Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 2) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng

2. Trọng động: Bé ơi đi khéo

 * Bài tập PT.CHUNG

- Hô hấp ĐT3 “Thổi nơ bay” (4l)

TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.

- Tay vai ĐT4 “Xoay cổ tay” (4l x 2n)

TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi

TH: Đưa hai tay ra trước xoay cổ tay.

- Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”

 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)

TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi

TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.

- Bụng lườn ĐT3 “Quay trái quay phải” (4l x 2n)

TTCB: Hai tay chống hông, chân rộng bằng vai

TH: Quay người sang trái, quay người sang phải

- Bật ĐT1 “Bật tại chỗ” (4l)

TTCB: Hai tay chống hông

TH: Bật tại chỗ

* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

 Đi theo đường hẹp

- Các con ơi! Sng nay, bạn bp b cĩ đến lớp mình rủ các con đến nhà bạn ấy chơi, đường đến nh bạn bp b hẹp m bạn ấy vừa trồng hai hàng hoa rất đẹp ở hai bên đường vào nh nữa. Vì vậy, các con đi phải cẩn thận kẻo giẫm vo hoa của bạn nha.

 - Cô làm mẫu lần 1 chính xác

- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích

 TTCB: đứng tự nhiên trong đường hẹp cô vẽ sẵn, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ đi tự nhiên phối hợp chân tay nhịp nhàng (khi đi mắt nhìn thẳng về trước đầu không cúi)

 Các con đi trong đường hẹp không được đạp lên lằn vạch kẻo làm hỏng hoa của bạn bp b vừa trồng. Đến nhà búp bê các con nhớ chào bạn búp bê nha!

- Cô cho 2 bé lên làm thử

- Trẻ thực hiện (1 lần 4 bé)

- Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng

* TCVĐ _ Mo v chim sẻ

- Bạn bp b xuất hiện, các bạn đi theo đường hẹp rất giỏi, để thưởng cho các bạn, mình đã chuẩn bị một trò chơi rất vui tặng các bạn đó.

- Luật chơi: Khi nghe tiếng mo ku, cc ch chim sẻ bay nhanh về tổ. Mo chì được bắt chim sẻ ở ngoài vịng trịn.

 - Cách chơi: chọn một bạn lm mo ngồi ở một gĩc lớp, cch tổ chim sẻ 3 – 4m. Cc bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích” (thỉnh thoảng lại ngồi g tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khi nghe mèo kêu “meo, meo, meo” thì cc ch chim sẻ phải nhanh chĩng bay về tổ của mình. Ch chim sẻ no chậm chạp sẽ bị mo bắt v phải thay bạn làm mèo. Chim sẻ kiếm ăn khoảng 30 giây thì mo xuất hiện.

- Trẻ chơi 2-3 lần

Cô nhận xét, khen trẻ

 

doc25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm Bản thân (Tuần 2) - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ lôtô bé trai, bé gái.
Sách đủ trẻ xem
- Trẻ lấy tranh lôtô: phân biệt và để thứ tự bạn trai, bạn gái.
Biết so sánh bạn nào cao, bạn nào thấp chỉ cho bạn xem
- Đến góc sách tự lấy sách ra xem, biết cách lật sách đúng chiều khi xem. Xem xong biết cất đúng nơi quy định.
GÓC THIÊN NHIÊN
Chăm sóc cây, lau lá
Trẻ chơi nề nếp, vệ sinh không vây bẩn
Cây cảnh ở góc thiên nhiên, khăn lau
Trẻ chăm sóc cây, tưới cây, lau lá giúp cây xanh sạch.
Trò chơi
Tên trò chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động
VẬN ĐỘNG
Máy bay
Trẻ chơi đúng luật
Thích chơi trò chơi
Biết xuất phát và dừng lại theo đúng tín hiệu
Cô thuộc động tác dạy
Cờ xanh, đỏ, vàng
- Luật chơi: Xuất phát và dừng lại theo đúng tín hiệu
Cách chơi: Cô làm người điều khiển, trẻ làm máy bay. Máy bay cất cánh, tất cả trẻ chạy xung quanh lớp. Giơ hai tay sang ngang, nghiêng người sang hai bên như máy bay liệng và kêu “ù ù ù”. Khi có tín hiệu “máy bay hạ cánh” thì phải dừng lại ngay.
Khi trẻ biết chơi cô dùng đèn hiệu “bật đèn vàng” máy bay khởi động, “bật đèn xanh” máy bay bay, “bật đèn đỏ” máy bay dừng lại.
HỌC TẬP
Tìm bạn
Trẻ thích chơi, biết luật chơi
Biết tìm bạn có đồ chơi giống mình.
Mỗi trẻ một đồ chơi (hình) có màu sắc, kích thước giống nhau.
- Luật chơi: tìm bạn có hình (đồ chơi) giống mình (cả về màu sắc và kích thước)
Cách chơi: mỗi trẻ cầm một đồ chơi (hình) và đi dạo xung quanh lớp vừa đi vừa hát. Khi nghe thấy cô nói “Tìm bạn” (hoặc dùng trống lắc) thì mỗi cháu quan sát và nhanh chóng tìm ra cho mình một người bạn có đồ chơi (hình) giống của mình rồi cầm tay nhau thành một đôi. Giơ đồ chơi (hình) lên cao, ai tìm nhanh và đúng được cô khen.
DÂN GIAN
Đuổi bóng
- Trẻ chơi đúng luật, thích chơi trò ch ơi
Biết đuổi theo quả bóng lăn, khi nào bóng dừng lại thì đứng lại
- 1 quả bóng
- Luật chơi: Đuổi theo quả bóng lăn khi nào bóng dừng lại thì đứng lại
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng và hướng về 1 phía. Cô lăn bóng trước mặt trẻ và trẻ chạy đuổi theo bóng. Khi nào bóng dừng lại thì tất cả đứng lại bắt bóng.
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2:
“ Bé cùng xem sách thư viện nhé!”
- Trẻ biết chú ý theo dõi khi cô kể
- Biết cách lật sách nhẹ nhàng
- Giáo dục trẻ, biết giữ gìn, nâng niu sách vở
- Các thể loại sách tranh dành cho thiếu nhi
- Lớp hát: “Cháu đi mẫu giáo”. Về chỗ ngồi xem sách
- Lắng nghe cô kể
Thứ 3: “ Quan sát
giới tính
trai, gái ”
Trẻ nhận biết được bạn trai, bạn gái
Biết được bản thân mình là trai hay gái
Giáo dục trẻ, giữ vệ sinh cơ thể
Chỗ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ,
* Hoạt động 1: Ai là bạn gái, ai là bạn trai?
- Trẻ vừa đi vừa đọc thơ “Dung dăng dung dẻ” đến chỗ thích hợp cô cho trẻ ngồi xem tranh và hỏi:
Cô vẽ ai? (bạn trai, bạn gái)
Gọi cháu lên chỉ bé trai, bé gái (2-3 bé)
Bé trai tóc thế nào? (tóc ngắn)
Bé gái tóc thế nào? (tóc dài)
Trong tranh có mấy bạn? (1-2 bạn)
Cô gọi vài bạn lên tự giới thiệu mình là bé trai hay bé gái. Các con đã nhận biết mình là ai về nói cho ba mẹ biết nhé!
à Giáo dục trẻ, phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
* Hoạt động 2: Ai tài hơn?!
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn”
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
 - Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi trẻ chơi
Thứ 4: “Nhặt lá cây xếp hình
bạn trai”
Trẻ biết nhặt lá cây xếp được hình dạng bé trai
- Giáo dục cháu biết nhặt lá cây, rác bỏ vào giỏ rác và không được bỏ rác trong sân trường, lớp.
- Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ, lá cây trong sân trường
* Hoạt động 1: Bé xếp hình bạn trai
- Trẻ cùng chơi: “Bắp cải xanh” cô chỉ bạn trai và hỏi:
Đây là bạn gì nè? (bạn trai)
Tại sao con biết bạn trai? (bạn trai tóc ngắn, mặc quần sọt)
Đúng rồi đây là bạn trai. Cô cho các con nhặt lá cây xếp hình bạn trai nhé!
Cả lớp nhặt lá cây. Cô hướng dẫn trẻ xếp: đầu, cổ, mình, tay, chân (tóc ngắn). Các con xếp bạn trai rất đẹp. à Giáo dục trẻ, muốn cho trường lớp đẹp các con phải biết nhặt lá cây, rác bỏ vào giỏ rác nhé. Không được xả rác trong trường lớp để bảo vệ môi trường cho sạch đẹp.
* Hoạt động 2: Nào cùng chơi gieo hạt nhé!
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do nào!
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi trẻ chơi
Thứ 5: “Nhặt lá cây
xếp hình
bạn gái”
Trẻ biết nhặt lá cây trong sân trường xếp được hình dạng bé gái
Giáo dục cháu không xả rác trong trường trong lớp
- Chổ ngồi rộng thoáng, phấn vẽ, 1 bạn trai
*Hoạt động 1: Bé xếp hình bạn gái
- Trẻ vừa đi vừa hát trong sân trường “Khúc hát dạo chơi”
Cô chỉ bạn gái và hỏi: đây là bạn gì? (bạn gái)
Tại sao con biết đây là bạn gái? (tóc bạn dài, bạn mặc áo đầm)
Đúng rồi, đây là bạn gái, cô cho các con nhặt lá cây xếp hình thành bạn gái nhé!
Cả lớp đi nhặt lá cây
Cô hướng dẫn trẻ xếp: đầu, cổ, mình, hai tay, hai chân (tóc dài)
Các con xếp hình bạn gái rất đẹp. 
à Giáo dục, các lá cây này bé nhặt bỏ vào giỏ rác cho đẹp trường lớp, nhớ không được xả rác trong sân trường.
* Hoạt động 2: Bé chơi cùng quả bóng
- Cho trẻ chơi trò chơi “Đuổi bóng”
* Hoạt động 3: Bé chơi tự do!
- Cho trẻ chơi tự do cô theo dõi nhắc nhở trẻ
- Trẻ vẽ tự do
Thứ 6: “ Nhặt lá cây xếp hình bạn”
- Trẻ biết mình đang xếp hình bạn trai hay bạn gái
- Trẻ xếp khéo léo hình bạn
- Giáo dục trẻ, chơi hoà đồng với bạn. Nhắc nhở trẻ không xả rác trong sân trường
- Sân rộng, sạch
- Lá cây trong sân trường
 * Hoạt động 1: Bé thật khéo tay!
- Trẻ vừa đi vừa đọc thơ “Dung dăng dung dẻ” đến chỗ thích hợp cô cho trẻ ngồi xem tranh và hỏi:
Cô vẽ ai? (bạn trai, bạn gái)
Gọi cháu lên chỉ bé trai, bé gái (2-3 bé)
Bé trai tóc thế nào? (tóc ngắn)
Bé gái tóc thế nào? (tóc dài)
Trong tranh có mấy bạn? (1-2 bạn)
Hôm nay, cô và các con cùng xếp hình bạn mà mình thích nhé!
Cô theo dõi, hướng dẫn trẻ, gợi hỏi trẻ con thích bạn nào? Bạn là bạn gái hay bạn trai? Thế mình phải xếp thế nào?.
à Giáo dục trẻ, phải biết chơi hoà đồng với bạn, khi chơi xong phải biêt nhặt lá cây bỏ vào thùng rác giữ sân trường sạch đẹp nhé!
* Hoạt động 2: Ai tài hơn?!
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn”
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Trẻ vẽ theo ý thích cô theo dõi gợi ý cho trẻ
- Trẻ chơi tự do cô chú ý theo dõi trẻ chơi
NS: 19/9/2011
ND: 26/09/2011
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đi Theo Đường Hẹp
I. Mục đích – Yêu cầu:
Trẻ biết đi trong đường hẹp, tập động tác thể dục chính xác.
Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng
- Giáo dục trẻ yêu thích bài tập nhằm phát triển các cơ khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Slide ảnh các bé tập thể dục
- 2 vạch làm đường hẹp có hoa bố trí 2 bên, sân rộng.
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
1. Khởi động: Bé khoẻ!
- Cho trẻ xem các slide về ảnh bé tập thể dục.
- Cho trẻ chạy tại chỗ trên 10 đầu ngón chân
- Trẻ chú ý xem
- Trẻ thực hiện
2.
2. Trọng động: Bé ơi đi khéo
 * Bài tập PT.CHUNG
Hô hấp ĐT3 “Thổi nơ bay” (4l)
TH: Hai tay để trước miệng, thổi mạnh.
Tay vai ĐT4 “Xoay cổ tay” (4l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Đưa hai tay ra trước xoay cổ tay.
Chân ĐT2 “Làm chú bộ đội”
 (cơ nhấn mạnh 6l x 2n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
TH: Trẻ giậm chân tại chỗ và hô: “Một hai chú bộ đội đi đều”.
Bụng lườn ĐT3 “Quay trái quay phải” (4l x 2n)
TTCB: Hai tay chống hông, chân rộng bằng vai
TH: Quay người sang trái, quay người sang phải
Bật ĐT1 “Bật tại chỗ” (4l)
TTCB: Hai tay chống hông
TH: Bật tại chỗ
* VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
 Đi theo đường hẹp
Các con ơi! Sáng nay, bạn búp bê cĩ đến lớp mình rủ các con đến nhà bạn ấy chơi, đường đến nhà bạn búp bê hẹp mà bạn ấy vừa trồng hai hàng hoa rất đẹp ở hai bên đường vào nhà nữa. Vì vậy, các con đi phải cẩn thận kẻo giẫm vào hoa của bạn nha.
 - Cô làm mẫu lần 1 chính xác
Cô làm mẫu lần 2 + giải thích
 TTCB: đứng tự nhiên trong đường hẹp cô vẽ sẵn, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ đi tự nhiên phối hợp chân tay nhịp nhàng (khi đi mắt nhìn thẳng về trước đầu không cúi)
 Các con đi trong đường hẹp không được đạp lên lằn vạch kẻo làm hỏng hoa của bạn búp bê vừa trồng. Đến nhà búp bê các con nhớ chào bạn búp bê nha!
Cô cho 2 bé lên làm thử
Trẻ thực hiện (1 lần 4 bé)
Cô theo dõi động viên trẻ thực hiện đúng
* TCVĐ _ Mèo và chim sẻ
Bạn búp bê xuất hiện, các bạn đi theo đường hẹp rất giỏi, để thưởng cho các bạn, mình đã chuẩn bị một trò chơi rất vui tặng các bạn đó.
Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các chú chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chì được bắt chim sẻ ở ngồi vịng trịn.
 - Cách chơi: chọn một bạn làm mèo ngồi ở một gĩc lớp, cách tổ chim sẻ 3 – 4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích” (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khi nghe mèo kêu “meo, meo, meo” thì các chú chim sẻ phải nhanh chĩng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải thay bạn làm mèo. Chim sẻ kiếm ăn khoảng 30 giây thì mèo xuất hiện.
Trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét, khen trẻ
- Trẻ thực hiện
- Chú ý theo dõi
- Lắng nghe cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
3.
3. Hồi tĩnh: Hít vào thở ra nào!
- Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
NS:19/9/2011
ND: 26/09/2011
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đố Bạn Tôi Đang Thế Nào?!
( Trò chuyện qua tranh ảnh tìm hiểu nhận biết
những cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi)
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tranh ảnh bé trai, bé gái, biết bạn vui, buồn, tức giận, sợ hãi
- Rèn cho trẻ có thói quen hành vi tốt trong học tập và mọi hoạt động 
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ nhau
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, slide một số tranh ảnh bé trai, bé gái thể hiện qua nét mặt vui, buồn, tức giận, sợ hãi.
- Tích hợp: LQVH, âm nhạc, tạo hình
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
* Hoạt động 1: Đến trường thật vui!
- Cả lớp hát bài “Vui đến trường”
Các con vừa hát bài nói về trường lớp có bạn rất vui. Vậy các con đi học đến trường gặp ai? (gặp cô, bạn)
Các con có thích đi học không nè? (dạ thích). Vào lớp cô còn kể chuyện, dạy hát, cho xem tranh ảnh và còn có nhiều trò chơi cho con chơi nữa. Hôm nay, cô cùng các con xem tranh ảnh nói về những cảm xúc buồn, vui, tức giận, sợ hãi của các bạn trai, bạn gái nhé!
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
2.
* Hoạt động 2: Cùng đoán cảm xúc của bạn nhé!
- Nhìn xem! Nhìn xem? Cô có tranh gì? Bạn này như thế nào? Cô nói từng tranh cho trẻ biết thể hiện cảm xúc qua bức tranh đó. (vui, buồn, sợ hãi, tức giận)
Cô gọi lần lượt từng bé lên chỉ và thể hiện lại như tranh ảnh đó. (4- 5 bé)
 Cô gọi 2 bé lên thi đua nhau làm đúng theo yêu cầu của cô (1 bé thể hiện vui, 1 bé thể hiện buồn, bé nào làm đúng cô khen)
Các con xem 2 bạn: bạn nào cao, bạn nào thấp. à Giáo dục, các con biết không bạn ăn đủ chất nên bạn cao lớn khỏe, còn bé thấp, ốm thì bé phải ăn nhiều đủ 4 nhóm thức ăn cho sức khỏe tốt và cao được như bạn nhé!
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời
- Trẻ thể hiện cảm xúc theo tranh
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ trả lời, lắng nghe cô dạy
3.
* Hoạt động 3: Cùng thể hiện cảm xúc nào?
- Cô thưởng cho cả lớp một trò chơi “Làm theo yêu cầu cô”
Cô nói: Vui – cả lớp cười
 Buồn – cả lớp thể hiện nét mặt buồn
 Sợ hãi – thể hiện nét run sợ
 Tức giận – thể hiện cử chỉ giận dữ
 (Thực hiện 1-2 lần)
- Lớp thực hiện
4. 
* Hoạt động 4: Bé thích bạn vui hay buồn?!
 - Lớp đọc bài thơ: “Bạn mới”, vào bàn ngồi, cùng vẽ, bé tự thể hiện những cảm xúc vui, buồn,..cho gương mặt tuỳ bé thích!
 - Trẻ thực hiện
 - Cô theo dõi, hỏi lại trẻ con đang vẽ gương mặt bạn vui hay buồn??? 
 - Cô nhận xét
- Trẻ đọc thơ, vào bàn ngồi 
- Trẻ thực hiện
- Trả lời câu hỏi của cô
NS:19/9/2011
ND: 27/09/2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Vẽ bằng nét xiên làm đẹp tóc bạn
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ nhận biết được đặc trưng của bạn trai, bạn gái 
(Bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài)
- Luyện kỹ năng vẽ làm đẹp tóc bạn
- Trẻ thích thú say mê ngồi vẽ à Giáo dục trẻ, biết giữ gìn thân thể, tóc tai gọn gàng, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
 - Mỗi trẻ một tranh vẽ khuôn mặt nhưng thiếu tóc, bút màu cho trẻ
- Mẫu của cô
- Máy chiếu, slide ảnh bé trai, bé gái 
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
 ² Hoạt động 1: Cùng xem nào!
- Lớp vận động bài: “Trời nắng trời mưa”. Cô và trẻ cùng trú mưa. Cô cho trẻ xem một số hình ảnh bé trai, bé gái xinh xắn.. à Để xinh như bạn thì các con phải ăn uống đủ chất, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, gọn gàng nha! 
- Có 2 bé còn thiếu tóc cơ nhờ 2 bạn lên làm cho tóc 2 bé hoàn chỉnh.
- Cô hỏi trẻ có thích được như 2 bạn vừa rồi giúp các bé có tóc hoàn chỉnh không? Cùng cô vẽ nét xiên làm đẹp tóc bạn nha!
- Lớp hát vận động
- Cùng xem hình ảnh
- Trẻ tham gia trò chơi
2.
² Hoạt động 2: Để bé vẽ đẹp
 Cô hướng dẫn trẻ vẽ, với bạn trai cô vẽ những nét xiên ngắn, với bạn gái cô vẽ những nét xiên dài. Vẽ nét xiên, điểm bắt đầu từ đỉnh đầu. Vẽ đều cho đẹp..
- Chú ý lắng nghe
3.
 ² Hoạt động 3: Bé là hoạ sĩ
 - Trẻ đọc bài thơ, rồi vào bàn ngồi:
“ Bé vẽ nét xiên
Làm đẹp tóc bạn
Bạn trai nét ngắn
Bạn gái nét dài
Bé vẽ đều tay
Ai thấy cũng phải
Trầm trồ ngợi khen!”
- Trẻ thực hiện
- Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. Cô theo dõi, động viên trẻ thực hiện
- Trẻ đọc thơ, vào bàn ngồi vẽ
4.
² Hoạt động 4: Sản phẩm của bé
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Lớp hát, vận động bài: “Múa cho mẹ xem”. Trẻ nhận xét sản phẩm, nói rõ lí do mình thích sản phẩm đó.
- Cô nhận xét chung, khuyến khích trẻ vẽ yếu vẽ tốt hơn.
Kết thúc
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ hát vận động 
- Nhận xét sản phẩm bạn
NS:19/9/2011
ND: 28/09/2011
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đi học về
I. Mục đích – Yêu cầu:	
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hứng thú nghe cô hát: “Cho con”
- Biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát.
- Giáo dục trẻ khi đi học về phải biết chào ông bà, cha mẹ,..những người lớn trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Rối bé Bo, mũ chóp 
- Máy chiếu, slide ảnh gia đình bé có ba, mẹ yêu thương chăm sóc
Tích hợp: MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.
 * Hoạt động 1: Trò chuyện cùng Bi
- Rối bé Bo xuất hiện vừa đi vừa hát: “Đi học về là đi học về, em vào nhà, em chào cha mẹ..”, Bo chào các bạn, các bạn có biết không nay Bo đã 3 tuổi rồi đấy, Bo đang trên đường đi học về nè. Thế các bạn mấy tuổi mà đến trường học rồi vậy? Lớp các bạn học là lớp gì? Cô giáo có dạy các bạn khi đi học về phải thưa cha mẹ không? Thôi Bo phải về kẻo cha mẹ trông..!
- Cô cũng biết 1 bài hát dạy cho chúng ta phải biết lễ phép khi đi học về phải biết chào cha mẹ nữa đấy các con, cô sẽ hát cho các con nghe nhé!
- Chú ý theo dõi.trẻ cùng trò chuyện với bạn Bo, trả lời những câu hỏi của bạn
- Lắng nghe cô
2.
* Hoạt động 2: Nào cùng hát và vận động nhé!
 ì Dạy hát: Đi học về
Cô hát lần 1, nói tóm nội dung: “Khi đi học về bé lễ phép chào cha, mẹ nên được cha khen, mẹ yêu” 
Cô hát lần 2, trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
Cả lớp hát cùng cô 1-2 lần
Chơi trò chơi nhạc trưởng: cô đánh 1 tay về phía nào thì tổ đó hát cô đánh 2 tay cả lớp cùng hát (1,2 lần)
 - Cô mời cá nhân xung phong hát
ì Vận động:
 Cô hát vận động lần 1
 Cô hát vận động lần 2, kết hợp giải thích từng động tác:
 + “Đi học về là đi học về”_ 2 tay vịn vai làm động tác như đang đeo cặp kết hợp dặm chân.
 + “Em vào nhà, em chào cha mẹ” _ làm động tác khoanh tay lại rồi cúi đầu chào
 + “Cha em khen, rằng con rất ngoan”_ tay chỉ qua trái, qua phải theo nhịp
 + “Mẹ âu ếm, hôn lên má em”_ chéo tay ngang ngực, chuyển 2 tay chỉ lên má.
Lớp hát vận động cùng cô
Tổ thực hiện (mỗi tổ 1 lần)
Nhóm thực hiện (1-2 nhóm)
Cá nhân xung phong (1-2 bé)
à Giáo dục các con khi đi học về gặp người lớn phải biết lễ phép chào hỏi như vậy mới là bé ngoan.
- Lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát, tổ, cá nhân hát
- Chú ý theo dõi
- Chú ý theo dõi
- Lắng nghe giải thích
- Trẻ hát vận động
3.
* Hoạt động 3: Mê say nghe hát
 ì Nghe hát: Cho con_ Nhạc và lời: 
- “Dung dăng dung dẻ. Vui vẻ đi chơi. Đến chỗ cùng ngồi. Ngồi xem ngoan nhé!”. 
Nhìn xem cô có tranh gì? (Trẻ được xem các slide hình ảnh gia đình bé)
Gia đình bé Nam trong tranh có mấy người? 
Ba, mẹ đang làm gì?
à Ba mẹ là những người rất mực yêu thương các con, luôn dành cho các con những gì tốt đẹp nhất. Vì vậy, các con phải biết yêu thương cha mẹ của mình nhé. Sau đây cô sẽ hát tặng các con bài hát “Cho con” để các con càng thấy được sự yêu thương của cha mẹ dành cho các con
Cô hát lần 1 – hát lần 2 có minh họa
Nghe máy 1 lần
Cô vừa hát con nghe bài gì? 
Nhạc và lời của ai? 
- Trẻ vừa đi vừa đọc đồng dao
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
4.
* Hoạt động 4: Bạn nào đoán giỏi ?!!
 ì TCÂN: “Đoán tên bạn hát”
 - Cô hướng dẫn cách chơi: Cô chỉ định 1 trẻ lên nhắm mắt lại. Cô gọi 1 bé lên hát. Bé mở mắt ra đoán tên bạn hát tên gì? Bạn nói đúng được cô khen
 - Trẻ thực hiện 3-4 lần
 - Cô theo dõi, nhận xét trẻ 
Kết thúc
- Lắng nghe cô phổ biến luật
- Tham gia trò chơi
NS:19/9/2011
ND: 29/09/2011
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Phân biệt màu sắc đồ chơi theo sở thích
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số đồ chơi theo sở thích
- Trẻ biết để đúng theo hình dạng: vuông, tròn, tam giác
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi sạch, chơi xong biết cất đúng nơi quy định	
II. Chuẩn bị:
 - Đồ chơi có màu sắc cơ bản, các hình vuông, tròn, tam giác
- Máy chiếu, slide ảnh 
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ
III. Tiến hành:

File đính kèm:

  • docBAN_THANT2.doc