Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Bé với các hiện tượng tự nhiên

HOẠT ĐỘNG 2:BÉ CÙNG TÌM HIỂU

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Đám mây đen xấu xí”

- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.

+ Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện có tên là gì?

+ Câu chuyện nói về điều gì?

+ Mây trắng có tính cách như thế nào? Còn mây đen.

+ Điều gì xảy ra khi không có mưa?

+ Khi mây đen đem mưa đến thì vạn vật và cây cối như thế nào?

- Nắng lâu ngày không có mưa thì đất đai sẽ bị hạn hán, vạn vật và cây cối không có mưa sẽ không phát triển được.Khi có mưa thuận gió hoà thì vạn vật và cây cối sẽ phát triển tươi tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Bé với các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN TÌNH CẢM XÃ HỘI 
 ĐỀ TÀI : BÉ VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
 - 3 - 4 tuổi: Trẻ biết các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió....
 - 5 tuổi: Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên và ảnh hưởng của hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
3. Giáo dục: 
 - Giáo dục trẻ yêu quý mùa hè, khi ra ngoài trời nắng phải đội mũ.
II.CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, các hình ảnh minh họa: 
* NDTH: 
- Âm nhạc: Cho tôi đi làm mưa với
III.TIẾN HÀNH
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: BÉ VUI CA HÁT
- Cô cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát hướng đến chủ đề.
- Cô chốt lại: Có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, mưa, cầu vồng. Các hiện tượng tự nhiên này đều có hai mặt là mặt tốt và mặt xấu, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu xem các hiện tượng tự nhiên này có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta nhé!
HOẠT ĐỘNG 2:BÉ CÙNG TÌM HIỂU
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Đám mây đen xấu xí”
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
+ Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện có tên là gì?
+ Câu chuyện nói về điều gì?
+ Mây trắng có tính cách như thế nào? Còn mây đen.
+ Điều gì xảy ra khi không có mưa?
+ Khi mây đen đem mưa đến thì vạn vật và cây cối như thế nào?
- Nắng lâu ngày không có mưa thì đất đai sẽ bị hạn hán, vạn vật và cây cối không có mưa sẽ không phát triển được.Khi có mưa thuận gió hoà thì vạn vật và cây cối sẽ phát triển tươi tốt.
- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện “Đám mây đen xấu xí” và được biết ích lợi của mưa và nắng, bây giờ cô con mình cùng tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên khác để xem chúng có lợi và có hại như thế nào nhé!
- Cô cho trẻ quan sát tranh một số hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, mưa, cầu vồng và trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên đó.
- Cô chốt lại: Các hiện tượng tự nhiên này sẽ rất tốt với con người nếu chúng diễn bình thường mưa thuận gió hoà.Chúng sẽ giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn thú sinh sôi nảy nở. Nhưng nếu như nắng lâu quá thì sẽ bị hạn hán cây cối không thể phát triển, muôn thú và con người sẽ không có nước uống.
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về hạn hán, lũ lụt, mưa bão, động đất, sóng thần.
- Cô chốt lại: Các hiện tượng tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, sóng thần...rất nguy hiểm với đời sống con người. Khi thấy trời mưa to gió lớn các con không được đi ra ngoài và phải ở cùng với người lớn các con nhớ chưa!
- Để những hiện tượng tự nhiên này không gây thiệt hại cho con người thì chúng ta phải tích cực trồng rừng không được chặt phá rừng vì nếu phá rừng thì đồi sẽ trọc khi mưa xuống sẽ gây lũ lụt vì không có cây chắn nước.
HOẠT ĐỘNG 3: BÉ VUI CHƠI
- Hôm nay chúng mình đã được tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên và biết được lợi ích và tác hại của những hiện tượng tự nhiên đó.Bây giờ cô sẽ cho chúng mình về góc nghệ thuật chúng mình cùng nhau vẽ mưa nhé các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ về góc nghệ thuật vẽ mưa, trong khi trẻ vẽ cô quan sát hướng dẫn giúp đỡ trẻ.
- Trẻ vẽ xong cô nhận xét, động viên giúp đỡ trẻ.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học.
- Cô giáo dục trẻ khi có mưa to gió lớn không được đi ra ngoài.Không được chặt cây phá rừng, phải trồng rừng để phòng chống thiên tai biến đổi khí hậu.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô kể.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Có ạ.
- Trẻ vẽ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tinh_cam_xa_hoi.doc