Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Bé tìm hiểu về mưa

1. Ổn định tổ chức

Cả lớp hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”

- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì?

- Hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về mưa nhé.

2. Nội dung chính

a. Khám phá tìm hiểu đối tượng

* Khám phá một số dấu hiệu của mưa.

- Các con biết gì về mưa? Ai kể về mưa cho cô nghe?

- Cho trẻ xem hình ảnh về trời mưa (slide.).

- Các con vừa xem những hình ảnh gì? Đây là trời mưa như thế nào? (Dừng ở slide mưa nhỏ).

- Cô miêu tả: Khi trời mưa nhỏ hạt mưa nhỏ, thưa, tiếng mưa rơi như thế nào? “Tí tách, tí tách”. .).

- Vậy khi mưa to có gì khác?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Bé tìm hiểu về mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khám phá khoa học
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
Đề tài: Bé tìm hiểu về mưa.
Lứa tuổi : Mẫu giáo bé(3 – 4 tuổi)
Giáo viên: 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết Mưa là một hiện tượng tự nhiên. Và biết một số dấu hiệu kèm theo khi có mưa: Gió, mây, sấm , chớp.
 - Biết một số lợi ích và tác hại của mưa.
2. Kĩ năng
 - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trả lời to, rõ ràng, đủ câu.
 - Ôn hát: cho tôi đi làm mưa với.
3. Giáo dục
 - Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ.
 - Khi gặp mưa phải biết mặc áo mưa, che ô, trú mưa.
II. CHUẨN BỊ	
 - Một số hình ảnh về trời mưa, sấm chớp, lũ lụt.
 - Máy vi tính.
 - Hai bảng cao, nhạc không lời.	
 - Lô tô về gió, nắng, cầu vồng, chớp. 
II. CÁCH TIẾN HÀNH
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
Cả lớp hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì? 
- Hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về mưa nhé.
2. Nội dung chính
a. Khám phá tìm hiểu đối tượng
* Khám phá một số dấu hiệu của mưa.
- Các con biết gì về mưa? Ai kể về mưa cho cô nghe?
- Cho trẻ xem hình ảnh về trời mưa (slide...). 
- Các con vừa xem những hình ảnh gì? Đây là trời mưa như thế nào? (Dừng ở slide mưa nhỏ).
- Cô miêu tả: Khi trời mưa nhỏ hạt mưa nhỏ, thưa, tiếng mưa rơi như thế nào? “Tí tách, tí tách”. ...).
- Vậy khi mưa to có gì khác?
- Khi sắp mưa bầu trời trông như thế nào? (Hình ảnh mây đen)
- Khi mưa to con còn thấy những gì?
(xem hình ảnh về mây đen, gió bão. chớp. Slide)
- Khi trời mưa kèm theo gió bão sấm chớp được gọi là cơn giông.
- Khi gặp trời mưa thì chúng mình nên làm gì ?
- Khi trời mưa giông, sấm chớp chúng mình có nên chơi ngoài mưa không?
-> Giáo dục trẻ khi gặp trời mưa nên che ô, mặc áo mưa, hoặc tìm chỗ tránh.
* Trò chuyện về ích lợi và tác hại của mưa.
- Các con thử nghĩ xem nếu không có mưa thì sao ?
cho trẻ xem hình ảnh về hạn hán, cháy rừng do thiếu mưa (slide...). Khi không có mưa điều gì xảy ra?
- Vậy mưa lợi hay có hại ?
- Cả hai câu trả lời của các con đều đúng.
- Mưa có lợi như thế nào?
Cho xem slide về ích lợi của mưa (cây xanh tốt, nảy lộc, nông dân có nước cày cấy) 
- Mưa như thế nào là có hại ?
- Khi mưa to kéo dài thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
(cho xem slide về mưa bão, lũ lụt ngập nhà cửa)
* Khái quát:
- Mưa vừa có lợi vừa có hại. Mưa vừa, mưa ngắn ngày nhất là sau những ngày nắng nóng mưa sẽ giúp cây cối tốt tươi, giúp ích cho muôn loài trên trái đất. Ngược lại khi mưa to, mưa giông lâu ngày sẽ gây ra lũ lụt, ngập nhà cửa, ruộng đồng, gây nguy hiểm cho con người.
- Chơi trò chơi “trời nắng, trời mưa”.
* Mở rộng:
- Mưa được gọi là một hiện tượng tự nhiên, ngoài mưa ra còn có nhiều hiện tượng khác như: Nắng, mây, cầu vồng, núi lửa, động đất. (Cho xem slide... về nắng, mây, lửa...)
b. Trò chơi củng cố: 
* Trò chơi 1: Làm 
- Mưa: làm động tác mưa rơi
- Gió thổi: Đưa tay lên cao nghiêng người sang hai bên
- Sấm: Đưa hai tay ra trước
- Tiến hành cho trẻ chơi 
* Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi “Đội Mặt trời và Đội Cầu vồng”. Mỗi đội chia làm 2 lượt chơi, mỗi lượt 4 bạn. Nhiệm vụ của các con là mỗi bạn chạy lên chọn 1 hình ảnh về mưa và đồ dùng khi trời mưa gắn lên phần bảng của đội mình. Các nhóm còn lại sẽ đứng cổ vũ. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào chọn và gắn được nhiều lô tô về trời mưa hơn đội đó chiến thắng. 
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức.
Mỗi bạn lên chơi chỉ được gắn một lô tô lên bảng. Khi bạn gắn xong chạy về cuối hàng, thì bạn tiếp theo mới được chạy lên.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô nhận xét trẻ chơi sau mỗi lần chơi
- Cô thông báo kết quả chơi và khen ngợi hai đội. Trao phần thưởng.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét chung, khen ngợi trẻ.
-Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
Trẻ đứng quanh cô hát và vận động theo ý thích.
Nói về hiện tượng mưa
Trả lời theo sự hiểu biết
Trẻ trả lời.
Trả lời theo sự hiểu biết,suy luận
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Chơi 1 lần
Đứng tại chỗ chơi theo sự hướng dẫn của cô
Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn.
Trẻ tham gia trò chơi.
Trẻ tìm bạn và chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_MGB_MTXQ_KP_ve_mua.doc
Giáo án liên quan