Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 4) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng

Thứ 2:

“ Trò chuyện và đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể và sức khoẻ ” - Trẻ biết để có cơ thể khoẻ mạnh cần ăn đầy đủ các chất

- Giáo dục trẻ ăn hết suất - Sân rộng, phấn vẽ, tranh

 * Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của bé!

- Lớp hát bài “Lời cho buổi sng”.

- Cô trò chuyện cùng trẻ:

 + Mỗi sáng các con có được bố mẹ cho ăn sáng không?

 + Sáng nay, con ăn sáng với gì?

 + Các món ăn rất phong phú. Hằng ngày, mỗi người chúng ta cần ăn uống để có thể sống. Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì cần ăn uống đầy đủ chất.

 + Ăn như thế nào được gọi là ăn uống đủ chất nè? (ăn đủ 4 nhóm thực phẩm)

 + Bạn nào kể tên 4 nhóm thực phẩm được nè!

 + Nếu ăn thiếu chất cơ thể sẽ kém phát triển và không được khoẻ mạnh Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cần thiết. Ngoài ăn đủ chất ra, các con cần phải uống đủ nước cho 1 ngày nhé!

* Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi

- Chơi trò: “Con thỏ con thỏ”. Nhìn xem! Nhìn xem.cô có gì đây? Cùng khám phá xem bên trong chiếc túi thần kỳ là gì nhé!

- Cô phổ biến luật

- Cho trẻ chơi trò chơi “Cái túi kỳ lạ”

* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!

- Trẻ vẽ tự do

- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 4) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2:
“ Trò chuyện và đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể và sức khoẻ ”
Trẻ biết để có cơ thể khoẻ mạnh cần ăn đầy đủ các chất 
 Giáo dục trẻ ăn hết suất
- Sân rộng, phấn vẽ, tranh 
* Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của bé!
- Lớp hát bài “Lời chào buổi sáng”. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
 + Mỗi sáng các con có được bố mẹ cho ăn sáng không? 
 + Sáng nay, con ăn sáng với gì?
 + Các món ăn rất phong phú. Hằng ngày, mỗi người chúng ta cần ăn uống để có thể sống. Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì cần ăn uống đầy đủ chất.
 + Ăn như thế nào được gọi là ăn uống đủ chất nè? (ăn đủ 4 nhóm thực phẩm)
 + Bạn nào kể tên 4 nhóm thực phẩm được nè!
 + Nếu ăn thiếu chất cơ thể sẽ kém phát triển và không được khoẻ mạnhà Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cần thiết. Ngoài ăn đủ chất ra, các con cần phải uống đủ nước cho 1 ngày nhé!
* Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Chơi trò: “Con thỏ con thỏ”. Nhìn xem! Nhìn xem..cô có gì đây? Cùng khám phá xem bên trong chiếc túi thần kỳ là gì nhé!
- Cô phổ biến luật
- Cho trẻ chơi trò chơi “Cái túi kỳ lạ”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Trẻ vẽ tự do
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
Thứ 3:
“ Tham quan nhà bếp”
Trẻ thích tham quan nhà bếp
Giáo dục trẻ, cẩn thận trước bếp lửa
Sân sạch, rộng
Đồ chơi ngoài trời
Phấn vẽ
* Hoạt động 1: Tham quan nhà bếp
- Lớp cùng hát vang bài “Khúc hát dạo chơi”.
- Cùng cô tham quan nhà bếp và trò chuyện: 
 + Các con thấy ở nhà bếp có những gì nào? (nồi, chảo, bếp, thớt, dao, các cô cấp dưỡng, rất nhiều thực phẩm)
 + Các cô cấp dưỡng đang làm gì? (nhặt rau, cắt thịt,..chuẩn bị phần ăn cho trẻ)
 + Nồi, chảo,..được dùng làm gì? (nấu thức ăn)
 + Các cô cấp dưỡng nấu thức ăn chính bằng cách nào? (cho thức ăn vào nồi, đặt lên bếp)
à Để nấu chính thức ăn cần phải dùng đến lửa, vì vậy phải cẩn thận lửa có thể làm ta bị phỏng.
* Hoạt động 2: Nào cùng khám phá?!
- Cùng chơi “Bắp cải xanh”. Nhìn xem! Nhìn xem..(Xem gì? Xem gì?) xem cô có gì đây! (một chiếc túi). Cùng cô chơi trò chơi chiếc túi kỳ lạ, chúng ta cùng khám phá xem bên trong túi là những gì nhé! 
- Cô phổ biến luật chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
 * Hoạt động 3: Bé chơi tự do
 -Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
 - Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi trẻ chơi
Thứ 4:
“ Trò chuyện về các cô cấp dưỡng ”
Trẻ nhận biết được tên các cô cấp dưỡng và công việc của các cô
Giáo dục trẻ ăn hết phần ăn của mình để không phụ lòng các cô cấp dưỡng
- Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ
* Hoạt động 1: Cô cấp dưỡng của bé!
 - Cả lớp vừa đi vừa đọc “Dung dăng dung dẻ”, đến câu: “Xì xà xì xụp. Ngồi thụp xuống đây”, trẻ cùng ngồi trò chuyện về các cô cấp dưỡng:
 - Các con có biết hằng ngày ở nhà ai nấu thức ăn cho các con ăn không? 
 - Vậy khi đến trường, ai là người nấu thức ăn cho các con ăn? (các cô cấp dưỡng)
 - Các con hãy kể tên các cô cấp dưỡng mà các con biết ở trường mình đi? 
 - Công việc của các cô cấp dưỡng là làm gì? (nấu thức ăn )
 - Thế nguyên liệu nấu ở đâu các cô có? (đi chợ mua)
- Sau khi mua về các cô phải làm gì? (rửa sạch, thái nhỏ, rồi nấu chín)
à Khi nấu thức ăn các cô đứng gần lửa nên rất nóng, phải đi chợ mua thực phẩm tươi ngon, về rửa, cắt nhỏ chúng các cô rất vất vả. Vì vậy, các con phải biết yêu quí các cô, thế các con thể hiện lòng yêu quí các cô cấp dưỡng thế nào nè?! 
(ăn hết xuất, ăn không làm rơi vãi)
* Hoạt động 2: Bạn ơi! cùng đi chơi.
- Các con nhớ giữ lời hứa của mình nhé! Nào cùng đi chơi với cô.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”
* Hoạt động 3: Bé thích chơi tự do
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi
Thứ 5:
“ Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm”
Trẻ biết được 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể
Giáo dục trẻ, ăn hết suất..
- Sân sạch rộng, phấn vẽ, 2 túi, các loại thực phẩm
*Hoạt động 1: Bé thấy gì?? 
 - Cả lớp cùng chơi trò “Bắp cải xanh”
 - Nhìn xem nhìn xem!! Xem cô có những gì nào? Lúc sáng cô đi chợ mua rất nhiều thực phẩm các con cùng xem nhé
 - Cô mua gì đây? ( thịt, cá)
 - Thịt cá cung cấp cho bé chất gì?
(chất đạm)
 - Cô mua gì đây? (cà rốt, cải ngọt)
 - Rau củ cung cấp cho bé chất gì?
(chất xơ, vitamin). Còn thực phẩm nào cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể nữa? (trái cây)
 - Cô còn mua gì nữa này? (mè, dầu ăn)
 - Chúng cung cấp cho bé chất gì? (chất béo).
 - Bé còn biết loại thực phẩm nào cung cấp chất béo nữa? (mỡ heo, bơ,..)
 - Hằng ngày bé ăn gì để sống? (cơm)
 - Bé có biết cơm, bún,..cung cấp cho bé chất gì không? (tinh bột)
 - Vừa rồi chúng ta trò chuyện về rất nhiều nhóm thực phẩm. Bạn nào giỏi cho cô biết có mấy nhóm thực phẩm chính? (4 nhóm thực phẩm). Bé thử kể lại tên 4 nhóm thực phẩm chính xem nào? (nhóm chất đạm, nhóm chất xơ_vitamin, nhóm tinh bột, nhóm chất béo)
à Ngoài việc ăn ra, mỗi ngày cơ thể chúng ta còn cần có nước, mỗi người nên uống từ 1,5lít nước đến 2lít nước mỗi ngày. Các bé cần ăn uống đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn
 * Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có nhiệm vụ đến bên chiếc túi kỳ la, mắt không nhìn vào túi, chọn thực phẩm theo đúng nhóm thực phẩm cô yêu cầu (ví dụ: 2 đội chọn các loại thực phẩm nhóm chất đạm, chơi lần 2 cô yêu cầu trẻ chọn thực phẩm nhóm vitamin,..)
- Cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
- Trẻ vẽ tự do
Thứ 6:
“ Tham quan vườn cây của bé ”
- Trẻ tham quan nghiêm túc không hái lá, bẻ cành.
- Biết tên các cây trong vườn
- Giáo dục trẻ, biết chăm sóc cây cối
- Vườn cây của bé, bình tưới, cuốc..
- Lớp vừa đi vừa hát: “Em tập lái ô tô”.
- Đến vườn cây bé cùng cô tham quan và trò chuyện về các loài cây trong vườn.
- Cô cho bé tưới nước, cuốc đất chăm sóc cây ( 10 – 12 bé).
- Các bé còn lại hát các bài hát trong chủ điểm cổ vũ các bạn đang lao động chăm sóc cây.
NS: 03/10/2011
ND:10/10/2011
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: “Đôi mắt của em”
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các giác quan, các bộ phận trên cơ thể.
II. Chuẩn bị: 
- Máy chiếu, slide ảnh, hoa điểm thưởng, mắt rời, tai rời, miệng rời, hình bé trai, bé gái 
Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
{ Hoạt động 1: Chuyện gì thế nhỉ?!
- Cả lớp hát bài: “Rửa mặt như mèo”
- Các con thấy không bạn mèo khơng ngoan rửa mặt khơng sạch, khơng chịu dùng khăn nên mắt bị đau. Các con ơi! Đôi mắt giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh vì vậy chúng ta phải giữ gìn đôi mắt nhé!
- Cô biết một bài thơ nói về đôi mắt rất hay, cô sẽ đọc cho các con nghe nhé. Bài thơ: “Đôi mắt của em”
- Trẻ chú ý theo dõi
- Lắng nghe lời cô dạy
2.
{ Hoạt động 2: Lời thơ dịu êm!
- Cô đọc diễn cảm lần 1, tóm nội dung: “Bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quí đôi mắt của mình, biết giữ vệ sinh cho đôi mắt ngày càng sáng hơn” 
- Cô đọc lần 2, kết hợp xem slide ảnh và chỉ từ
- Cô đọc lần 3, giải thích từ khó: 
 + “em quí”_ nghĩa là quí trọng
 + “giữ” _ gìn giữ, bảo vệ
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Chú ý theo dõi, lắng nghe
- Lắng nghe 
3.
{ Hoạt động 3: Cùng cô chuyện trò!
- Nhìn xem nhìn xemxem cô có gì nào? (rất nhiều hoa đẹp). Cô sẽ chia lớp thành 2 đội, đội nào trả lời đúng câu hỏi cô sẽ thưởng cho 1 bông hoa đẹp, đội nào có được nhiều hoa đẹp nhất sẽ được cô khen. Nào lắng nghe câu hỏi của cô nhé!
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì?! (Đôi mắt của em)
+ Của tác giả nào? (Lê Thị Mỹ Phương)
+ Bài thơ nói về gì? (đôi mắt)
+ Đôi mắt như thế nào? (xinh xinh, tròn tròn)
+ Đôi mắt có tác dụng gì? (giúp em nhìn thấy, mọi vật xung quanh)
+ Em bé trong bài thơ đối với đôi mắt thế nào? (yêu quí, giữ gìn đôi mắt)
+ Bé giữ gìn đôi mắt để làm gì? (giữ cho đôi mắt, ngày càng sáng hơn)
 - Cô nhận xét, tuyên dương đội đạt nhiều hoa đẹp
- Lớp vận động, trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ trả lời 
4.
{ Hoạt động 4: Bé yêu thơ!
- Lớp hát “Tìm bạn thân”, bạn trai tìm bạn trai ngồi bên tay phải cô, bạn gái tìm bạn gái cùng ngồi bên tay trái của cô.
- Cả lớp cùng đọc thơ ( 2-3 lần)
- Cô mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lần lượt đọc thơ
- Cô mời cá nhân ( 2-3 bé)
- Lớp vừa đi vừa hát, chia làm 2 nhóm
- Lớp, nhóm, cá nhân đọc thơ
5.
{ Hoạt động 5: Ai nhanh hơn nào!?
- Cô thưởng cho lớp trò chơi: “Đi tìm cho đủ”. Cô có hình hai bé còn thiếu các giác quan (một con mắt, một cái tai, một cái miệng). Cô nhờ hai đội chơi (mỗi đội 3 bé) tìm giúp các bộ phận còn thiếu dán lên cho đủ. Đội nào tìm nhanh và dán đúng là đội chiến thắng.
 - Trẻ tham gia trò chơi
- Cô nhận xét, hỏi trẻ đội bạn hoàn thành tranh bé trai hay bé gái?
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến luật chơi
- Trẻ tham gia trò chơi
NS: 03/10/2011
ND: 11/10/2011
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Trèo lên cây hái quả
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết cách trèo, tập chính xác các động tác của bài tập phát triển chung.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng trèo lên ghế.
II. Chuẩn bị:
 - 2 ghế, vạch chuẩn
- Máy chiếu, slide ảnh 
Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
1. Khởi động: Bé khoẻ!
 - Cho trẻ chạy tại chỗ trên 10 đầu ngón chân
 - Cho trẻ xem các slide về ảnh bé tập thể dục.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý xem
2. Trọng động: Bé trổ tài!
* Bài tập PT.CHUNG
Hô hấp ĐT3 “Thổi bóng bay” (4l)
TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.
Tay vai ĐT5 “Chèo thuyền” (4l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Tay thay nhau đưa thẳng ra trước, rồi ra sau, vừa làm vừa nói “ chèo thuyền”
Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”
 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.
- Bụng lườn ĐT2 “Gió thổi cây nghiêng” (4l x 2n)
TTCB: Hai tay lên cao, chân rộng bằng vai
TH: Nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải
- Bật ĐT1 “Bật tiến về trước” (4l)
TTCB: Hai tay chống hông
TH: Bật tiến về trước
* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Trèo lên cây hái quả
 - Rối xuất hiện, các bạn nhỏ ơi, các bác nông dân đang vất vả thu hoạch quả các bạn mau giúp một tay nhé, quả trên cao vì vậy chúng ta phải trèo lên ghế mới hái quả tới, các bạn nhớ trèo cẩn thận và đúng cách nhé không khéo là té đấy!
 - Cô làm mẫu lần 1 chính xác
 - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích:
 “TTCB, tay phải vịn ghế. TH: chân trái bước lên ghế, tay trái vờ hái quả, chân phải bước xuống”
Cô cho 2 bé lên làm thử
Trẻ thực hiện (1 lần 4 bé)
Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng
 * TCVĐ _ Gieo hạt nẩy mầm
Cùng xem trình chiếu về sự hình thành và phát triển của cây. Cô hỏi lại trẻ:
Quả có từ đâu? (từ cây, ra hoa, kết quả).
 Để có cây chúng ta cần có hạt giống để gieo. Nào cùng gieo hạt với cô để hạt nảy mầm, rồi lớn thành cây cho chúng ta quả thu hoạch nhé!
Cách chơi: Trẻ làm động tác theo lời thơ
Trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét
- Trẻ thực hiện
- Chú ý theo dõi
- Trẻ theo dõi cô thực hiện
- Lắng nghe cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
3.
3. Hồi tĩnh: Hít vào thở ra nào!
- Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
NS: 03/10/2011
ND: 11/10/2011
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Trò chuyện về những người chăm sóc bé
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết những người chăm sóc bé gồm những ai (ở nhà và ở trường)
- Trẻ kể lại rõ ràng về những người chăm sóc bé.
- Giáo dục trẻ, biết yêu thương kính trọng những người chăm sóc mình khôn lớn.
II. Chuẩn bị:
- Rổ hoa, keo dán 
- Máy chiếu, slide ảnh 
Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
Y Hoạt động 1: Ai là thương bé nào?!
- Lớp hát: “Cả nhà thương nhau”. Các con ơi! Ơû nhà ai là người yêu thương chăm sóc các con? (ba, mẹ,..)
- Khi đến trường ai là người yêu thương và chăm sóc cho các con? ( các cô)
- Hôm nay, cô và các con cùng trò chuyện về những người chăm sóc, yêu thương các con nhé!
- Lớp hát, trả lời câu hỏi
2.
Y Hoạt động 2: Chuyện trò cùng cô!
- Nhìn xem! Nhìn xem..xem ai đây? (hình bé và mẹ) 
- Bé đang làm gì? (bé được mẹ đúc ăn)
- Còn đây là ai? (bé đang được bà tắm mát)
- Còn đây? (bé đang cùng bố học bài)
- Các con được xem bé đang ở đâu? (ở nhà)
- Vậy các con thử kể lại xem bé ở nhà bé được những ai chăm sóc? (mẹ, bà, bố)
- Cùng xem tiếp nhé! Lúc này bé đang ở đâu? (ở trường)
- Bé đang làm gì? (tập thể dục cùng cô)
 - Cô giáo đang làm gì cho bé? ( giúp bé thay quần áo)
 - Bé đang làm gì? (được cô đúc ăn)
 - Bé đang làm gì? (vui chơi cùng cô)
 - Vậy ở trường ai là người chăm sóc bé? (các cô)
 - Ngoài cô giáo là người chăm sóc, dạy bảo các bé, còn có ai nữa? (cô bảo mẫu, cô cấp dưỡng)
 - Cô bảo mẫu làm gì? (chia cơm, đúc bé ăn,..)
 - Cô cấp dưỡng làm gì? (nấu đồ ăn cho bé)
- Chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi
3.
Y Hoạt động 3: Bé kể cô nghe..!
- Bạn nào giỏi có thể đứng lên nói cho cô và các bạn biết ai là người chăm sóc mình? Họ làm những gì..?
- Cô mời vài bé
- Trẻ kể, cô nhận xét
- Giáo dục trẻ biết yêu quí những người quan tâm yêu thương, chăm sóc mình!
- Trẻ kể tự do
4.
Y Hoạt động 4: Bé khéo tay
- Nào cùng dán hoa tặng cho những người yêu thương chăm sóc mình nhé!
- Bướm bay bướm bay..bay đâu bay đâu?? Mau bay tìm những bông hoa đẹp để dán hoa tặng những người chăm sóc bé nào! 
- Trẻ lấy rổ đựng hoa rời vào bàn ngồi dán
- Cô theo dõi, gơi ý giúp trẻ dán cho thành sản phẩm
- Cô gợi hỏi trẻ dán hoa tặng ai?
- Cô nhận xét
Kết thúc
- Trẻ về chỗ thực hiện
NS: 03/10/2011
ND:12/10/2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Nghe hát: “Cô và mẹ”
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ thuộc bài hát. Thích thú nghe hát, hát cùng cô.
- Trẻ biết vừa hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát. 
- Giáo dục trẻ biết yêu quí cô giáo, vâng lời làm vui lòng cô 
II. Chuẩn bị: 
- Máy hát, 1 mũ chóp, trống lắc, phách tre, rối, khăn tay thơm 
- Máy chiếu, slide ảnh 
Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
| Hoạt động 1: Chuyện trò cùng bạn!
- Lớp hát “Cháu đi mẫu giáo”, rối bé Ti xuất hiện khen các bạn hát hay, bé Ti nói: “Ti cũng như các bạn, Ti được 3 tuổi, Ti đang học ở trường MG Hoa Hồng , Ti học lớp mầm, đến trường cô giáo dạy Ti rất nhiều điều hay, cô dạy Ti khi về nhà phải biết vâng lời và phụ giúp mẹ, các bạn xem này Ti vừa giúp mẹ giặt khăn cho em đấy, các bạn ngửi thử xem Ti giặt khăn vừa sạch lại vừa thơm nè! Các bạn có biết chúng mình dùng bộ phận nào trên cơ thể để ngửi không? (cái mũi).
- Ti vừa được cô giáo hát cho Ti nghe bài hát nói về cái mũi đấy, thích lắm! Các bạn học ngoan cô giáo các bạn cũng sẽ hát cho các bạn nghe. Thôi Ti về lớp nhé, tạm biệt!
- Các con học rất ngoan, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát nói về cái mũi xinh xinh của mình nhé! Bài hát “ Cái mũi” nhạc nước ngoài, lời Việt của Lê Đức_Thu Hiền
- Trẻ tham gia, chú ý xem tranh
- Trẻ trả lời
2.
| Hoạt động 2: Quà tặng của cô!
 Ä Dạy hát + vận động: “Cái mũi”
- Cô hát lần 1, kết hợp vận động nhẹ theo lời bài hát, tóm nội dung: “Bài hát nói về cái mũi”
 - Cô hát lần 2 + vận động, hỏi lại trẻ tên bài hát.
 - Trẻ hát vận động cùng cô 1-2 lần
 - Cho lớp chơi trò chơi nhạc trưởng: Cô đánh nhịp tay về bên nào tổ đó hát, cô đánh nhịp hai tay cả lớp cùng hát (cho lớp chơi 1,2 lần)
 - Cô mời cá nhân (1-2 bé)
- Trẻ lắng nghe	
- Trẻ nghe hát, trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ hát
3.
| Hoạt động 3: Bé ơi! Lắng nghe 
 Ä Nghe hát: “Cô và mẹ”, nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Cùng chơi: trốn cô trốn cô..(trẻ lấy tay che mắt lại). Cô đâu? cô đâu?? (trẻ mở mắt ra chỉ và nói: cô đây! cô đây). Cô: mau mau lại đây với cô nào! (trẻ quây quanh cô). Các con ơi, cô có giống mẹ các con thương yêu chăm sóc các con không? Thế mẹ ở nhà có giống cô dạy bảo các con nhiều điều không? Nhạc sĩ Phạm Tuyên có viết một bài hát nói về cô và mẹ đấy các con cùng lắng nghe cô hát nhé!
Cô hát lần 1, tóm nội dung: “bài hát nói về cô và mẹ, lúc ở nhà mẹ dạy các con rất nhiều điều giống như cô giáo, còn khi các con đến trường thì cô giáo yêu thương chăm sóc các con như mẹ hiền, vậy mẹ cũng như cô mà cô cũng là mẹ” 
 Cô hát lần 2 có múa minh họa
Cô hát lần 3, trẻ có thể hát cùng cô nếu thuộc.
 - Nghe máy 1-2 lần
 - Cô vừa hát bé nghe bài gì? (Cô và mẹ)
 - Nhạc của ai? (nhạc Phạm Tuyên)
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
4.
| Hoạt động 4: Tai ai tinh nào?!
 ÄTrò chơi: “Tai ai tinh”
Cô cho các con chơi trò chơi “Tai ai tinh”
Cách chơi: trẻ ngồi vòng tròn. Cô gọi 1 cháu lên đội mũ chóp, cô chỉ định một cháu hát hoặc tạo ra tiếng động từ trống lắc, phách tre.
Trẻ mở mắt ra nói tên bạn hát hoặc nói tên đồ vật vừa phát ra tiếng kêu. Trẻ nói đúng cô khen.
Thực hiện 2-3 lần.
Kết thúc
- Trẻ nghe phổ biến luật, tham gia trò chơi
NS: 03/10/2011
ND: 13/10/2011
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thực hành đo so sánh ai lớn nhanh hơn?!
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được bạn nào lớn nhanh (cao hơn, to hơn)
- Trẻ thực hiện được thao tác đo
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất để mau lớn và khoẻ mạnh
II. Chuẩn bị:
- Tranh lôtô hình bé, nhà của bé, thước đo
- Máy chiếu, slide ảnh 
Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
 * Hoạt động 1: Bé khoẻ!
- Lớp vận động bài “Bé khoẻ bé ngoan”.

File đính kèm:

  • docBAN_THANT4.doc
Giáo án liên quan