Giáo án Lớp Lá - Hoạt động: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán - Chủ đề: Thế giới thực vật
a. Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán
- Chúng mình vừa chơi trò chơi về các mùa, vậy một năm có mấy mùa? Bao nhiêu tháng ?
- Tết Nguyên Đán năm trước gọi là tết Tân Mão năm 2012, vậy tết nay gọi là tết gì ? (Cho trẻ xem slide: Tết Quý Tỵ)
- Các con vừa trải qua những ngày nghỉ tết rồi, các con hãy nói lại cảm nhận của các con về ngày tết ( cô gọi một số trẻ trả lời)
+ Không khí trong những ngày tết như thế nào? Có vui vẻ, náo nhiệt không?
+ Con có nhận xét gì về quang cảnh ngày tết? (thời tiết, cây cối, đường phố đông vui, nhiều hoa, nhiều người đi lại ) ( Cho trẻ xem slide: Chợ tết)
GIÁO ÁN DỰ THI GVDG CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2012 -2013 TIẾT BẮT BUỘC GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC TÊN HOẠT ĐỘNG: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán. Hoạt động bổ trợ: - Hát: Cùng múa hát mừng xuân; tết đến rồi, mùa xuân ơi - Thơ: Cây đào - Trò chơi: Bốn mùa; gian hàng tết Chủ đề: Thế giới thực vật Giáo viên: Quách Thị Quỳnh Độ tuổi: 5-6 tuổi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu ý nghĩa này tết Nguyên đán - Trẻ biết các hoạt động, phong tục diễn ra trong ngày tết - Trẻ biết một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày tết 2. Kỷ năng: - Rèn khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định - Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ. 3. Giáo dục- thái độ: - Dạy trẻ biết yêu quý, quan tâm, chúc tết ông bà, bố mẹ... - Giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn ngày tết cổ truyền của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng cho cô và trẻ - Một số sile hình ảnh về ngày tết - Các bài hát: Cùng múa hát mừng xuân; tết đến rồi, mùa xuân ơi - Lô tô hoa quả, món ăn ngày tết - Đất nặn, bảng con cho trẻ. 2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Trò chuyện chủ đề - Cô và trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”. Cô gọi tên các mùa trẻ nói và làm động tác thể hiện thời tiết các mùa + Mùa đông - lạnh lẽo + Mùa hè - nóng bức + Mùa thu - Lá rụng + Mùa xuân- ấm áp quá - Mùa xuân đã đến rồi, chúng mình cùng hát ca đón chào mùa xuân (Hát bài cùng múa hát mừng xuân) - Mùa xuân có ngày gì vui nhất, đặc biệt nhất mà tất cả mọi người đều háo hức mong chờ, tất cả mọi người đều được nghỉ học, nghỉ làm để sum họp cùng gia đình? - Các con có thích tết không? Ai biết gì về tết? - Các con ai cũng thích tết, vậy hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngày tết Nguyên Đán nhé 2. Nội dung a. Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán - Chúng mình vừa chơi trò chơi về các mùa, vậy một năm có mấy mùa? Bao nhiêu tháng ? - Tết Nguyên Đán năm trước gọi là tết Tân Mão năm 2012, vậy tết nay gọi là tết gì ? (Cho trẻ xem slide: Tết Quý Tỵ) - Các con vừa trải qua những ngày nghỉ tết rồi, các con hãy nói lại cảm nhận của các con về ngày tết ( cô gọi một số trẻ trả lời) + Không khí trong những ngày tết như thế nào? Có vui vẻ, náo nhiệt không? + Con có nhận xét gì về quang cảnh ngày tết? (thời tiết, cây cối, đường phố đông vui, nhiều hoa, nhiều người đi lại) ( Cho trẻ xem slide: Chợ tết) - Gần đến ngày tết cổ truyền của dân tộc, mọi người, mọi nhà thường chuẩn bị làm những gì để đón tết ?( Gọi 3-4 trẻ) - Trong dịp tết vừa rồi, các con đã giúp bố mẹ làm những gì để đón tết ? ( Gọi 3-4 trẻ) + Bạn nào được đi chợ sắm tết? + Con đi chợ với ai, con nhìn thấy chợ tết bán nhiều loại hàng gì nhất? + Nhà con đã mua những gì? + Ai có nhận xét gì về màu sắc các loại hàng con nhìn thấy? màu gì nhiều nhất, đặc trưng nhất cho ngày tết? Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. - Loại bánh gì mà mọi nhà thường hay gói trong ngày tết? (Cho trẻ xem slide: gói bánh chưng) + Tết vừa rồi nhà con có gói bánh chưng không? + Ai biêt để gói được bánh chưng thì cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì? + Các con có giúp bố mẹ gói bánh chưng không ? Con giúp bố mẹ làm gì? - Chúng mình có muốn được gói bánh chưng nữa không? Hãy cùng làm động tác mô phỏng việc gói bánh chưng nhé - Trong những ngày tết mọi nhà thường trang trí bằng những loại hoa gì ? ( cho trẻ xem slide: Hoa đào, hoa mai) + Hoa mai thường có ở miền nào ? Còn miền Bắc mình thường có hoa gì? + Nhà con tết vừa rồi trang trí hoa gì? Ai là người trang trí? Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặc trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: cây quất, hoa cúc, hồng, vạn thọ...Các con có biết bài thơ nói về hoa đào không? ( Đọc bài thơ cây đào) - Có những loại hoa quả, bánh mứt gì đặc trưng cho ngày tết ? + Ở nhà con ai là người bày mâm ngũ quả? + Mâm quả nhà con gồm có những loại quả gì ? (Cho trẻ xem slide: mâm ngủ quả). - Ngày tết thường có những phong tục gì? + Bạn nào biết mọi người thường cúng ông bà tổ tiên vào lúc nào, gọi là gì ? + Trong mâm cơm ngày tết ở nhà mẹ và bà nấu những món ăn gì? Con thích ăn những món nào nhất? + Vào đêm giao thừa thường có hoạt động gì nổi bật? (Xem video bắn pháo hoa) - Sau đêm giao thừa, những ngày tết tiếp theo các con được đi những đâu? Có bạn nào được về quê ăn tết với ông bà không? - Khi đến thăm hỏi nhau ngày tết mọi người thường chúc nhau điều gì? - Con chúc tết ông bà, bố mẹ như thế nào? (Cho một vài cháu lên chúc tết trên nền nhạc bài: Bé chúc tết). - Ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, mọi người vui vẻ đón tết, mong năm mới sẽ có nhiều điều mới tốt lành đến với mình. Bánh chưng xanh là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ngoài ra còn một sô món ăn khác có ý nghĩa với phong tục tập quán cuả người Việt như dưa hành, giò lụa. Khi chúc nhau, mọi người cũng thường chúc nhau năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc, chúc người già sống lâu trăm tuổi, chúc các bé chăm ngoan học và được mừng tuổi - đó chính là những phong tục tập quán của người Việt b. Trò chơi * Trò chơi : Gian hàng tết - Cách chơi: Cô cho trẻ kết 3 nhóm, lần lượt từng bạn ở mỗi nhóm bật qua 3 vòng, chọn lô tô có nội dung liên quan đến ngày Tết lên dán vào bảng của mình - Trẻ chơi - Cô quan sát - Nhận xét các đội * Trò chơi: biểu diễn văn nghệ mừng xuân - Hát: Tết đến rồi, Mùa xuân ơi 3. Kết thúc : - Nhận xét giờ học - Về góc chơi nặn bánh chưng - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ kể - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ nói lời chúc - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ hát, múa - Trẻ về các góc
File đính kèm:
- Tim_hieu_ve_ngay_tet.doc