Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề nhánh I: "Nước và mùa hè"

ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG

- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng

- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm

- Tập đồng diễn theo đĩa bài bài: " Bé yêu biển lắm"

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH

PTNN: Đa số trẻ chưa biết

Truyện: Giọt nước tý xíu

I. Mục đích- Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện “ Giọt nước tý xíu”

- Trẻ biết được quá trình tạo mưa

2.Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

- Trẻ biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong truyện

- Phát triển kĩ năng suy đoán, tưởng tượng có ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc

3.Thái độ:

- Giáo dục cháu biết yêu quý thiên nhiên.

- Khi đi dưới mưa phải biết mặc áo mưa hoặc đi ô.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề nhánh I: "Nước và mùa hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt. Rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn, tự tin.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích bài tập. Biết phối hợp với bạn qua trò chơi.
- Có ý thức thực hiện theo hiệu lệnh của cô.    
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻ chơi vui, đúng luật.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Sân tập rộng rãi,sạch sẽ	
- Trang phục gọn gàng.
- Tâm thế thoải mái
- 10-15 túi cát
- Trang phục gọn gàng.
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức ( 1-2 phút)
- Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về biển vào mùa hè.
2. Nội dung.
2.1. Hoạt động 1: Khởi động( 2-3 phút)
 - Cô cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
2.2. Hoạt động 2: Trọng động ( 10-15 phút)
* Bài tập phát triển chung ( 3-4 phút)
- Cô cho trẻ tập các động tác ứng với lời ca với bài hát “ Bé yêu biển lắm”
* Tay: 2 “ Từ: “ Biển to quácá sấu kia kìa”
* Chân: 2: Từ : “Ngoài khơicó biết không nào”
* Bụng: 2 Từ : “Biển to quácá sấu kia kìa”
* Bật: 2 Từ : “Ngoài khơicó biết không nào ”
 * Vận động cơ bản: Ném trúng đích ( 6-7 phút)
 - Các con nhìn xem trên tay cô có gì?
  - Hôm nay cô sẽ dạy vận động mới đó là " Ném trúng đích – nhảy lò cò" bây giờ cô sẽ thực hiện vận động ném xa - nhảy lò cò trước nhé. 
  - Hỏi lại trẻ tên vận động.
 * Cô làm mẫu:
  - Làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác
  - Làm mẫu lần 2 : Kết hợp giải thích kỹ thuật
+ Tư thế chuẩn bị: Cô đứng ở tư thế chuẩn bi. Khi có hiệu lệnh cô ném túi cát về phía trước sau đó cô nhảy lò cò bằng 2 chân đến nhặt túi cát và đi về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3 vừa làm vừa giải thích động tác khó ( Chú ý những trẻ yếu hơn).
Hỏi trẻ cô vừa thực hiện bài tập vận động gì ?
 - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
* Trẻ thực hiện
 -Cô cho 2 trẻ khá lên thực hiện 
- Cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện
- Cô cho trẻ thi đua tổ, nhóm.
 Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
2.2: Trò chơi “ Trời nắng trời mưa”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh (1-2 phút)
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 lần làm chim bay
- Trẻ quan sát
- Trẻ đi,chạy theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập và đứng thành vòng tròn, tập 2-3 lần
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giải thích kỹ thuật.
- Trẻ chú ý quan sát
- Bài tập ném trúng đích -nhảy lò cò
- 2 trẻ khá lên thực hiện
- Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 
- Tổ, nhóm lên thi.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được ban ngày nắng, có mặt trời chiếu sáng và ích lợi của ánh nắng mặt trời 
- Biết cách chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”.
2.Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ,thoáng mát
- Trang phục gọn gàng
- Thơ “ Ông mặt trời óng ánh”. 
3.Tiến hành
Cô cho trẻ đọc thơ “ Ông mặt trời óng ánh”
Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì?
Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
Các con thường thấy ông mặt trời ở đâu?
Ông mặt trời thường xuất hiện vào lúc nào?
Cô gợi ý cho trẻ quan sát mặt trời,cây cỏ
Các con có biết khi mặt trời lên có ánh nắng và tác dụng của ánh nắng với chúng ta không?
Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng,mùa hè phải tắm gội, thay quần áo thường xuyên.
II. Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng
III. Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Quầy hàng bán các loại nước giải khát, các loại hoa quả mùa hè, các loại quần áo mùa hè.
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng công viên nước
- Góc học tập: Hoàn thành vở toán, xem tranh về mùa hè...
- Luyện nhận biết một số hình đã học, hoàn thành vở toán
- Xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: - Hát múa các bài hát về chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Vẽ, tô màu, nặn tạo các bức tranh về nước và 1 số hiện tượng tự nhiên
- Góc thiên nhiên: Chơi thả thuyền
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tập một số bài hát trong chủ đề
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời một số bài hát: Bé yêu biển lắm..
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn cơ thể sạch sẽ thoáng mát.
2. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát: Bé yêu biển lắm..
3.Tiến hành: Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm “nước và mùa hè”.
- Giới thiệu các bài hát, tên tác giả, tập cho trẻ hát.
- Cô hát mẫu 1-2 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể.
II. Chơi tự chọn: Cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cô bao quát trẻ trong quá trình chơi
III. Vệ sinh - nêu gương cuối ngày - trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.
Thứ 3 ngày 07 tháng 04 năm 2015
ĐÓN TRẺ CHƠI TỰ CHỌN THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm
- Tập đồng diễn theo đĩa bài bài: " Bé yêu biển lắm"
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH: 
Trò chuyện về ích lợi của nước 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết 1 số nguồn nước có trong tự nhiên: Nước mưa, giếng, sông, ao, biển..
- Trẻ biết một số ích lợi của nước đối với con người, động vật, cây cối như : nước dùng để tắm, giặt, uống, tưới cây và là môi trường sống của 1 số động vật : cua, cá, tôm
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng phát âm rõ lời, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Khả năng quan sát cho trẻ. 
 - Rèn luyện kỹ năng phân biết tiếng nước chảy, mưa to, mưa nhỏ.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết quý trọng, tiết kiệm nước.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Trang phục gọn gàng 
- Nhạc bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Hình ảnh slide về ích lợi của nước.
- Tâm thế thoải mái
- Trang phục gọn gàng
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức - gây hứng thú ( 1-2 phút)
 - Cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì?
- Nước mưa có từ đâu nhỉ?
- Nước mang ích lợi đến cho con người, động vật, cây cối. Vậy muốn biết nước mang lại lợi ích như thế nào? Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé !
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Trò chuyện - quan sát - đàm thoại về nước ( 12 - 15 phút )
- Các con nhìn thấy nước ở những đâu?
- Chúng ta thường sử dụng nước để làm gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh con người sử dụng nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- Khi uống nước các con nhớ điều gì?
* Cô khái quát lại : Nước có ở khắp mọi nơi, có ở ao, hồ, sông, suối, thác,nước rất cần thiết đối với mỗi chúng ta vì nước dùng để uống, cho mẹ nấu cơm, lau nhà, để cho chúng mình đánh răng, rửa mặt, tắm rửa. Sau 1 ngày vui chơi học tập ở trường, chiều về các con tắm rửa thường xuyên, nếu không tắm rửa thay quần áo các con có cảm giác như thế nào? 
- Cây cối có cần nước không? Vì sao?
- Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về vai trò của nước với thực vật.
- Nếu cây không được tưới nước thường xuyên thì sẽ như thế nào?
 * Cô khái quát lại : Cây cũng rất cần nước đấy các con ạ, nếu không có nước đất khô nứt nẻ, cây chết, héo. Muốn cây luôn xanh, tươi tốt và phát triển phải có đủ nước, không khí và ánh sáng.
- Các con vật có dùng nước không nhỉ?
Những con vật nào sống dước nước? 
- Điều gì sẽ xẩy ra khi các con vật này không ở trong môi trường nước?
- Các con vật ở dưới nước rất cần nước để sống, còn các con vật khác thì sao? Chúng cần nước để làm gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về vai trò của nước với động vật..
=> Giáo dục: Nước rất cần thiết đối với con người và cả các loại vật, cây cối. Vì thế chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch để không bị ô nhiễm. Đặc biệt, chúng ta phải dùng tiết kiệm, không xả nước lẵng phí.
2.2 Hoạt động 2: Trò chơi ( 5-6 phút)
+ Trò chơi: " Kể đủ 3 thứ"
Khi cô nói "Nước dùng để làm gì? " Trẻ sẽ kể 3 ích lợi của nước. Bạn nói sau không được kể về tác dụng của nước mà bạn trước đã kể.
+ Trò chơi : "Thi ai nhanh hơn"
Cho 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn, nhảy bật qua 3 vòng lên gạch chéo những việc làm không đúng khi sử dụng nước.
- Cho trẻ kiểm tra, sửa sai.
- Trò chơi :" Mưa to, mưa nhỏ"
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: Chơi trò chơi " Pha nước chanh"
- Cả lớp hát
- “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Trên trời rơi xuống 
- Vâng ạ.
- Ở ao, giếng.
- Để nấu ăn, tắm giặt.
- Trẻ xem
- Tiết kiệm nước
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ xem hình ảnh
- Cây héo..
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Cá, tôm
- Sẽ chết
- Để uống.
- Nước sông..
- Trẻ lắng nghe
- Ngày 20-11
- Trẻ lắng nghecô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi trò chơi và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát cách chăm sóc cây, tưới cây 
1.Yêu cầu : 
- Trẻ biết lợi ích của nước đối với đời sống con người, động vật, cây cỏ...
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ , thoáng mát , Thùng nước, dao xới đất, bồn cây hoa, rau
3.Tiến hành :
- Cô cho trẻ chuẩn bị lấy các dụng cụ tưới nước đi ra bồn cây hoa , cây rau
- Cô hỏi : Muốn cây được xanh tốt thì chúng mình phải làm gì?
- Cô làm động tác vun, xới , tưới nước. ( trẻ quan sát)
- Nếu không tưới nước cho cây thì cây sẽ như thế nào?
- Thiếu nước chuyện gì sẽ xẩy ra với cây?
- Nước có ích lợi gì? Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Cô tổ chức cho trẻ tưới cây, chăm sóc cây.
=> Giáo dục: trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch, không xả nước bừa bãi.
II.TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
III. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
 HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Quầy hàng bán các loại nước giải khát, các loại hoa quả mùa hè, các loại quần áo mùa hè.
- Góc xây dựng- lắp ghép: Xây dựng công viên nước
- Góc học tập: Hoàn thành vở toán, xem tranh về mùa hè...
- Luyện nhận biết một số hình đã học, hoàn thành vở toán
- Xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: - Hát múa các bài hát về chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Vẽ, tô màu, nặn tạo các bức tranh về nước và 1 số hiện tượng tự nhiên
- Góc thiên nhiên: Chơi thả thuyền
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi "Thả đỉa ba ba"
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi, thuộc lời ca.
2. Chuẩn bị
- Lời ca " thả đỉa ba ba"
3. Tiến hành:
+ Cô phổ biến cách chơi: 
- Cho 5 - 7 trẻ ngồi thành vòng tròn, cùng đọc lời ca, cứ đọc mỗi tiếng lại đập nhẹ tay vào vai bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy sẽ làm " đỉa ". Khi chơi các con " Đỉa" đứng ở giữa "sông". Các trẻ khác đứng ở ngoài vạch kẻ ( bờ sông). Tìm cách lội qua "sông" sao cho con "đỉa" không bắt được .
+Luật chơi: Cháu làm " đỉa" tìm cách bắt người qua sông.
Ai bị " đỉa " bắt sẽ đổi vai làm " đỉa"
- Lần lượt cho 4-5 trẻ chơi trò chơi. Cô động viên khuyến khích trẻ. 
II. Chơi tự chọn: Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh – nêu gương cuối ngày- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4 ngày 08 tháng 04 năm 2015
ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm
- Tập đồng diễn theo đĩa bài bài: " Bé yêu biển lắm"
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN: Đa số trẻ chưa biết 
Truyện: Giọt nước tý xíu
I. Mục đích- Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện “ Giọt nước tý xíu”
- Trẻ biết được quá trình tạo mưa 
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong truyện 
- Phát triển kĩ năng suy đoán, tưởng tượng có ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
3.Thái độ:
- Giáo dục cháu biết yêu quý thiên nhiên.
- Khi đi dưới mưa phải biết mặc áo mưa hoặc đi ô.
II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Slide câu chuyện “ Giọt nước tý xíu”
- Phim hoạt hình “ Giọt nước tý xíu”
- Tâm thế thoải mái
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức - gây hứng thú ( 1-2 phút)
- Cho trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Các con có biết mưa có từ đâu?
- Để biết được mưa có từ đâu hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “ Giọt nước tý xíu” nhé.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Cô kể chuyện “ Giọt nước tí xíu” diễn cảm ( 4-5 phút).
- Cô kể chuyện diễn cảm lần 1
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? 
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
 Cô vừa kể xong câu chuyện“Giọt nước tí xíu”.
 rồi đấy.
2.2: Hoạt động 2: Đàm thoại - Trích dẫn - Làm rõ ý ( 6- 7 phút).
+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? 
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Hằng ngày Tí Xíu và các bạn làm gì?
=> Trích: “ Tý Xíu là một giọt nước...ánh nắng chan hòa”
 Bạn Tí Xíu là 1 giọt nước, vào 1 buổi sáng đẹp trời Tí Xíu và các bạn chơi đùa trên sóng biển rất vui vẻ. 
- Chuyện gì đã xảy ra cho Tí Xíu và các bạn?
- Làm thế nào để Tí Xíu có thể bay lên?
=> Trích: “ ông mặt trời cất lên...mẹ chờ con trở về”
Ông mặt trời đã rủ Tí Xíu đi chơi và biến Tí Xíu thành Mây để Tí Xíu có thể bay lên được.
- Cô gió đưa Tí Xíu và các bạn đi đâu?
=> Trích: “ Tý Xíu nhập bọn...thổi tới”
Nhờ có cô Gió thổi đã đưa Tí Xíu bay nhẹ nhàng qua những dòng sông..
+ Vào đất liền Tí Xíu cảm thấy như thế nào?
=> Trích : “ Tý Xíu và các bạn...đến hết”
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện “ giọt nước Tý Xíu”, bạn nào cho cô biết quá trình tạo mưa như thế nào?
Để có được những cơn mưa thì giọt nước phải trãi qua cuộc hành trình: Từ giọt nước ngoài biển cả, bốc hơi rồi tụ lai thành những đám mây gặp không khí lạnh tạo thành những giọt nước li ti và rơi xuống gọi là mưa, mưa giúp cho con người có nước dùng trong sinh hoạt, tưới mát cho cây cối.
=> Giáo dục: Mưa rất có ích cho chúng ta, không có mưa trời sẽ khô cằn nhưng nếu trời mưa nhiều quá thì sẽ gây ra những thiệt hại cho con người. Khi rời mưa thì các con có được đi dưới mưa không? Nếu đi dưới mưa thì ta phải làm gì?
3. Hoạt động 3: Xem hoạt hình “ Giọt nước tý xíu”
 ( 2-3 phút)
- Cho trẻ xem phim hoạt hình “ Giọt nước tý xíu” trên máy vi tính
- Cả lớp hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- Câu chuyện “Giọt nước tí xíu”.
- Trẻ lắng nghe
- Giọt nước tý xíu
- Tý xíu, ông mặt trời, cô gió..
- Vui đùa cùng các bạn sóng...
- Ông mặt trời rủ tý xíu và các bạn cùng đi chơi
- Cô gió đưa tý xíu và các bạn qua những dòng sông lấp lánh..
- rất lạnh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem phim
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Vẽ mưa rơi
1.Yêu cầu:
- Trẻ vẽ được các nét thẳng dài và những nét thẳng ngắn từ trên xuống tạo thành hạt mưa rơi
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi 
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Phấn
3. Tiến hành
 Cho trẻ gần cô hát bài " Cho tôi đi làm mưa với"
- Hỏi trẻ : Các con vừa hát bài hát gì ? Bài hát nói về hiện tượng thiên thiên gì?
- Các con đã thấy trời mưa chưa? 
- Khi trời mưa nước mưa từ đâu rơi xuông?
- Trời mưa to các con thấy hạt mưa như thế nào?
- Còn trời mưa nhỏ thì hạt mưa ra sao?
- Hôm nay cô cùng các con vẽ trời mưa nhé !
- Cô vẽ mẫu cho trẻ xem.
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ.
- Cô đi đến từng trẻ hỏi trẻ đang vẽ gì ? vẽ như thế nào ? 
- Trẻ vẽ cô quan sát gợi cho trẻ vẽ 
=> Giáo dục: Trẻ không chơi dưới trời mưa.
II. Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng 
III. Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Quầy hàng bán các loại nước giải khát, các loại hoa quả mùa hè, các loại quần áo mùa hè.
- Góc xây dựng - lắp ghép: Xây dựng công viên nước
- Góc học tập: Hoàn thành vở toán, xem tranh về mùa hè...
- Luyện nhận biết một số hình đã học, hoàn thành vở toán
- Xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: - Hát múa các bài hát về chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Vẽ, tô màu, nặn tạo các bức tranh về nước và 1 số hiện tượng tự nhiên
- Góc thiên nhiên: Chơi thả thuyền
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện về ích lợi của nước
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết một số ích lợi của nước đối với con người, động vật, cây cối như : nước dùng để tắm, giặt, uống, tưới cây và là môi trường sống của 1 số động vật : cua, cá, tôm
- GD trẻ biết tiết kiệm nước khi sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
2. Chuẩn bị: - Slide1 : nguồn nước như : nước ao, hồ, sông, biển
- Slide 2 : con người đang sử dụng nước : tắm, rửa mặt. đánh răng, uống
- Slide 3 : cây cối, động vật như : cua, tôm, cákhi có nước và không có nước.
3. Tiến hành : - Cô và trẻ hát bài '' Cho tôi đi làm mưa với ''
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? Nước mưa có từ đâu nhỉ? Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về ích lợi của nước nhé!
Trình chiếu màn hình power point cho trẻ xem tranh và cùng đàm thoại với trẻ về những bức hình trong tranh.
=> Giáo dục: Trẻ biết tiết kiệm nước khi sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
II. Chơi tự chọn
Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh- nêu gương cuối ngày- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 09 tháng 04 năm 2015
ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Nước và mùa hè”
- Cho trẻ về chơi ở các góc chơi
- Tập với bài: " Bé yêu biển lắm”.
CHƠI TỰ CHỌN
- Cho trẻ về chơi ở các góc chơi
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM: Tạo hình theo đề tài
Vẽ mưa
I. Mục đích- Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dùng nét thẳng ngắn, thẳng dài, nét xiên để vẽ mưa.
- Biết được lợi ích của mưa.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng sử dụng các nét thẳng dài, thẳng ngắn, nét xiên để tạo thành mưa.
- Rèn khả năng quan sát và nhận xét, luyện kỹ năng tô màu cho tranh.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và không chơi dưới mưa. Khi gặp trời mưa phải biết mặc áo mưa, che ô.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Tranh vẽ mưa to, mưa nhỏ.
- Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Trẻ sạch sẽ gọn gàng
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài ( 1-2 phút )
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”.
Khi đi dưới trời mưa các con phải che ô để không bị ướt, mưa giúp cho cây cối tốt tươi, cho ta nước để dùng,hôm nay cô cháu mình sẽ vẽ những hạt mưa nhé. 
2. Nội dung
2.1: Hoạt động 1: Quan sát tranh - đàm thoại
 ( 4-5 phút)
+ Cô cho trẻ xem tranh đàm thoại.
- Cô đưa ra ba bức tranh cho trẻ quan sát, nhận xét về các bức tranh.
+ Tranh vẽ mưa nhỏ
+ Tranh vẽ mưa to
- Tranh vẽ cảnh gì các con?
- Những hạt mưa vẽ bằng nét gì?
- Hạt mưa nhỏ ( Mưa to) cô vẽ như thế nào?
2.2: Hoạt động 2: Cô vẽ gợi ý ( 3-4 phút)
- Bây giờ các con hãy quan sát xem cô sẽ vẽ mưa cho các con xem nhé.
 - Đây là bức tranh vẽ mưa nhỏ bằng những nét thẳng ngắn và thưa. Cô đặt cho bức tranh là “ Mưa nhỏ”.
- Đây là tranh vẽ mưa to. Cô vẽ bằng những nét thẳng dài, đậm và rất dày. Cô đặt tên là “mưa to”.
2.3: Hoạt động 3: Dạy trẻ vẽ mưa (10-15 phút) 
* Trao đổi cách thực hiện:
- Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
- Con định vẽ cảnh mưa gì?
- Con sẽ vẽ mưa như thế nào?
* Trẻ thực hiện.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế.
- Khuyến khích, động viên trẻ tô cẩn thận, phát huy tính sáng tạo ở trẻ
3. Hoạt động 3: Nhận xét, Trưng bày sản phẩm 
( 2-3 phút)
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá tạo hình.
- Cho trẻ quan sát sản phẩm của mình và của bạn.
- Con thích bài của bạn nào? Vì sao?
- Con vẽ được gì? Vẽ mưa như thế nào?
- Con đặt tên cho bức tranh của mình là gì?
Cô nhận xét chung, khen ngợi những trẻ vẽ đẹp và khuyến khích, nhắc nhở những trẻ vẽ chưa đẹp cần cố gắng hơn.
Kết thúc : Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” và đi ra ngoài
- Trẻ chơi
- Trẻ xem tranh
- Vẽ mưa
- Nét thẳng, nét xiên
- Trẻ quan sát cô vẽ
- Trẻ trả lời
- Trẻ vẽ
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. HĐCMĐ: Quan sát bầu trời ban ngày
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được ngày nắng có mặt trời chiếu sáng và ích lợi của ánh nắng mặt trời.
b. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát
- Trang phục gọn gàng.
- Thơ “ Ông mặt trời óng ánh”.
c. Tiến hành
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời óng ánh”.
- Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì? Các con thường thấy ông mặt trời ở đâu? Ông mặt trời thường xuất hiện vào lúc nào?
- Hôm nay cô cháu mình cùng quan sát ông mặt trời nhé.( Cô gợi ý cho trẻ quan sát cây cỏ,mặt trời...)
- Ánh nắng mặt trời có những ích

File đính kèm:

  • docnhanh_1_nuoc_va_mua_he.doc