Giáo án Lớp Lá - Mở chủ đề Trường mầm non + tết trung thu

KẾ HOẠCH RÈN NỀ NẾP THÓI

QUEN- VỆ SINH-DINH DƯỠNG

1/ Chăm sóc giáo dục:

-Ăn uống: Cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu. Quan tâm những cháu khó ăn tập cho cháu ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau ăn rau, thịt cá không kén chọn thức ăn.

-Ngủ: Cần quan tâm những cháu khó ngủ, giúp trẻ ngủ đủ giấc

-Sức khỏe phòng bệnh: Theo dõi tình hình trẻ bệnh.GD trẻ biết đề phòng một số bệnh khi thời tiết thay đổi biết trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ.GD trẻ đề phòng bệnh giun.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Mở chủ đề Trường mầm non + tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON + TẾT TRUNG THU
Thời gian: 3tuần
Từ ngày: 06/9/2010 đến ngày 24/9/2010
I/Giới thiệu đàm thoại về chủ đề:
Tuần 1: Ngày hội đến trường + Tết trung thu.
Tuần 2: Bạn bè + Tết trung thu.
Tuần 3: Đồ dùng đồ chơi + Tết trung thu.
II/Chuẩn bị cho hoạt động
-Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của cháu và cô trong ngôi trường của mình, lồng đèn, ngày hội đến trường,
-Trang trí sắp xếp theo chủ để nhánh.
-Cho trẻ sưu tầm tranh ảnh, báo chí có hình ảnh về các ngôi trường MN, ngày tết trung thu. Một số đồ chơi, lồng đèn bằng nhựa, giấy
-Cô và cháu cùng thực hiện tranh chủ đề.
- GV cùng phụ huynh trao đổi, hướng dẫn các cháu cung cấp một số kiến thức về chủ đề.
-Làm quen với các bài thơ, bài hát, truyện về trường MN và tết trung thu.
III/Trò chuyện đàm thoại về chủ đề:
-Đàm thoại thảo luận về các thành viên trong trường, tổ chức chào mừng ngày hội đến trường, ngày tết trung thu,
-Nói đúng tên, địa chỉ và một số đặc điểm của trường MN: tên, khu vực, phường, quận, TP, vị trí, kiểu trường trệt hay lầu
-Dạy trẻ biết lợi ích của việc đến trường.
-Dạy trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu.
-Gợi hỏi trẻ về một số ngôi trường MN khác mà cháu biết.
-Trẻ tự kể nhau về một số ngôi trường MN mà cháu thích.
-Cô treo tranh chủ đề trường MN + tết trung thu cho trẻ xem và tự kể với nhau về đặc điểm của trường và cảnh diển ra ngày tết.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: 
TRƯỜNG MẦM NON + TẾT TRUNG THU
-Trò chuyện, đàm thoại và đưa ra những câu hỏi mở để khuyến khích trẻ kể và giới thiệu về trường MN, ngày tết trung thu, tên gọi, địa chỉ trường, vị trí, trang phục đến trường và ngày tết. Nghe những câu chuyện về trường MN, tết trung thu theo từng chủ đề nhánh.
-Cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai: chú ý tạo tình huống đa dạng trong trò chơi để trẻ được trải nghiệm và phát huy khả năng và trí tưởng tượng của trẻ.
-Trẻ biết được ngày 5-9 là ngày tựu trường, biết ý nghĩa của ngày tết trung thu.
-Trẻ thực hành các thao tác rửa tay bằng xà phòng.
-Tham gia hoạt động tạo hình: trang trí lồng đèn, vẽ trường MN, vẽ đồ dùng đồ chơi,cắt dán phông trang trí lớp đón ngày tết trung thu, các hoạt động khác.
-Làm quen một số biểu tượng về số lượng gắn với nội dung chủ đề.Một số kỹ năng so sánh sự khác nhau giữa các tranh.
-Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hoạt động với âm nhạc.
-Cung cấp cho trẻ một số bài hát, câu chuyện có liên hoan đến việc khám phá nội dung của chủ đề.
-Tổ chức các cháu hát múa, trò chơi vận động, lễ hội chào mừng ngày tết trung thu.
KẾ HOẠCH HỔ TRỢ PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI THÁNG 09/2010
Thời gian Từ 06/9/2010 đến 24/9/2010
A. Kế hoạch hoạt động:
Nội dung nhiệm vụ
TCĐV
-Giúp trẻ mở rộng nội dung chơi hơn.Liên kết với các góc chơi và bạn chơi với những hành động kế tiếp nhau tạo thành một trò chơi có cốt truyện.
-Khuyến khích trẻ biết chơi nhiều vai khác nhau.
TCXD
-Giúp trẻ mở rộng mô hình với nhiều ý tưởng.Biết lựa chọn vật liệu xây dựng đa dạng hơn và phù hợp với mô hình hơn.
-Giúp trẻ mở rộng đề tài: Nhiều kiểu trường của bé khác nhau xây các trường.
TCHT
-Âm nhạc:Tạo điều kiện cho trẻ hát và hát nhiều bài về trung thu, trường MNvà sử dụng thành thào nhạc cụ hơn, biết phối hợp với bạn cùng hát.
-Tạo hình: hướng dẫn trẻ cách cầm viết tô màu, tô màu mịn hơn, khuyến khích trẻ vẽ ngôi trường sáng tạo, trang trí lồng đèn,
TCVĐ
-Khuyến khích trẻ chơi với nhau nhiều và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau trong khi chơi tuân thủ luật chơi hơn.
B. Bổ sung đồ dùng đồ chơi.
-Tranh các hình ảnh về ngày hội trung thu, về trường MN.
-Những đồ dùng đồ chơi, hợp thuốc lá, khối gổ.
-Các loại nhạc cụ mớ, các loại mũ mão.
-Bài tập tô ở góc với nhiều thể loại ai để cháu tham gia hoạt động
-Sách tranh truyện trong tháng, các con rối để cháu múa rối theo truyện.
-Mẫu tạo hình ở góc lồng đèn, giấy in trường MN và hình rỗng để trẻ thực hiện
Bổ sung góc khám phá khoa học thêm một số loại hạt, cây xanh để cháu trồng.
KẾ HOẠCH RÈN NỀ NẾP THÓI
QUEN- VỆ SINH-DINH DƯỠNG
1/ Chăm sóc giáo dục:
-Ăn uống: Cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu. Quan tâm những cháu khó ăn tập cho cháu ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau ăn rau, thịt cá không kén chọn thức ăn.
-Ngủ: Cần quan tâm những cháu khó ngủ, giúp trẻ ngủ đủ giấc
-Sức khỏe phòng bệnh: Theo dõi tình hình trẻ bệnh.GD trẻ biết đề phòng một số bệnh khi thời tiết thay đổi biết trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ.GD trẻ đề phòng bệnh giun.
2/Giáo dục:
-Lễ giáo: biết chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp và khi ra về.Đến lớp không khóc nhè
-Biết vâng lời, biết lễ phép và mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
-Có hành vi văn minh trong ăn uống không cười giỡn khi ăn, biết mời nhau khi ăn, khi ăn bị ho che miệng
-Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi và cất đúng nơi qui định.
-Tập cho trẻ nhận đúng kĩ hiệu cá nhân qua đồ dùng của cháu.
-vệ sinh: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đánh răng 3 lần trong ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết mang dép không đi chân không.Khi đi ra đường hoặc đi tiêu tiểu
-Biết giữ gìn vệ sinh môi trường lớp ở gia đình và nơi công cộng, không vức rác bừa bãi, không khạc nhổ bẩn lên tường, kiếng, sàn nhà.
-Bảo vệ môi trường: Không nghịch nước, không dẫm lên cỏ không vứt rác bữa bãi nơi sân trường công cộng hay ở gia đình.
-Biết yêu quý thiên nhiên
+ Dinh dưỡng: Trẻ nhận biết 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn như: Đạm, béo, tinh bột, vitamin và muối khoáng.
-Dạy trẻ biết chất đạm có những thực phẩm, thịt cá, trứng, sữa, tôm, cá. Có ích lợi cho cơ thể, sức khỏe, chất đạm có 2 nhóm đạm: đạm động vật và đạm thực vật
Nhiệm vụ của giáo viên
-Phối hợp phụ huynh cho việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở nhà cũng như ở trường và ngày hội trung thu.
-Trao đổi việc học, ăn ngủ ở đầu năm học.
-Vận động trong phụ huynh hỗ trợ tranh ảnh sách báo về trường mầm non và lễ hội trung thu
-Tập lễ hội tết trung thu.
* Lễ hội: Ngày tết trung thu.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
-Bảng chủ điểm: 3 nhánh
-Sưu tầm tranh ảnh, để làm chủ điểm mới về ngày hội đến trường, đồ dùng đồ chơi, trung thu
-Tạo môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề
-Góc xây dựng: khối XD các loại 1 hàng rào, cổng cây xanh, hoa, xích đu, cầu trượt, bập bênh
-Các loại quả, bánh trung thu, các loại nước ngọt, chuẩn bị cho lễ hội để các cháu rước đèn phá cổ vào ngày hội trung thu.
-Tập thơ, đi học, bập bênh.
-Một số tranh ảnh về các loại đồ dùng có hình liên quan chủ đề trường mầm non, lễ hội trung thu và các nguyên vật liệu phế thải làm đồ chơi như cây xanh, bánh mứt lồng đènDo cô cháu cùng làm.
MẠNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 3 tuần
Từ ngày 06/09/2010- 24/09/2010
Nhánh 1
Ngày hội đến trường + tết trung thu
Từ 06/09-10/09/2010
TRƯỜNG MẦM NON + TẾT TRUNG THU
3 tuần
(06/09/-24/09/2010)
Nhánh 2
Bạn bè + tết trung thu
Từ 13/09-17/09/2010
Nhánh 3
Đồ dùng đồ chơi + tết trung thu
Từ 20/09-24/09/2010

File đính kèm:

  • docmo chu de lon.doc