Giáo án Lớp Lá - Tuần 31 đến 35
HOẠT ĐỘNG GÓC
Dự kiến các góc chơi:
- Góc phân vai: Hướng dẫn khách tham quan Lăng Bác.
- Góc xây dựng: Xây lăng Bác.
- Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về Bác Hồ.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về Bác Hồ
I/ Mục đích yêu cầu
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, nhu cầu bắt trước người lớn trong cuộc sống xã hội.
- Trẻ biết nhập các vai chơi một cách tự nhiên, thoải mái, phản ánh cuộc sống hàng ngày của trẻ.
- Trẻ biết biểu diễn các bài hát ca ngợi về tình cảm của các cháu thiếu niên nhi đồng đối với Bác và tình cảm của Bác đối với các cháu.
- Trẻ được xem một số tranh ảnh về các hoạt động của Bác đối với nhân dân, với các cháu.
- Thông qua đó giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
g của cô Hoạt động của trẻ 1 Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang theo tổ, rồi cho trẻ xoay bả vai, xoay cổ chân, xoay đầu gối. 2/ Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: Tiếng còi tàu. ( cho trẻ tập 2-3 lần ) - ĐT tay: Đưa 2 tay sang ngang, đưa tay lên cao. ( tập hai lần 8 nhịp ) - ĐT bụng : Hai tay chống hông xoay người sang hai bên + Nhịp 1: Xoay sang trái + Nhịp 2: Xoay sang phải + Nhịp 3, 4: về tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4. - ĐT Chân : Khuỵu gối + Nhịp 1: Kiễng gót, tay đưa cao + Nhịp 2: khuỵu gối, tay song song phía trước + Nhịp 3 như nhịp 1. Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1,2,3,4. - ĐT bật: Bật tách và khép chân ( tập 2 lần 8 nhịp ) * Tập kết hợp bài hát: Đu quay. (cô cùng tập với trẻ 2 lần ) *Trò chơi: Đá bóng. (chơi 2-3 lần) 3/ Hoạt động 3:Hồi tĩnh. Cho trẻ nhẹ nhàng dồn hàng lại, cô nhận xét giờ tập, động viên khen ngợi trẻ, giáo dục trẻ ý thức tập luyện, biết giữ gìn vệ sinh sân trường không vứt rác bừa bãi. Hô khẩu hiệu Chuyển sang hoạt động học tập Trẻ xếp hàng và khởi động. Trẻ tập thể duc theo yêu cầu của cô. Tập 2lần x 8 nhịp Tập 2lần x 8 nhịp Trẻ tập kết hợp bài hát cùng cô 2 lần Trẻ dồn hành lại chú ý lắng nghe cô nhận xét. Chuyển hoạt động Hoạt động góc Dự kiến các góc chơi: - Góc phân vai: Hướng dẫn khách tham quan Lăng Bác. - Góc xây dựng: Xây lăng Bác. - Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về Bác Hồ. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về Bác Hồ I/ Mục đích yêu cầu - Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, nhu cầu bắt trước người lớn trong cuộc sống xã hội. - Trẻ biết nhập các vai chơi một cách tự nhiên, thoải mái, phản ánh cuộc sống hàng ngày của trẻ. - Trẻ biết biểu diễn các bài hát ca ngợi về tình cảm của các cháu thiếu niên nhi đồng đối với Bác và tình cảm của Bác đối với các cháu. - Trẻ được xem một số tranh ảnh về các hoạt động của Bác đối với nhân dân, với các cháu... - Thông qua đó giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - Đồ chơi ở các góc đủ cho trẻ: Các khối gỗ, hột hạt, lắp ghép, cây cảnh - Góc phân vai: 1 trẻ đóng vai hướng dẫn viên, các bạn khác là khách thăm quan. - Tranh ảnh, tranh truyện về các danh lam thắng cảnh, về Bác Hồ. - Xắc xô, phách tre. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? - Bài hát nói lên điều gì? Ca ngợi về ai? => A bài hát ca ngợi về tình cảm của các bạn nhỏ đối với Bác Hồ đấy. Còn các con có yêu quí và biết ơn Bác Hồ không?...Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác. - Các con đã được đến thăm lăng Bác Hồ chưa? Hôm nay góc phân vai chúng mình sẽ đóng hướng dẫn viên du lịch khách thăm quan Lăng Bác Hồ nhé. 2/ Hoạt động 2: Thăm dò ý định chơi của trẻ- Thoả thuận và phân vai chơi. - Ai sẽ chơi ở góc phân vai? - Các con sẽ đóng vai gì? - Vai hướng dẫn khách thăm quan phải làm những công việc gì? Ai là người khách đi thăm quan? - Làm như thế nào? Phải xếp hàng ngay ngắn... - Ai sẽ chơi ở góc xây dựng? Có bao nhiêu bạn ? Góc xây dựng sẽ xây lăng Bác nhé. - Ai sẽ chơi ở góc âm nhạc? Góc âm nhạc hôm nay sẽ vẽ biểu diễn các bài hát về chủ đề quê hương đất nước nhé. - Ai sẽ chơi ở góc học tập? hôm nay các con sẽ được xem tranh ảnh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội và Bác Hồ nhé. - Ai sẽ chơi ở góc tạo hình? góc tạo hình hôm nay các con sẽ cắt dán trang trí ảnh Bác để chuẩn bị đến ngày sinh nhật Bác đấy. - Lát nữa về góc các con tự phân công cho nhau nhé. - Khi chơi phải như thế nào? - Giáo dục hành vi đạo đức, hành vi ứng xử, liên kết giữa các góc chơi. 3/ Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Cô quan sát trẻ chơi, nhập vai chơi khi cần thiết, động viên khuyến khích trẻ chơi. 4/ Hoạt động 4: Nhận xét sau giờ chơi. - Cô cho nhóm nào xong trước thì nhận xét trước + Nhóm con đã làm được những gì? Chơi như thế đã tốt chưa? - Cô nhận xét chung các nhóm, tuyên dương khen ngợi những trẻ chơi tốt, nhắc nhở những nhóm còn nhút nhát, cô hướng trẻ vào giờ chơi sau. Chuyển sang hoạt động học tập Trẻ hát: Cho tôi đi làm mưa với. Ca ngợi về tình cảm của các cháu đối với Bác Chú ý lắng nghe Trẻ nhận chơi ở góc phân vai Người hướng dẫn viên... Con đóng vai khách tham quan. Trẻ nhận chơi ở góc xây dựng. Con chơi ở góc âm nhạc Trẻ nhận các góc chơi. Trẻ về góc tự thoả thuận phân vai chơi. chơi đoàn kết... Chú ý lắng nghe cô Trẻ chơi ở các góc Nhận xét giờ chơi. Nhận xét theo nhóm. Chú ý lắng nghe cô nhận xét Chuyển hoạt động. Hoạt động ngoài trời Quan sát nhà sàn, áo cá của Bác qua tranh. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Trò chơi: Người đưa thư Chơi tự do vẽ phấn trên sân. I/ Mục đích yêu cầu -Trẻ nhận biết, gọi tên nhà sàn, ao cá Bác Hồ qua tranh ảnh. - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, phản xạ nhanh, phát triển vốn từ cho trẻ. - Giáo dục trẻ lòng kính yêu, biết ơn Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - Tranh nhà sàn, ao cá của Bác Hồ. - Lớp học sạch sẽ, khăn bịt mắt. III/ Tổ chức hoạt động. 1/ Quan sát nhà sàn, ao cá Bác Hồ. - Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác. - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. - Cô treo tranh Nhà sàn, ao cá Bác Hồ ra cho trẻ quan sát: + Cô có tranh ảnh về cái gì? + Đây là cái gì? Nhà sàn. ( đọc) + Nhà sàn này của ai? + Các con thấy nhà sàn của Bác Hồ như thế nào? + Còn đây là cái gì đây? Ao cá. ( đọc ) + Ao cá của Bác như thế nào? + Có nhiều cá không?... 2/ Trò chơi: * Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. - Cách chơi: Cử một bạn làm dê và 1 bạn làm người bắt dê, các bạn khác cầm tay nhau làm vòng tròn. Người bắt dê và dê đứng trong vòng tròn, khi có hiệu lệnh chơi, bạn làm dê vừa đi vừa kêu “ be, be”, người bắt dê phải nghe xem dê đang ở hướng nào và tìm bắt... - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét. * Trò chơi: Người đưa thư. - Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng cung, phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn. Chọn 1 trẻ làm người đư thư cầm thẻ số, vừa đi vừa đọc: Này bạn ơi...Nào bạn hãy cho biết số nhà. Người đưa thư đọc đến câu cuối cùng dừng lại ở bạn nào, bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và thẻ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu sai sẽ không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho bạn khác. Nếu đúng trẻ đó tiếp tục đi đưa thư. Mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2-3 số nhà. - Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét. 3/ Chơi tự do vẽ phấn trên sân. Hoạt động chiều - Ôn bài buổi sáng. - Hoạt động vui chơi. - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần. Thứ 2 ngày 27 tháng 4 năm 2015. Hoạt động 1: Tạo hình Cắt dán trang trí ảnh Bác Hồ I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ biết cắt dán những họa tiết hoa, lá, dây xúc xích...để trang trí ảnh Bác Hồ. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện sự khéo léo và ý tưởng sáng tạo của trẻ. 3/ Thái độ: Góp phần giáo dục trẻ thêm yêu quí kính trọng Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - ảnh Bác mà cô đã trang trí. - 5 ảnh Bác chưa trang trí để cho trẻ. - Kéo, hồ dán, giấy màu...đủ cho trẻ. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? - Bài hát ca ngợi về tình cảm của ai ? - Bác Hồ là người như thế nào? - Ngày sinh nhật Bác là ngày nào?... => Các con ạ! Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là một danh nhân văn hóa thế giới,... Lúc Bác còn sống Bác rất thương yêu các cháu thiếu niên nhi đồng, và sinh nhật của Bác là ngày 19-5 đấy. Vậy sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi các con có muốn là một việc gì đó để tưởng nhớ Bác không? Vậy chúng mình sẽ cùng cô cắt dán trang trí ảnh Bác nhé. 2/ Hoạt động 2: Quan sát mẫu - ảnh Bác cô trang trí như thế nào? - Cô đã cắt dán bằng những họa tiết nào? - Màu gì? Có đẹp không? => Cô đã dùng giấy màu để cắt hoa, lá dán sen kẽ một lá, một hoa xung quanh ảnh Bác khoảng cách cân đối, rồi cô còn cắt dán một dây xúc xích dài để treo nữa... 3/ Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Chia trẻ thành 5 nhóm thực hiện. - Cô cùng thực hiện vừa hướng dẫn động viên trẻ. 4/ Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ nhận xét theo nhóm: Nhóm con trang trí ảnh Bác như thế đã đẹp chưa? đẹp ở điểm nào?... còn các bạn khác thì sao có thấy nhóm này trang trí ảnh Bác đẹp không?... - Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương những nhóm trang trí đẹp, động viên nhóm chưa trang trí đẹp và hướng trẻ vào các hoạt động tiếp theo. Chuyển hoạt động Trẻ hát: Nhớ ơn Bác Bài hát ca ngợi về tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ... Chú ý lắng nghe Trẻ quan sát mẫu Hoa, lá, xúc xích... Chú ý quan sát và lắng nghe. Trẻ thực hiện theo nhóm. Trẻ nhận xét sản phẩm của nhóm mình Chú ý lắng nghe cô nhận xét chung Chuyển hoạt động. Đánh giá:................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 28 tháng 4 năm 2015 Nghỉ 10/3 Thứ 4 ngày 29 tháng 4 năm 2015 Khám phá môi trường xung quanh Trò chuyện về Bác Hồ I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ biết tên, tuổi, ngày sinh nhật và quê hương của Bác...biết Bác Hồ là người rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định. 3/ Thái độ: Góp phần giáo dục trẻ lòng kính yêu và biết ơn Bác. II/ Chuẩn bị - Tranh ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng: Bác Hồ bế Bé, Bác phát quà nhân ngày 1-6, Bác múa hát cùng các cháu, Bác Hồ đến thăm các cháu vùng sâu vùng xa... - Băng đĩa về nhà san, quê hương, lăng Bác Hồ. - Các bài hát, bài thơ về Bác Hồ. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác. - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? - Bài hát ca ngợi về tinh cảm của ai? => Đúng rồi bài hát ca ngợi về tình cảm và lòng biết ơn của các cháu thiếu niên nhi đồng với Bác Hồ đấy - Còn chúng mình thì sao có yêu quí Bác Hồ không? Vậy hôm nay chúng mình sẽ cùng trò chuyện về Bác Hồ nhé. 2/ Hoạt động 2: Quan sát- Trò chuyện về Bác Hồ. - Cô đưa tranh Bác Hồ bế bé: + Tranh vẽ về ai? + Bác Hồ đang bế ai đây? - Đúng rồi đây là tranh ảnh Bác Hồ bế bé, cả lớp cùng đọc ( Bác Hồ bế bé ) + Các con có nhận xét gì về bức tranh?... - Cô cho trẻ quan sát: Bác Hồ phát quà cho các cháu nhân ngày tết thiếu nhi 1-6. - Bức tranh về ai đây? - Bác Hồ đang làm gì? - Bác phát quà cho các bạn nhỏ nhân ngày gì?... - Bác Hồ là người như thế nào? => Các con ạ! Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng, lúc Bác còn sống Bác thường đến thăm và tặng quà cho các cháu thiếu niên nhi đồng đấy. - Sinh nhật của Bác Hồ là ngày nào? - Quê Bác ở đâu?... - Tiếp tục cho trẻ quan sát Tranh ảnh: Bác Hồ đến thăm các em vùng sâu, vùng xa. Bác Hồ múa hát cùng các cháu. - Giáo dục trẻ biết ơn, lòng kính yêu Bác Hồ 3/ Hoạt động 3: Cho trẻ xem băng đĩa về Bác Hồ. - Quê hương của Bác. - Nhà sàn của Bác. - Lăng Bác. - Một số nơi Bác Hoạt động cách mạng. 4/ Hoạt động 4: Múa hát, đọc thơ ca ngợi về Bác. - Cho trẻ hát đọc thơ về Bác Hồ kính yêu. Chuyển hoạt động Trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác Ca ngợi về tình cảm của... Có ạ Bác Hồ ạ. Bác Hồ đang bế bé Đọc Bác Hồ bế bé. Bác Hồ phát quà cho các cháu Ngày tết... Bác Hồ là người rất yêu thương các cháu... Ngày 19- 5 quê ở Lang sen, Kim Liên, Nam đàn, Nghệ An. Chú ý lắng nghe Xem băng đĩa về Bác Hồ. Múa hát, đọc thơ ca ngợi về Bác. Chuyển hoạt động Đánh giá:................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ 5 ngày 30 tháng 4 năm 2015 Làm quen với chữ cái Ôn chữ cái g y, s x. I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái g, y, s, x qua các từng trong tranh. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng phát âm chính xác. 3/ Thái độ: Góp phần giáo dục trẻ thêm yêu quê hương đất nước, hứng thú tích cực hoạt động. II/ Chuẩn bị - Một số tranh ảnh có chứa chữ cái g, y, s, x. - Các thẻ chữ cái g, y, s, x. - Các nét chữ cắt rời. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Quê hương tươi đẹp. - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, về chủ đề quê hương đất nước. 2/ Hoạt động 2: Cho trẻ tìm chữ cái qua tranh: - Thi xem tổ nào nhanh: Cách chơi xung quanh lớp có rất nhiều tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên, các danh lam thắng cảnh, Bác Hồ, quê hương...chia làm 2 tổ, khi có hiệu lệnh thì lần lượt các thành viên trong tổ chữ cái của tổ mình ( tổ1: chữ g, y. tổ2:chữ s, x ). Tổ nào tìm được nhiều chữ cái và đúng đội đó thắng cuộc. - Cô kiểm tra kết quả. - Cho cả lớp đọc các chữ cái đó, rồi luân phiên phát âm theo nhóm, theo tổ, cá nhân. * Trò chơi: Truyền tin. - Cô truyền tin một hoặc 2 chữ cái vào tai bạn ngồi đầu, bạn thứ 2 tiếp tục truyền tin này cho bạn tiếp theo cứ như vậy đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng sẽ nói to tin mà mình nhận được. Bạn đầu hàng sẽ phải xác định xem bạn nói đúng chưa. * Trò chơi: Ghép nét chữ - Chia làm 2 đội, 1đội ghép chữ g,y, 1đội ghép chữ s,x. 2đội xếp thành hàng dọc khi có hiệu kệnh bạn đầu hàng chạy dích dắc lên gắn 1nét chữ rồi chay về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục lên ghép 1nét chữ nữa để được 1chữ cái. Cứ như vây trong vòng 6 phút đội nào ghép được nhiều chữ cái và đúng đôi đó thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. - Sau mỗi lần chơi cô và cả lớp nhận xét 4/ Hoạt động 4: Cho trẻ ra sân viết, vẽ các chữ cái đã học . Chuyển hoạt động Trẻ hát: Quê hương tươi đẹp Bài hát ca ngợi về quê hương... Trẻ chơi tìm chữ cái qua tranh có chứa chữ cái. Phát âm chữ cái g, y, s, x. theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Trò chơi truyền tin. Trò chơi Ghép nét chữ. Chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi trò chơi. Ra sân vẽ phấn các chữ cái đã học. Chuyển hoạt động. Hoạt động 2: Vận động Bật nhảy từ cao xuống 40- 50 cm. Đi và đập bắt bóng. I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ biết nhún bật cao chạm đất nhẹ bằng 2 mũi bàn chân, trẻ biết đập bóng xuống sân vuông góc với mặt đất khi bóng nảy lên biết đón bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo. 3/ Thái độ: Góp phần giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - Mô hình Lăng Bác Hồ. - Bục cao 40- 50 cm. - Bóng cao su: 15- 20 quả. - Sân tập sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: Khởi động. - Trò chuyện với trẻ về thủ đô Hà Nội, Bác Hồ. - Cho trẻ làm đoàn tàu đi Hà Nội thăm lăng Bác. Vừa đi vừa hát kết hợp các kiểu đi, đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm...rồi dừng lại điểm số tách hàng. 2/ Hoạt động 2: Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: - ĐT Tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao. (3lần, 8 nhịp) + Nhịp 1: Đưa sang ngang + Nhịp 2: Đưa lên cao, nhịp 3 như nhịp 1, nhịp 4 về tư thế chuẩn bị. + Nhịp 5, 6, 7, 8. như nhịp 1, 2, 3, 4. - ĐT Bụng: Cúi gập người tay chạm ngón chân ( tập 2 lần, 8 nhịp ). - ĐT Chân: Một chân bước lên phía trước khuỵu gối, chân sau thẳng. ( Tập 3 lần, 8 nhịp ). - ĐT Bật: Bật tách và khép chân ( 2lần, 8nhịp ). b/ Vận động cơ bản: * Bật nhảy từ cao xuống 40- 50 cm: - Cô giới thiệu vào làm mẫu 2 lần: + Lần 1: Không giải thích + Lần 2: Cô đứng trên bục khi có hiệu lệnh thì cô nhún người xuống lấy đà và bật xuống dưới chạm đất nhẹ bằng 2 đầu bàn chân rồi cô về cuối hàng đứng. - Gọi 1 trẻ lên tập mẫu cho cả lớp xem. - Lần lượt cho trẻ thực hiện, mỗi trẻ tập 2- 3 lần. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Đi và đập bắt bóng: Cô hướng dẫn mẫu: Tay cô cầm bóng cô đập mạnh xuống sàn vuông góc với mặt đất khi bóng nảy lên biết đón bóng bằng 2 tay, vừa đập vừa bước đi. - Cho trẻ cùng thực hiện, 2 trẻ chung một quả bóng. - Cô chú ý quan sát động viên trẻ thực hiện. 3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng. Chuyển hoạt động. Trò chuyện về Bác Hồ. Làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi. Trẻ tập bài tập phát triển chung. ĐT Tay: 3 x 8 nhịp ĐT Bụng: 2lần, 8nhịp ) ĐT Chân: 3lần, 8 nhịp. ĐT Bật: 2lần, 8nhịp. Chú ý quan sát cô tập mẫu. Trẻ làm mẫu Lần lượt trẻ thực hiện. Chú ý quan sát cô đập bắt bóng Trẻ thực hiện. Đi nhẹ nhàng 2 vòng. Đánh giỏ: nghỉ 30/4 Thứ 6 ngày 01 tháng 5 năm 2015 Hoạt động 2: Âm nhạc Nhớ ơn Bỏc (Tổng hợp ) Nghe hát: Em đến thăm lăng Bác. I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng các bài hát trong chủ đề. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng mạnh dạn tự tin hát trước đông người. 3/ Thái độ: Góp phần giáo duc trẻ thêm yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - Nhạc của các bài hát. - Các bài hát: Múa với bạn tây nguyên Nhớ ơn Bỏc Quê hương tươi đẹp. - Một số tranh ảnh về quê hương, đất nước, Bác Hồ để chơi trò chơi. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ tranh ảnh về Quê hương. - Cô có bức tranh vẽ về cảnh gì? - Đây là tranh vẽ về quê hương đấy. - Trong tranh có những gì?... - Quê hương của chúng ta ở đâu? - Quê hương của chúng ta có những gì? - Các con có yêu quê hương của chúng ta không? - Giáo dục trẻ yêu quí quê hương, biết gìn giữ bản sắc tốt đẹp của quê hương. Rồi dẫn dắt trẻ vào bài:Quê hương tươi đẹp, ( Nùng) 2/ Hoạt động 2: Biểu diễn * Cả lớp đứng dậy hát bài: Quê hương tươi đẹp 2 lần, rồi luân phiên theo nhóm, tổ, cá nhân kết hợp vận động theo nhạc. * Quê hương chúng ta rất tự hào và vinh dự có Bác Hồ kính yêu là vị cha già của dân tộc tuy Bác đã mất rồi nhưng giọng hát vẫn còn vang mãi trong lòng cháu thơ. Sau đây chúng mình hãy cùng cất lên lời hát ca ngợi về Bác qua bài: Nhớ giọng hát Bác Hồ. - Cả lớp hát 2 lần. - Luân phiên theo tổ, nhóm, cá nhân kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát. - Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ biểu diễn. * Cô giới thiệu tiếp đến bài: Múa với bạn tây nguyên. - Cho trẻ hát theo lớp 2 lần. - Luân phiên theo tổ, nhóm, cá nhân kết hợp múa minh họa theo lời hát. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ - Cách chơi: Bạn lên chơi rút được bức tranh có nội dung như thế nào thì phải hát 1bài có nội dung đó. 4/ Hoạt động 4: Nghe hát: Em đến thăm lăng Bác Hồ - Cô giới thiệu rồi hát cho trẻ nghe 3 lần + Lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, dân ca, làn điệu nào? + lần 2: Hỏi cảm nhận của trẻ về giai điệu bài hát, cô giới thiệu nội dung. + lần 3: Cho trẻ cùng hưởng ứng múa hát cùng cô. Chuyển hoạt động. Trẻ quan sát tranh ảnh về quê hương Có nhiều cảnh đẹp Quê hương chúng ta ở Hòa An, Cao Bằng... Có ạ Trẻ biểu diễn bài: Quê hương tươi đẹp theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Chú ý lắng nghe Trẻ biểu diễn bài: Nhớ giọng hát Bác Hồ. theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Biểu diễn tiếp bài: múa với bạn tây nguyên. theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân kết hợp múa. Trò chơi: Hát theo hình vẽ. Nghe hát Em đến thăm Lăng Bác Hồ. Múa hát cùng cô Chuyển hoạt động. Hoạt động 2: Làm quen với văn học Thơ: ảnh Bác. I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng thể hiện đúng nhịp điệu bài thơ. 3/ Thái độ: góp phần giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ. II/ Chuẩn bị - Tranh minh họa. - Tranh chép chữ. - Giọng đọc diễn cảm. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác. - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? - Bài hát ca ngợi về tình cảm của ai đối với Bác Hồ? Dẫn
File đính kèm:
- giao_an_5_tuoi.doc