Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp

1, Đón trẻ - Hoạt động tự chọn - Thể dục sáng - Điểm danh (6h45 – 8h30)

- Cô đến lớp sớm , mở cửa quét dọn vệ sinh trong và ngoài lớp, sắp xếp lại ghế cho trẻ ngồi.

+ Đón trẻ: Đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, và chào các bạn, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Cô chú ý chăm sóc quan tâm đến những trẻ có sức khoẻ yếu, trẻ khá nhút nhát hoặc trẻ quá hiếu động.

+ Chơi tự do: Cho trẻ chơi trong lớp, chơi theo ý thích của trẻ ( chơi với búp bê, sâu hạt, lắp ghép hoặc xem tranh ảnh ) hoặc cô trò chuyện với trẻ.

- Cô trò chuyện hỏi trẻ: Chúng mình hãy kể về nghề xây dựng: các con cho cô biết công việc của chú công nhân là gì nào? Đồ dùng của chú công nhân là gì nào? Chúng mình hãy cùng yêu quý các chú công nhân cũng như sản phẩm mà các chú làm ra nhé!

+ Thể dục sáng: Tập với nơ các động tác theo lời ca của bài hát “ Tập làm chú bộ đội”

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHỦ NHIỆM 
Chủ đề: Nghề nghiệp 
Ngày soạn: 20/03/2015
Ngày thực hiện: 23/03/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Gv hướng dẫn: TạThị Như Mến
 Nguyễn Thị Mai
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1, Kiến thức 
 + Trẻ biết được tên gọi, dụng cụ, trang phục một số nghề. 
 + So sánh và nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau của một số nghề. 
 + Trẻ biết hát, đọc thơ về một số nghề, biết vẽ, nặn, cắt, xé, dán được dụng cụ, sản phẩm một số nghề.
+ Trẻ biết chơi các trò chơi.
2, Kĩ năng
+ Rèn cho trẻ kĩ năng thực hiện đúng nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống đúng giờ.
+ Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay.
3, Giáo dục
+ Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm điện và có thái độ không đồng tình với người không có thái độ tiết kiệm điện, lớp sạch sẽ, cất gọn đồ dùng, đồ chơi.
+ Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh than thể sạch sẽ, gọn gàng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn.
II. CHUẨN BỊ
+ Tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi về chủ đề nghề nghiệp.
+ Sách báo cũ có liên quan đến chủ đề.
+ Giấy A4, kéo, hồ dán, giấy màu, đất nặn, hộp giấy.
+ Tuyên truyền với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi.
III. TIẾN HÀNH
1, Đón trẻ - Hoạt động tự chọn - Thể dục sáng - Điểm danh (6h45 – 8h30)
- Cô đến lớp sớm , mở cửa quét dọn vệ sinh trong và ngoài lớp, sắp xếp lại ghế cho trẻ ngồi.
+ Đón trẻ: Đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, và chào các bạn, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Cô chú ý chăm sóc quan tâm đến những trẻ có sức khoẻ yếu, trẻ khá nhút nhát hoặc trẻ quá hiếu động.
+ Chơi tự do: Cho trẻ chơi trong lớp, chơi theo ý thích của trẻ ( chơi với búp bê, sâu hạt, lắp ghép hoặc xem tranh ảnh ) hoặc cô trò chuyện với trẻ.
- Cô trò chuyện hỏi trẻ: Chúng mình hãy kể về nghề xây dựng: các con cho cô biết công việc của chú công nhân là gì nào? Đồ dùng của chú công nhân là gì nào? Chúng mình hãy cùng yêu quý các chú công nhân cũng như sản phẩm mà các chú làm ra nhé!
+ Thể dục sáng: Tập với nơ các động tác theo lời ca của bài hát “ Tập làm chú bộ đội”
+ Điểm danh – báo ăn.
2. Hoạt động học ( 8h30 – 9h10 )
+ Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ.
+ Đề tài: Dạy hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
 Nghe hát: “ Bác đưa thư vui tính”.
 TCÂN: “ Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng”.
3. Chơi hoạt động ở các góc ( 9h10 – 10h )
(*) Góc xây dựng: 
- Xây dựng nhà máy, phân xưởng.
+ Yêu cầu:
- Trẻ biết xây nhà máy, phân xưởng, có cổng vào.
- Trẻ biết thể hiện vai trò của từng vai chơi, vai trò người chủ công trình xây dựng biết quán xuyến công việc và chỉ huy công trình.
- Biết kết hợp các nguyên vật liệu và ý tưởng sáng tạo của mình để xây dựng công trình.
+ Chuẩn bị:
- Hình khối xây dựng, các loại cây xanh, hàng rào, đồ chơi.
- Sỏi, que, đá, hột, hạt.
+ Tiến hành: Người chủ công trình biết quán xuyến chỉ huy người khác thực hiện. Công trình xây dựng phải theo sự chỉ huy của chủ công trình.
(*) Góc phân vai:
- Trò chơi: Bán hàng: “Cửa hàng bán dụng cụ thợ xây”.
+ Yêu cầu:
- Trẻ biết tự thoả thuận vai chơi, thể hiện tốt hành động công việc của nghề.
- Thông qua các trò chơi giúp trẻ hiểu được trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau. 
+ Chuẩn bị:
- Dụng cụ của nghề thợ xây.
+ Tiến hành:
- Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi, giới thiệu trò chơi:
Thế các con ước sau này lớn lên các con làm nghề gì? ( trẻ kể)
Hôm nay, góc phân vai chúng mình sẽ chơi bán hàng dụng cụ nghề thợ xây.
- Trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
(*) Góc nghệ thuật: 
- Vẽ, tô màu tranh nghề xây dựng.
+ Yêu cầu: Trẻ biết một số kĩ năng tô, vẽ.
+ Chuẩn bị: Tranh ảnh 1 số nghề, giấy A4, bảng, bút màu.
+ Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi, hướng dẫn trẻ cách tô màu, vẽ một số nghề, sau đó để trẻ cùng nhau chơi. Cô quan sát, động viên những trẻ yếu hơn.
4. Chơi hoạt động ngoài trời ( 10h – 10h30 )
a. Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện cùng cô về 1 số nghề.
+ Yêu cầu:
- Trẻ biết phân biệt các nghề khi quan sát tranh và trả lời câu hỏi của cô.
+ Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, tranh ảnh về 1 số nghề.
+ Tiến hành:
- Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ rồi đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời.
- Cô khái quát lại.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội, yêu lao động, kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân.
b. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
c. Chơi tự do
Chú ý: quan sát trẻ chơi, tránh sảy ra các tai nạn khi chơi.
5. Vệ sinh – Ăn – Ngủ ( 10h30 – 14h15 )
* Trước khi ăn:
- Cô cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ, rửa mặt. 
- Kê bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn, cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn.
- Cô đi lấy đồ ăn, chia cơm cho trẻ, giớ thiệu các món ăn .
- Nhắc nhở trẻ mời cô , mời bạn.
* Trong khi ăn:
- Cô bao quát trẻ nhắc nhở trẻ không được nói chuyện , không làm vung vãi thức ăn , khuyến khích động viên trẻ ăn hết suất, tạo không khí vui vẻ , sạch sẽ trong khi ăn.
* Sau khi ăn xong: Cô nhắc nhở trẻ cất bát thìa , lau miệng, uống nước. 
* Ngủ trưa:
 + Trước khi ngủ:
- Cô quét dọn lớp vệ sinh sạch sẽ.
- Cô cho trẻ đi vệ sinh .
- Kê giáp giường , chỉ chiếu ,gối cho trẻ ngủ, tắt điện, đóng cửa để bớt ánh sáng cho trẻ dễ ngủ.
- Đối với những cháu nhút nhát, mới đi học cô nằm cạnh trẻ , vỗ về an ủi trẻ ngủ .
+ Trong khi ngủ: 
- Tạo không khí yên tĩnh cho trẻ, theo dõi giấc ngủ của trẻ , nhắc nhở trẻ ít nói chuyện. 
+ Sau khi ngủ:
- Trò chơi vận động: Cuốc đất.
- Đến giờ cho trẻ dậy, rửa mặt vệ sinh , chải tóc cho trẻ.
- Sau đó thu dọn giát giường, chăn, gối cho trẻ.
6, Chơi hoạt động theo ý thích ( 14h15 – 15h50 )
* Hoạt động có chủ đích: Vệ sinh rửa tay. Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể.
+ Yêu cầu: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể.
+ Chuẩn bị: Bấm móng tay.
+ Tiến hành:
- Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh.
- Giáo dục trẻ phải biết giữ đôi tay luôn sạch sẽ.
- Đọc thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề”.
- Trẻ rửa tay sạch sẽ.
- Nêu gương - bình cờ:
+ Cho trẻ nghe nhận xét, đánh giá về các hoạt động trong 1 ngày với trẻ. Sau đó nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân, mặt mũi, đầu tóc gọn gàng.
- Cô cho trẻ lên bình cờ nêu gương cho trẻ lên cắm cờ.
7. Trả trẻ ( 15h50 – 17h )
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Cô chuẩn bị phát đồ dùng cho trẻ.
- Khi trả trẻ ra về cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào bố mẹ.
- Cô trao đổi với bố mẹ trẻ khi đến đón trẻ về tình hình học cuả trẻ trong ngày.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hay.doc