Giáo án Lớp Lá - Làm quen với Toán: Đếm đến 10. Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng.nhận biết số 10
* Hoạt động 1: Luyện tập, nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Cô và các con tuần vừa qua có sưu tập Album về một số loại hoa, quả
- Cô giới thiệu tập Album.
- Cô cho trẻ quan sát và đếm số lượng các tranh trong phạm vi từ 3 đến 10.
- Yêu cầu trẻ viết số tương ứng con thiếu vào các tranh.(Cho trẻ đếm và viết số tương ứng và đọc từ).
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ.
* Hoạt động 2: Tạo nhóm có 10 đối tượng, đếm đến 10, nhận biết số 10.
- Chơi “ Nước chảy- nước chảy”.
- Cô đọc một đoạn thơ của bài thơ “Hoa kết trái”.
- Đố các con đoạn thơ vừa rồi trong bài thơ nào?
- Các con hãy nhìn xem trong rổ của mình có gì?
- Cô cùng trẻ xếp tất cả số số hoa dưa hấu ra (Cô và trẻ cùng xếp 10 hoa).
- Mỗi hoa dưa hấu kết trái được 1 quả dưa, các con hãy xếp 10 quả dưa hấu tương ứng 1:1 (Cô và trẻ cùng xếp).
LQVT: ĐẾM ĐẾN 10. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 10 ĐỐI TƯỢNG.NHẬN BIẾT SỐ 10. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết số 10, biết xếp tương ứng 1:1, biết thêm bớt so sánh trong phạm vi 10. - Rèn kỹ năng đếm đến 10, kỹ năng thêm bớt, so sánh, nhiều hơn, ít hơn và xếp tương ứng 1:1, tạo nhóm có 10 đối tượng. - Phát triển khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định. - GD trẻ biết yêu quý một số nghề và giữ gìn một số dụng cụ của nghề. II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Nhạc không lời bài “Màu hoa” - Bảng, que chỉ, rổ. - 10 hoa dưa hấu, 10 quả dưa hấu. - Số 10, số 9, số 8, số 6, số 4. III. Tổ chức hoạt động - Lớp hát vận động bài: “Màu hoa” + Vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? + Để trường đẹp nhiều cây, hoa phải làm sao? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. * Hoạt động 1: Luyện tập, nhận biết số lượng trong phạm vi 10. - Cô và các con tuần vừa qua có sưu tập Album về một số loại hoa, quả - Cô giới thiệu tập Album. - Cô cho trẻ quan sát và đếm số lượng các tranh trong phạm vi từ 3 đến 10. - Yêu cầu trẻ viết số tương ứng con thiếu vào các tranh.(Cho trẻ đếm và viết số tương ứng và đọc từ). - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. * Hoạt động 2: Tạo nhóm có 10 đối tượng, đếm đến 10, nhận biết số 10. - Chơi “ Nước chảy- nước chảy”. - Cô đọc một đoạn thơ của bài thơ “Hoa kết trái”. - Đố các con đoạn thơ vừa rồi trong bài thơ nào? - Các con hãy nhìn xem trong rổ của mình có gì? - Cô cùng trẻ xếp tất cả số số hoa dưa hấu ra (Cô và trẻ cùng xếp 10 hoa). - Mỗi hoa dưa hấu kết trái được 1 quả dưa, các con hãy xếp 10 quả dưa hấu tương ứng 1:1 (Cô và trẻ cùng xếp). - Các con có nhận xét gì về hoa và nhóm quả như thế nào với nhau? (Không bằng nhau). - Vì sao các con biết nhóm hoa và nhóm quả không bằng nhau? - Để nhóm quả cà bằng nhóm hoa ta phải làm sao? (Thêm 1 quả) - Cô và trẻ cùng thêm 1 quả dưa. - Bây giờ các con có nhận xét gì về 2 nhóm? (2 nhóm bằng nhau). - Vậy nhóm hoa và nhóm quả cà bằng nhau và cùng bằng mấy? (Bằng nhau và cùng bằng 10). - Cô và trẻ cùng đồng thanh (9 thêm 1 là 10). - Mời cá nhân. - Cô giới thiệu chữ số 10 - Cô phát âm số 10. - Cả lớp số 10. - Các con có nhận xét gì về số 10. - Lớp đồng thanh số 10. - Cô đặt số 10 vào 2 nhóm hoa và quả dưa. (Trẻ đặt cùng cô). - Mời trẻ cùng đếm 2 nhóm, đọc số 10. - Cô cất bớt 1 quả. Vậy còn lại mấy quả? (Cô và trẻ cùng cất bớt 1 quả dưa, đếm và chọn số tương ứng đặt vào). - Lớp đếm và đặt số. - Cô lại cất bớt 2 quả dưa. vậy còn lại mấy quả dưa? (Còn 7 quả dưa - chọn thẻ số mấy đặt vào(Số 7) ). - Tương tự cô cho trẻ bớt dần cho đến hết. - Cô và trẻ cùng cất số hoa vào rổ và đếm. - Cô hỏi trẻ: + Số đứng trước số 9 là số mấy? (Số 8). + Cô gắn số - Lớp đọc số 8. + Số đứng trước số 9 là số mấy? (Số 8). + Số đứng sau số 9 là số mấy?( Số 10). + Lớp đồng thanh 8, 9, 10. + Mời cá nhân. *Hoạt động 3: Luyện tập, chơi. - Bây giờ các con tìm xung quanh lớp mình có những đồ dùng, nhóm hoa, quả nào có số lượng 10. + Mời trẻ tìm và đặt số tương ứng. + Nhận xét. *Trò chơi: Chọn quả cho đủ số lượng 10. + Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. + Lớp tiến hành chơi. + Kiểm tra kết quả chơi và đặt số tương ứng. * Kết thúc: Khuyến khích. *******************
File đính kèm:
- DEM_DEN_10NHAN_BIET_NHOM_CO_10_DOI_TUONG_NHAN_BIET_SO_10.doc