Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 5) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng

1. Khởi động: Bé khoẻ!

- Cho trẻ chạy tại chỗ trên 10 đầu ngón chân

- Cho trẻ xem các slides về ảnh bé tập thể dục.

2. Trọng động: Bé trổ tài!

* Bài tập PT.CHUNG

- Hô hấp ĐT3 “Thổi bóng bay” (4l)

TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.

- Tay vai ĐT5 “Chèo thuyền” (4l x 2n)

TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi

TH: Tay thay nhau đưa thẳng ra trước, rồi ra sau, vừa làm vừa nói “ chèo thuyền”

- Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”

 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)

TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi

TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.

- Bụng lườn ĐT2 “Gió thổi cây nghiêng” (4l x 2n)

TTCB: Hai tay lên cao, chân rộng bằng vai

TH: Nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải

- Bật ĐT1 “Bật tiến về trước” (4l)

TTCB: Hai tay chống hông

TH: Bật tiến về trước

* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

Chuyền bóng “Thi ai hái quả nhanh hơn”

- Rối bé Ti xuất hiện, các bạn ơi quả ở vườn nhà Ti chính rất nhiều các bạn có thể giúp Ti một tay, chuyền quả vào rổ để đem bán không? Nếu được thì các bạn đến nhà Ti nhé, Ti về trước đây!

- Để giúp bé Ti chuyền quả chính và không làm hư quả của bạn, trước hết cô sẽ chỉ các con cách chuyền, các con cứ xem quả bóng này là quả chính, cô nhờ một số bạn lên thực hiện với cô

- Cô làm mẫu lần 1

- Cô cùng trẻ làm mẫu lần 2 + giải thích:

“ có nhiều cách chuyền, chúng ta có thể chuyền qua trái, qua phải, chuyền bóng qua khỏi đầu,.Hôm nay cô và các con cùng chuyền bóng qua khỏi đầu nhé. Người đứng trước cầm bóng bằng hai tay, giơ cao qua khỏi đầu chuyền cho người phía sau, người phía sau nhận bóng, tiếp tục giơ cao khỏi đầu chuyền cho người phía sau mình, cứ như thế cho đến cuối hàng”

- Cô chia lớp thành 3 nhóm tập chuyền bóng.

- Các con chuyền bóng giỏi lắm, bây giờ các con có thể đến nhà vườn bé Ti giúp bạn mình chuyền quả chính vào rổ rồi đấy! Để chúng ta làm việc được nhanh, cô sẽ chia lớp mình thành hai đội thi đua chuyền, đội nào chuyền được nhiều quả nhất trong thời gian qui định là đội chiến thắng.

- Trẻ thi đua chuyền quả

- Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng

* TCVĐ_ Gieo hạt nẩy mầm

- Cùng xem trình chiếu về sự hình thành và phát triển của cây. Cô hỏi lại trẻ:

- Quả có từ đâu? ( từ cây, ra hoa, kết quả).

- Để có cây chúng ta cần có hạt giống để gieo. Nào cùng gieo hạt với cô để hạt nảy mầm, rồi lớn thành cây cho chúng ta quả thu hoạch nhé!

- Cách chơi: Trẻ làm động tác theo lời thơ

- Trẻ chơi 2-3 lần

- Cô nhận xét

 

doc30 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 5) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh môi trường
- Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ
* Hoạt động 1: Bé yêu môi trường
- Cả lớp vừa đi vừa đọc “Dung dăng dung dẻ”
- Các con quan sát xem sân trường mình thế nào? (rộng sạch )
- Ai là người quét dọn làm cho sân trường thêm sạch? ( cô lau công)
- Xung quanh sân trường còn có gì nào? ( nhiều đồ chơi đẹp, cây xanh)
- Ai trồng cây xanh cho sân trường? (chú bảo vệ)
- Sân trường sạch, có trồng cây xanh tạo cho các con cảm giác gì? (trong lành)
- Các con phải làm gì để góp phần cho sân trường thêm xanh, sạch, đẹp? (không vứt rác bừa bãi, biết chăm sóc cây xanh,..)
* Hoạt động 2: Bé ơi, gieo hạt nào!
- Bây giờ mình cùng gieo hạt trồng cây cho sân trường thêm xanh nhé!
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
* Hoạt động 3: Bé thích chơi tự do
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi
Thứ 5:
“ Nhặt lá rụng làm sạch sân trường”
Trẻ biết nhặt lá rụng để làm sạch sân trường
Giáo dục trẻ, biết giữ vệ sinh mội trường, không vứt rác bừa bãi
- Sân sạch rộng, phấn vẽ,
*Hoạt động 1: Bé biết làm sạch môi trường
- Cả lớp vừa đi vừa hát “Xoè bàn tay nắm ngón tay”, cô hỏi:
- Các con vừa hát bài hát nói về gì? (bàn tay)
- Đôi bàn tay của các con làm những việc gì?
- Các con quan sát xem xung quanh sân trường có trồng gì? (cây xanh)
- Khi lá xanh chuyển sang vàng, lá sẽ rụng xuống, bây giờ chúng ta dùng đôi bàn tay của mình để nhặt lá làm cho sân trường thêm sạch đẹp nhé!
- Chúng mình cùng thi xem tổ nào nhặt được nhiều lá nào!
 * Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Các con nhặt lá rất giỏi, cô thưởng cho các con trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Cô giả làm tiếng mèo kêu, tiếng chuột kêu và đố trẻ đó là tiếng con gì kêu? ( trẻ đoán). Cô biết một trò chơi rất vui nói về con mèo và con chuột, nào mình cùng chơi nhé!
- Cô phổ biến luật chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
- Trẻ vẽ tự do
Thứ 6:
“ Trò chuyện về tác dụng của môi trường sạch đẹp đối với sức khoẻ ”
Trẻ biết tác dụng của môi trường sạch đẹp đối với sức khoẻ
Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường
- Sân sạch rộng, phấn vẽ,
*Hoạt động 1: Bé thích không khí trong lành!
- Lớp hát bài “ Thật đáng yêu”. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con quan sát xem sân trường chúng ta thế nào? (sạch đẹp)
+ Sân trường còn được chú bảo vệ trồng gì nữa? (cây xanh)
+ Cây xanh có tác dụng gì? ( đẹp, che bóng mát, tạo không khí trong lành)
+ Các con biết không, môi trường xung quanh ta sạch đẹp sẽ giúp ít nhiều cho cơ thể chúng ta phát triển khoẻ mạnh đấy.
+ Không khí trong lành làm cho ta thấy khoẻ và thoải mái hơnà Vì vậy, các con phải biết giữ vệ sinh cho môi trường, như làm những việc gì nào? (nhặt lá rụng, không vứt rác bừa bãi,)
* Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Trẻ vẽ tự do
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
Thứ 2, ngày 11/10/2010
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chuyền bóng “Thi ai hái quả nhanh hơn”
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết cách chuyền bóng, tập chính xác các động tác của bài tập phát triển chung
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng cùng bạn khi chuyền
- Trẻ yêu thích tập thể dục
II. Chuẩn bị:
 - Bóng, quả chính, rổ
- Máy chiếu, slides ảnh 
Tích hợp: Aâm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
NX
1.
1. Khởi động: Bé khoẻ!
- Cho trẻ chạy tại chỗ trên 10 đầu ngón chân
- Cho trẻ xem các slides về ảnh bé tập thể dục.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý xem
2.
2. Trọng động: Bé trổ tài!
* Bài tập PT.CHUNG
Hô hấp ĐT3 “Thổi bóng bay” (4l)
TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.
Tay vai ĐT5 “Chèo thuyền” (4l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Tay thay nhau đưa thẳng ra trước, rồi ra sau, vừa làm vừa nói “ chèo thuyền”
Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”
 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.
Bụng lườn ĐT2 “Gió thổi cây nghiêng” (4l x 2n)
TTCB: Hai tay lên cao, chân rộng bằng vai
TH: Nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải
- Bật ĐT1 “Bật tiến về trước” (4l)
TTCB: Hai tay chống hông
TH: Bật tiến về trước
* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Chuyền bóng “Thi ai hái quả nhanh hơn”
- Rối bé Ti xuất hiện, các bạn ơi quả ở vườn nhà Ti chính rất nhiều các bạn có thể giúp Ti một tay, chuyền quả vào rổ để đem bán không? Nếu được thì các bạn đến nhà Ti nhé, Ti về trước đây!
- Để giúp bé Ti chuyền quả chính và không làm hư quả của bạn, trước hết cô sẽ chỉ các con cách chuyền, các con cứ xem quả bóng này là quả chính, cô nhờ một số bạn lên thực hiện với cô
- Cô làm mẫu lần 1 
- Cô cùng trẻ làm mẫu lần 2 + giải thích:
“ có nhiều cách chuyền, chúng ta có thể chuyền qua trái, qua phải, chuyền bóng qua khỏi đầu,..Hôm nay cô và các con cùng chuyền bóng qua khỏi đầu nhé. Người đứng trước cầm bóng bằng hai tay, giơ cao qua khỏi đầu chuyền cho người phía sau, người phía sau nhận bóng, tiếp tục giơ cao khỏi đầu chuyền cho người phía sau mình, cứ như thế cho đến cuối hàng”
Cô chia lớp thành 3 nhóm tập chuyền bóng.
Các con chuyền bóng giỏi lắm, bây giờ các con có thể đến nhà vườn bé Ti giúp bạn mình chuyền quả chính vào rổ rồi đấy! Để chúng ta làm việc được nhanh, cô sẽ chia lớp mình thành hai đội thi đua chuyền, đội nào chuyền được nhiều quả nhất trong thời gian qui định là đội chiến thắng.
Trẻ thi đua chuyền quả
Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng
* TCVĐ_ Gieo hạt nẩy mầm
Cùng xem trình chiếu về sự hình thành và phát triển của cây. Cô hỏi lại trẻ:
Quả có từ đâu? ( từ cây, ra hoa, kết quả).
 Để có cây chúng ta cần có hạt giống để gieo. Nào cùng gieo hạt với cô để hạt nảy mầm, rồi lớn thành cây cho chúng ta quả thu hoạch nhé!
Cách chơi: Trẻ làm động tác theo lời thơ
Trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét
- Trẻ thực hiện
- Chú ý theo dõi
- Trẻ theo dõi cô thực hiện
- Lắng nghe cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi
- Trẻ tham gia trò chơi
3.
3. Hồi tĩnh: Hít vào thở ra nào!
- Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
Thứ 2, ngày 11/10/2010
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Trò chuyện đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Trẻ thể hiện hiểu biết của mình qua việc chơi tốt trò chơi
- Giáo dục trẻ phải ăn hết suất, ăn đầy đủ chất.
II. Chuẩn bị:
- Rổ tranh rau, củ, thịt,.. tranh các nhóm thực phẩm bố trí ở 4 góc 
- Máy chiếu, slides ảnh 
Tích hợp: Aâm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
NX
1.
* Hoạt động 1: Bé ơi, cùng xem!
- Lớp cùng chơi trò: “Bắp cải xanh”
- Cho trẻ xem ảnh bé ăn cơm, ăn trái cây, bé uống sữa, bé khoẻ mạnh da vẻ hồng hào,.. Các con ơi, em bé trong ảnh trông thế nào? Nhờ đâu mà bé trông khoẻ mạnh thế? (bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng)
- Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể nhé.
- Lớp cùng chơi, 
- Trẻ xem tranh, trả lời câu hỏi
- Đồng ý
2.
* Hoạt động 2: Chuyện trò cùng cô
+ Mỗi sáng các con có được bố mẹ cho ăn sáng không? 
+ Sáng nay, con ăn sáng với gì?
+ Các món ăn rất phong phú. Hằng ngày, mỗi người chúng ta cần ăn uống để có thể sống. Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì cần ăn uống đầy đủ chất.
+ Aên như thế nào được gọi là ăn uống đủ chất nè? ( ăn đủ 4 nhóm thực phẩm)
+ Bạn nào kể tên 4 nhóm thực phẩm được nè!
+ Nếu ăn thiếu chất cơ thể sẽ kém phát triển và không được khoẻ mạnhà Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cần thiết. Ngoài ăn đủ chất ra, các con cần phải uống đủ nước cho 1 ngày nhé!
- Chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi
3.
* Hoạt động 3: Thử tài bé yêu!
- Bão thổi, bão thổithổi các rổ đồ chơi ra trước mặt nào! Trong rổ có rất nhiều tranh, các con hãy chọn những hình ảnh về các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhé! (thịt, trứng, cải ngọt, củ cải đỏ, quả cam, dầu, mè, gạo, bún..)
- Cô nhận xét, hỏi trẻ trong rỗ còn lại gì? (bút chì, đôi dép). Tại sao các con không chọn? ( không ăn được, không phải chất cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể)
- Các con hãy giơ cao nhóm chất đạm! ( thịt, trứng)
- Nhóm chất béo nào! ( dầu, mè)
- Nhóm tinh bột! (gạo, bún)
- Còn lại những gì nào? Thế rau, củ cải đỏ, trái cam thuộc nhóm chất gì? (chất xơ và vitamin
- Thổi gì, thổi gì?!
- Trẻ chọn và làm theo yêu cầu của cô
4.
* Hoạt động 4: Về đúng nhóm nào bé!
- Mỗi trẻ chọn 1 hình trẻ thích, cùng chơi “về đúng nhóm”. Cô có 4 nhóm, dán ở 4 góc, cô giới thiệu: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm tinh bột, nhóm chất xơ_vitamin. Các con vừa đi vừa hát cùng cô, khi nghe có tín hiệu thì chạy nhanh về nhóm tương ứng với tranh mình đang cầm trên tay. Ai về không đúng sẽ bị phạt nhảy cóc nhé!
- Trẻ cùng chơi (2-3 lần)
- Cô nhận xét_kết thúc
Kết thúc
- Trẻ chọn tranh, lắng nghe phổ biến luật chơi
- Trẻ tham gia trò chơi
Thứ 3, ngày 12/10/2010
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Nặn các loại quả cần thiết cho cơ thể
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết được những loại quả cần thiết cho cơ thể
- Luyện kỹ năng nặn như lăn dọc, lăn tròn, ấn bẹp
- Giáo dục trẻ biết ăn nhiều loại trái cây tươi, biết rửa sạch trước khi ăn, biết vứt vỏ vào thùng rác.
II. Chuẩn bị:
- Đất nặn, bảng, dĩa, khăn, 
- Máy chiếu, slides ảnh 
Tích hợp: Aâm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
NX
1.
* Hoạt động 1: Cùng xem nào!
- Lớp cùng hát: “Khúc hát dạo chơi”, cùng đi đến chỗ xem tranh ảnh về vườn cây ăn quả (cây táo, cây cam, cây bưởi, cây xoài, đu đủ,..). Đây là những loại trái cây rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, các con biết chúng cung cấp cho cơ thể mình chất gì không? ( các vitamin)
- Hôm nay cô và các con cùng nặn các loại quả cần thiết cho cơ thể mình nhé!
- Trẻ hát
- Chú ý xem, trả lời câu hỏi
- Đồng ý!
2.
* Hoạt động 2: Cô nặn gì thế!
- Nhìn xem nhìn xemcó giống các loại quả các con vừa xem không?
- Các con có biết các quả này được làm từ gì không? (đất nặn)
- Đây là quả gì? ( quả cam, quả táo, chùm nho)
- Chúng có dạng hình gì? ( hình tròn)
- Quả cam, quả táo như thế nào so với quả nho ( to hơn)
- Để nặn được các loại quả đẹp giống cô, các con chú ý xem cô nặn nhé!
+ Các con thích cô nặn quả gì? Quả cam, quả táo, quả nho đều có dạng hình tròn.
+ Cô nặn quả cam cô sẽ lấy thỏi đất nặn to, còn khi nặn quả nho cô sẽ lấy thỏi đất ngắt ra thành từng viên nhỏ. 
+ Cô lăn tròn, lăn tròn, vừa lăn cô vừa đọc “ chú vịt con, rất thích bơi, lội xuống hồ, bơi vòng quanh” à, cô được viên bi tặng bé rồi.
+ Tiếp tục, cô ngắt 1 phần đất nặn khác để làm cuốn, cô lăn dọc.
+ Cô gắn phần quả và cuốn lại thế là cô được quả cam rồi. Quả táo cô nặn tương tự
+ Nặn nhiều quả nho, cô gắn vào cuốn, cô được một chùm nho.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý xem và trả lời
3.
* Hoạt động 3: Chúng mình cùng nặn!
- “Bé nặn quả
Quả cam, quả táo
Bé nặn tròn to 
Quả nho tròn nhỏ
Bé gắng nặn tròn
Cùng khoe với bạn!”, trẻ về chỗ thực hiện.
- Cô theo dõi, nhắc nhở trẻ.
- Trẻ đọc thơ về chỗ thực hiện
4.
* Hoạt động 4: Sản phẩm của bé
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét sản phẩm bạn
- Cô nhận xét chung
- Lớp vận động: “ ồ sao bé không lắc”
Kết thúc
- Trẻ trưng bày sản phẩm, nhận xét
- Lắng nghe cô
- Cùng vận động
Thứ 4, ngày 13/10/2010
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tay thơm tay ngoan
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hứng thú nghe cô hát: “ Ru con”
- Biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát.
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- Rối bé Lan, mũ chóp 
Tích hợp: MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
NX
1.
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng Lan
- Lớp vận động: “ Tập tầm vong”
- Rối bé Lan xuất hiện, khen các bạn vận động thật hay. Lan đố: “ Đố các bạn đôi tay chúng ta dùng để làm gì?” ( Cầm viết, cầm muỗng xúc cơm, cầm bàn chải đánh răng,..).
Lan: “ Đôi tay chúng ta rất có ích vì vậy chúng mình phải giữ gìn đôi tay thật sạch sẽ nhé. À, Lan biết có một bài hát nói về đội bàn tay rất dễ thương. Lan nhờ cô giáo đàn cho các bạn nghe, các bạn thử đoán tên bài hát nhé! Lan phải về lớp rồi, tạm biệt!” 
- Các con chú ý nghe cô đàn nhé!
- Chú ý theo dõi. Trẻ trả lời
- Lắng nghe 
2.
* Hoạt động 2: 
 Nào cùng hát và vận động nhé!
Dạy hát: Đi học về
Cô đàn trẻ nghe đoán tên bài hát. Cô: “ Đó là bài “Tay thơm tay ngoan”, nhạc và lời của Bùi Đình Thảo.
Cô hát lần 1, nói tóm nội dung: “ Bạn nhỏ trong bài hát đang múa cho mẹ xem, tay bạn ấy thật sạch đẹp như những bông hoa, làm mẹ không ngớt lời khen ngợi bạn” 
Cô hát lần 2, trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
Cả lớp hát cùng cô 1-2 lần
Cô mời từng tổ hát
Cô mời cá nhân xung phong hát
Vận động:
Cô hát vận động lần 1
Cô hát vận động lần 2, kết hợp giải thích từng động tác:
 + “ Một tay xoè ra thành một bông hoa”_ xoè một tay về phía trước rồi đưa lên cao
 + “ Hai tay xoè ra thành hai bông hoa” _ xoè hai tay về phía trước rồi đưa hai tay lên cao
 + “ Mẹ khen đẹp quá, hai bàn tay thơm”_ xoè hai tay về phía trước rồi từ từ nâng hai tay lên mũi như giả vờ ngửi.
 + “ Mẹ khen đẹp quá, hai bàn tay ngoan”_ xoé hai tay về phía trước rồi từ từ bắt chéo tay ngang ngực.
Lớp hát vận động cùng cô (1-2 lần)
“ Nu na nu nống. 
Đánh trống phất cờ.
Mở hội thi đua. 
Trai là đội một. 
Gái là đội hai.
Hai đội thi tài. 
Múa đẹp cái mà múa đẹp.
- Cô cho từng nhóm hát múa. Cô nhận xét
Cá nhân xung phong (1-2 bé)
- Lắng nghe cô đàn và đoán tên bài hát
- Lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát, tổ, cá nhân hát
- Chú ý theo dõi
- Lắng nghe giải thích
- Trẻ hát vận động
- Chia thành 2 nhóm: nhóm bạn trai, nhóm bạn gái
- Nhóm hát vận động, cá nhân hát vận động
3.
* Hoạt động 3: Mê say nghe hát
Nghe hát: Ru con_ Dân ca Nam Bộ 
Để thưởng cho các con, cô sẽ hát cho các con nghe một bài hát giai điệu rất nhẹ nhàng, bài hát Ru con của dân ca Nam Bộ.
Cô hát lần 1 – hát lần 2 có minh họa
Nghe máy 1 lần
Cô vừa hát con nghe bài gì? 
Dân ca miền nào? 
- Trẻ lắng nghe, chú ý theo dõi
- Trẻ trả lời
4.
* Hoạt động 4: Ai đoán giỏi ?!!
- Trò chơi: “ Đoán tên bạn hát”
 - Cô hướng dẫn cách chơi: Cô chỉ định 1 trẻ lên nhắm mắt lại. Cô gọi 1 bé lên hát. Bé mở mắt ra đoán tên bạn hát tên gì? Bạn nói đúng được cô khen
 - Trẻ thực hiện 3-4 lần
- Cô theo dõi, nhận xét trẻ 
Kết thúc
- Lắng nghe cô phổ biến luật
- Tham gia trò chơi
Thứ 5, ngày 14/10/2010
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Nhận biết, phân biệt phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau đối với bản thân trẻ
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được các phía: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau đối với bản thân trẻ.
- Trẻ luyện tập phân biệt các phía đối với bản thân đạt
- Giáo dục trẻ, khi ra ngoài là phải biết đội nón, mang dép để bảo vệ cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Rối
- Tích hợp: Aâm nhạc, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
NX
1.
* Hoạt động 1: Chuyện trò cùng Na!
- Lớp hát vận động bài: “Đi học về”, rối bé Na xuất hiện, chào các bạn Na đang đi học về nè, đố các bạn trên đầu Na có gì? (cái nón). Đúng rồi, khi ra đường đi ngoài nắng chúng ta phải đội nón nếu không đội nón sẽ bị nhứt đầu lắm đấy! Thế dưới chân Na là gì? (đôi dép). Chúng mình phải mang dép khi đi, để tránh đạp phải đinh nhé! Các bạn có biết phía sau lưng Na là gì không? (cái cặp). Thế còn trước mặt Na có những ai? ( chúng mình, các bé học lớp mầm đây)
- Các bạn thật giỏi, Na hỏi gì các bạn cũng trả lời rất hay, thế các bạn có xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau đối với bản thân các bạn không? Thôi Na phải về rồi không mẹ Na sẽ trông đấy, chào nhé!
- Các con cùng học với cô để có thể xác định các phía đối với bản thân mình nhé! 
- Lớp vận động, cùng trò chuyện
- Trẻ trả lời
- Đồng ý!
2.
* Hoạt động 2: Các phía của bé là gì nào?!
- Cô mời 3 bạn lên chơi (bạn A, bạn B, bạn C đứng thẳng hàng), cô hỏi: 
+ Bạn B trước mặt con là ai? (bạn C)
+ Thế phía sau con là ai? (bạn A)
+ Phía trên của con có những gì con thử nhìn xem? (bóng đèn, quạt, trần nhà)
+ Phía dưới của con là gì? (sàn nhà)
- Tượng tự cô hỏi bạn C:
+ Bạn C trước mặt con là ai? (các bạn)
+ Thế phía sau con là ai? (bạn B)
+ Phía trên của con có những gì con thử nhìn xem? (bóng đèn, quạt, trần nhà)
+ Phía dưới của con là gì? (sàn nhà)
- Cô nhận xét, các con chơi rất giỏi, thế các con cùng ghép nhóm lại với nhau, cùng hỏi nhau: phía trên, phía dưới,phía trước, phía sau của nhau là gì nhé! (lớp hát “ Khúc hát dạo chơi”, chia nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô)
- Cô đến từng nhóm để hỏi kiểm tra xem trẻ có xác định được không!
- Trẻ chú ý theo dõi 
_ Trẻ trả lời
- Trẻ hát chọn nhóm cho mình, rồi cùng luyện tập xác định các phía
3.
* Hoạt động 3: Bé chơi tạo dáng!
- Cô thưởng cho cả lớp trò chơi “Tạo dáng”, khi cô yêu cầu thế nào các con phải làm đúng như lời cô, ai làm sai sẽ bị phạt.
- Tay đâu, tay đâu? Tay để lên đầu!
- Tay đâu, tay đâu? Tay giấu ra phía sau!
- Tay đâu, tay đâu? Tay đưa ra trước nào!
- Tay đâu, tay đâu? Tay giấu dưới chân!
- Cô nhận xét, khen trẻ
Kết thúc
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi, tham gia trò chơi
- Tay đây, tay đây. Trẻ để tay lên đầu, trẻ giấu tay về phía sau, trẻ đưa tay về phía trước, trẻ ngồi giấu tay dưới chân
Thứ 6, ngày 15/10/2010
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: “ Thỏ Bông bị ốm ”
I. Mục đíc

File đính kèm:

  • docBAN_THANT5.doc