Giáo án Lớp Lá - Nội dung Chủ đề: Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học Sự kiện tham quan trường tiểu học

HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH

Từ : 18/04 đến 23/05/2011

I/ MĐYC:

-KT: Cháu nghe hiểu lời nói của cô, biết thứ tự của các ngày trong tuần, gọi đúng tên ngày. Biết quan tâm số bạn trong lớp.

 Có 1 số hiểu biết về thời tiết hiện tại, tập sao chép 1 số từ về thời gian, thời tiết.

-KN: Cháu chú ý quan sát so sánh phát hiện được bạn vắng. Nói được giờ trên đồng hồ.

 Biết 1 số DTLS, cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Bến Ninh Kiều, chợ nổi trên sông, Cầu Cần Thơ, Bến nhà rồng, Cầu Tràng Tiền, lăng bác, Hồ Gươm.

-TĐ: Tích cực hào hứng tham gia vào hoạt động.

II/CHUẨN BỊ:

-Các biểu tượng băng từ, biểu tượng phục vụ cho giờ điểm danh, sách thư viện.

-Nội dung tích hợp: Đếm, so sánh, sử dụng giác quan

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Nội dung Chủ đề: Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học Sự kiện tham quan trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II/ NỘI DUNG:
1/Lĩnh vực phát triễn thể chất:
-TDS: Thực hiện bài tập số 9.
-Đi bằng mũi chân, gót chân, mép ngoài bàn chân, đi khụy gối (TDS).
-Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. ( HĐNT)
-Bật- nhảy từ trên cao xuống 40cm. ( 1 Tiết)
2/ Lĩnh vực phát triển nhận thức:
-Nói được ngày trên bloc lịch và giờ trên đồng hồ (HĐS)
-Đếm vẹt từ 1- 100. (HĐG, HĐNT)
-Gộp các nhóm đối tượng và đếm. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của 2 nhóm. (1 tiết)
-Biết cách đo độ dài, so sánh và diển đạt kết quả đo. ( 1 tiết)
-Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. (HĐC)
-Biết 1 số danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Bến Ninh Kiều, chợ nổi trên sông, cầu Cần Thơ, Bến nhà Rồng, cầu Tràng Tiền, Lăng Bác, Hồ Gươm. (CĐ)
* Sự kiện: tham quan Trường Tiểu Học.
* Quê hương em (Tuần 1)
* Thủ đô Hà Nội ( Tuần 2)
* Bác Hồ kính yêu ( Tuần 3)
*Trường Tiểu Học ( Tuần 4)
3/Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
-Làm quen 2 truyện, 2 thơ ( 4 tiết)
-2 truyện đọc. (trước giờ ngủ)
-1 bài đồng dao. (HĐG)
-Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. (HĐG)
-Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. (Giờ sinh hoạt)
-Làm quen chữ cái (2 tiết)
4/ Lĩnh vực phát triển TC-KNXH:
-Kính yêu Bác Hồ. (CĐ)
5/ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
-Thuộc 2 bài hát. ( 2 tiết)
 + Yêu Hà Nội. (tuần 2)
 + Cháu vẫn nhớ trường mầm non. ( tuần 4)
-Biết sử dụng các vật liệu khác nhau, phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm tạo hình.
 + Vẽ: Vẽ cảnh đẹp quê em ( tuần 1)
 +Vẽ: theo ý thích ( tuần 2)
 + Cắt dán: dây hoa trang trí lớp mừng sinh nhật Bác Hồ . ( tuần 3)
 + Nặn: theo ý thích. ( tuần 4)
-Đặt lời theo giai điệu 1 bài hát, bản nhạc quen thuộc ( 1 câu hoặc 1 đoạn), sáng tạo lời bài hát.( Giờ âm nhạc , HĐG)
III/ HOẠT ĐỘNG:
1/ MỞ CHỦ ĐỀ:
-Sưu tầm tranh ảnh, trang trí lớp theo chủ đề Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học.
-Trò chuyện đàm thoại về các cảnh đẹp của quê hương đất nước, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, của trường tiểu học mà bé sắp học, trò chuyện về Bác Hồ kính yêu. (khuyến khích trẻ trả lời và đưa ra câu hỏi có liên quan). 
-Tạo trang trí chủ đề nhánh.
-Làm các bài tập ở góc, một số đồ chơi phục vụ chủ đề.
-Chuẩn bị một số nguyên vật liệu để trang trí chủ đề.
2/KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
*Tìm hiểu khám phá các hoạt động.
-Quan sát hình ảnh một số cảnh đẹp, 1 số hình ảnh về quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học.
-Trò chuyện về lịch sử hình thành của các di tích lịch sử, tên gọi của các danh lam thắng cảnh.
-So sánh sự khác nhau và giống nhau của đình và chùa.
-Trò chuyện đưa ra những câu hỏi khuyến khích trẻ nói lên đặc điểm nổi bật về chủ đề
-Tổ chức cho trẻ nghe các câu chuyện bài hát, bài thơ về quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học.
-Tổ chức các góc chơi đa dạng với những bài tập mở để giúp trẻ khám phá.
-Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hiểu biết thêm về 1 số cảnh đẹp trên khắp miền đất nước.
-Tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu về quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học.
3/TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
a/ Chuẩn bị:
-Thảo luận, chia nhóm, phân công nhiệm vụ, chọn các sản phẩm sẽ trưng bày, các tiết mục trình diễn, sắp xếp chỗ ngồi.
-Sắp xếp và trưng bày về các hình ảnh về chủ đề quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học..
b/ Tổ chức tổng kết:
-Đàm thọai với trẻ về nội dung các chủ đề nhánh đã học.
-Tham gia sinh hoạt tập thể: Tạo ra sản phẩm, biểu diễn văn nghệ, liên quan đến các chủ đề nhánh đã học .
4/ LỊCH THÁNG:
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Tuần 1: Ô môn quê em. (Từ 18/04-22/04)
Khám phá chủ đề nhánh: TC, t/h về Ô môn quê em.
Thơ: Ngôi nhà.(Tô Hà)
Toán: Biết cách đo độ dài, so sánh và diển đạt kết quả đo.
LQCC: s,x.
TH: Vẽ cảnh đẹp quê em.
Tuần 2: Thủ đô Hà Nội. (từ 25/4-29/04)
Khám phá chủ đề nhánh: Trò chuyện tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
Truyện: Sự tích Hồ Gươm.
TD: Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm.
TH: Vẽ theo ý thích.
ÂN: Yêu Hà Nội.
Tuần 3: Bác Hồ kính yêu. ( Từ 04/05-06/05)
Nghỉ bù 30/04
Nghỉ bù 01/05
Thơ: Đất trời sáng hôm nay. ( Trần Đăng Khoa)
LQCC: v,r
TH: Cắt dán dây hoa mừng sinh nhất Bác.
Tuần 4: Trường tiểu học.
Sự kiện tham quan trường tiểu học. (từ 09/05-13/05)
Khám phá chủ đề nhánh:TC, t/h về trường tiểu học.
Truyện: Gà tơ đi học.
Toán: Gộp các đối tượng và đếm, tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng.
TH: Nặn theo ý thích.
ÂN: Cháu vẫn nhớ trường mầm non. (Hoàng Lân)
IV/.KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN CÁC TRÒ CHƠI:
Nội dung, nhiệm vụ
Các biện pháp
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
TCĐV:
-Thể hiện vai chơi.
-Sử dụng vật thay thế.
-Thể hiện vai chơi đóng vai người mua, người bán, gọi tên các đặc sản của địa phương. Thương lượng giá cả.
-Sử dụng vật thay thế là các đồ chơi bằng nhựa, giấy, xốp.
Thể hiện tốt vai chơi đến cửa hàng bán thực phẩm. 
-Các chú lính dang đứng bảo vệ canh lăng Bác, thăm nhà ở của Bác Hồ.
-Sử dụng vật thay thế: Khối gổ, hộp thuốc, các đồ dùng đồ chơi tự làm.
Phản ánh vai chơi đóng vai. Vai cả nhà đi chơi thăm thủ đô Hà Nội .
-Các hình ảnh được giới thiệu về các di tích văn hóa lịch sử.
-Sử dụng vật thay thế: Con vật bằng gổ, mữ, hộp giấy, xốp.
-Thể hiện vai chơi các bạn cắp sách đến trường tiểu học.
-Cửa hàng bán các loại dụng cụ cho học sinh.
-Vật thay thế là các đồ chơi để mua sắm, hột hạt.
TCXD: 
-Mô hình.
-Ý tưởng chơi.
-Kỷ năng.
-Xem mô hình được trưng bài với nhiều kiểu đình chùa khác nhau.
-Xây các kiểu nhà tranh, nhà tường. 
-Kỷ năng xếp cạnh, xếp chồng xây cửa hàng bán thực phẩm sạch, an toàn. Xây công viên.
-Xem mô hình triển lãm lăng Bác.
-Xem mô hình vườn quốc gia bảo vệ các loài động vât quí hiếm.
-Kỹ năng xây, xếp chồng, xếp cạnh nhau để thành vườn công viên.
-Xem mô hình các địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội.
-Ý tưởng và cách thức xây dựng.
-Kỹ năng chơi, xếp thành thạo các kỹ năng.
-Xem mô hình trường tiểu học dưới sự trợ giúp của cô.
-Ý tưởng xây mô hình trường tiểu học.
-Kỷ năng xếp chồng, xếp cạnh nhau để xây trường tiểu học.
V/ CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ:
*Trò chuyện bắt đầu vào chủ đề bằng cách gợi hứng thú cho cháu: Quê hương con ở đâu? Đặc điểm của nó ra sao? Con từng được đi du lịch ở đâu rồi? Con biết gì về thủ đô Hà Nội? Bác Hồ là ai? Tình cảm Bác dành cho chúng ta ra sao? Trường tiểu học là gì?
-Cô giới thiệu: Bắt đầu tuần sau chúng ta sẽ vào chủ đề “quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học.” Và cùng khám phá về các địa danh nổi tiếng của đất nước mình như: Bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ, kinh thành Huế, lăng Bác, thủ đô Hà Nội.. 
*Viết thông báo nhờ phụ huynh hổ trợ cho chủ đề: Sách, báo củ, lịch củ, hình ảnh ...có liên quan đến chủ đề “quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học.”
-Tuyên truyền lên góc phụ huynh cần biết và môi trường lớp có lên quan đến chủ đề cho phụ huynh biết.
*Phối hợp với BGH, tổ chuyên môn về kế hoach chủ đề, hổ trợ cho các hoạt động về tranh ảnh để phục vụ cho hoạt động có chủ đích.
*Trang trí mảng tường về chủ đề cho cháu hoạt đông xuyên suốt chủ đề 
	+Tạo các bài tập góc dưới dạng mở kích thích cháu chơi.
	+Bổ sung các đồ dùng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, một số hình ảnh về quê hương, thủ đô, Bác Hồ, trường tiểu học qua hoạt động chơi với góc.
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
Từ : 18/04 đến 23/05/2011
I/ MĐYC:
-KT: Cháu nghe hiểu lời nói của cô, biết thứ tự của các ngày trong tuần, gọi đúng tên ngày. Biết quan tâm số bạn trong lớp. 
 Có 1 số hiểu biết về thời tiết hiện tại, tập sao chép 1 số từ về thời gian, thời tiết.
-KN: Cháu chú ý quan sát so sánh phát hiện được bạn vắng. Nói được giờ trên đồng hồ.
 Biết 1 số DTLS, cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Bến Ninh Kiều, chợ nổi trên sông, Cầu Cần Thơ, Bến nhà rồng, Cầu Tràng Tiền, lăng bác, Hồ Gươm.
-TĐ: Tích cực hào hứng tham gia vào hoạt động.
II/CHUẨN BỊ:
-Các biểu tượng băng từ, biểu tượng phục vụ cho giờ điểm danh, sách thư viện.
-Nội dung tích hợp: Đếm, so sánh, sử dụng giác quan
III/TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1:Điểm danh:
-Cho trẻ hát: “ Nắng sớm”.
-Đội hình 3 hàng dọc, chuyển chữ U, Mời lần lượt tường tổ 1,2,3 kiểm tra vệ sinh, báo cáo bạn vắng? Nêu lý do tại sao bạn vắng, nhắc nhở quan tâm đến bạn. GD cháu siêng năng đến lớp chăm học.
-Chuyển tiếp: Chơi “Tìm đúng nhà!?”
2/HĐ2:Thời gian:
-Gợi cháu quan sát lịch lóc, nói được ngày trên lịch lóc, gỡ lịch lóc quan sát bảng thời gian, nhận xét hôm qua, hôm nay, ngày mai, thứ, ngày, tháng, năm gợi gắn băng từ, chữ số trẻ đọc.
3/HĐ3:Thời tiết:
-Cho cháu tự quan sát nhận xét dự báo thời tiết, hôm nay như thế nào? Gắn biểu tượng băng từ.
-Chuyển tiếp:Chơi “ Địa chỉ nhà ai”
4/HĐ4:Thông tin
- Cô đọc thông tin uống nhiều nước để tránh mất nước và 1 số bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, sởi, sốt, sổ mũi, đậu mùa.
-Trẻ nêu những thông tin mà trẻ biết.
5/HĐ5: Chủ đề ngày:
-Trò chuyện về chủ đề sắp học trong ngày, cho trẻ trò chuyện về “ quê hương em ”.
-Nhắc nhở nhiệm vụ trực nhật.
1/HĐ1:
-Cháu hát
-Cháu chuyển đội hình
-Từng tổ thực hiện
-Lắng nghe
-Cháu tham gia chơi
2/HĐ2:
-Cháu lên gỡ lịch trả lời theo suy nghĩ của trẻ
-1-2 cháu lên gắn
3/HĐ3:
-Cháu quan sát tự do trả lời
-Cả lớp tham gia chơi
4/HĐ4:
-Lắng nghe
-Cháu tự do thông tin
5/HĐ5:
-Lắng nghe
-Cùng trò chuyện theo suy ghĩ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Từ : 18/04 đến 03/05/2011
I/MĐYC:
- KT: Cháu biết quan sát cảnh vật xung quanh.
Diễn đạt rõ lời mạnh dạn giao tiếp kể về các sự vật quan sát được.	
- KN: Có khả năng quan sát chú ý, nhận biết được 1 số đặc điểm của thiên nhiên xung quanh. Biết được đặc điểm, lợi ích, tác hại của các con vật.
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
Đếm vẹt từ 1-100. 
- TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành với bạn. Có thái độ biết yêu quý quê hương ô môn, đất nước, Thủ Đô, Bác Hồ. Thích đến trường học khi vào lớp 1.
II/ CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường., các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời phục vụ cho hoạt động. Vật thật quan sát.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện nêu mục đích ra sân quan sát:
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, sau đó dặn dò cháu chơi như thế nào?
-Cho cả lớp hát bài “Cá vàng bơi”
-GD cháu ra sân mang dép không giành đồ chơi, chơi cùng bạn, trong khi chơi không la hét.
-Cô gợi ý cháu quan sát phát hiện, mô tả lại và trả lời câu hỏi của cô.
- Nảy giờ các con đã quan sát được gì ở sân trường mình vậy? Các loài cầy đó là gì? Nó có hình dáng ntn? Còn các đồ chơi ra sao? Đó là những đồ chơi gì? Các cô đó làm gì?
À! Các con có biết đây là gì không? Cô cho nêu lên những gì trẻ đã khám phá được gợi hỏi cháu về đặc điểm, hình dạng, bộ phận cấu tạo của cây bàng. 
Sau đó cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của cây hoa giấy - cây bàng.
-Trồng cây để làm gì?
-GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá, phải tưới nước, bón phân...Để cho trường luôn đẹp, không khí trong lành, góp phần làm đẹp cho quê hương Ô Môn.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Bỏ Giẻ”:
Cô nói cách chơi và luật chơi cho cháu chơi.
Cháu chơi thử 1 lần.
Cháu tham gia chơi hứng thú
3/ Hoạt động 3:”: Trò chơi dân gian “ Giặt chiếu”
-Cô nêu luật chơi, cách chơi cho cháu nắm..Mời một nhóm chơi thử, cả lớp tham gia chơi.
- Cháu nắm được cách chơi và chơi đúng luật, tổ chức cháu chơi 2-3 lần.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cháu tự lựa chọn đồ chơi ngoài sân và trong lớp mang ra. Chơi cẩn thận không tranh giành.
- Tổ chức cho cháu chơi các đồ chơi ngoài sân và đồ chơi trong lớp trẻ mang ra,chơi đồ chơi cẩn thận .
- Giáo dục vệ sinh rữa tay, mặt sau khi chơi xong. Tiết kiêm nước.
- Nhận xét kết thúc.
1/ HĐ 1:
- Cháu chú ý lắng nghe cô nói.
- Tổ trực đem đồ chơi ra sân cùng cô.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời tròn câu theo yêu cầu của cô.
2/HĐ2:
- Chú ý nghe cô nói cách chơi
- Cháu tham gia chơi.
3/HĐ3:
- Cháu nhắc lại tên trò chơi.
- Cháu chơi 2-3 lần
4/ HĐ 4:
- Cả lớp chơi 2-3 lần.
- Cháu chơi không tranh giành.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Từ : 18/04 đến 13/05/2011
I. MĐYC: 
 - KT: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. Biết tên các góc chơi, các đồ chơi trong góc. Xé, cắt theo đường viền nhỏ, hẹp, cong của các hình đơn giản. Dán hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn.
 - KN: Biết tự chọn vai chơi, chơi đúng vai, cháu sử dụng đồ chơi đúng cách, rèn kỹ năng phối hợp chơi cùng bạn.Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
 - TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành quăng ném đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bài tập ở các góc chơi, đồ chơi sắp xếp gọn gàng.
 - Nội dung tích hợp: VH “đồ chơi của lớp”
Các bước tổ chức
Phân công
Cô Trúc
Cô Trang
1. Đầu giờ.
Chuẩn bị nơi chơi: các góc chơi có một số đồ chơi để trẻ chơi chung, cho trẻ vào góc chơi.
- Tập trung trẻ gợi ý định hướng, chơi gì , chơi ở góc nào.
- Nhắc trẻ lấy đồ dùng đồ chơi về nơi chơi. 
- Bao quát trợ giúp trẻ chuẩn bị nơi chơi cho trẻ.
2. Giúp trẻ triển khai trò chơi.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trong lớp.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc ngoài lớp.( thiên nhiên)
3. Kết thúc giờ chơi
- Cô hỗ trợ nhắc trẻ nhanh tay tập trung.
Báo hiệu kết thúc chung cả lớp.
- Bao quát nhắc nhở trẻ.
- Nhắc nhở cháu cất đồ chơi đúng nơi qui định.
- Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
TCĐV : Gợi ý trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình.
Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
Tạo nhiều tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề.
TCXD : Mở rộng mô hình cho cháu xây dựng, giúp trẻ thỏa thuận trước khi xây, phân nhiệm vụ của từng bạn. Trao đổi ý kiến của mình với người khác.
TCHT : Nhắc nhở trẻ không chỉ xem tranh có thể vẽ câu chuyện bài thơ.
Hướng dẫn trẻ làm các bài tập theo yêu cầu, thực hiện các bài tập trong góc..

File đính kèm:

  • docNOI DUNG.doc
Giáo án liên quan