Giáo án Lớp Mầm - Tuần 1 Tháng 9
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Trang trí lớp chuẩn bị lễ hội
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày hội Trung thu
- Biết tên gọi, đặc điểm những chiếc lồng đèn bằng nguyên vật liệu khác nhau
- Cùng nhau hợp tác chia sẽ niềm vui khi tổ chức lễ hội
II/ Chuẩn bị:
- Cô: Một số mẫu lồng đèn, xúc xích .
- Trẻ: Họa báo, kéo, hồ, lồng đèn, giấy màu, ống hút .và 1 số nguyên vật liệu có địa phương
Thứ hai, ngày 28 tháng 09 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Trò chuyện về ngày Tết Trung thu I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ngày tết Trung thu là ngày rằm tháng 8, biết một số hoạt động diễn ra trong ngày Tết Trung thu - Trẻ trả lời tròn câu, nói rõ lời - Có ấn tượng sâu sắc về ngày tết trung thu, thích đến trường. II/ Chuẩn bị: - Cô: Một số hình ảnh về ngày Tết Trung thu, nhạc bài “ Chiếc đèn ông sao”, “ Rước đèn dưới trăng”, đầu lân, .. - Trẻ: thuộc các bài hát trên III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện về ngày Tết Trung thu - Cô và trẻ cùng hát bài “ Chiếc đèn ông sao” - Các bạn vừa hát bài gì ? - Bài hát nói về ngày nào ? ( ngày tết trung thu ) - Cô giới thiệu: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em. + Vào ngày tết trung thu bố, mẹ thường chuẩn bị những gì ?( mâm cổ hoa quả, bánh dẻo, trung thu...) + Các bạn làm việc gì để giúp đỡ bố mẹ ? + Các bạn được đi đâu chơi ? + Vào ngày này, người ta thường tổ chức lễ hội gì ? ( rước đèn, trông trăng. ) + Bố, mẹ, ông, bà thường tặng gì cho các bạn ? ( đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân bánh trung thu, bánh dẻo ) + Các bạn có thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm Trung thu chưa ? - Cô đưa tranh múa sư tử vào đêm trung thu cho trẻ quan sát - Chúng mình cùng biểu diễn bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” 2/ Hoạt động 2: Cô và cháu cùng trang trí mâm cổ Trung thu - Cô và cháu cùng tạo ra những quả bằng giấy dầu, màu( bưởi, mảng cầu, hồng, chuối. bánh dẻo, trung thu ) - Sau đó trẻ cùng tham gia sắp xếp thành mâm cổ v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục bày mâm cổ vào các giờ hoạt động vui chơi vĐánh giá: Thứ ba, ngày 29 tháng 09 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện: “ Sự tích chú cuội” I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết được nguyên nhân vì sao chú Cuội bay lên cung Trăng - Trẻ có cảm nhận những hối tiếc về việc làm của vợ chú Cuội - Nêu được hình ảnh ngày Rằm Trung thu hằng năm II/ Chuẩn bị: - Tranh truyện, hình ảnh rời, máy hát, dĩa CD. III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: Ổn định: - Trẻ hát và vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo nhạc có lời “ Mừng Trung thu” - Các bạn vừa hát bài gì ? - Trên bầu trời trong đêm trung thu có gì ? 2/ Hoạt động 2: Nghe chuyện - Cô kể diễn cảm: có tranh minh họa + Có nhân vật nào trong truyện mà cháu thích ? + Nhưng điều gì đã xày ra cho chú Cuội ? - Cô kể lần 2: kết hợp rối dẹt tạo thành một bức tranh + Nhà Chú Cuội có những ai ? + Chú Cuội là người như thế nào ? + Cuối cùng chú Cuội gặp chuyện gì ? 3/ Hoạt động 3: Đàm thoại - Trong truyện có những ai ? - Ai đã làm cho chú cuội phải ở suốt trên cung Trăng ? - Ngày xưa chú Cuội ở dưới trần gian làm gì ? - Vì sao vợ chú Cuội hối tiếc ? - Nếu con là chú Cuội thì sẽ giải quyết như thế nào ? 4/ Hoạt động 4: Chơi rước đèn - Cho cháu vừa đi vừa hát các bài hát cùng rước đèn - Trẻ thể hiện tự nhiên v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục bày mâm cổ vào các giờ hoạt động vui chơi vĐánh giá: Thứ tư, ngày 30 tháng 09 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Âm nhạc: Dạy hát : “ Đêm trung thu” I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát đúng, nhịp nhàng, vui tươi bài “ Đêm trung thu” - Trẻ thích thú lắng nghe cô hát . Hưởng ứng theo nhịp điệu bài hát - Trẻ biết về ngày tết của thiếu nhi là ngày tết Trung thu II/ Chuẩn bị: - Cô: Máy hát, băng nhạc - Trẻ: Nhạc cụ âm nhạc III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Đêm trung thu” - Các con nghe xem đoạn nhạc này có giai điệu của bài hát nào ? - Bây giờ cô và các con cùng hát nhé. + Cả lớp hát 2 lần + Các con vừa hát bài gì ? - Bài hát này nói về ngày tết Trung Thu rất vui, có trống, sư từ, ánh trăng sáng, ngoài ra các con còn được đi rước đèn nữa. Các con có thích không ? - Mời nhóm hát, tổ hát, cá nhân hát ( có nhạc đệm- cô chú ý sữa sai cho trẻ ) 2/ Hoạt động 2: Dạy vận động - Để bài hát được hay hơn mình vừa hát vừa vỗ tay bài này, các bạn đồng ý không ? - Trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 2 lần - Tổ nhóm, cá nhân thực hiện 3/ Hoạt động 3: Nghe hát - Cô có 1 bài hát nói về chiếc đèn ngày tết Trung thu. Các con lắng nghe xem bài gì ? - Cô hát 1 lần kết hợp nhạc đệm + Cô vừa hát cho các bạn nghe bài gì ? - Bài này nói về ngày tết Trung thu có đèn ông sao năm cánh tươi màu chiếu áng ngời rất vui - Cô hát 2 lần kết hợp động tác điệu bô diễn cảm 4/ Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: “ Bao nhiêu bạn hát” - Cách chơi: Cho 1 trẻ A đứng ở giữa lớp, đội mũ chớp kín. Cô chỉ định 2 hoặc 3 bạn hát. Các bạn đứng tại chỡ và hát. Cháu A phải nói được có mấy bạn hát. Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay hoan hô, nói sai thì phải hát lại bài hát đó. - Cho cháu chơi 2-3 lần ( mỗi lần chơi nâng dần yêu cầu và nhận xét sau mỗi lần chơi ) v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục bày mâm cổ vào các giờ hoạt động vui chơi vĐánh giá: Thứ năm, ngày tháng.. năm 2010 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Trang trí lớp chuẩn bị lễ hội I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày hội Trung thu - Biết tên gọi, đặc điểm những chiếc lồng đèn bằng nguyên vật liệu khác nhau - Cùng nhau hợp tác chia sẽ niềm vui khi tổ chức lễ hội II/ Chuẩn bị: - Cô: Một số mẫu lồng đèn, xúc xích. - Trẻ: Họa báo, kéo, hồ, lồng đèn, giấy màu, ống hút.và 1 số nguyên vật liệu có địa phương III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: Trao đổi - Trong bảng chủ đề có những hình ảnh nào ? - Những hình ảnh đó nói về cái gì ? - Các bạn chuẩn bị gì cho ngày rước đèn ? - Trẻ nêu ý tưởng qua hình ảnh. 2/ Hoạt động 2: Quan sát - Các bạn suy nghĩ xem chúng ta phải làm gì ? - Trang trí như thế nào ? Cần có những dụng cụ nào ? - Đây là dụng cụ gì ? Sử dụng như thế nào? 3/ Hoạt động 3: Thực hiện - Trẻ có sự phân công theo từng nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ. - Nhóm lấy nan dán lại với nhau. - Nhóm cắt giấy làm lồng đèn - Nhóm treo đèn xung quanh lớp 4/ Hoạt động 4: Nhận xét - Các bạn quan sát chúng ta treo đàn, dây như thế này đẹp chưa ? - Vì sao ? Chỗ nào chưa đẹp ? Tại sao ? Cần sửa chữa lại như thế nào ? - Cùng hát múa: Trẻ đứng vòng tròn hát múa các bài hát theo đĩa nhạc: “ Mùng Trung thu”, “ Vui Trung Thu”, “ Ông sao” v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương vĐánh giá: Thứ sáu, ngày 02 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ “ Trăng sáng” I/ Mục đích yêu cầu: - Cháu thuộc thơ, đọc diễn cảm, thể hiện nhịp nhàng theo lời bài thơ - Phân biệt những ngày Trăng tròn, Trăng khuyết - Trẻ có cảm nhận yêu thích thiên nhiên khi quan sát bầu trời II/ Chuẩn bị: - Tranh thơ, hình ảnh rời, thuộc thơ, bàn ghế III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: hát vận động bài hát “ Đếm sao” - Trẻ hát vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo nhạc - Các bạn vừa hát bài gì ? Có hình ảnh nào trong bài hát ? - Ông sao có lúc nào ? Ngoài ông sao có vào ban đêm, bầu trời còn có gì nữa ? 2/ Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại nội dung bài thơ - Cô đọc diễn cảm lần 1: thể hiện động tác minh họa + Qua bài thơ các bạn thấy ánh Trăng như thế nào ? + Muốn biết rõ hơn mời các bạn lắng nghe lần nữa ? - Cô đọc thơ lần 2: Có hình ảnh rời kết hợp thành một bức tranh - Trích dẫn: + Đoạn 1: 4 câu đầu: Sân nhà sáng nhờ có gì ? + Đoạn 2: 4 câu còn lại: Những hôm trăng khuyết có hình gì ? - Trăng trên bầu trời như thế nào ? - Phân biệt trăng tròn và trăng khuyết ( vào những ngày nào ? ) 3/ Hoạt động 3: Cháu đọc thơ - Cho trẻ đọc thơ cô chú ý cháu đọc đúng lời ( cách phát âm từ khó, ngắt nghỉ từng câu ) - Cho trẻ đọc theo nhóm, đọc nối tiếp - Nhóm đọc thơ, nhóm minh họa - Cá nhân đọc diễn cảm 4/ Hoạt động 4: trò chơi - Cho trẻ tìm hình phù hợp với từ bỏ trống - Thi đua thực hiện theo hai nhóm v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục bày mâm cổ vào các giờ hoạt động vui chơi vĐánh giá: ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: Trung thu Thời gian thực hiện: cuối tuần 1 1/ Chuẩn bị: 2/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: 2/ Hoạt động 2: 3/ Hoạt động 3 Thứ , ngày tháng năm 2009 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo 1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do 2/ Hoạt động có chủ đích - Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ. Sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ - Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động 3/ Các hoạt động khác trong ngày: - Những hoạt động theo kế hoạch chưa thực hiện được - Lý do chưa thực hiện - Những thay đổi tiếp theo 4/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe ( những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật. ) - Kỹ năng ( vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo ) - Thái độ và biểu lộ cảm xúc, hành vi Những vấn đề cần lưu ý khác
File đính kèm:
- giao an tuan 4.09.doc