Giáo án Lớp Lá - Làm quen với toán: Nhận biết mục đích phép đo

* Hoạt động 1. Trò chuyện chủ đề Bé đón Tết và mùa xuân

- Cho trẻ hát bài: “ Mùa xuân đến”

- Ngày máy là ngày tết âm lịch? (Ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày têt nguyên đán, tết cổ truyền của người Việt Nam).

- Ngày tết có những phong tục gì? (Có hoa đào, có bánh chưng, có dưa hành)

*Hoạt động 2. Ôn: So sánh chiều dài

- Cô có 3 băng giấy cho trẻ lên so sánh 3 băng giấy. Băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn hơn và băng giấy nào ngắn nhất.

( Cô và cả lớp cùng đo 3 băng giấy của mình)

 * Đo chiều dài của các đối tượng bằng 1 thước đo

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Làm quen với toán: Nhận biết mục đích phép đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LQVT: NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH PHÉP ĐO
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo. 
- Rèn kỹ năng đo và so sánh. 
- Phát triển tư duy quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ chú ý tập trung trong giờ học, biết giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị: 
- 3 băng giấy: xanh, đỏ, vàng.
- 1 khối gỗ hình chữ nhật làm thước đo.
- Bút chì, thẻ chữ số 6,7,8.
- Mỗi trẻ 3 băng giấy xanh, đỏ, vàng ( nhỏ )
- 1 khối gỗ hình chữ nhật nhỏ làm thước đo.
- Bút chì, thẻ chữ số 6,7,8.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1. Trò chuyện chủ đề Bé đón Tết và mùa xuân
- Cho trẻ hát bài: “ Mùa xuân đến” 
- Ngày máy là ngày tết âm lịch? (Ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày têt nguyên đán, tết cổ truyền của người Việt Nam). 
- Ngày tết có những phong tục gì? (Có hoa đào, có bánh chưng, có dưa hành) 
*Hoạt động 2. Ôn: So sánh chiều dài
- Cô có 3 băng giấy cho trẻ lên so sánh 3 băng giấy. Băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn hơn và băng giấy nào ngắn nhất. 
( Cô và cả lớp cùng đo 3 băng giấy của mình) 
 * Đo chiều dài của các đối tượng bằng 1 thước đo
- Cô có băng giấy xanh, đỏ, vàng có chiều dài khác nhau. Muốn biết chúng dài hơn kém nhau bao nhiêu chúng mình cùng lấy thước đo là khối gỗ hình chữ nhật làm đơn vị đo. (Trẻ lấy băng giấy và thước để đo)
+ Đo băng giấy màu xanh: 
- Đặt chiều dài của khối chữ nhật theo chiều dài của băng giấy, đầu trái của khối chữ nhật sát với đầu trái của băng giấy. Ta dùng bút chì gạch sát vào đầu còn lại của thước đo ta được 1 thước đo. Cứ như thế ta đo đến hết băng giấy màu xanh. + Băng giấy màu xanh bằng mấy thước đo? (Bằng 8 thước đo)
+ Đặt số tương ứng là mấy? (Đặt số 8)
- Tiếp tục cô hướng dẫn trẻ đo chiều dài băng giấy đỏ và băng giấy vàng
+ Chiều dài của băng giấy xanh dài bằng mấy thước đo? (Bằng 7 lần) 
+ Chiều dài của băng giấy vàng dài bằng mấy thước đo? (Bằng 6 lần)
+ Băng giấy nào dài nhất? (Băng giấy xanh)
+ Băng giấy nào ngắn hơn? (Băng giấy đỏ)
+ Băng giấy nào ngắn nhất? (Băng giấy vàng)
*Hoạt động 3. Chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- Cô nói lên màu băng trẻ nói kích thước của băng giấy. 
- Cô cho trẻ đo chiều dài của bàn, chiều cao của tủ đồ chơi
( Cô kiểm tra động viên khuyến khích trẻ ) 
* Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương trẻ.
****************

File đính kèm:

  • docLQVT.doc