Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 3) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng

Thứ 4:

“ Quan sát, trò chuyện vê!

trời mưa ” - Trẻ nhận biết được quang cảnh khi trời mưa

- Giáo dục trẻ đi mưa phải mặc áo mưa, không vọc nước, không chạy giỡn khi trời mưa - Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ * Hoạt động 1: Khi nào trời mưa hả cô?!!

- Cả lớp vừa đi vừa đọc “Dung dăng dung dẻ”

- Các con nhìn lên bầu trời thấy gì? (trời hơi tối)

- Trời sắp mưa nên trời tối. Khi trời mưa con có ra ngoài trời không? (dạ không)

- Muốn đi mưa con phải làm gì? (mặc áo mưa)

- Tại sao con biết trời đang mưa? (nhờ có đôi mắt con nhìn thấy)

- Đúng rồi đôi mắt rất quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ có đôi mắt chúng ta mới thấy được mọi vật xung quanh, thấy được trời mưa nè.

- Khi trời mưa xuống con thấy khí hậu thế nào? (mát mẻ)

- Trong người con thấy lạnh hay nực (thấy lạnh)

- Đúng rồi thời tiết hôm nay sắp có mưa nên ta thấy khí hậu mát mẻ. Khi mưa con phải vào lớp, vào nhà, không được chơi đùa dưới mưa nhé, vì như thế sẽ làm chúng ta cảm đấy!

* Hoạt động 2: Bạn ơi, cùng chơi!

- Lớp cùng chơi trò “Con thỏ”. Cô biết một trò chơi có những chú thỏ rất tinh nghịch dám ghẹo cả chó sói. Hôm nay cô và các con cùng choi nhé! Đó là trò chơi “ Chó sói xấu tính”

- Cô phổ biến luật chơi

- Cho trẻ chơi trò chơi “ Chó sói xấu tính”

* Hoạt động 3: Bé thích chơi tự do

- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ

- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 3) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Trẻ ngồi xung quanh, cô cầm túi và nói: “Cô có 1 cái túi rất đẹp nhưng không biết trong này có gì, đố ai không nhìn vào túi mà biết được mới tài”
Cô gọi 1 trẻ lên sờ hình vào túi và gọi tên trước khi giơ ra cho cả lớp cùng kiểm tra.
Cô hỏi cả lớp đây là hình gì? Màu gì?
Cô khen khi trẻ nói đúng, nhận đúng.
DÂN GIAN
Mèo đuổi chuột
Trẻ thích chơi, chơi đúng luật
Mèo phải chui vào đúng lỗ chuột đã chui
Sân rộng, sạch
1 mũ mèo, 1 mũ chuột
 * Luật chơi: Mèo phải chui vào đúng lỗ chuột đã chui.
* Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn 2 trẻ tương đương nhau, 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột đứng ở giữa vòng tròn dựa lưng vào nhau. Khi nào cô hô “hai ba” thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”, “chuột” chui vào lỗ nào thì “mèo” phải chui đúng lỗ ấy. “Mèo” bắt được “chuột” coi như “mèo” thắng cuộc. Nếu không bắt được “chuột” coi như “mèo” thua.
Hoạt động ngoài trời
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2:
“ Tham quan vườn cây của bé ”
- Trẻ tham quan nghiêm túc không hái lá, bẻ cành. 
- Biết tên các cây trong vườn
- Giáo dục trẻ, biết chăm sóc cây cối
- Vườn cây của bé, bình tưới, cuốc..
- Lớp vừa đi vừa hát: “Em tập lái ô tô”.
- Đến vườn cây bé cùng cô tham quan và trò chuyện về các loài cây trong vườn.
- Cô cho bé tưới nước, cuốc đất chăm sóc cây ( 10 – 12 bé).
- Các bé còn lại hát các bài hát trong chủ điểm cổ vũ các bạn đang lao động chăm sóc cây.
Thứ 3:
“ Quan sát thời tiết”
Trẻ biết sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật hoạt động gần gũi
Giáo dục trẻ, biết cách giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi
Sân sạch, rộng
Đồ chơi ngoài trời
Phấn vẽ
* Hoạt động 1: Bầu trời hôm nay thế nào?!
- Lớp cùng hát vang bài “Thật đáng yêu”.
- Cùng cô trò chuyện: 
+ Các con ơi! Nhìn xem bầu trời hôm nay thế nào? (trẻ quan sát rồi trả lời cô)
+ Các con có thấy được tia nắng mặt trời không? (trẻ quan sát và trả lời)
+ Nếu ta thấy được những tia nắng mặt trời tức là trời gì? 
(trời nắng)
+ Bầu trời âm u, không chút nắng là trời sắp thế nào? (mưa)
+ Trời kéo mây đen, nổi gió to có thể làm đỗ cả cây cối xung quanh, lúc đó người ta gọi là trời gì nào? (trời bão)
à Giáo dục trẻ, khi trời mưa gió phải mặc áo ấm vào, không được nô đùa dưới mưa tránh bị cảm lạnh. Khi trời nắng nóng thì nên mặc những loại quần áo mỏng giúp cơ thể tiết mồ hôi dễ dàng 
* Hoạt động 2: Nào cùng khám phá?!
- Cùng chơi “ Bắp cải xanh”, nhìn xem nhìn xem..(xem gì? xem gì?) xem cô có gì đây! (một chiếc túi). Cùng cô chơi trò chơi chiếc túi kỳ lạ, chúng ta cùng khám phá xem bên trong túi là những gì nhé! 
- Cô phổ biến luật chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
 * Hoạt động 3: Bé chơi tự do
-Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi trẻ chơi
Thứ 4:
“ Quan sát, trò chuyện vê!
trời mưa ”
Trẻ nhận biết được quang cảnh khi trời mưa
Giáo dục trẻ đi mưa phải mặc áo mưa, không vọc nước, không chạy giỡn khi trời mưa
- Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ
* Hoạt động 1: Khi nào trời mưa hả cô?!!
- Cả lớp vừa đi vừa đọc “Dung dăng dung dẻ”
Các con nhìn lên bầu trời thấy gì? (trời hơi tối)
Trời sắp mưa nên trời tối. Khi trời mưa con có ra ngoài trời không? (dạ không)
Muốn đi mưa con phải làm gì? (mặc áo mưa)
Tại sao con biết trời đang mưa? (nhờ có đôi mắt con nhìn thấy)
Đúng rồi đôi mắt rất quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ có đôi mắt chúng ta mới thấy được mọi vật xung quanh, thấy được trời mưa nè.
Khi trời mưa xuống con thấy khí hậu thế nào? (mát mẻ)
Trong người con thấy lạnh hay nực (thấy lạnh)
Đúng rồi thời tiết hôm nay sắp có mưa nên ta thấy khí hậu mát mẻ. Khi mưa con phải vào lớp, vào nhà, không được chơi đùa dưới mưa nhé, vì như thế sẽ làm chúng ta cảm đấy!
* Hoạt động 2: Bạn ơi, cùng chơi!
- Lớp cùng chơi trò “Con thỏ”. Cô biết một trò chơi có những chú thỏ rất tinh nghịch dám ghẹo cả chó sói. Hôm nay cô và các con cùng choi nhé! Đó là trò chơi “ Chó sói xấu tính”
- Cô phổ biến luật chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Chó sói xấu tính”
* Hoạt động 3: Bé thích chơi tự do
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi
Thứ 5:
“ Bé nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? ”
Trẻ biết sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật hoạt động gần gũi
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh mắt, tai sạch sẽ
- Sân sạch rộng, phấn vẽ,
- Cây cối, xe chạy, và các âm thanh khác
*Hoạt động 1: Bé thấy gì?? Nghe gì??
- Cả lớp vừa đi vừa đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ”, cô hỏi:
Các con nhìn xung quanh trường thấy gì nè? (nhiều cây to, bồn hoa, lớp học, xe chạy ngoài đường)
Các con nhìn lên trời nắng có làm chói mắt không? (dạ không). Nắng sáng tốt nhưng vào buổi trưa các con không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời sẽ bị chói mắt, gây nguy hiểm cho mắt vì tia cực tím của mặt trời đấy.
Tại sao con thấy được nè? (nhờ có đôi mắt)
Các con ơi con chú ý nghe tiếng gì đó? (nghe tiếng lá cây xào xạc, xe chạy)
Các con nghe được nhờ có gì nè? (có tai)
Mắt để làm gì? (nhìn thấy mọi vật xung quanh)
Có mấy mắt? (2 mắt)
Tai để làm gì? (tai để nghe)
Có mấy tai? (2 tai)
à Giáo dục, mắt và tai rất có ích cho ta, nhờ có nó mà ta thấy và nghe được, vậy các con phải giữ gìn mắt, tai cho sạch sẽ, không chơi dơ và dụi tay bẩn vào mắt nhé!
 * Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Cô giả làm tiếng mèo kêu, tiếng chuột kêu và đố trẻ đó là tiếng con gì kêu? ( trẻ đoán). Cô biết một trò chơi rất vui nói về con mèo và con chuột, nào mình cùng chơi nhé!
- Cô phổ biến luật chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
- Trẻ vẽ tự do
Thứ 6:
“ Bé thích chơi gì ?!”
- Trẻ nói đuợc trò chơi trẻ thích
Biết được tên gọi của các đồ chơi trong sân
Giáo dục trẻ, chơi cẩn thận không nghịch 
* Hoạt động 1: Bé thích chơi gì?!
- Lớp hát bài “ Cháu đi mẫu giáo”. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
 + Các con đến trường được chơi rất nhiều đồ chơi, thế bạn nào kể cho cô nghe những đồ chơi nào có trong sân trường? (trẻ kể)
 + Cô mời 5 - 6 bé kể
 + Các con thích chơi trò chơi nào nhất? ( cô hỏi ý 7- 8 bé )
 + Cô mời trẻ lên chơi trò chơi trẻ thích. à Giáo dục trẻ, chơi như thế nào là an toàn.
* Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “Chó sói xấu tính”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Trẻ vẽ tự do
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
NS: 26/09/2011
ND: 03/10/2011
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Ném xa thi tay ai khoẻ
I. Mục đích – Yêu cầu:	
Trẻ biết cách ném, tư thế ném đúng
Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, ném túi cát đi xa
- Giáo dục trẻ yêu thích bài tập nhằm phát triển các cơ khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, slide ảnh
- Túi cát, vạch chuẩn.
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
1. Khởi động: Bé khoẻ!
 - Cho trẻ chạy tại chỗ trên 10 đầu ngón chân
 - Cho trẻ xem các slide về ảnh bé tập thể dục.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý xem
2.
2. Trọng động: Bé trổ tài!
 * Bài tập PT.CHUNG
Hô hấp ĐT3 “Thổi bóng bay” (4l)
TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.
Tay vai ĐT4 “Xoay cổ tay” (4l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Đưa hai tay ra trước xoay cổ tay.
Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”
 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.
Bụng lườn ĐT2 “Gió thổi cây nghiêng” (4l x 2n)
TTCB: Hai tay lên cao, chân rộng bằng vai
TH: Nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải
 - Bật ĐT1 “Bật tiến về trước” (4l)
TTCB: Hai tay chống hông
TH: Bật tiến về trước
* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
 Ném xa thi tay ai khoẻ
- Cho trẻ xem các slide về hội thi thể thao. Rối bé Na xuất hiện: “Na chào các bạn, sắp tới trường Na cũng có tổ chức hội thi bé khoẻ nữa đấy, thi tài xem bạn nào ném xa hơn. Các bạn có thể tham dự đấy. Giờ Na phải tập luyện chuẩn bị đi dự thi, tạm biệt các bạn!”
- Các con ơi! Để tham dự hội thi cùng bé Na thì các con cũng phải cố gắng luyện tập giống bạn đấy. Bây giơ,ø cô và các con cùng tập luyện ném xa thi xem tay ai khoẻ nha! 
- Cô làm mẫu lần 1 chính xác
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích:
“TTCB: Đứng tự nhiên, tay phải cầm túi cát đưa thẳng về phía trước. Khi nghe có hiệu lệnh ném, dùng hết sức mình đánh tay về phía sau rồi ném thật mạnh về phía trước.”
Cô cho 2 bé lên làm thử
Trẻ thực hiện (1 lần 4 bé)
Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng
* TCVĐ _ Trời nắng trời mưa
Cách chơi: Lớp bắt chước làm những chú thỏ, vừa nhảy quanh lớp vừa hát bài “Trời nắng trời mưa”. Đến câu: “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau về nhà thôi”, trẻ nhảy nhanh về nhà. Ai không tìm được nhà bị phạt nhảy lò cò.
Trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét
- Trẻ thực hiện
- Chú ý theo dõi
- Trẻ theo dõi cô thực hiện
- Lắng nghe cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
3.
3. Hồi tĩnh: Hít vào thở ra nào!
- Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
NS: 26/09/2011
ND: 03/10/2011
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Trò chuyện tìm hiểu 
các bộ phận cơ thể, các giác quan và tác dụng của chúng
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết kể tên và nhận biết các bộ phận cơ thể
- Nói được tác dụng của các bộ phận đó
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh thân thể mình sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- Nhà bạn trai, nhà bạn gái, búp bê, 
- Máy chiếu, slide ảnh, âm thanh
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, vận động
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
X Hoạt động 1: Thi ai nhanh!
- Cô chia lớp thành hai đội, đội bạn trai, đội bạn gái. Cùng chơi trò “Thi ai nhanh”, mỗi đội có nhiệm vụ tìm các bộ phận trên cơ thể cơ nĩi tên giác quan và trẻ tự chỉ vào các giác quan trên cơ thể mình, đội nào chỉ đúng sẽ là đội chiến thắng. 
- Hôm nay, cô và các con cùng trò chuyện và tìm hiểu về các giác quan, các bộ phận của cơ thể và tác dụng của chúng nhé!
- Trẻ tham gia trò chơi
- Đồng ý!
2.
X Hoạt động 2: Chuyện trò cùng cô!
Thế các con có biết cơ thể mình có các bộ phận nào? (đầu, cổ, mình, tay chân)
Đầu có gì? (gương mặt, tóc)
Trên gương mặt có gì? (mắt, mũi, miệng, lỗ tai)
Mắt để làm gì? (để nhìn mọi vật xung quanh)
Tai để làm gì? (để nghe)
* Nhìn xem! Nhìn xem! Các con nhìn xem cô có gì đây? (búp bê)
Nhờ có gì con nhìn thấy được búp bê? (nhờ có mắt)
Mắt rất quan trọng đối với ta, phải giữ gìn và vệ sinh mắt cẩn thận nên khi học vẽ, các con không được cúi sát bàn sẽ bị hư mắt.
 * Lắng nghe! Lắng nghe. Các con nghe tiếng gì nào? (nghe tiếng sắcxơ)
Con nghe được nhờ có gì? (nhờ có lỗ tai)
Đúng rồi, tai để cho các con nghe được các tiếng động, các âm thanh và tiếng nói của mọi người.
 * Các con ngửi xem trên người bạn búp bê có mùi gì? (mùi thơm)
 Con ngửi được mùi thơm nhờ có gì? (có cái mũi)
 Mũi dùng để hít thở và ngửi được các mùi vị khác nhau.
 * Hàng ngày, các con ăn cơm bằng gì? (bằng miệng)
 Miệng dùng để ăn và nói chuyện
 Phía dưới càm con là cái gì? (cái cổ nối liền phần đầu với mình)
 Nhờ có cổ ta quay được sang trái, sang phải, quay ra trước, quay ra sau.
 Phần mình phía trước có ngực và bụng
 Ở phần mình phía sau gọi là lưng, tạo thân mình thêm đẹp.
 Vậy muốn thân mình khỏe đẹp con làm gì? (ăn uống đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục)
 * Cùng chơi: “Giấu tay”, cô hỏi, tay đâu? Trẻ nói và giơ hai tay ra: Tay đây! Tay đây!
Có mấy cánh tay? (2 cánh tay – 1 bên phải, 1 bên trái)
 - Cánh tay gồm có khuỷu tay và bàn tay (khuỷu tay còn gọi là cùi chỏ)
Một bàn tay có mấy ngón? (5 ngón)
Bàn tay đẹp có thể làm được gì cho mọi người và bản thân? (bàn tay để cầm, nắm, vẽ, viết, phụ giúp cha mẹ công việc nhẹ)
 * Cô cho các bé hát “Ồ sao bé không lắc”
 Có mấy cái chân? (2 cái chân)
 Chân gồm có: đùi, đầu gối, bàn chân, cẳng chân
 Một bàn chân có mấy ngón? (5 ngón chân)
 Hai chân dùng để làm gì? (chân để đi, chạy, nhảy)
 Muốn cơ thể khỏe mạnh con phải làm gì? Ăn uống đủ chất, ăn hết suất, ngủ đủ giấc, ăn trái cây, thường uống nước và biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Khi bệnh hoặc trời lạnh mặc áo ấm để được khỏe mạnh.
 Cô gọi 1-2 bé khá lên kể tên cơ thể mình có bộ phận nào
- Trẻ trả lời
- Trẻ vừa chỉ vừa kể
- Xem gì! xem gì???
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe lời cô dạy
- Nghe gì! nghe gì???
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ ngửi và trả lời
- Trẻ nhớ lại và trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lớp hát vận động
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ mạnh dạn lên kể
3.
X Hoạt động 3: Bạn ơi, cùng chơi!!
Các con học rất giỏi cô cho chơi trò chơi “Về đúng nhà”
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ phải về đúng nhà mình (bạn trai về nhà bạn trai, bạn gái về nhà bạn gái)
Thực hiện 1-2 lần
- Trẻ tham gia trò chơi
NS: 26/09/2011
ND: 04/10/2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Dán tóc cho tôi
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ biết tóc mọc ở trên đầu, tóc bé trai ngắn, tóc bé gái dài.
- Trẻ biết phết hồ lên giấy dán làm tóc cho bạn.
- Giáo dục trẻ, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết bỏ giấy vụn vào thùng rác, không vứt rác bừa bãi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu
- Hồ, giấy màu, khăn lau cho trẻ 
- Máy chiếu, slide ảnh 
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
Y Hoạt động 1: Đây là gì?!
- Lớp đến xem hội triển lãm tranh, vừa đi vừa hát bài: “Em tập lái ơ tơ ”.
- Đến nơi trẻ được xem trên máy chiếu những bức tranh xé dán. Vừa rồi các con được coi những bức tranh đó đều là những bức tranh xé dán. Hôm nay, cô và các con cùng xé dán làm đẹp tóc bạn nhé!
- Lớp vừa đi vừa hát
- Chú ý xem
2.
Y Hoạt động 2: Dán tóc thế nào đây?!
- Cô có tranh gì đây? (Bạn trai, bạn gái)
- Tóc bạn trai thế nào? Tóc bạn gái thế nào?
(Bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài)
- Bạn trai, bạn gái trong tranh đã được cô dán tóc lên trông rất xinh phải không? Để làm đẹp tóc bạn được như cô các con chú ý xem cô làm nhé!
Hướng dẫn:
- Cô xé sợi mảnh giấy màu thật đều tay. Cô dùng hồ bôi vào mặt sau của giấy đã được xé, rồi dán vào tranh. 
- Bé trai xé sợi ngắn, bé gái xé sợi dài.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô hướng dẫn
3.
Y Hoạt động 3: Bé khéo tay
- Còn rất nhiều em bé cần đôi bàn tay khéo léo của các con tạo tóc, nhanh tay cùng dán tóc cho bạn nhé!
- Trẻ thực hiện
- Cô theo dõi, hướng dẫn trẻ
- Trẻ thực hiện
4.
Y Hoạt động 4: Sản phẩm của bé đây!
 - Trẻ trưng bày sản phẩm
 - Lớp vận động: “Đưa tay ra nào, nhúc nhích ngón tay, nghiêng nghiêng cái đầu và đong đưa cái mình. Khoanh tay lại nào ngước mắt nhìn lên, xem ai nặn đẹp và tuyên dương ai nào?!”
 - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Nói lí do mình thích sản phẩm đó.
 - Cô nhận xét tuyên dương trẻ, khuyến khích động viên trẻ làm chưa đẹp cố gắng làm đẹp hơn. à Giáo dục, khi đến lớp đầu tóc các con phải gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô dọn dẹp đồ dùng học lại, giáy vụn bỏ vào thùng rác.
Kết thúc
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ vận động
- Trẻ nhận xét 
- Lắng nghe cô
NS: 26/09/2011
ND: 05/10/2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Xoè bàn tay, nắm ngón tay
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giọng, rõ lời.
- Trẻ biết vừa hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch và không được xả rác xuống đất.
II. Chuẩn bị: 
- Máy hát, 1 mũ chóp, trống lắc, phách tre 
- Máy chiếu, slides ảnh 
 -Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
 * Hoạt động 1: Vận động cùng cô
- Lớp vận động “Trời nắng trời mưa”, cùng đến bên cô trú mưa và xem các slide ảnh về đôi bàn tay của bé.
- Cô cũng biết một bài hát nói về đôi bàn tay của chúng ta, nào cùng lắng nghe bài hát: “Xoè bàn tay, nắm ngón tay” nhạc và lời của Minh Quân nhé!
- Trẻ tham gia, chú ý xem tranh
2.
* Hoạt động 2: Hát hay, múa đẹp!!!
 Dạy hát + vận động: “Xòe bàn tay nắm ngón tay”- Minh Quân
Cô hát lần 1, tóm nội dung: “Bài hát nói về những cử động của đôi bàn tay chúng ta”
Cô hát lần 2, hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
Trẻ hát cùng cô 1-2 lần
Cho lớp chơi trò chơi nhạc trưởng: Cô đánh nhịp tay về bên nào tổ đó hát, cô đánh nhịp hai tay cả lớp cùng hát (cho lớp chơi 1, 2 lần)
 - Cô hát + vận động, giải thích động tác:
+ Động tác 1: “Bàn tay nắm lại, bàn tay nắm lại” Trẻ nắm tay lại như bài hát
+ Động tác 2: “Đập tay to nhé” Vỗ tay 4 cái
+ Động tác 3: “Bàn tay nắm lại, bàn tay nắm lại” như động tác 1
+ Động tác 4: “Lắc chúng quay đi nào” 2 tay đưa lên đầu lắc cổ tay
Cả lớp hát + vận động 1-2 lần.
Tổ thực hiện 3 tổ
Nhóm bạn trai, bạn gái
Cá nhân khá 1-2 bé
à Các con ơi! Muốn có đôi tay khỏe mạnh và cơ thể khỏe, phải thường xuyên tập thể dục và ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng mới mau lớn. 
- Trẻ lắng nghe	
- Trẻ nghe hát, trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ hát
- Chú ý theo dõi
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe cô
3.
* Hoạt động 3: Lắng nghe bạn ơi!
Nghe hát: “Năm ngĩn tay ngoan” 
 Cô treo tranh em bé múa và hỏi: Em bé đang làm gì? (múa)
 Đúng rồi em bé múa rất đẹp, nhờ có đôi tay nhỏ nhắn em bé múa rất hay đĩ các con. Cô có bài hát “Năm ngĩn tay ngoan”, cô hát cho các con nghe nha!
Cô hát lần 1 – hát lần 2 có minh họa
Nghe máy 1-2 lần
Cô vừa hát bé nghe bài gì? (Năm ngĩn tay ngoan)
- Trẻ quan sát, trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
4.
* Hoạt động 4: Tai ai tinh nào?!
 Trò chơi: “Tai ai tinh”
Cô cho các con chơi trò chơi “Tai ai tinh”
Cách chơi: trẻ ngồi vòng tròn. Cô gọi 1 cháu lên đội mũ chóp, cô chỉ định một cháu hát hoặc tạo ra tiếng động từ trống lắc, phách tre.
Trẻ m

File đính kèm:

  • docBAN_THANT3.doc