Giáo án Lớp Lá - Tập với bài “Cá vàng bơi”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết tên các góc chơi: Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc KPKH.
+ Trẻ biết thỏa thuận trước khi chơi.
- Kỹ năng:
+ Góc xây dựng: Trẻ biết sắp xếp bố cục để xây dựng ao cá, cùng bạn hợp tác trong khi chơi.
+ Góc phân vai: Trẻ tham gia chơi và thể hiện được vai người bán hàng, người mua hàng, các thành viên trong gia đình.
+ Góc nghệ thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tô, vẽ, nặn một số con vật sống dưới nước. Hát đúng nhịp, đúng lời, vận động nhịp nhàng theo các bài hát về động vật sống dưới nước. Làm các con cá bằng NVLM.
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN I. Nội dung: - Đón trẻ trò chuyện về các con vật sống dưới nước. Tên gọi, đặc điểm, nơi sống, thức ăn, lợi ích, cách bảo vệ. - Cho trẻ chơi ở các góc. II. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô, biết gọi tên gọi, đặc điểm, nơi sống, thức ăn, lợi ích, cách bảo vệ các con vật sống dưới nước. 2. Kỹ năng: - Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp, gần gũi với cô, chơi vui vẻ hòa đồng với bạn, trẻ trả lời chọn câu, phát triển ngôn ngữ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ lễ phép, biết bảo vệ các con vật sống dưới nước, bảo vệ môi trường nước: không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối. - Giáo dục dinh dưỡng: Khuyến khích trẻ ăn cá, tôm, cua, mực vì những thức ăn được làm từ chúng rất có ích cho sức khỏe. III. Chuẩn bị: - Cô: Phòng lớp sạch gọn, tranh ảnh về các con vật sống dưới nước, đồ chơi ở các góc. - Trẻ: Đến lớp biết chào cô, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, vui vẻ khi đến lớp không rụt rè. IV. Cách tiến hành: * Đón trẻ: - Cô chuẩn bị phòng lớp: Thông thoáng, vệ sinh sạch gọn, chuẩn bị các đồ dùng vật dụng cho cô và trẻ. - Đón trẻ ân cần, niềm nở, giúp trẻ thay giày dép đúng ký hiệu, chào bố mẹ, thăm hỏi tình hình sức khỏe . - Cho trẻ họp mặt, điểm danh đầu ngày, tham gia các hoạt động. * Trò chuyện: - Cô trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước. - Gợi hỏi cho trẻ kể tên, nêu được đặc điểm, nơi sống, thức ăn, lợi ích và cách bảo vệ các con vật sống dưới nước ( Con cá, con tôm, con cua) - Cho trẻ xem hình ảnh về các con vật sống dưới nước. -> Liên hệ giáo dục: Phải biết bảo vệ các con vật sống dưới nước, không được xả rác xuống ao, hồ, sông, suối để bảo vệ môi trường sống của chúng. - Giáo dục dinh dưỡng: Khuyến khích trẻ ăn cá, tôm, cua, mực vì những thức ăn được làm từ chúng rất có ích cho sức khỏe. * Chơi tự chọn: - Gợi hỏi cho trẻ vào góc vui chơi tự chọn, cô chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ vui chơi cùng bạn, bao quát trẻ, giáo dục trẻ chơi vui vẻ hòa đồng, chia sẻ, nhường nhịn bạn. THỂ DỤC SÁNG I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tập thể dục sáng theo cô: tập với bài “Cá vàng bơi”. - Trẻ tập đúng các động tác, phối hợp nhịp nhàng theo lời bài hát. - Thường xuyên luyện tập thể dục buổi sáng, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Cô: Sân bãi sạch, trống lắc. - Trẻ: Quần áo gọn gàng. III. Các tiến hành: 1.Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn theo các kiểu đi: Đi nhón gót, đi khom sau đó xếp thành hàng ngang. 2.Trọng động: Cháu tập các động tác theo lời bài hát “Cá vàng bơi”. 2 lần x 4 nhịp. - Động tác hô hấp: Hít thở thật sâu khi mở rộng lồng ngực. +TTCB: Trẻ đứng thoải mái. + Hít vào thật sâu và thở ra nhẹ nhàng. - Động tác tay vai: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. + TTCB: Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai. + Nhịp 1: Hai tay đưa thẳng qua đầu. + Nhịp 2: Đưa 2 tay về phía trước. + Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang bằng vai. + Nhịp 4: Hạ 2 tay xuống xuôi theo người. - Động tác cơ bụng: Nghiêng người sang hai bên. + TTCB: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, tay chống vào hông. + Nhịp 1: Nghiêng người sang phải. + Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu. + Nhịp 3: Nghiêng người sang trái. + Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu. - Động tác chân: Đứng nhún chân, khuỵu gối. + TTCB: Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai. + Nhịp 1: Nhún chân xuống, khuỵu gối, 2 tay để sau gáy. + Nhịp 2: Đứng thẳng, 2 tay dang ngang. + Nhịp 3: Nhún chân xuống, khuỵu gối, 2 tay để sau gáy. + Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu. - Bật: Bật trước, ra sau, sang bên. + TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông. + Nhịp 1: Bật tiến lên phía trước. + Nhịp 2: Bật lùi lại phía sau. + Nhịp 3: Bật sang bên phải. + Nhịp 4: Bật sang bên trái. * Cô chú ý bao quát, sửa sai tư thế, khuyến khích cho trẻ trong khi luyện tập. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ thả lỏng tay chân hít thở nhẹ nhàng. * BHDC: Cái bống. * TCDG: Rồng rắn lên mây. HOẠT ĐỘNG HỌC I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát: “Cá vàng bơi”, tác giả: Nhạc sỹ Hà Hải. - Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài hát nghe hát “Tôm, Cá, Cua thi tài”. - Trẻ biết tên trò chơi “Ai đoán giỏi”, hiểu cách chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng giai điệu của bài hát. - Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc. - Kỹ năng chú ý, lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát. 3. Thái độ: - Trẻ chú ý trong giờ học. - Giáo dục trẻ không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối để bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước. II. Chuẩn bị: 1. Cô: - Powerpoint một số con vật sống dưới nước. - Nhạc bài “Cá vàng bơi” và bài hát “Tôm, Cá, Cua thi tài” nhạc không lời. 2. Trẻ: - Quần áo gọn gàng. - Mũ múa hình con cá. - Mũ chóp. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện. “Cá ơi, cá ơi! Cá ở nơi nào Bơi loăn quăn từ đâu tới đâu Cá ơi, cá ơi tớ muốn biết Các bạn đã đến từ nơi đâu?” Môi trường sống của các bạn là ao, hồ, sông, suối vậy những người bạn nào cùng ở ao, hồ, sông, suối với các bạn? Cô cho trẻ xem powerpoint về các con vật sống dưới nước (Con tôm, con cua, con mực) Giáo dục trẻ: Các con phải biết bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước bằng cách không được xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối. Hoạt động 2: Dạy trẻ hát và vận động bài: “Cá vàng bơi” - Các con hãy chú ý, lắng nghe xem đoạn nhạc sau đây có trong bài hát nào nhé? - À! Đúng rồi. Đoạn nhạc các con vừa nghe có trong bài hát “Cá vàng bơi” đó. - Vậy bạn nào giỏi cho cô biết bài hát “Cá vàng bơi” do nhạc sỹ nào sáng tác? - Bây giờ, cô mời lớp mình cùng hát bài hát “Cá vàng bơi” do nhạc sỹ Hà Hải sáng tác nhé. - Bây giờ, các con hãy làm những chú cá bơi về chỗ nào. * Dạy trẻ vận động bài: “Cá vàng bơi”. - Để bài hát được hay hơn cô sẽ hướng dẫn cho lớp mình vận động nhé. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: + Động tác 1: “Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước” các con sẽ đưa 2 tay ra trước và đánh lên xuống. + Động tác 2: “Ngoi lên, lặn xuống” các con đưa 2 tay lên sau đó hạ 2 tay xuống. + Động tác 3: “Cá vàng múa tung tăng” các con làm động tác hai đào 2 lần. + Động tác 3: “Hai vây xinh xinh, sao mà bơi nhanh thế” các con sẽ làm tương tự động tác 1. + Động tác 4: “Cá vàng thấy bọ gậy” các con đưa ngón trỏ tay phải lên và chỉ. + Động tác 5: “Nên đuổi theo rất nhanh” các con đưa 2 tay ra trước và đánh lên xuống. + Động tác 6: “Cá vàng bắt bọ gậy” các con chụm các đầu ngón tay phải lại và chỉ vào lòng bàn tay trái. + Động tác 7: “Cho nước thêm sạch trong” các con sẽ mở rộng 2 cánh tay ra. Trẻ thực hiện: + Cô mời cả lớp cùng đứng dậy và vận động theo cô. + Cô mời nhóm, tổ và cá nhân lên thực hiện. + Cô khuyến khích trẻ vận động và chú ý sửa sai cho trẻ nếu có. 3. Hoạt động 3: Nghe hát + Trò chơi. * Nghe hát: “Tôm, Cá, Cua thi tài” nhạc sỹ Hoàng Thị Dinh. - À! Các con hãy quan sát xem các bạn nào đang đi dưới trời mưa đây? - Đúng rồi, đây là bạn Tôm, bạn Cá, bạn Cua. Các bạn ấy đã rủ nhau đi chơi khi trời mưa rào đó các con. Và mỗi bạn có 1 đặc điểm khác nhau các con hãy lắng nghe cô hát để xem các bạn có đặc điểm như thế nào nhé. - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và giảng giải nội dung bài hát. + Sau đây cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Tôm, Cá, Cua thi tài” do nhạc sỹ Hoàng Thị Dinh sáng tác. + Bài hát nói đến 3 bạn Tôm, Cá, Cua cùng nhau thi tài. Bạn Tôm thì có 2 cái râu rất dài và bơi lùi thì rất nhanh, bạn Cá có 2 cái vây thì tựa như mái chèo và bơi rất khéo còn bạn Cua thì có 2 cái càng và bò ngang bằng 8 cẳng đó các con. Cô hát lần 2: Hát với nhạc không lời kết hợp vận động với trẻ. * Trò chơi: Ai đoán giỏi. - Hôm nay, cô thấy lớp mình học rất là giỏi nè. Mình đã làm quen với bạn cá vàng, bạn Tôm, bạn Cua, bạn Cá. Và bây giờ cô sẽ cùng lớp mình chơi 1 trò chơi nhé. Trò chơi có tên: Ai đoán giỏi. + Cô giới thiệu cách chơi: Cô sẽ mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín. Mời thêm 1 trẻ ở dưới lớp hát và cho trẻ bị đội mũ chóp đoán tên bạn hát. Lần 2 cô nâng cao hơn là cho trẻ dưới lớp hát kết hợp gõ dụng cụ cho trẻ bị đội mũ chóp đoán tên bạn hát và tên nhạc cụ. + Luật chơi: Các trẻ chưa đoán được phải vận động bài hát “Cá vàng bơi” + Cô cho trẻ chơi 2 lần. Cô cho cả lớp cùng vận động lại bài hát “Cá vàng bơi”. Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tên các góc chơi: Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc KPKH. + Trẻ biết thỏa thuận trước khi chơi. - Kỹ năng: + Góc xây dựng: Trẻ biết sắp xếp bố cục để xây dựng ao cá, cùng bạn hợp tác trong khi chơi. + Góc phân vai: Trẻ tham gia chơi và thể hiện được vai người bán hàng, người mua hàng, các thành viên trong gia đình. + Góc nghệ thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tô, vẽ, nặn một số con vật sống dưới nước. Hát đúng nhịp, đúng lời, vận động nhịp nhàng theo các bài hát về động vật sống dưới nước. Làm các con cá bằng NVLM. + Góc học tập: Kỹ năng phân loại tranh trong ngôi nhà khoa học của Sammy( căn phòng: trạm phân loại tranh), trẻ biết đếm sắp xếp các loại cá to, nhỏ. + Góc KPKH: Trẻ biết cách cho cá ăn, quan sát cá bơi. - Thái độ: + Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ vệ các con vật sống dưới nước, phải biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn, khi chơi không được tranh giành đồ chơi với bạn. II. Chuẩn bị: - Cô: + Lớp học sạch sẽ. + Các vật dụng để xây ao cá. + Đồ dùng gia đình. + Giấy màu, bút màu, bút chì, gôm, giấy vẽ, đất sét, bảng con. + Trống lắc, mũ múa, xúc xắc, phách tre, nhạc các bài hát về chủ đề động vật sống dưới nước. + Băng đĩa trò chơi Kisdmart, máy tính. + Cá, thức ăn cho cá. + NVLM: xốp, chai, hộp sữa. - Trẻ: quần áo gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi - Cho trẻ hát vận động bài “ cá vàng bơi”. + Các con ơi chúng ta vừa hát bài gì? + Trong bài hát thì nhắc đến con vật gì? + Cá là động vật có ích cho chúng ta đúng không? Vậy ta phải làm gì để bảo vệ chúng? + À! Lớp mình rất là giỏi nè. Bạn nào nói cho cô biết tuần này lớp mình học chủ đề gì? + Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? - Trẻ tham gia tha thuận nội dung góc chơi, cô kết hợp giới thiệu trò chơi ở các góc. - Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích, lấy kí hiệu rồi về góc chơi. 2. Hoạt động 2: Quá trình chơi - Cô cùng trẻ thỏa thuận vai chơi trong từng nhóm nhỏ theo góc trọng tâm: - Cô đóng vai cùng vui chơi với trẻ trong các góc: + Góc xây dựng: Cô hướng dẫn trẻ cách xây ao cá, sắp xếp vị trí các đồ dùng hợp lý. + Góc phân vai: Trẻ đóng vai người bán hàng. Cô hướng dẫn trẻ cách chào hỏi với người mua và cách giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. + Góc nghệ thuật: Cô hướng dẫn trẻ các kỹ năng tô, vẽ, nặn để tạo thành các con vật sống dưới nước. Hướng dẫn trẻ vận động một số bài hát về động vật sống dưới nước. Làm 1 số loại cá bằng NVLM. + Góc học tập: Cô và trẻ cùng xem tranh kể chuyện theo tranh về các loại cá quen thuộc, đếm và xếp các loại cá to nhỏ, hướng dẫn trẻ chơi Kisdmart. + Góc khám phá khoa học: Cô hướng dẫn trẻ cách cho cá ăn, quan sát cá bơi. - Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích, lấy ký hiệu về góc chơi của mình. * Thiết kế góc chơi: - Các bác thợ xây mua nguyên vật liệu ở góc phân vai để xây ao cá. Sau đó về nhóm gia đình để thưởng thức các món ăn ngon nhé. - Các bạn ở nhóm nghệ thuật tạo ra các sản phẩm đẹp đem đến bán ở góc phân vai rồi đi tham quan ao cá nhé. Các con hãy mời các bạn góc học tập cùng tham gia giao lưu văn nghệ hát các bài hát về các con vật sống dưới nước nhé. - Còn các bạn ở góc thiên nhiên sau khi cho cá ăn và quan sát cá bơi thì vào tham quan cùng các bạn luôn nhé. - Cô động viên khuyến khích trẻ khi chơi, không được tranh giành đồ chơi với bạn. 3. Hoạt động 3: Kết thúc nhận xét sau khi chơi - Cô cho trẻ tham quan các góc chơi. Cho trẻ nhận xét góc chơi của mình. - Cô cho trẻ tập trung tại góc khám phá khoa học, gợi ý để trẻ quan sát cá bơi như thế nào và các bạn đã cho cá ăn như thế nào. - Nhận xét góc chơi: Cô nhận xét chung, tuyên dương, động viên, nhắc nhở các góc chơi. - Hát bài: “Cá vàng bơi”. - Cho trẻ về thu dọn đồ chơi ở các góc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Nội dung: - Quan sát thời tiết. - Lao động trực nhật. - Chơi nhẹ nhàng. I. Yêu cầu: - Trẻ biết được thời tiết hôm nay như thế nào. - Biết cùng cô lao động trật nhật. - Không xô đẩy bạn khi chơi. - Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ môi trường, khi đi nắng phải đội mũ, đi mưa thì phải che ô để không bị bệnh. II. Chuẩn bị: - Cô: Dụng cụ lao động: khăn, nước rửa kính... - Trẻ: Mũ, quần áo gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: * Quan sát thời tiết - Cô cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hôm nay. - Các con ơi, hôm nay đi học các con thấy thời tiết như thế nào? + Trời có mây xanh không? + Trời mưa hay nắng? - Giáo dục trẻ khi đi dưới trời nắng các con phải nhớ đội mũ, còn khi đi trời mưa thì các con phải nhớ che ô để không bị bệnh nhé. + Trời nắng thì mặc quần áo mỏng để giúp các con hoạt động thoải mái hơn, trời lạnh thì mặc quần áo dày đủ để giữ ấm cho cơ thể. * Lao động trực nhật - Cô phân công trẻ cách làm vệ sinh lớp: + Nhóm 1: Lau bàn, ghế. + Nhóm 2: Lau kệ đồ chơi. + Nhóm 3: Sắp xếp lại tủ đựng mền, gối. - Cô tổ chức cho trẻ lao động: + Cô cùng trẻ hát bài hát “Bé quét nhà”. + Các con vừa hát bài gì? + Bạn nhỏ trong bài hát đã biết làm gì để phụ giúp bà? + À! Bạn nhỏ rất là ngoan đúng không các con. Các con ở trường hoặc ở nhà thì phải biết phụ giúp ba mẹ và cô giáo don dẹp vệ sinh nhé. Chúng ta còn nhỏ thì sẽ làm việc nhỏ. + Hôm nay là thứ 6 rồi cô và các con sẽ cùng nhau lao động trực nhật nhé. + Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ làm 1 công việc khác nhau (Nhóm 1: Lau bàn, ghế. Nhóm 2: Lau kệ đồ chơi. Nhóm 3: Sắp xếp lại tủ đựng mền, gối.) - Cô cho trẻ tập trung nhóm để thực hiện. - Cô bao quát trẻ khi thực hiện, cô cùng làm và hướng dẫn trẻ. - Nhắc nhở trẻ khi lao động thì không được đùa giỡn, xô đẩy, tranh giành đồ dùng với bạn. * Cho cháu chơi với đồ chơi ngoài trời cô bao quát các nhóm trẻ chơi. * Cho trẻ về lớp: Vệ sinh, rửa tay, uống nước. * Chuẩn bị ăn trưa, ngủ trưa - Cô chuẩn bị: bàn, ghế, bình hoa, khay đựng thức ăn rơi, giấy ướt, yếm. - Cách tiến hành: Cô cho trẻ ngồi vào bàn và giới thiệu món ăn cho trẻ nghe. Động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. - Sau khi ăn xong cô cho trẻ đi rửa miệng, đi vệ sinh. - Cô quét dọn lớp sạch sẽ, bỏ giường ra và cho trẻ ngủ trưa. Giáo viên hướng dẫn
File đính kèm:
- van_dong_ca_vang_boi_nghe_hat_tom_ca_cua_thi_tai.doc