Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình - Hoạt động học: Tạo hình: Vẽ con gà
- Vẽ gà con (vẽ theo mẫu ) 1. Kiến thức
- Bé nhận biết hình dáng, đặc điểm đặc trưng của con gà con.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng cầm bút, vẽ các đừng tròn, đường thẳng, đường cong.
- Phát triển khả năng sáng tạo trong việc sử dụng và phối hợp màu sắc.
3. Thái độ
- Hứng thú, chủ động tham gia vào các hoạt động.
- Phải biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc chúng
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Đối tượng : Trẻ 3-4 tuổi Lớp : Mầm 1 Chủ đề : Động vật nuôi trong gia đình Hoạt động học : Tạo hình : Vẽ con gà Người soạn : Nguyễn Thị Bích Hương Lớp mầm non K37A Người hướng dẫn : Đào Thị Diễm Lệ Ngày thực hiện : 12/3/2015 ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH NHẬN XÉT - Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình. - Trò chuyện về cách chăm sóc, lợi ích ý nghĩa của các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ nhận biết và phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau. * KNS: Biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. * BVMT: P hải thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Biết tiết kiệm nước khi rửa tay... * PCTNTT: Không được chọc phá các con vật dữ... úng. _ Tranh ảnh về con vật nuôi trong gia đình. _ Bài hát " Đàn gà con " _ Cô đón trẻ, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định, cho trẻ thay dép vào lớp ăn sáng, nhắc trẻ gắn kí hiệu. _ Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ. _ Cho trẻ nghe bài hát:" Đàn gà con " + Chúng ta vừa hát bài hát gì vậy? + Trong bài hát nhắc tới con vật gì? + Con gà con thì nó kêu như thế nào? + Ngoài các con vật đó thì các con còn biết con vật nào nuôi trong gia đinh nữa? + Cho trẻ kể tên con vật trẻ biết. + Những con vật đó thì có mấy chân? +Nó thường đẻ con hay đẻ trứng? + Nuôi các con vật nuôi phải như thế nào? - À! Nuôi các con vât đó phải nuôi xa nhà, để tránh ô nhiễm môi trường, các con phải biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Biết tiết kiệm nước khi rửa tay. Không được chọc phá chúng nha. THỂ DỤC SÁNG: ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN - Hô hấp: Gà gáy. - Tay: Hai tay đưa lên cao, dang ngang. - Bụng-Lườn: Tay đưa lên cao cúi người - Chân: Tay chống hông, đưa chân về phía trước. +Bật: Bật tách khép chân. * NNDC: Xòe hoa. * TCDG: Kéo cưa lừa xẻ. - Trẻ nắm vững các động tác trong bài tập thể dục sáng. - Trẻ tập đúng, đẹp các động tác theo nhạc. - Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo ở trẻ. - Trẻ yêu thích tập thể dục và biết lợi ích của viêc tập thể dục. - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, không có chướng ngại vật. - Nhạc tập thể dục. Hoạt động 1:Khởi động _ Cho trẻ đi tại chỗ, vừa đi vừa vỗ tay kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, đi bằng gót chân. - Cho trẻ về 3 hàng ngang Hoạt động 2: Trọng động - Cô tập các động tác thể dục và hướng dẫn trẻ tập theo cô, mỗi động tác tập 2 lần 4 nhịp. - Hô hấp: Gà gáy + Tư thế chuẩn bị: Trể đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. + Tập: Hít vào thật sâu, kết hợp tay giơ cao ngang vai, hai bàn tay khum trước miệng. Thở ra làm gà gáy " Ò ó o o " ( khuyến khích trẻ ngân dài ) ; nghỉ 2-3 giây rồi cho trẻ tập tiếp. - Tay: Hai tay đưa lên cao, dang ngang. + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao. + Nhịp 2: Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai. + Nhịp 3: Hai tay đưa lên cao. + Nhịp 4: Hạ tay xuống, tay xuôi theo người. - Bụng-lườn: Tay đưa lên cao cúi người. + Tư thế chuẩn bị: Đứng tay xuôi. + Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao. + Nhịp 2: Cúi người xuống hai tay chạm đất. + Nhịp 3: Trở về nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Chân: Tay chống hông, đưa chân về phía trước. + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tay thả xuôi. + Nhịp 1: Đứng thẳng, hai tay chống hông, đưa chân trái về phía trước. + Nhịp 2: Đổi chân trái. + Nhip 3: Đưa chân phải về phía trước. + Nhịp 4: Trở về vị trí ban đầu. Bật: Bật tách khép chân. + Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên chân rộng bằng vai, tay đưa ngang lòng bàn tay sấp. + Nhịp 2: Bật khép chân, tay thả xuôi. _ Tập theo nhạc. Hoạt động 3:Hồi tỉnh. _ Di chuyển về theo tổ đứng thành vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng. * NNDC: Xòe hoa. -Trẻ nghe và múa theo lời bài hát * TCDG: Kéo cưa lừa xẻ. -Trẻ nghe cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi và tham gia chơi vói trẻ. - Di chuyển về 3 vòng tròn và điểm danh các bạn vắng trong tổ của mình. - Cô quan sát trẻ chơi khuyến khích động viên trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN XÉT - Vẽ gà con (vẽ theo mẫu ) Kiến thức - Bé nhận biết hình dáng, đặc điểm đặc trưng của con gà con. 2. Kỹ năng - Rèn luyện khả năng cầm bút, vẽ các đừng tròn, đường thẳng, đường cong. - Phát triển khả năng sáng tạo trong việc sử dụng và phối hợp màu sắc. Thái độ - Hứng thú, chủ động tham gia vào các hoạt động. - Phải biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc chúng - Bút chì, màu tô, giấy A4. - Mẫu con gà con Hoạt động 1. định tổ chức : - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “ Đàn gà con” - Cho trẻ xem hình về đàn gà. - Trò chuyện về hình ảnh trẻ vừa xem: Tư thế, vận động, hình dáng. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại - Cô cho trẻ xem tranh mẫu và cho trẻ nhận xét về tranh mẫu. - Cô đặt câu hỏi gợi ý trẻ trả lời. + Ban nào giỏi cho cô và các bạn biết cô có bức tranh gì đây? + Con gà con trong bức tranh cô vẽ như thế nào? + Con gà con có những bộ phận gì? + Chú gà con đang làm gì ? + Cô sử dụng nét vẽ gì để vẽ thành bức tranh nào ? + Các con thấy màu sắc bức tranh thế nào? + Các con có nhận xét gì về bố cục bức tranh? - Giới thiệu bài:À! Các con có muốn vẽ bức tranh giống như cô không nào? - Để vẽ được một bức tranh con gà con thật là đẹp giống như cô vẽ thì các con phải vẽ đầu, mình, đuôi. Đầu gà là một nét cong tròn nhỏ, mình gà là một nét cong tròn lớn, cánh là một nét cong bên phải ở giữa mình gà, đuôi gà có một nét công bên phải. * Cô vẽ mẫu cho trẻ xem vừa vẽ vừa kết hợp với giải thích. Trò chơi: Tạo dáng chú gà con Hoạt động 3: Trẻ thực hiên - Cô cho trẻ nhắc lại một vài đặc điển. - Cho tất cả trẻ dùng tay vẽ mô phỏng. - Trong quá trình trẻ vẽ cô quan sát hướng dẫn trẻ vẽ, khuyến khích trẻ trang trí thêm cho bức tranh sinh động hấp dẫn hơn. - Kết thúc cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình lên. Hoạt động 4: Nhận xét: - Cô mời trẻ nhận xét sản phẩm. - Cô tuyên dương trẻ, động viên khuyến khích trẻ nào chưa hoàn thành sản phẩm HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động Nhận xét _ Trẻ biết tên các trò chơi ở các góc. _Trẻ biết cùng cô trò chuyện cách chơi của các trò chơi trong từng góc hoạt động. _ Nhận đúng bảng tên các góc. Trò chuyện về các góc chơi: _ Cô trò chuyện về các trò chơi ở các góc. _Cô gợi hỏi tên các trò chơi ở các góc chơi, gợi ý hướng dẫn trẻ cách chơi của từng trò chơi. Cô gợi hỏi ý thích của trẻ, thích chơi ở góc chơi nào? _ Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi mà trẻ đã chọn. - Góc phân vai: chơi các nhóm chơi gia đình, bán hàng. _ Trẻ biết cách chơi, biết nhận và thể hiện vai chơi. - Biết liên kết giữa các nhóm chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi. - Đồ dùng gia đình, dụng cụ làm bếp. - Con vật. Chơi và hoạt động ở các góc : - Cô hướng dẫn cho trẻ vào chơi ở góc gia đình,cửa hàng bán gà. - Gia đình: biết thể hiện từng vai chơi như: vai bố,vai mẹ,vai con. - Biết nấu các món ăn để mời khách,biết dọn bàn ăn sao cho đẹp. - Bán hàng : biết thể hiện vai người bán hàng... - Cô bán hàng phải biết niềm nở với khách hàng. - Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn đồ chơi khi chơi. - Góc XD: Xây trang trại chăn nuôi - Trẻ biết cách chơi, phải biết xếp mô hình để xây dựng trang trại nuôi gà . - Chàu biết sắp xếp mô hình nào hợp lý và đẹp mắt. - Gạch, hàng rào, một số mô hình gà, cây xanh, hoa. - cô hướng dẫn trẻ xây dựng trang trại nuôi gà, có hoa và cây xanh. - Cô gợi ý cho trẻ xây trang trại từ nhiều nguyên liệu khác nhau. - Hướng dẫn trẻ mua động vật ở cửa hàng về tạo thành trang trại gà. - Gợi hỏi ý tưởng của trẻ xem trẻ sẽ xây dựng những gì và xây dựng như thế nào là đẹp ? - Hướng dẫn trẻ sáp xếp mô hịnh xây dựng hài hoài hơp lý - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. - Góc hoc tập : + xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình. + Lắp hình các con vật nuôi trong gia đình. Khám phá ngôi nhà của samy. - Trẻ biết chơi xếp hình, biết xem truyện tranh, lật sách truyện. - Rèn cho trẻ kĩ năng xếp hình, quan sát, lật sách xem tranh. - Cháu có thái độ giữ gìn sách, vở, tranh ảnh, cẩn thận. - Tranh con vật (cắt sẵn ), các loại truyện tranh về các con vật. _ Cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ cách chơi. _ Hướng dẫn trẻ tập giở sách, xem sách. Giữ gìn sách sao cho không bị bẩn và rách. _ Cho trẻ khám phá ngôi nhà samy. - Góc nghệ thuật: + Hát và vận động các bài hát trong chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc trong góc. + Tô màu, dán các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ thực hiện được các kĩ năng tô màu, dán. - Biết hát múa các bài hát có trong chủ đề - Rèn cho trẻ các kĩ năng tô màu dán của sự khéo léo đôi bàn tay. - Cháu hát múa đúng nhạc các bài hát. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi hoạt động xong _ Tranh, màu vẽ, hồ, Băng nhạc, trống lắc, phách tre, mũ múa. - Yêu cầu trẻ nhắc lại nhưng kỹ năng tô màu, dán. - Cô quan sát và chú ý nhắc trẻ làm đẹp. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận, khi chơi không tranh giành nhau. - Cô mở máy cho trẻ hát - Vận động các bài hát về động vật. - Cô chú ý rèn luyện các động tác múa cho trẻ . - Khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia cùng với các bạn. - Gợi ý cho trẻ thực hiện một số động tác do trẻ nghĩ ra múa theo nhạc - Góc thiên nhiên -thử nghiệm: chăm sóc cây , pha màu , Đong nước ( BVMT ) - Trẻ biết cách pha màu. - Trẻ biết trăm sóc cây. - Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Màu , Nước, Chai, Cây xanh - Hướng dẫn trẻ cách pha màu nước: cho trẻ bỏ nước vào chai sau đó lấy màu bỏ vào trai và lắc đều. - Cho trẻ trăm sóc cây xanh , vặt lá vàng, tưới nước cho cây. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ . 3. Nhận xét sau khi chơi : - Cô quan sát nhận xét quá trình chơi của trẻ ở từng góc chơi khi trẻ đang hoạt động, sau đó tập trung cả lớp lại góc xây dựng, nhận xét chung các góc chơi mà trẻ tham gia. - Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định, tránh bể vỡ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng,đồ chơi ở lớp, khi chơi ko tranh dành với bạn... HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN XÉT - TCVĐ: Trốn tìm. -Quan sát sân trường (KNS). - Chơi tư do - Trẻ biết tên trò chơi. - Trẻ chơi được trò chơi. - Tham gia chơi tích cực, hứng thú khi chơi. - Nhường nhịn và giúp đỡ bạn. - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, không có chướng ngại vật. - Cô cho trẻ ra sân. TCVĐ; Trốn tìm: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho trẻ nghe. - Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi. Cách chơi: - Muốn chơi được trò chơi trốn tìm này thì các con thấy trên đây cô có những bức tranh con vật khác nhau được treo ở các nơi, các con chú ý lắng nghe cô nói " chốn cô, chốn cô " thì các con hãy trả lời lại cô là: " chốn đâu, chốn đâu, khi nghe yêu cầu cô chốn ở bức tranh nào thì các con phải chạy đúng tới con vật đó nha, Luật chơi: - Nếu bạn nào chạy không đúng theo yêu cầu của cô thì bạn đó hãy tạo dán con gà nha. _ Cô nhận xét; trẻ nào chơi tốt và động viên khuyến khích những trẻ chưa chơi được. * Giáo dục trẻ không được sô đẩy nhau, nhường nhịn nhau. Quan sát sân trường: _Cho trẻ đi xung quanh trường quan sát, và trò chuyện với trẻvề đồ dùng trên sân. Chơi tự do: - Cho trẻ tự chơi những trò chơi mà trẻ thích. - Trẻ chơi cô quan sát nhắc nhở trẻ nào còn nghịch. - Kết thúc chơi, cô cho trẻ tập trung nhận xét, tuyên dương, khuyến khích trẻ.
File đính kèm:
- lop_mam_ve_con_ga.doc