Giáo án Lớp Lá - Văn học - Tác phẩm: Truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”- Loại bài: Dạy trẻ kể lại chuyện - Loại tiết: Tác phẩm trẻ đã biết ( tiết 2) - Chủ đề: Gia đình
a) Đồ dùng của cô:
- Sa bàn diễn rối
- Phông – Sân khấu: Hoa, cỏ, 1 số chậu cây cảnh.
- Cô thuộc chuyện, thể hiện rõ ngữ điệu, sắc thái của từng nhân vật.
- Đầu đĩa, đĩa nhạc.
b) Đồ dùng của trẻ:
- Mũ: Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em.
Giáo án: Văn học . Tác phẩm : Truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” Loại bài: Dạy trẻ kể lại chuyện Loại tiết: Tác phẩm trẻ đã biết ( tiết 2). Chủ đề: Gia đình. Đối tượng : MGL ( 5 – 6 tuổi) Số lượng trẻ: 20 – 25 trẻ. Thời gian dạy: 20 – 35 phút. I) Mục đích, yêu cầu : 1) Kiến thức: - Trẻ nhớ tên câu truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” - Trẻ nắm được nội dung câu truyện: Thỏ anh yêu thương mẹ, thương em và biết quan tâm đến mọi người xung quanh vì vậy Thỏ anh đáng khen hơn. Thỏ em biết quan tâm yêu thương mẹ nhưng chưa biết quan tâm giúp đỡ mọi người. - Trẻ biết đánh giá, phân biệt tính cách của các nhân vật. 2) Kỹ năng: - Trẻ biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện, ghi nhớ được trình tự những lời đối thoại của các nhân vật. - Phát triển ngôn ngữ : Trẻ trả lời câu hỏi cô rõ ràng, mạch lạc; Trẻ nhớ lời nói và thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật; Trẻ kể diễn cảm câu chuyện với sự giúp đỡ của giáo viên theo hình thức phân vai. - Rèn cho trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm ( Trẻ biết bàn bạc, thảo luận) 3) Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ học. - Qua giờ học giáo dục trẻ biết : Làm việc tốt không phải để được khen ngợi mà là niềm vui khi được giúp ích cho người khác. II) Chuẩn bị : 1) Xác định cách kể chuyện: - Kể với giọng: Nhẹ nhàng, êm ái - Giọng Thỏ mẹ: Chậm rãi, dịu dàng, ấm áp, ân cần. - Giọng Thỏ em: Nhanh, nhí nhảnh, giọng cao. - Giọng Thỏ anh: Chậm, dõng dạc , tự tin, tình cảm. 2) Đồ dùng: a) Đồ dùng của cô: - Sa bàn diễn rối - Phông – Sân khấu: Hoa, cỏ, 1 số chậu cây cảnh. - Cô thuộc chuyện, thể hiện rõ ngữ điệu, sắc thái của từng nhân vật. - Đầu đĩa, đĩa nhạc. b) Đồ dùng của trẻ: - Mũ: Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em. 3) Địa điểm: Trong lớp học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. 4) Đội hình: Trẻ ngồi vẽ theo hình chữ U III) Cách tiến hành : Nội dung và tiến trình hoạt động học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1) Ổn định tổ chức, gây hứng thú. 2) Nội dung chính HĐ1: Giáo viên kể lại câu truyện. HĐ2: Giúp trẻ nhớ tác phẩm HĐ 3 : Dạy trẻ kể lại chuyện. 3) Kết thúc - Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: “ Trời nắng, trời mưa” - Cô và các con vừa hát bài gì? - Cô đưa rối ra vào trẻ: Tớ chào các bạn lớp D1, tớ đố các bạn biết tớ là ai? Trong câu chuyện gì? “ Bây giờ tớ phải mang hoa về cho mẹ đã” , hẹn gặp các bạn trong câu chuyện: “ Ai đáng khen nhiều hơn” nhé! - Cô kể kết hợp với sa bàn( 1 lần) - Trong câu chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” có những nhân vật nào? => Có Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em, Sóc, Cô gà Hoa Mơ, nhím - Thỏ mẹ gọi 2 anh em đến và nói gì? => Thỏ mẹ bảo 2 anh em Thỏ đi lên rừng hái nấm, hái hoa. “ Hôm nay Thỏ anh lên rừng đừng rong chơi la cà nhé” - Giọng Thỏ mẹ như thế nào? Ai thể hiện giọng Thỏ mẹ nào? ( 1 – 2 trẻ thể hiện) => Giọng Thỏ mẹ dịu dàng, ấm áp - Khi hái hoa về Thỏ em gọi mẹ như thế nào? => “ Mẹ ơi! Con hái được hoa mẹ khen con đi” - Giọng của Thỏ em như thế nào? Chúng mình cùng thể hiện giọng Thỏ em nào? => Giọng Thỏ em vui tươi , hớn hở - Thỏ mẹ đã hỏi Thỏ em những gì? => “ Trên đường đi con có gặp ai không, có thấy gì không?” - Thỏ em trả lời Thỏ mẹ như thế nào? => “ Có mẹ ạ nó hư mẹ nhỉ?” - Ai bắt chước được giọng Thỏ em? ( Chúng mình cùng bắt chước giọng Thỏ em nào?) - Lúc ở rừng về Thỏ anh đã nói với Thỏ em điều gì? => “ Em thích ăn hạt dẻ anh mang về cho em đây?” - Giọng Thỏ anh như thế nào? Chúng mình cùng thể hiện giọng Thỏ anh nhé! - Thỏ mẹ hỏi Thỏ anh những gì? => “ Sao con hái nhiều nấm thế?” - Giọng Thỏ mẹ ra sao ? Bạn nào muốn nói giọng Thỏ mẹ nào? => Giọng Thỏ mẹ: Ân cần, nhẹ nhàng - Thỏ anh trả lời mẹ như thế nào? Ai thể hiện được . => Giọng Thỏ anh dõng dạc, lễ phép - Khi nghe Thỏ anh kể lại Thỏ mẹ gọi 2 anh em đến nhắc nhở điều gì? => “Các con của mẹ con nhé!” - Giọng Thỏ mẹ lúc này như thế nào ? Ai có thể nói lại giọng Thỏ mẹ nào? => Giọng Thỏ mẹ ân cần, nhẹ nhàng - Thỏ em đã nói với Thỏ mẹ như thế nào? => “ Thưa mẹ, con biết rồi ạ!” - Qua câu chuyện này các con thấy 2 anh em như thế nào? => “ Cô thấy trong câu chuyện 2 anh em thỏ rất ngoan, rất đáng khen. Nhưng đáng khen hơn là Thỏ anh vì Thỏ anh đã biết yêu thương mẹ, thương em và giúp đỡ người khác còn Thỏ em biết vâng lời nhưng chưa biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh” - Nếu là Thỏ em trong câu chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn ” thì con sẽ làm gì? - Bây giờ chúng mình có thích thể hiện giọng các nhân vật trong câu chuyện không? => Cô sẽ chia lớp mình thành 3 tổ: Tổ 1, tổ 2, tổ 3. Mỗi tổ sẽ bàn bạc, thảo luận với nhau xem chúng mình sẽ thể hiện vai gì. Sau đó, Chúng mình sẽ lên lấy mũ mà cô đã chuẩn bị. - Cô sẽ là người dẫn chuyện. Cô kể đến nhân vật nào, nhóm đội mũ nhân vật đó sẽ thể hiện giọng của vai mình nhận nhé -Cô hỏi trẻ cách thể hiện vai và ngữ điệu giong, cử chỉ từng vai: + Tổ 1 chúng mình nhận vai gì? Vai Thỏ mẹ chúng mình thể hiện giọng như thế nào? + Tỏ 2 thích vai gì? Chúng mình thể hiện giọng như thế nào? + Thế còn tổ 3 thì sao? ( Cô cho các tổ luân phiên đổi vai cho nhau) - Cô chú ý sửa ngữ điệu giọng các nhân vật cho trẻ - Sau mỗi lần trẻ kể xong, cô nhận xét về vai diễn của từng tổ: + Chúng mình thấy các bạn thể hiện vai mẹ như thế nào? + Vai thỏ anh đã được các bạn thể hiện đúng chưa? + Vai thỏ em đã được thể hiện như thế nào? Giọng thỏ em các bạn đã thể hiện được chưa? - Chúng mình có muốn vào rừng hái hoa giống các bạn thỏ không? => Bây giờ chúng mình cùng đứng lên và vận động theo nhạc bài: “ Vào rừng hoa” nhé! - Trẻ hát và vđ theo nhạc - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và thể hiện giọng - Trẻ trả lời và thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và thể hiện giọng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thể hiện giọng nhân vật - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ hát và vận động
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu.doc