Giáo án Lớp Lá - Môn toán, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái

Chủ đề : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông

Nhánh : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không

Lĩnh vực: phát triển nhận thức

Hoạt động LQ với Toán: Bé chia nhóm 9 đối tượng ra thành 2 phần theo các cách khác nhau

Lớp: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Thời gian : 30-35 phút

Ngày dạy : 27/ 3/2015

Người dạy: Phan Thị Duyên Tiên

I.Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết đếm thành thạo trong phạm vi 9

- Trẻ biết chia nhóm 9 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau và khi gộp lại sẽ về số lượng ban đầu.

- 2Kỹ năng

- Luyện kỹ năng chia nhóm, tách gộp

- Luyện kỹ năng xếp tương ứng

3- Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật khi tham gia giao thông, tôn trọng yêu quý, biết ơn chú phi công

- Giáo dục trẻ ý thức học tập

- 90% trẻ đạt yêu cầu đề ra

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Môn toán, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới thiệu tranh: Có nhiều bạn nhỏ cũng rất thích làm phi công để lớn lên cũng lái máy bay đi khắp trời như chú vậy.Có bạn lại thích du lịch trên không. Nhưng các bạn chưa có máy bay, cũng chưa có phương tiện gì để đi. Nhưng các bạn ấy đã ấp ủ ước mơ của mình bằng cách vẽ những chiếc máy bay thật đẹp. Các con có muốn xem tranh bạn vẽ không nào?
* Xem tranh và đàm thoại:
- Tranh 1: Máy bay dân dụng 
– Đàm thoại về các bộ phận của máy bay, màu sắc, bố cục của bức tranh ( Máy bay có những bộ phận nào? Thân máy bay, đuôi, cánh)
- Thân có dạng hình gì? Được vẽ bằng những nét gì?( Thân có dạng hình bầu dục, hơi dài được vẽ bằng những nét cong, nét xiên nối lại với nhau)
- Trong thân còn có gì nữa? (buồng lái và khoang hành khách, các cửa sổ..) 
- Cửa sổ có dạng hình gì? Vẽ như thế nào?...
- Đuôi máy bay ở phía nào ? Đuôi được vẽ như thế nào?
- Để bức tranh đẹp bạn nhỏ đã làm gì? Bạn nhỏ đã tô màu gì?....
* Cô khái quát: Cô nhắc lại cách vẽ máy bay dân dụng giúp trẻ ghi nhớ 
- Tranh 2:Máy bay trực thăng
- Đàm thoại về các bộ phận của máy bay, màu sắc, bố cục của bức tranh ( Máy bay có những bộ phận nào? Thân máy bay, đuôi, cánh quạt, chân đứng)
- Thân có dạng hình gì? Được vẽ bằng những nét gì?
- Trong thân còn có gì nữa? Vẽ bằng nét gì?
- Đuôimáy bay trực thăng được vẽ như thế nào? Vẽ bằng những nét gì?
- Chân đứng ở đâu ? vẽ như thế nào?
- Bạn nhỏ đã tô màu gì cho tranh?
- Các con thấy tranh bạn vẽ có đẹp không?
* Cô khái quát: Cô nhắc lại cách vẽ máy bay trực thăng giúp trẻ ghi nhớ
- Các con có muốn vẽ thật đẹp tranh về phương tiện giao thông như bạn không? bây giờ lớp mình cùng thảo luận xem mình vẽ PTGT hàng không gì? Và vẽ như thế nào nhé!
*Đọc bài thơ “ Ơi chiếc máy bay” về thảo luận nhóm
*Thảo luận xong tập trung cháu ( làm động tác máy bay bay ù ù)
*Đàm thoại
- Cô tập trung trẻ, giúp trẻ củng cố, nhấn mạnh lại về cách vẽ 
- Hỏi ý định trẻ: Con thích vẽ gì? vẽ như thế nào?( vẽ thân máy bay, vẽ cánh máy bay, vẽ đuôi máy bay,.)
- Tổng hợp lại – gợi ý chi tiết phụ
- Để bức tranh thêm đẹp con có thể vẽ thêm những đám mây, ông mặt trời, thêm nhà, chọn màu tô phù hợp, tô đều không lem nhé!
3.Hoạt động 3: Xem bé trổ tài
- Cháu đọc bài vè về nhóm vẽ 
(Ve vẻ vè ve, chúng em thích vẽ, máy bay bay vù, trực thăng ù ù, tên lửa phụt khói, khí cầu lửng lơ.)
- Cô nhắc cháu cách cầm bút, tư thế ngồi, gợi ý thêm cho cháu hoàn thành sản phẩm 
- Cô gợi ý, hướng dẫn cụ thể hơn với những cháu yếu
- Nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm
4.Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ dừng bút. Vẽ xong treo tranh
- Mời cháu chọn sản phẩm đẹp nhận xét tranh 
- Cô chọn thêm những bức tranh đẹp để nhận xét
- Cô nhận xét chung 
- Kết thúc tiết học: Nhận xét tuyên dương trẻ
Hát và vận động bài : Anh phi công ơi – cháu nghỉ.
Chủ đề : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông
Nhánh : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không
Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
Hoạt động làm quen với chữ cái: Bé làm quen nhóm chữ p, q
Lớp: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Thời gian : 30-35 phút
Ngày dạy : 26/ 3/2015
Người dạy: Phan Thị Duyên Tiên
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái p, q.
 - Trẻ được tri giác chữ cái p, q trong các từ trọn vẹn: máy bay phản lực, máy bay quân sự
2. Kỹ năng
 - Trẻ phát âm chuẩn, đúng các chữ cái p, q
 - Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái p - q
 - Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết, phân biệt qua trò chơi
3. Thái độ
 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
 - Giáo án điện tử
 - Hình máy bay có gắng chữ cái p, q
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú
 Cô và các con cùng đi du lịch, thích đi bằng phương tiện gì?
 Hát: Bạn ơi có biết
 Xem đoạn phim và trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không. Hãy xem cô sẽ đưa các con đi chơi bằng gì nhé!
2. Hoạt động 2: Bé làm quen chữ cái p, q
a. Làm quen chữ cái p
 - Đây là gì?
 - Cô chiếu tranh “Máy bay phản lực” và từ máy bay phản lực
 - Cô và trẻ cùng đọc từ “Máy bay phản lực”
 - Trong từ “Máy bay phản lực” có những chữ cái nào đã học?
 - Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học
 - Cô giới thiệu chữ cái “p” bằng cách hỏi trẻ đây là chữ gì?
 - Cô giới thiệu và phát âm mẫu “p” 3 lần
 - Cả lớp phát âm “p” (3 – 4 lần)
 - Từng tổ phát âm “p”
 - Cá nhân phát âm “p”
 - Cô hỏi: cháu có nhận xét gì về chữ “p”
Cô khái quát: Chữ “p” và giới thiệu cho trẻ chữ “P” in hoa, chữ “p” in thường và chữ “p” viết thường
Cô cho trẻ xem thêm các chữ cái, nhiệm vụ của trẻ là tìm chữ cái “p” vừa học 
 b. Làm quen chữ cái “q”
 - Cô có phương tiện gì nữa?
 - Cô chiếu tranh “Máy bay quân sự” và từ “máy bay quân sự”
 - Cô và trẻ cùng đọc từ “Máy bay quân sự”
 - Trong từ “Máy bay quân sự” có những chữ cái nào đã học?
 - Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học
 - Cô giới thiệu chữ cái “q” bằng cách hỏi trẻ đây là chữ gì?
 - Cô giới thiệu và phát âm mẫu “q” 3 lần
 - Cả lớp phát âm “q” (3 – 4 lần)
 - Từng tổ phát âm “q”
 - Cá nhân phát âm “q”
 Cô hỏi: cháu có nhận xét gì về chữ “q”
Cô khái quát: Chữ “q” và giới thiệu cho trẻ chữ “Q” in hoa, chữ “q” in thường và chữ “q” viết thường
Cô cho trẻ xem thêm các chữ cái, nhiệm vụ của trẻ là tìm chữ cái “q” vừa học 
c. So sánh chữ “p”, “q”
Chữ “p” và chữ “q” có điểm gì giống và khác nhau?
Cô khái quát lại:
Giống: đều có một nét thẳng và một nét cong 
Khác: chữ “p” nét cong ở bên phải nét thẳng
Chữ “q” nét cong ở bên trái nét thẳng
3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
*Trò chơi: Vòng quay kỳ diệu
- Cách chơi: Trên màn hình cô có vòng quay với rất nhiều các chữ cái khác nhau. Cô sẽ quay vòng quay này và vòng quay dừng lại ở chữ cái nào các con phải tìm thật nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm.
*Trò chơi: Máy bay cất cánh
 Trẻ chia làm 3 đội.
 - Cách chơi: “Thông báo, thông báo, sắp đến giờ cất cánh, mời các đội bay vào vị trí mời đội bay mang số hiệu “p” vào đường băng số 1p, đội bay mang số hiệu “q” vào đường băng số 2q, đội bay mang số hiệu “pq” vào đường băng 3pq
 - Đây là những chiếc máy bay đều có số hiệu p, q, pq và một số máy bay có biển hiệu khác nữa. Yêu cầu các phi công phải tìm đúng máy bay có số hiệu chữ cái giống chữ cái mà đường băng mình đang đứng 
 - Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Mỗi 1 chú phi công chỉ được mang về 1 máy bay.Hết thời gian, đội nào có nhiều máy bay mang về đúng yêu cầu sẽ là đội chiến thắng
*Trò chơi: Nhanh tay, nhanh trí
 Mời tất cả các bạn chuẩn bị lên máy bay, nhưng cánh cửa máy bay này rất kỳ lạ, phải tìm đúng chữ cái nối theo yêu cầu mới được lên máy bay.
 - Yêu cầu tìm chữ “p”, tìm chữ “q” trong từ dưới tranh và nối chúng lại với chữ p, q màu xanh. Khoanh tròn chữ số tương ứng với chữ cái vừa nối được
 Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ, mời tất cả lên máy bay
Hát: Bé làm phi công
Kết thúc: Nhận xét nhẹ nhàng
Hát: Anh phi công ơi
Chủ đề : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông
Nhánh : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
Hoạt động LQ với Toán: Bé chia nhóm 9 đối tượng ra thành 2 phần theo các cách khác nhau
Lớp: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Thời gian : 30-35 phút
Ngày dạy : 27/ 3/2015
Người dạy: Phan Thị Duyên Tiên
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết đếm thành thạo trong phạm vi 9
- Trẻ biết chia nhóm 9 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau và khi gộp lại sẽ về số lượng ban đầu. 
- 2Kỹ năng
- Luyện kỹ năng chia nhóm, tách gộp 
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng
3- Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật khi tham gia giao thông, tôn trọng yêu quý, biết ơn chú phi công
- Giáo dục trẻ ý thức học tập
- 90% trẻ đạt yêu cầu đề ra
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
-Bài giảng điện tử, máy tính
- Một số hình ảnh: máy bay, khinh khí cầu, trực thăng.. có số lượng 9.
- Thẻ số 1-9.
2. Đồ dùng trẻ
 - 9 máy bay, bảng cài 
- Thẻ số1- 9.
- Tấm vé có chấm tròn trong phạm vi 9, các may bay gắn chấm tròn nhỏ hơin 9
II. Cách tiến hành
1-Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- TrÎ cïng h¸t bµi “Mình là phi công”.Theo điệu Finger fammyly
 Mình là phi công, bạn là phi công lái máy bay.Máy bay tôi, máy bay bay cao, bay đi khắp trời. Nào bạn ơi ta cùng làm phi công lái máy bay.Máy bay cao, máy bay nhanh. Em lái rất tài.
Xin chàocác phi công tí hon. Xin hỏi công việc phi công là làm gì?
Trên bầu trời có muôn vàn đường bay với nhiều pt hoạt động trên không chú có biết những pt nào kể chúng tôi nghe!( Cháu kể)
Xin cảm ơn. Vậy khi máy bay cất cánh các phi công lái máy bay thế nào?( Sự an toàn của hành khách , chúng tôi lái an toàn).
Vâng một khẩu hiệu rất hay, an toàn và rất yên tâm. Mong rằng khi tham gia giao thông chúng ta đều chấp hành đúng luật giao thông
2- Hoạt động 2: Ôn thêm bớt trong phạm vi 9 
 Trẻ quan sát trên màn hình
	KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
*Hành trình trên không:
Không để chờ lâu mời các phi công cùng tham gia “ Hành trình trên không”
* Cô mở máy bay số 1:
- Chuyến bay thứ nhất các chú phi công nhìn thấy mấy chiếc máy bay cùng cất cánh?( Cùng đếm, chọn số tương ứng)
- Có một máy bay hạ cánh trước còn lại mấy máy bay?(8 máy bay, chọn số)
- Trẻ kiểm tra lại số máy bay. Vậy có 8 máy bay thêm một máy bay nữa là mấy?(9 máy bay, số tương ứng)
* Cô mở máy bay số 2:
- Có bao nhiêu khinh khí cầu đang bay? Vừa hạ cánh 2 khinh khí cầu còn lại mấy?
- Lại có thêm 2 khinh khí cầu vừa bay đến vậy tất cả là mấy?
* Mở máy bay số 3:
- Chuyến bay số 3các chú phi công nhìn thấy mấy chiếc máy bay trực thăng cùng cất cánh?( Cùng đếm, chọn số tương ứng)
- Để có 9 máy bay trực thăng thì làm thế nào?( Thêm 3)
* Mở máy bay số 4:
-Chuyến bay số 4 các chú phi công nhìn thấy bao nhiêu hành khách nhảy dù?
- Có thêm 4 hành khách nhảy dù nữa vậy có tất cả là mấy hành khách nhảy dù? ( Cùng đếm, chọn số tương ứng)
3.Hoạt động 3: Chia 9 đối tượng thành 2 phần. 
- Hát một bài
Chuyến du hành kết thúc mời phi công quay trở lại sân bay tiếp tục chuyến bay của mình.
Để chuẩn bị chuyến bay an toàn mời phi công kiểm tra máy bay của mình.
Trẻ xem cô hướng dẫn chia 9 đối tượng thành 2 phần.
- Trẻ quan sát những chiếc máy bay trên màn hình ( 1-> 9) .
- Cho trẻ xếp 9 máy bay ra trước mặt
- Có bao nhiêu máy bay chuẩn bị cất cánh?(9)
- Đếm lại chọn chữ số tương ứng
- Xin thông báo! Chuyến bay Tuy Hòa- Hà Nội 9 máy bay cất cánh chia làm 2 chuyến. Chuyến buổi sáng có 1 máy bay, vậy còn lại mấy máy bay?(8 máy bay) 
Từ 9 máy bay bớt 1 máy bay còn mấy?
- 8 máy bay gộp với 1 máy bay buổi sáng là mấy?
* Như vậy- Tõ mét nhãm cã 9 ®èi t­îng ta cã thÓ chia thµnh 2 phÇn , 1 - 8. Cho trẻ nhắc lại.
* Mời phi công theo dõi chuyến bay Tuy Hòa- TPHCM
Có mấy máy bay? 9 máy bay này cũng chia làm 2 nhóm, nhóm buổi sáng bay 2 máy bay còn lại nhóm buổi chiều là mấy?
Đếm lại xem đúng không?
Vậy khi gộp cả 2 chuyến bay sáng và chiều thì cả ngày bay tất cả bao nhiêu máy bay?
* Như vậy- Tõ mét nhãm cã 9 máy bay ta cã thÓ chia thµnh 2 nhóm là 2 và 7. Cho trẻ nhắc lại.
.....Tương tự cho trẻ chia theo các cách khác nữa(3-6 ; 4-5)
- Sau mỗi lần chia cho trẻ gộp lại cho trẻ biết có số lượng bằng nhóm ban đầu 
Cô hỏi lại cách chia 9 đối tượng thành 2 phần và ghi kết quả lên bảng cho trẻ quan sát giúp trẻ ghi nhớ
- Cô Kết luận: Từ một nhóm 9 đối tượng ban đầu có thể chia thành 2 nhóm theo nhiều cách khác nhau nhưng cách nào cũng cho kết quả đúng
* Cho.trẻ chia theo yêu cầu và theo ý thích
* Liên hệ xung quanh lớp có nhóm đồ chơi nào có số lượng 9. Yêu cầu trẻ chia nhóm đó theo 2 phần đặt số
* 4.Hoạt động: Trò chơi củng cố
* Trò chơi 1: “Thử tài thông minh”
Hát một bài
+ Cách chơi: Có 4 máy bay du lịch các bạn thích đi chuyến bay nào?
Hãy chia là 4 đội, mỗi đội có 1 trống rung, một phách, một xắc xô, một trống lắc để dễ nghe tín hiệu.
 Tặng mỗi đội 1 thẻ số ưu tiên. Đội nào có thẻ số 1 được quyền khám phá trước. sau khi đọc xong tình huống thời gian 5 giây suy nghĩ hết thời gian ai có tín hiệu trước sẽ trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, nếu sai đội khác trả lời. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm nhất sẽ được thưởng nhiều tấm vé đi du lịch hơn.
Các đội sẵn sàng vào thi chưa?
Trò chơi bắt đầu. Cô mở máy, đọc tình huống cho trẻ nghe
Ví dụ: Tình huống 1:Trong chuyến bay sáng có 9 cô nữ tiếp viên hàng không được chia làm 2 nhóm hướng dẫn khách, theo bạn từ 9 cô tiếp viên hàng không chia 2 nhóm như thế nào? (Nếu cháu rung trống và nói chia nhóm 1 và 8. cô mở máy cho trẻ kiểm tra nếu đúng sẽ có số 1 và 8 chạy lên và đó là kết quả đúng sẽ được 1 điểm)
* Trò chơi 2: “Khách tìm máy bay”
Xin giới thiệu các đây là những máy bay tiện nghi hiện đại nhất máy bay mạng biển hiệu 5 chấm tròn, máy bay mang biển hiệu 3 chấm tròn, máy bay mang biển hiệu 8 chấm tròn và máy bay mang biển hiệu 7 chấm tròn
 Trên tay các hành khách đều có vé với những chấm tròn khác nhau hãy kiểm tra xem vé mình có bao nhiêu chấm tròn. Chuyến bay sẽ cất cánh khi các hành khách tìm đúng máy bay sao cho số chấm tròn trên vé gộp với số chấm tròn trên máy bay đủ số lượng là 9 thì máy bay cất cánh. Nếu hành khách nào tìm sai phải tìm lại cho đúng.
Chúng ta cùng đến sân bay nào. Hát một bài
5.Kết thúc: 
 - Nhận xét tuyên dương trẻ
 - Chuyển hoạt động
-HĐ Âm nhạc: NDTT: Dạy vận động theo phách bài hát: “Bé làm phi công” Nhạc: Thu Hường, Vũ Duy Thông
 - NDKH: Nghe hát: “Anh phi công ơi”- Xuân Giao 
 Trò chơi âm nhạc “Chú phi công nào nhanh nhất”
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ hát và vận động theo phách nhịp nhàng theo bài hát: “Bé làm phi công” 
 Cảm nhận được âm điệu vui tươi qua bài hát “Anh phi công ơi” sáng tác của Xuân Giao
 - Trẻ biết vận động theo phách nhịp nhàng 
 Phát triển tai nghe, tính mạnh dạn, khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc.
 - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tích cực, hứng thú biết phối hợp cùng bạn trong hoạt động học và biết giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện và chấp hành tốt các luật lệ, qui định khi đi trên các phương tiện
 II . CHUẨN BỊ:
* Cô:+ Hát thuộc bài hát “Anh phi công ơi”
 + Đàn organ
 + Slide một số phương tiện giao thông đường hàng không.
* Trẻ:+ Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, song loan, thanh gõ
 + Ghế
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Hoạt động 1:Ổn định dẫn dắt
 - Cô tập trung trẻ bằng bài hát: Nào bạn ơi ra đây ta vui cùng chào nhau...
 - Xin chào các con, cô rất vui chào đón các con tham quan sân bay qua chương trình cánh cửa bí mật. Các con có muốn biết bên trong cánh cửa này có gì không?
- Xin mời con chú ý lên màn hình: Cô cho trẻ mở cánh cửa bí mật
- Cùng trẻ xem các phương tiện giao thông trên không và cùng đàm thoại.
- Ngoài máy bay dân dụng và máy bay trực thăng còn có phương tiện giao thông đường hàng không nào nữa?
- Giáo dục trẻ: Khi ngồi trên các phương tiện giao thông này con phải làm gì?
 (luôn thắt dây an toàn, phải tuân thủ chấp hành luật lệ, không đùa giỡn, làm ồn khi đi trên các phương tiện giao thông) 
- Có một bài hát cũng nói về một bạn nhỏ muốn được lái máy bay đấy... Các con hãy lắng nghe giai điệu để đoán xem bài hát ấy tên là gì nhé!
 - Cô đánh đàn giai điệu bài hát “Bé làm phi công” trên đàn organ để trẻ đoán tên.
- Cô nhắc lại tên bài hát: “Bé làm phi công” sáng tác Vũ Hường, Vũ Duy Thông 
 2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm: Dạy vận động theo phách: “Bé làm phi công”
 - Cô đệm đàn cả lớp hát cùng cô 2 lần, trẻ hát nhún nhảy tự do.
- Cô giới thiệu để bài hát thêm hay thì hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động theo phách bài 
 + Lần 1: Cô vừa hát vừa vận động theo phách bài hát “Bé làm phi công”.
 - Cô phân tích cách vỗ: “Vỗ tay theo phách là vỗ vào cả phách mạnh và phách nhẹ của ô nhịp. Đối với bài hát “Bé làm phi công”. Phách đầu tiên vỗ vào chữ “ quay” thứ 2, phách thứ 2, vỗ vào chữ “ quay” thứ 3, phách thứ 3 vỗ vào chữ “quay” thứ 4 .cứ như' vậy cho đến hết bài.
Chú ý: Sau chữ “đất” vỗ đệm thêm 5 phách sau đó vỗ tiếp vào chữ “ áo” thứ 2. Sau từ “quá” vỗ đệm thêm 3 phách sau đó vỗ tiếp vào từ” quay”. Sau từ “ bay” kết bài vỗ đệm thêm 2 phách.
 + Lần 2: Trẻ hát cô vận động theo phách.
 - Trẻ luyện tập:
 + Cho cả lớp hát vận động vỗ tay theo phách cùng cô 2 lần.
+ Luân phiên mời các tổ
 - Di chuyển về 2 nhóm vận động theo phách với nhạc cụ
 - Mời cá nhân vận động theo phách
 - Cả lớp hát và vận động lại 1 lần với nhạc
- Trong quá trình trẻ hát, vận động cô chú ý nhắc nhở sửa sai nhẹ nhàng cho trẻ 	 
 - Giáo dục : Cháu yêu quý chấp hành đúng luật giao thông
 - Bạn nhỏ trong bài hát lái máy bay thật thích, lớp mình cùng làm phi công nhé!
3. Hoạt động 3: Bé nghe hát : “Anh phi công ơi”- Xuân Giao 
- Đã đến sân bay rồi, các cháu đoán xem chú phi công lái máy bay chở khách đi đâu?
- Cô cũng có một bài hát nói về anh phi công muốn tặng cho các con, các con hãy lắng nghe cô đàn và đoán xem đó là bài hát gì?
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả 
 - Cô đàn và hát cho trẻ nghe bài hát:“Anh phi công ơi”- Xuân Giao
 - Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả? Giai điệu bài hát? 
 - Cô hát múa minh họa cùng các trẻ 
 4. Hoạt động 4: Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Cô dẫn dắt: Đi máy bay, được ngắm nhìn mọi thứ từ trên cao rất thích các bạn có thích được làm hành khách đi máy bay cùng các chú phi công không?
Qua chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất” Cô sẽ tổ chức cháu chơi nhé!
Vậy chơi trò chơi này như thế nào?
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cô nhắc lại
* Cách chơi: Trẻ sẽ vừa đi vừa hát đi quanh lớp.Khi có hiệu lệnh: “Lên máy bay” thì mỗi trẻ phải nhanh chóng tìm 1 chiếc ghế cho mình và ngồi 
* Luật chơi: Bạn nào không tìm cho mình được ghế ngồi trên máy bay bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. 
- Cô cho trẻ chơi, cô bao quát lớp
Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương giờ hoạt động 
Chủ đề : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông
Nhánh : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không
Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
Hoạt động làm quen với chữ cái: Bé làm quen nhóm chữ p, q
Lớp: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Thời gian : 30-35 phút
Ngày dạy : 26/ 3/2015
Người dạy: Phan Thị Duyên Tiên
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái p, q.
 - Trẻ được tri giác chữ cái p, q trong các từ trọn vẹn: máy bay phản lực, máy bay 
quân sự
2. Kỹ năng
 - Trẻ phát âm chuẩn, đúng các chữ cái p, q
 - Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái p - q
 - Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết, phân biệt qua trò chơi
3. Thái độ
 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
 * Cô: Giáo án điện tử
 - Hình máy bay có gắng chữ cái p, q, pq,
* Trẻ: Lô tô có các máy bay chứa chữ cái p, q, pq, tranh bài hát chữ to, bút lông
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú
 Cô và các con cùng đi du lịch, thích đi bằng phương tiện gì?
 Hát: Bạn ơi có biết
 Xem đoạn phim và trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không. Hãy xem cô sẽ đưa các con đi chơi bằng gì nhé!
2. Hoạt động 2: Bé làm quen chữ cái p, q
a. Làm quen chữ cái p
- Đây là gì?
- Cô chiếu tranh “Máy bay phản lực” và từ máy bay phản lực
- Cô và trẻ cùng đọc từ “Máy bay phản lực”
- Trong từ “Máy bay phản lực” có những chữ cái nào đã học?
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Cô giới thiệu chữ cái “p” bằng cách hỏi trẻ đây là chữ gì?
- Cô giới thiệu và phát âm mẫu “p” 3 lần
- Cả lớp phát âm “p” (3 – 4 lần)
- Từng tổ phát âm “p”
- Cá nhân phát âm “p”
- Cô hỏi: cháu có nhận xét gì về chữ “p”
Cô khái quát: Chữ “p” và giới thiệu cho trẻ chữ “P” in hoa, chữ “p” in thường và chữ “p” viết thường
Cô cho trẻ xem thêm các chữ cái, nhiệm vụ của trẻ là tìm chữ cái “p” vừa học 
b. Làm quen chữ cái “q”
- Cô có phương tiện gì nữa?
- Cô chiếu tranh “Máy bay quân sự” và từ “máy bay quân sự”
- Cô và trẻ cùng đọc từ “Máy bay quân sự”
- Trong từ “Máy bay quân sự” có những chữ cái nào đã học?
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Cô giới thiệu chữ cái “q” bằng cách hỏi trẻ đây là chữ gì?
- Cô giới thiệu và phát âm mẫu “q” 3 lần
- Cả lớp phát âm “q” (3 – 4 lần)
- Từng tổ phát âm “q”
Cá nhân phát âm “q”
Cô hỏi: cháu có nhận xét gì về chữ “q”
Cô khái quát: Chữ “q” và giới thiệu cho trẻ chữ “Q” in hoa, chữ “q” in thường và chữ “q” viết thường
Cô cho trẻ xem thêm các chữ cái, nhiệm vụ của trẻ là tìm chữ cái “q” vừa học 
c. So sánh chữ “p”, “q”
Chữ “p” và chữ “q” có điểm

File đính kèm:

  • doc4 GIAO AN toán, tạo ình, âm nhạc, lqcc.doc
Giáo án liên quan