoạt động chung
PTNT:
TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ NÔNG 
PTNN:
Truyện :GÀ TRỐNG CHOAI VÀ HẠT ĐẬU 
PTTM
NẶN HẠT LÚA 
PTTC
TRUYỀN BÒNG SANG HAI BÊN 
PTTM
Hát: VƯỜN CÂY CỦA BA
HĐNT
- QS: Bình nước tưới ,cây cuốc , cây len .
- TCVĐ:Cáo và thỏ , Mèo bắt chuột , bắt bướm, ai đoán đúng 
- TC dân gian:Nu na nu nống Kéo cưa lừa xẻ, chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Các đồ chơi ngoài trời, cát, nước, nhặt lá cây, nhổ cỏ cho hoa.
HĐVC
- Đóng vai: bán hàng ( bán quần áo, cây thông , thự phẩm .)
- Âm nhạc: Nghe hát “.Tía má em ”
- Xây dựng: vườn cây ăn quả 
- Tạo hình:tô màu dụn cụ 
- Học tập: phân loại dụng cụ theo nghề nông , nghề xây dựng 
- Thư viện:xem album tranh về nông 
- Khám phá: làm nón bằng lá cây , thử nghiệm chất tan và không tan
- TH: Nặn quả 
- Đóng vai: mẹ đi chợ mua quà cho gia đình chuẩn bị giáng sinh 
- Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh: tưới cây, lau lá..
VS, ăn, ngủ
- Rèn nề nếp, thói quen thực hiện các thao tác VS: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng, vệ sinh biết dội nước.
- Giới thiệu món ăn kết hợp lồng dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ, khi chơi
Hoạt động chiều
- Cho cháu làm quen truyện “ Gà trống và hạt đậu ” , Bài hát “ Tía má em ”
- Ôn thao tác rửa tay , ôn các bài thơ đã học 
- Trưng bày sản phẩm của chủ đề tuần
- Đóng chủ đề nhánh: Nghề nông 
Trả trẻ
- Trao đổi với PH về tình tình 1 ngày của cháu ở lớp ( nếu có)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH 
TUẦN 4 : NGHỀ NÔNG ( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự
- Cùng chia sẽ với cô và bạn
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói
II/ Chuẩn bị: Các loại bảng biểu( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin )
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Điểm danh: Tập cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe => Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng
 - Cô đếm xem có mấy bạn vắng
2/Thời gian - Thời tiết:: 
+ Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói tô “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu gắn thứ, ngày, tháng .
+Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết
3/ Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
4/ Thông tin: Cháu sưu tầm thông tin trên báo mang vào lớp, gắn vào bảng thông tin. Gọi cháu lên chỉ vào hình ảnh và nói theo sự hiểu biết của mình.
5/ Chế độ sinh hoạt:
+ Cháu gắn biểu tượng về hoạt động có chủ đích trong mỗi ngày
+ Giới thiệu tiết học hôm nay 
6/ Chủ đề nhỏ: Trò chuyện về công việc của Bác nông dân 
Kết thúc: Trò chơi “ Gieo hạt ” 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TUẦN 4 : NGHỀ NÔNG ( từ 20/12 /2010 đến 24 /12 /2010 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ quan sát và biết được đặc điểm hoa sứ, lợi ích.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi khi trò chuyện.
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cho hoa nở nhiều, không hái hoa.
II/ Chuẩn bị: 
- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng, sạch, an toàn cho trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Trò chơi tự do: vòng, bóng, .
III/ Tiến hành:
1/ Quan sát: Bình tưới nước 
 - Các bạn hãy cho cô và các bạn cùng biết đây là cái gì?( bình tưới nước )
 - Bình tưới có có dạng hình gì? 
 - Làm bằng nguyên vật liệu gì ? 
 - Có màu gì ? bình tưới dùng để làm gì ? 
 - Ai làm ra sản phẩm này ?
à GD: Trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm , không làm hư , nhớ ơn những người tạo ra các sản phẩm 
2/ Trò chơi vận động: Bắt bướm 
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
Cách chơi: Cháu đứng xung quanh cô , cô cầm que có buộc con bướm , lúc giưo lên , lúc hạ xuống nói “ Các cháu xem này có con bướm đang bay , bây giò hãy nhảy lên cao để bắt bướm ” cô đưa nhiều hướng khác nhau .Cháu nào chạm được bướm sẽ thắng 
Cháu chơi 2-3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
3/ Trò chơi dân gian: Nu na nu nóng 
- Cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cháu chơi 2- 3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
4/ Chơi tự do: đồ chơi ngoài trời, bóng, vòng.
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài :TRÒ TRUYỆN VỀ NGHỀ NÔNG 
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ nhận biết được công việc và một số đồ dùng của nghề nông 
Trẻ rèn khả năng quan sát, trả lời rõ ràng.
 Biết giữ gìn ,yêu quí nghững sản phẩm tạo ra 
2/Chuẩn bị:
7-8 sile về hình ảnh nghề nông 
Giấy , bút màu 
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định 
Câu đố “ Ai dậy sớm 
 Ra ruộng đồng 
 Chăm sóc cây
 Cho gạo ngon ” ( Bác nông dân )
à Các con biết đây là sản phẩm gì không ? ( lúa , trái cây  ) những sản phẩm đó là của nghề nào , chúng ta cùng tìm hiểu xem ai đã làm ra nhé!
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về Bác nông dân 
Cô cho trẻ xem tranh Bác nông dân và đặt câu hỏi:
Các bạn nhìn xem tranh ai đây?
Bác nông dân mặc trang phục như thế nào? 
Bác nong dân làm việc ở nơi đâu? ( trên đồng lúa ,trồng cây )
Bác nông dân thường làm những công việc gì?
 Làm những công việc đó để làm gì?
Bác nông dân sử dụng dụng cụ gì để trồng cây ? ( thún , bao , lưỡi hái )
Các bạn lớp mình ai thích làm Bác nông dân ? Vì sao?
à Vừa rồi các bạn vừa quan sát trò chuyện về Bác nông dân , Bác nông dân mặc trang phục rất đơn giản , sử dụng cuốc , len , dao , bình tuới nước để chăm sóc cây , cho cây xanh tốt có được quả ngọt cho chúng ta ăn 
*Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập “ tô màu dụng cụ ”
Cô giới thiệu tranh có dụng cụ một số dụng cụ của nghề nông 
Cho trẻ vào bàn ngồi tô màu dụng cụ phù hợp nghề nông 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá: 
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
 Đề tài :CHUYỀN BẮT BÓNG SANG 2 BÊN 
 TC: Lăn bóng 
I/ Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ nhớ tên vận động “ chuyền bắt bóng sang 2 bên ” 
 - Trẻ biết cầm bóng và truyền nhanh cho bạn 
 - Trẻ hứng thú khi thực hiện
II/ Chuẩn bị :
Cô : vạch chuẩn, 2quả bóng to , 7-8 quả bóng vừa
Trẻ : gọn gàng, sạch sẽ 
III / Đội hình : hàng dọc , vòng tròn, hàng ngang 
IV / Tiến hành hoạt động :
 Hoạt động 1 :
Khởi động : Cô cho trẻ đi với các kiểu chân : đi mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh
Trọng động :
BTPTC : 
+ Tay : xoay cổ tay ( 4 lần)
+ Bụng : cúi gặp người về phía trước ( 2 lần)
+ Chân : bước lên phía trước, sang ngang( 2 lần)
+ Bật : bật tại chỗ( 2 lần)
Hoạt động 2 : VĐCB : truyền bắt bóng sang hai bên 
+ Cô vận động mẫu lần 1 : không giải thích
+ Cô vận động lần 2 : chia làm hai nhóm đứng thành hàng ngang cô đưa quả banh cho ban đầu tiền truyền bằng 2 tay đứa cho bạn tiếp theo ( sang trái , sang phải ) cứ thế cho đến người cuối cùng , nâng yêu cầu cho cháu đừng hàng dọc truyền cho bạn phía sau 
+ Cho cháu chơi thử
+ Cho 2 nhóm thi đua cùng nhau
+ Cho cháu nâng yêu cầu cao hơn 
 Hoạt động 3: TCVĐ: lăn bóng 
 + Cô thấy các bạn bật rất giỏi ai cũng bật qua suối đựơc, bây giờ chúng ta thi nhau xem bạn nào lăn bóng nhanh nhất 
Cô phổ biến luật chơi, cách chơi 
 + Chia làm 3 nhóm 
 + Cho trẻ chơi thử 1 lần, chơi thật 2-3 lần
 Hồi tĩnh : trẻ đi tự do hít vào, thở ra nhẹ nhàng
* Nhận xét giờ học
* Đánh giá :
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Đề tài : NẶN HẠT LÚA 
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết tên hạt lúa , có dạng hình và màu sắc 
Trẻ sử dụng kỹ lăn dọc chia nhỏ đất ra 
Trẻ biết kính yêu người trồng cây ( Bác nông dân ) và lợi ích của lúa đối với cơ thể 
2/Chuẩn bị:
Cô: 2-3 sile hình ảnh về cánh đồng lúa , hạt lúa thật, mẫu hạt lúa .
Trẻ: bàn, ghế, đất nặn , bản , khăn ướt , kí hiệu .
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Đàm thoại
Câu đố : Hạt gì đựợc xây thành gạo 
 Từ cánh đồng 
 Nhờ Bác nông dân chăm bón ( Hạt lúa )
Cho cháú xem hạt lúa , hạt lúa có dạng hình gì ? ( hình dài ) 
Cho cháu xem một hình ảnh cánh đồng lúa 
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn con nặn hạt lúa tặng cho mẹ để nấu cơm ăn nhe 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện 
Cô cho trẻ quan sát mẫu và đàm thoại;
 + Đây là quả gì? Làm như thế nào?
 + Cần có những dụng cụ gì để làm?
Cô hướng dẫn: trước tiên để nặn hạt lúa chúng ta nhồi đất cho mềm sau đó lăn dọc thành từng dây nhỏ và ngắt thành từng hạt nhỏ 
Cho trẻ lên thực hiện cùng cô thử.
Cho cháu thực hiện mô phỏng 
*Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện:
Cho trẻ về bàn ngồi làm sản phẩm, cô gợi ý nặn nhiều hạt lúa
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
Cho trẻ nói lại tên đề tài, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá: 
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Truyên GÀ TRỐNG CHOAI VÀ HẠT ĐẬU 
1/Mục đích-Yêu cầu:
 Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ 
 Trẻ đọc thơ diễn cảm , biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp, thể hiện động tác minh họa
Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ
Trẻ biết kính yêu sản phẩm 
2/Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài thơ
Chén sứ
3/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu
Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhânà Các con vừa hát bài gì?
Gợi cho trẻ: Vậy ai là người dệt vải , may quần áo ..?
Lớn lên con thích làm nghề gì?
Cô thấy các bạn trong lớp mình thì làm rất nhiều nghề khác nhau và hôm nay cô có một bài thơ nói về 1 bạn nhỏ cũng có mơ ước lớn lên có một nghề trong xã hội đó là nghề may , nghề dệt vải .Bây giừo con hãy lắn nghe bài thơ thế nào nhe 
*Hoạt động 2: Đọc thơ - Đàm thoại 
* Đọc thơ :
Cô đọc thơ cho trẻ nghe
Đọc lần 1: không có tranh
Đọc lần 2: kết hợp với tranh minh họa
* Đàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Cô thợ dệt làm công việc gì ?
 Cô thợ may làm công việc gì ?
Khi con mặc những bộ quần áo đẹp con nhớ tới ai ? 
à GD: Các cô chú công nhân làm việc rất vất vả mới tạo ra những sản phẩm , chúng ta có yêu quý các cô chú nhe Nếu thương và yêu quý thì các bạn phải làm gì?
 Dạy đọc thơ
Cô cho cả nhóm đọc -> nhóm nhỏ, cá nhân trẻ đọc
à Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Hoạt động 3 : Dán quần áo 
- Cô cắt quần áo bằng họa báo , giấy metro 
- Cháu dán quần áo 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá: 
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Đề tài : Dạy vận động VƯỜN CÂY CỦA BA 
 Nghe haùt Cò lả 
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ hát đúng, rõ lời theo nhịp điệu của bài hát,hiểu nội dung bài hát 
Trẻ biết gọi tên nghề nông , gọi tên một số loại cây 
Trẻ biết kính yêu và nhớ ơn người đã tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống 
2/Chuẩn bị:
Đĩa nhạc: Vờn cây của ba , cò lả ,
4-5 hình ảnh về vườn cây 
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Dạy hát: Vườn cây của ba 
- Cho cháu xem hình ảnh về vườn cây 
à Các bạn vừa xem hình ảnh về cái gì ? ( vườn cây )
- vậy con biết vườn cây trồng những loại cây nào không ?
- Cô có bài hát nói về vườn cây của ba trồng rất ngon , các con hãy lắng nghe nhe .
*Dạy hát 
Cô hát cho trẻ nghe lần 1à hỏi lại tên tác giả
Cô hát lần 2+ kết hợp động tác minh họa
Tóm tắt : bài hát nói về vườn cây của ba rất vững chắc , mưa chẳng sợ , cây ba trồng trái nào cũng dễ thương 
Cô và trẻ cùng hát 2 lần
- Tổ , nhóm , cá nhân hát 
Tổ chức trẻ tập hát=> cô chú ý sửa lời, gia điệu cho trẻ
*Hoạt động 2 : Nghe hát: Cò lả – Dân ca miền Bắc 
- Cô hát cho trẻ nghe lần1 , giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Nghe hát lần 2 + nhạc
- Tóm tắt : Bài hát nói về con cò bay qua cánh đồng rất dài 
- Cô đàm thoại về nội dung bài hát: + Bài hát nói về ai ?
 + Con cò bay qua đâu? 
-*Hoạt động 3 :trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” 
 - Cô hướng dẫn cách chơi 
- Cho cháu chơi thử 
- Chơi 1-2 lần 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá: 
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: Nghề nông 
Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu
I. Đóng chủ đề : Nghề nông 
 1. Chuẩn bị:
Khách mời: cô Kim Hai , cô Hằng cạnh lớp
Hướng dẫn viên: giáo viên lớp
Sản phẩm trưng bày : Tranh vẽ , tô màu , sản phẩm nặn đồ chơi trong lớp 
Trương trình văn nghệ : nhóm hát , dụng cụ âm nhạc 
 2. Tổ chức hoạt động 
 A Hoạt động 1: giáo lưu với khách mời 
- Chào mừng khách mời 
- Giới thiệu khách mời , tuyên bố lý do tổ chức tổng kết chủ đề “ Nghề ngông ”
- Cô tên gì ? Cô bao nhiêu tuổi ?Cô dạy lớp nào ? Nhà của cô có những ai? 
 B .Hoạt động 2 : Trưng bày , tham quan sản phẩm 
Cô điều khiển trương trình , giới thiệu sản phẩm của từng sản phẩm 
- Nhóm giời thiệu tranh nặn hạt lúa 
- Nhóm sản phẩm tô màu dụng cụ 
Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ 
Cô dẫn chương trình , giói thiệu tiết mục văn nghệ 
Hát vận động bài “ vườn cây của ba ”
Tam ca “ Cô chú công nhân ”
Trò chơi“ Gieo hạt ”
Kết thúc trương trình 
ĐÓNG, MỞ CHỦ ĐỀ
Tư ngày 01/ 11 đến ngày 26 /11 /10
Đóng chủ điểm 3:Gia đình của bé 
- Kiểm tra và hoàn tất các bài tập ở chủ điểm 3
- Tổ chức các hoạt động cho trẻ ôn luyện về chủ điểm : Gia đình của bé – Ngày 20/11 
- Cho trẻ tạo sản phẩm theo chủ điểm , sử dụng bằng các nguyên vật liệu phế thải để vẽ ,nặn , dán  để trang trí các góc chơi 
Mở chủ điểm 4 :Nghành nghề - Ngày 22/12
- Chuẩn bị trang trí các góc chơi , thay đổi tên theo chủ điểm 
- Thực hiện bảng chủ điểm và tranh chủ điểm ( cô và cháu cùng thực hiện )
- Trò truyện đàm thoại về gia đình của bé 
- Chuẩn bị các bài thơ , câu đố , bài hát , câu truyện về bản thân để dạy cháu 
- Thông báo phụ huynh mang tranh ảnh , họa báo cũ có nội dung liên quan đến chủ đề 
- Trưng bày một số tranh ảnh to , sách và chuẩn bị một số đồ chơi , học có liên quan một số đồ chơi , bài tập có liên quan đến chủ đề để trẻ vào góc hoạt động 

File đính kèm:

  • docTUAN 4.doc