Giáo án Lớp Lá - Mục tiêu của chủ đề: Phương tiện giao thông

KẾ HOẠCH TUẦN 3

Chủ đề: Phương tiện giao thông đường đường thủy, hàng không

Thời gian thực hiện từ 23 – 27/03

I/ Mục tiêu của chủ đề:

1. Phát triển thể chất: Trẻ biết thực hiện được vận động đập bắt bóng tại chổ

-Biết phối hợp các cử động của bàn tay ngón tay trong hoạt động ghép hình, xếp hình.

2. Phát triển nhận thức:

-Biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, ích lợi, nơi hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy, hàng không.

-Biết tách gộp trong phạm vi 5.

3. Phát triển ngôn ngữ:

-Mô tả được các đặc điểm của máy bay bằng những câu đơn giản

-Trả lời và đặt câu hỏi: “Cái gì?” ; “Ở đâu?”

-Đọc được bài thơ: Cô dạy con . Trả lời các câu hỏi qua lời đối thoại một cách hứng thú. Qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong khi đọc thơ, trò chuyện

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Mục tiêu của chủ đề: Phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm, cấu tạo, công dụng của xe máy
1/Chuẩn bị: xe máy của cô
2/Tiến hành:
*HĐCCĐ: Quan sát xe máy
Cô dẫn trẻ đi dạo 1-2 vòng cho trẻ dừng lại trước xe máy cô giới thiệu buổi quan sát
-Xe máy có những bộ phận nào?
-Xe máy có mấy bánh ?(2 bánh)
-Bánh xe hình gì?(hình tròn)
-Xe máy chạy bằng gì?
-Xe máy dùng để làm gì? 
Cô khái quát lại cho trẻ rỏ xe máy có các bộ phận khung xe, ghi đông, yên xe để ngồi, bánh xe, chạy bằng xăng máy nổ, dùng để chở người và cũng là phương tiện giao thông đi lại trên đường bộ. Khi đi xe máy mọi người nhớ đội mủ bảo hiểm để đảm bảo an toàn 
*TCVĐ: Ô tô vào bến
-Cô hướng dẫn trẻ chơi 2-3 lần
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động chiều
Làm quen bài thơ: “Ô tô ơi”
-Trẻ nhớ tên bài thơ:“Ô tô ơi” 
-Chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Hiểu nội dung bài thơ.
-Thích đọc thơ cùng cô
*Chuẩn bị: Cô đọc thơ diễn cảm
*Tiến hành: 
*Làm quen bài thơ: : “Ô tô ơi” Tác giả Nguyễn Quốc Anh
Cô giới thiệu tên bài thơ làm quen tên tác giả
Đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1 đọc diễn cảm
Lần 2: thể hiện điệu bộ cử chỉ
+Giảng nội dung bài thơ
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
Cho trẻ đọc cùng cô cả lớp 2-3 lần
Cô chú ý sữa sai cho trẻ về cách phát âm
Cô đọc lại lần cuối cho trẻ nghe 
-Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả
*Chơi tự do: Cô quản lý trẻ
Thứ 4/ 11/03
PTNN
Thơ: Ô tô ơi
*Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ tên tác giả .
-Hiểu nội dung bài thơ .Đọc thuộc bài thơ .
*Kỷ năng :
-Rèn luyện kỷ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.Kỷ năng phát âm rỏ ràng .
-Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô rỏ ràng mạch lạc .
*Thái độ :
-Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông
1/Chuẩn bị :
-Cô đọc thơ diễn cảm .Tranh minh họa bài thơ
Bài hát “Lái ô tô”
2/Tiến hành :
*Hoạt động 1: Ổn định –gây hứng thú 
Cô cho trẻ nghe bài hát: Lái ô tô
Các con vừa nghe bài hát gì? 
Cũng nói về ô tô tác giả Nguyễn Quốc Anh đã sáng tác bài thơ: Ô tô ơi các con lắng nghe cô đọc bài thơ 
 *Hoạt động 2: Hoạt động chính 
a/Cô đọc mẫu: lần 1:Giới thiệu tên bài thơ tên tác giả 
-Đọc lần 2: Cho trẻ xem tranh
-Đọc lần 3: Trích dẫn đàm thoại nội dung bài thơ
+Cô vừa đọc bài thơ gì ?
+Của tác giả nào ?
+ Tác giả hỏi ô tô điều gì? 
+Ô tô như thế nào?
+Ô tô chạy như thế nào?
+Các con có biết ô tô chạy trên đường nào không?(Đường bộ)
+Ô tô dùng để chở gì?
Các con bạn nào đã được đi xe ô tô rồi
Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ khi ngồi trên xe mô tô phải ngồi yên không chạy nhảy, không thò đầu ra cửa sổ, đi bộ đi bên phải đi sát lề đường để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người
b/Dạy trẻ đọc thơ:
+Cho trẻ đọc từ khó: “lấm đầu”, “ lấm bụi”
+Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần
Cô theo dỏi sửa sai cho trẻ 
+Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm ,cá nhân cô chú ý giúp trẻ đọc đúng phát âm rỏ các từ trong bài thơ.
Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ tên tác giả
*Kết thúc: Cho trẻ nghe bài hát: Lái ô tô
PTTM
Ghép dán hình ô tô
*Kiến thức:
-Trẻ biết cách ghép các hình chữ nhật, hình vuông,hình tam giác, hình tròn để dán tạo thành hình ô tô theo ý thích
*Kỷ năng:
-Luyện kỷ năng phết hồ mặt trái của hình dán thẳng đẹp cho trẻ
-Dạy trẻ cách sắp xếp ghép 1 hình chữ nhật nằm ngang phía sau, hình vuông phía trước dưới hình tam giác trên hình vuông, 2 hình tròn làm bánh xe ô tô 
*Thái độ: 
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
1/ Chuẩn bị: Mỗi trẻ 2 hình chữ nhật bằng giấy màu, 2 hình vuông, 4 hình tròn, 2 hình tam giác , vở thủ công, keo dán
-Đồ dùng của cô tương tự trẻ. Tranh dán mẫu của cô
2/ Tiến hành: 
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ nghe bài hát: Em tập lái ô tô
Các con vừa nghe bài hát nói về đều gì?
Bây giờ các con thử dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để ghép các hình màu dán tạo thành xe ô tô nhé
*Hoạt động 2: Nội dung chính
a/Quan sát mẫu:
-Cô treo tranh mẫu của cô cho trẻ quan sát nêu nhận xét
+ Cô có bức tranh dán được hình gì?(Cho trẻ phát âm từ Xe ô tô) 
+Cô đã ghép các hình gì để dán tạo thành xe ô tô?
+ Các hình được ghép dán như thế nào?
b/Cô làm mẫu:
-Để dán được chiếc xe ô tô các con quan sát cô làm mẫu nhé
+Cô dùng hình gì để dán làm khung xe? Màu gì đây?
+Cô phết hồ vào mặt trái hình chữ nhật đặt hình chữ nhật nằm ngang dán làm khung xe
+Tiếp theo cô chọn hình gì? Màu gì đây để dán làm đầu xe?
+Cô cũng phết hồ vào mặt trái của hình rồi đặt phía trước hình chữ nhật để làm đầu máy xe ô tô. Và phía trên hình vuông cô dán hình gì?
+Tiếp theo phải chọn hình gì để làm bánh?
Cô chọn hình tròn phết hồ vào mặt trái hình tròn dán phía dưới hình chữ nhật và hình vuông để làm bánh xe, và đã hoàn thành hình xe ô tô
Cho trẻ đếm gọi tên các hình đã chọn để dán thành hình xe ô tô.
c/ Trẻ thực hiện:
-Cho trẻ nhắc lại các hình chọn để dán làm khung xe, đầu xe, bánh xe, cách phết hồ đặt hình để dán tạo thành hình xe ô tô
-Cho trẻ thực hiện cô theo dõi động viên trẻ làm, hướng dẫn trẻ còn lúng túng.
d/ Nhận xét sản phẩm:
Cho trẻ treo tranh lên giá để nêu nhận xét
-Cho trẻ chọn tranh dán đẹp để quan sát nhận xét, thích điểm nào? Vì sao thích?
-Cô nhận xét chung, chọn vài tranh dán đẹp để nhận xét tuyên dương động viên trẻ, góp ý những tranh chưa đạt cần cố gắng hơn
Cho trẻ mang tranh của mình đến tặng cô tặng bạn theo ý thích của mình
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Vẽ tự do trên sân
TCVĐ
Bánh xe quay
-Trẻ biết dùng phấn hoặc que để vẽ tự do trên sân các PTGT mà trẻ thích
-Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình 
-Hứng thú chơi trò chơi
1/ Chuẩn bị: phấn và que đủ cho trẻ
2/ Tiến hành:
*Hoạt động có chủ đích: Vẽ tự do trên sân
-Cho trẻ hát cùng cô bài hát “Lái ô tô” đi ra sân 1-2 vòng cho trẻ dừng lại trò chuyện cùng cô về các PTGT đường bộ mà trẻ biết, cô giới thiệu hoạt động.
-Cho trẻ dùng phấn hoặc que theo ý thích của trẻ để vẽ các phương tiện giao thông theo ý thích của mình
-Cô đến từng trẻ hỏi xem trẻ định vẽ gì gợi ý cho trẻ thực hiện được sản phẩm của mình. Động viên khuyến khích trẻ hứng thú tham gia
*Trò chơi vận động: Bánh xe quay
Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2-3 lần
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động chiều
Ôn bài thơ
“Ô tô ơi”
-Trẻ đọc thuộc đọc diễn cảm bài thơ
-Hiểu nội dung bài thơ
*Chuẩn bị: Tranh minh họa bài thơ
*Tiến hành: 
Ôn bài thơ: Ô tô ơi 
-Cho trẻ hát bài “Lái ô tô”
Lúc sáng các con đã được học bài thơ gì?
Các con lắng nghe cô đọc lại bài thơ
-Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
+Trong bài thơ tác giả hỏi những điều gì? 
+Xe ô tô đi lại trên đường nào? Chở gì?
Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông
-Cho trẻ dọc lại bài thơ cả lớp 2-3 lần 
-Cho từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc cô theo dõi sữa sai cho trẻ . Cô khuyến khích động viên trẻ biết đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
-Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ,tên tác giả
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Thứ 5/ 12/03
PTNT
Nhận biết phía trái của bản thân
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được phía trái của bản thân
*Kỷ năng:
-Dạy trẻ kỷ năng
xác định phía trái của bản thân 
*Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
1/Chuẩn bị: Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 búp bê nhỏ, 1 khối chữ nhật
-Đồ dùng của cô tương tự trẻ kích thước lớn hơn
-Bài hát : Em đi học
2/ Tiến hành: 
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
-Cho trẻ nghe bài hát: Em đi học
-Trong bài hát bạn nhỏ đi học đi bên nào của đường? Vì sao lại đi như vậy?
Cô giải thích cho trẻ biết đi như vậy để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người vì giữa lòng đường nhường cho xe đi lại. Để nhận biết bên nào là bên phải , bên nào là bên trái hôm nay cô hướng dẫn các con nhận biết phía trái của bản thân.
 *Hoạt động 2: Nội dung chính
a/ Ôn xác định phía trước phía sau của bản thân.
-Cô đặt búp bê lên bàn phía trước búp bê đặt quả bóng phía sau đặt lọ hoa hỏi trẻ phía trước búp bê có gì? Phía sau búp bê có gì?
- Cô thay đổi vị trí của lọ hoa và quả bóng cho trẻ xác định vị trí phía trước phía sau của búp bê
b/Dạy trẻ nhận biết phía trái của bản thân
-Cho trẻ chơi dấu tay rồi lấy rổ đồ chơi ra xem trong rổ có gì?
-Cô giơ tay trái của búp bê của cô lên rồi nói búp bê chào các bạn 
-Các con ạ búp bê đã chào các con bằng tay trái đấy các con giơ tay trái của các con lên để chào bạn búp bê nào!
Cô quan sát sữa sai cho trẻ 
-Các con cầm búp bê của mình bằng tay trái của mình đi nào! 
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Hướng dẫn trò chơi:
Bé xếp ô tô
-Trẻ biết xếp chồng 2 khối gỗ lên nhau thành chiếc ô tô.
-Trẻ hứng thú chơi
1/ Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 khối gỗ hình chữ nhật, 1 khối hình vuông; các khối gỗ có màu đỏ hoặc màu xanh; Con mèo đồ chơi 
2/ Tiến hành:
*Hoạt động có chủ đích: Hướng dẫn trò chơi: xếp hình ô tô
-Cô hướng dẫn trẻ chơi
+Cô gợi ý: Bác mèo muốn về quê bằng ô tô, chúng mình cùng xếp 1 chiếc ô tô giúp bác mèo về quê nhé!
+Cô vừa làm mẫu vừa cho trẻ cùng làm. Đặt gỗ chữ nhật làm thân ô tô,tiếp theo đặt khối gỗ hình vuông chồng lên trên đầu khối gỗ chữ nhật làm đầu ô tô
+Cho trẻ tự xếp cô chỉ giúp đỡ khi cần thiết, nhắc nhỡ trẻ đặt khối vuông lên phía trên khối gỗ hình chữ nhật thật ngay ngắn. Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Xếp cái gì? Ô tô màu gì?
+Cho trẻ chơi với chiếc ô tô vừa làm ra: Đặt con mèo đồ chơi ngồi trên xe và cho xe chạy kêu “Bim bim”
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động chiều
Hướng dẫn trẻ thực hiện vở tạo hình: Tô màu ô tô
-Trẻ biết cách cầm bút sử dụng màu để tô hình ô tô đẹp gọn gàng
-Trẻ biết gọi tên xe ô tô vừa tô được
*Chuẩn bị: Tranh minh mẫu của cô 
-Vở tạo hình bút màu cho cô và trẻ
*Tiến hành: 
*Hướng dẫn trẻ tô màu xe ô tô:
-Cô treo tranh mẫu của cô cho trẻ xem tranh vẽ gì? (Cho trẻ phát âm từ xe ô tô)
-Cô tô mẫu cho trẻ xem nói cho trẻ biết kỷ năng tô theo nét xoay tròn trùng khít nhau trong hình vẽ, biết chọn màu để tô màu khung xe bánh xe.
-Cho trẻ nhắc lại kỷ năng tô và chọn màu phù hợp để tô hình xe ô tô đẹp gọn gàng trong hình vẽ
-Nhận xét vở trẻ tô, tuyên dương những trẻ tô màu gọn gàng đẹp, góp ý những trẻ tô nhem ra ngoài hình vẽ cần cố gắng hơn.
-Cô đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ nói được đặc điểm cấu tạo tác dụng của xe ô tô
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Thứ 6/13/ 03
PTTCXH
Dạy hát 
Em tập lái ô tô
1/Kiến thức :
-Trẻ nhớ tên bài hát “Em tập lái ô tô”
Tên tác giả (Nguyễn Văn Tý)
Hát đúng hát thuộc bài hát .
2/Kỷ năng :
-Biết thể hiện cảm xúc khi hát ,hát đúng nhịp rỏ ràng
3/Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 
-Giáo dục trẻ biết rửa mặt sạch sẽ .
1/Chuẩn bị :Cô hát tốt, 1 hình vô lăng xe ô tô
2/Tiến hành :
*Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú 
-Cho trẻ chơi trò làm tiếng còi xe ô tô
*Hoạt động 2:Hoạt động chính 
 -Dạy hát: Em tập lái ô tô.
+Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên tác giả 
+Hát lần 2: Kết hợp điệu bộ cầm vô lăng xe
+Giảng nội dung bài hát .
+Dạy trẻ hát : Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ .
Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân cô theo dỏi giúp trẻ thể hiện bài hát đúng nhịp, hát rỏ lời
+Cô hát cho trẻ nghe bài: Bạn ơi có biết nhạc và lời Hoàng Văn Yến
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Lần 2 hát kết hợp điệu bộ .
+Trò chơi: Đoán tên
Cô cho 1 trẻ đội mủ chóp kín mắt ,mời 1 trẻ trai hoặc gái đứng lên hát đố bạn đội mủ đoán xem bạn nào hát ,hát bài gì. Cho trẻ chơi 2-3 lần
Cả lớp hát lại bài hát “Em tập lái ô tô”lần cuối nhắc lại tên bài hát tên tác giả .
Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông
*Kết thúc :
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Quan sát các PTGT đi lại trên đường bộ
TCVĐ
Ô tô vào bến
-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, của các PTGT đi lại trên đường bộ mà trẻ nhìn thấy và biết được
1/Chuẩn bị: Mũ nón cho cô và trẻ
2/Tiến hành:
*HĐCCĐ: Quan sát các PTGT đi lại trên đường bộ
Cô dẫn trẻ đi dạo 1-2 vòng cho trẻ dừng lại trước sân cô giới thiệu buổi quan sát
-Cho trẻ quan sát trên đường bộ xem nhìn thấy những PTGT nào chạy trên đường?
-Cô giúp trẻ gọi đúng tên các PTGT đó
-Gợi ý trẻ nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo của các loại xe đó 
Cô khái quát lại cho trẻ biết các loại PTGT chạy trên đường bộ tuy chúng có cấu tạo khác nhau nhưng đều đi lại trên đường bộ. Khi mỗi chúng tat ham gia giao thông thì phải chấp hành các luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người
*TCVĐ: Ô tô vào bến
-Cô hướng dẫn trẻ chơi 2-3 lần
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động chiều
Tổ chức trẻ lao động làm vệ sinh nhóm lớp 
-Cô giúp trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, quét dọn rác trong lớp và xung quanh sạch sẽ
-Trẻ có ý thức lao đông tập thể
*Chuẩn bị: Giỏ rác, cái xúc rác, chổi quét nhà
*Tiến hành: 
*Tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh nhóm lớp:
-Cô phân công trẻ theo từng nhóm để làm
+Nhóm 1: Sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi gọn gàng
+Nhóm 2: Quét nhà
+Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh lớp, ngoài sân
Cho trẻ tiến hành làm cô theo dỏi hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ tham gia lao động
-Trẻ làm xong cô nhận xét tuyên dương những cá nhân, nhóm trẻ hoàn thành tốt công việc được giao, góp ý những cá nhân nhóm trẻ chưa chú ý cần cố gắng hơn.
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
*Nêu gương bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH TUẦN 3 
Chủ đề: Phương tiện giao thông đường đường thủy, hàng không
Thời gian thực hiện từ 23 – 27/03
I/ Mục tiêu của chủ đề:
1. Phát triển thể chất: Trẻ biết thực hiện được vận động đập bắt bóng tại chổ 
-Biết phối hợp các cử động của bàn tay ngón tay trong hoạt động ghép hình, xếp hình.
2. Phát triển nhận thức:
-Biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, ích lợi, nơi hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy, hàng không. 
-Biết tách gộp trong phạm vi 5.
3. Phát triển ngôn ngữ:
-Mô tả được các đặc điểm của máy bay bằng những câu đơn giản 
-Trả lời và đặt câu hỏi: “Cái gì?” ; “Ở đâu?”
-Đọc được bài thơ: Cô dạy con . Trả lời các câu hỏi qua lời đối thoại một cách hứng thú. Qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong khi đọc thơ, trò chuyện
4. Phát triển thẩm mỹ: 
- Luyện kỹ năng tô màu máy bay gọn gàng tô trùng khít hình vẽ, biết giữ gìn sản phẩm tạo hình
-Biết vận động bài hát: Em đi chơi thuyền: theo bài hát, bản nhạc
5. Phát triển tình cảm xã hội: 
-Trẻ biết thực hiện 1 số hành vi văn minh khi tham gia giao thông( không đi lại khi ngồi trên ô tô, không thò tay ra ngoài cửa sổ)
II/ Kế hoạch chủ đề :
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Cô đón trẻ với thái độ niềm nở vui vẻ tạo niềm tin cho trẻ
-Nhắc trẻ đến lớp chào cô chào bạn, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
Trò chuyện sáng
-Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông đường thủy, đường không
-Cho trẻ xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường thủy, hàng không.
Thể dục sáng
Trẻ tập cùng cô các động tác sau, mỗi động tác 2l x 4n
+Hô hấp: Thổi bóng bay 
+ Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao
+Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên
+Chân: Đứng bước 1 chân lên trước khuỵu gối
+Bật: Bật lên trước lùi lại, sang bên
Hoạt động học
PTTC
Đập bắt bóng tại chổ
KPKH
Khám phá các bộ phận của máy bay
PTNN
Thơ: Cô dạy con
PTTM
Tô màu máy bay
PTNT 
Tách gộp trong phạm vi 5
PTTCXH
Dạy vận động:
Em đi chơi thuyền
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Quan sát tranh vẽ máy bay
TCVĐ
Bánh xe quay
HĐCCĐ
Quan sát tranh vẽ thuyền buồm.
TCVĐ
Chèo thuyền
HĐCCĐ
Hướng dẫn trẻ gấp máy bay
TCVĐ
Chim sẻ và ô tô
HĐCCĐ
Hướng dẫn trò chơi:
Máy bay
HĐCCĐ
Trẻ đi dạo đọc đồng dao: Đi cầu đi quán
TCVĐ
Đi tàu hỏa
 Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây bến cảng, sân bay
-Góc phân vai: Mẹ con
-Góc nghệ thuật: Hát, nghe các bài hát về các PTGT
-Góc học tập: Xem tranh ảnh, vẽ nặn về PTGT đường thủy, đường không
Vệ sinh
- Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân rửa tay, lau mặt
-Rèn luyện thói quen rửa tay, lau mặt trước và khi ăn cho trẻ
Ăn 
- Động viên trẻ ăn hết suất không làm rơi vãi, tự cầm thìa xúc cơm để ăn
Ngủ
- Trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, và đủ giấc
-Cho trẻ nghe nhạc dân ca khi đi ngủ
Hoạt động chiều
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Chim sẻ và ô tô”
Làm quen bài thơ: “Cô dạy con”
Làm quen bài hát: Em đi chơi thuyền
Hướng dẫn trẻ thực hiện vở thủ công: Làm cánh buồm
Ôn bài thơ: Cô dạy con
Nêu gương bé ngoan cuối tuần 
Kế hoạch ngày
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị - Cách tiến hành
Thứ 2/23/03
PTTC
Đập bắt bóng tại chổ
*Kiến thức:
-Trẻ biết thực hiện vận động đập bắt bóng tại chổ 
*Kỷ năng:
-Dạy trẻ kỷ năng 
đập bóng mạnh xuống sàn và bắt bóng khi bóng nảy lên
-Rèn luyện kỷ năng khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia tập luyện
1/Chuẩn bị: 05-10 quả bóng cao su(đường kính 12-15cm)
2/ Tiến hành:
-Cô kiểm tra sức khỏe trẻ
*Hoạt động 1: Ổn định
a.Khởi động:
-Cho trẻ đi vòng tròn làm theo người dẫn đầu 1-2 vòng kết hợp khởi động tay chân
* Hoạt động 2: Nội dung chính
b.Trọng động: 
 *BTPTC: Cho trẻ tập các động tác sau:
+Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao
+Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên
+Chân: Đứng bước 1 chân lên trước khuỵu gối
Mỗi động tác thực hiện 2l x 4n. Nhấn mạnh động tác tay 4l x 4n
*VĐCB: Đập bắt bóng tại chổ
-Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3-4m
- Cô làm mẫu:
+Lần 1: Làm toàn phần
+Lần 2: Kết hợp phân tích động tác
Cô đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai 2 tay cầm bóng đập mạnh xuống sàn và khi bóng nảy lên ngang tầm trước ngực bắt bóng bằng 2 tay
Cô mời 2-3 trẻ lên làm thử cô đập bóng cho trẻ bắt bóng.
Cho trẻ lần lượt thực hiện. Lần đầu cô đập bóng cho trẻ bắt bóng sau đó cho trẻ tự đập và bắt bóng cô theo dỏi động viên trẻ thực hiện, 
sửa sai cho trẻ 
Cho trẻ nhắc lại tên bài tập vận động
*TCVĐ: Cáo và thỏ
Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2-3 lần
c. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng 
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Quan sát tranh vẽ máy bay
TCVĐ
Bánh xe quay
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nơi hoạt động của máy bay
-Hứng thú chơi trò chơi vận động
1/Chuẩn bị: Tranh vẽ máy bay trực thăng
2/ Tiến hành:
*HĐCCĐ: Quan sát tranh vẽ máy bay
-Cô dẫn trẻ đi dạo 1-2 vòng cho trẻ dừng lại cô giới thiệu buổi quan sát
-Cô xuất hiện tranh vẽ máy bay trực thăng cho trẻ quan sát gọi tên nêu nhận xét
+Bức tranh vẽ gì?(Cho trẻ phát âm từ Máy bay trực thăng). Cô giúp trẻ phát âm rỏ ràng 
+Máy bay trực thăng có những bộ phận nào?
+Máy bay là phương tiện giao thông đi lại ở đâu? Dùng để làm gì?
Cô giải thích thêm và chốt lại cho trẻ biết máy bay có nhiều loại có tên gọi khác nhau như máy bay trực thăng, máy bay phản lực tuy nhau có tên gọi khác nhau nhưng đều là PTGT đi lại trên không dùng để chở người và hàng hóa đi khắp nơi nhanh chống và thuận tiện
*TCVĐ: Bánh xe quay
Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2-3 lần
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động chiều
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Chim sẻ và ô tô”
-Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú chơi
-Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ.
*Chuẩn bị: Kê 1 dãy ghế ở 1 góc trong phòng học, hoặc góc sân
*Tiến hành:
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Chim sẻ và ô tô
-Cho trẻ ngồi trên ghế làm chim sẻ đang ngồi trong tổ. Cô đóng vai ô tô đứng phía trước trẻ. Khi cô nói “chim sẻ bay đi” trẻ chạy trong phòng 2 tay vẫy làm mô phỏng động tác bay của chim sẻ. Sau vài phút cô nói: Chú ý, chú ý! Ô tô đang chạy đến, chim sẻ bay về tổ. Ô tô ra khỏi ga ra và chạy về phía chim sẻ, chim sẻ vội vả bay về tổ của mình(ngồi vào ghế). Sau đó ô tô đi về ga ra. 
-Lúc đầu cho 8-10 trẻ chơi, sau đó cả lớp cùng chơi. Sauk hi trẻ đã biết chơi thành thạo chọn 1 trẻ nhanh nhẹn đóng vai ô tô.
-Cô động viên trẻ chơi
-Nhận xét trẻ chơi: tuyên dương khuyến khích trẻ nhanh nhẹn.
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
Thứ 3/24/03
KPKH
Khám phá các bộ phận của máy bay
*Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi đặc điểm, cấu tạo các bộ phận, công dụng, nơi hoạt động của máy bay trực thăng
*Kỷ năng:
-Rèn luyện kỷ năng phát âm , kỷ năng nghe và trả lời các câu hỏi của cô rỏ ràng mạch lạc cho trẻ. –Rèn luyện kỷ năng quan sát, phán đoán của trẻ
*Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông
1/Chuẩn bị: Hình ảnh các loại máy bay: Trực thăng, phản lực
-Máy bay trực thăng đồ chơi bằng nhựa
-Lô tô về máy bay cho trẻ
-Bài hát: Anh phi công ơi
2/Tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ nghe bài hát “Anh phi công ơi”
-Các con vừa nghe bài hát nói về ai? Anh phi công đang làm gì?
-Hôm nay cô cùng các con khám phá về các bộ phận của máy bay nhé!
* Hoạt động 2: Nội dung chính
a.Quan sát

File đính kèm:

  • docgiao_thong.doc
Giáo án liên quan