Giáo án Lớp Lá - Hoạt động góc (mẫu)

A/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

- Thông qua hoạt động chơi giúp trẻ được trải nghiệm các vai chơi và thể hiện được các vai trò khác nhau, những công việc khác nhau của người lớn

+ Biết chọn góc chơi, vai chơi theo sở thích, thể hiện vai chơi một cách tự nhiên.

- Quá trình chơi giúp trẻ rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, thử nghiệm ý tưởng mới trong công việc theo cách riêng của trẻ

+ Giúp trẻ học cách kìm chế cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau

+ Phát triển các kỹ năng vận động phối hợp tay mắt khi chơi với các đồ vật khác nhau

- Giáo dục trẻ tính tự giác, tính tích cực tham gia hoạt động chơi, tính cẩn thận ngăn nắp gọn gàng khi cất xếp đồ dùng đồ chơi.

+ Biết chăm sóc cây xanh, nuôi dưỡng ước mơ của bé và yêu quí đồ dùng, biết chia sẻ, phối hợp với bạn bè trong hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết yêu quí giữ gìn những sản phẩm làm nên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Hoạt động góc (mẫu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Thông qua hoạt động chơi giúp trẻ được trải nghiệm các vai chơi và thể hiện được các vai trò khác nhau, những công việc khác nhau của người lớn
+ Biết chọn góc chơi, vai chơi theo sở thích, thể hiện vai chơi một cách tự nhiên.
- Quá trình chơi giúp trẻ rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, thử nghiệm ý tưởng mới trong công việc theo cách riêng của trẻ
+ Giúp trẻ học cách kìm chế cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau
+ Phát triển các kỹ năng vận động phối hợp tay mắt khi chơi với các đồ vật khác nhau
- Giáo dục trẻ tính tự giác, tính tích cực tham gia hoạt động chơi, tính cẩn thận ngăn nắp gọn gàng khi cất xếp đồ dùng đồ chơi.
+ Biết chăm sóc cây xanh, nuôi dưỡng ước mơ của bé và yêu quí đồ dùng, biết chia sẻ, phối hợp với bạn bè trong hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết yêu quí giữ gìn những sản phẩm làm nên.
B.CHUẨN BỊ
*Cô:
Chuẩn bị các loại đồ chơi ở các góc đúng theo chủ đề nhánh “Bé vui đón tết mùa xuân”
1.Góc xây dựng.: Xây vườn hoa ngày tết
Bộ quần áo công nhân, một số đồ dùng đồ chơi cây xanh, hoa, cỏ, sạn ,đá, các khối gạch, miếng ghép, bộ ráp hình, đủ cho trẻ chơi...
 2. Góc phân vai
- Đồ chơi bán hàng các loại thực phẩm : đồ dùng cho em bé mũ ; khăn ; tất ; đồ dùng cần thiết đi du xuân, chơi tết, một số quần áo, túi xách, kẹp, nơ...
- Một số đồ chơi gia đình điện thoại, búp bê, giường, gối, rổ, bộ đồ dùng nấu ăn, một số bánh mứt...
 3. Góc nghệ thuật :
 Chuẩn bị sách cũ, báo, một số phế liệu bằng nhựa, chai nhựa, xốp khối, len, khăn lau, đĩa nhựa, hột hạt, hộp sữa, lá khô, bút lông, vỏ ốc, keo, kéo, bút chì, xốp...
4. Góc học tập : 
 Các hình rời để xếp về pt giao thông, chữ cái để xếp tên bánh, mứt, tên của hoa, các tên gọi có liên quan đến chủ đề Thực vật, truyện tranh, Album về chủ đề «  Bé vui đón tét mùa xuân », một số hình rời để làm Album, bộ lô tô chữ cái chữ số, bộ xếp hình, ghép hình, bộ đô mi nô về chữ cái và chữ số, đá sạn chơi trò chơi dân gian ‘‘ Ô ăn quan’’, cắp cua, dây chun,...
 5. Góc thiên nhiên
 Chuẩn bị cát, nước, cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên, hoa nhựa, hũ nhựa, hộp nhựa, đĩa, bộ dụng cụ làm vườn, bình tưới nước, khăn lau, những đồ chơi trẻ chơi thả vật chìm, vật nổi, các loại hạt để trẻ chơi gieo hạt...
*Trẻ
+ Trò truyện đầu giờ giúp trẻ biết vị trí các góc chơi, đồ chơi trong các góc, biết chọn góc chơi, thẻ chơi gắn vào góc chơi theo ý thích
+ Trò truyện mọi lúc mọi nơi giúp trẻ hiểu ý nghĩa khi tham gia chơi, để trẻ tự 
ghghghghghghghghchơigiác chơi, chơi tích cực và cố g
giác chơi, chơi tích cực và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
I/ DỰ KIẾN ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC CHỌN GÓC :
1/ Địa diểm : Phòng học mẫu giáo lớn D
+ Tổ chức: 3 góc chơi trong phòng học ( Góc nghệ thuật, góc học tập, góc phân vai)
+ 2 góc ở ngoài hiên ( góc xây dựng, góc thiên nhiên)
2/ Hình thức chọn góc:Trò chuyện gợi ý đồ chơi, giúp trẻ nhớ lại về đúng góc chơi lúc đầu giờ trẻ đã chọn và gắn thẻ chơi
II/ KẾ HOẠCH CHI TIẾT 
1. Định hướng cho trẻ vào góc chơi
 *Cô tập trung trẻ lại
- Qua đàm thoại bằng những câu hỏi? Trẻ nói về chủ đề đang chơi, đồ chơi, góc chơi
- Cô đặt câu hỏi, trẻ nhắc lại các góc chơi
- Cô giới thiệu 2 góc chơi chuyển ra ngoài: Đó là góc xây dựng, góc thiên nhiên, các cháu có còn nhớ đồ chơi ở các góc chơi đó không? Trẻ trả lời
- Qua trò truyện dẫn dắt cô giới thiệu đồ chơi, các góc chơi hôm nay, trẻ chọn góc chơi, vai chơi.
- Cô nhấn mạnh lại lúc đầu giờ cháu đã chọn thẻ chơi cho mình chưa? Cháu còn nhớ mình gắn thẻ chơi ở góc nào không? Trẻ trả lời.
- Khi các cháu về góc chơi các cáu sẽ chơi như thế nào ? Trẻ trả lời
- Bây giờ cháu thích chơi góc chơi nào hãy về góc chơi đó để chơi.
- Cả lớp hát : Giờ chơi đến rồi , đến góc chơi
2. Trẻ hoạt động ở các góc :
*Nhiệm vụ cô :
- Cô theo dõi quan sát các góc chơi, gợi ý giúp trẻ khi cần thiết, cô gợi ý bằng cách đóng vai chơii cùng trẻ hoặc giả vờ không biết bảo trẻ chỉ cho cô những công việc trẻ đang làm, cô khuyến khích trẻ mạnh dạn giao tiếp theo vai đã nhận
- Quá trình chơi, cô giúp trẻ mở rộng trò chơi theo vai đã nhận
- Cô chuẩn bị một số câu hỏi để giúp trẻ khắc sâu kiến thức qua hoạt động chơi
+ Ví dụ : Câu hỏi góc xây dựng
Cháu dùng vật liệu gì để xây tường rào ? Viên gạch đây khối gì ? Ý tưởng cháu xây vườn hoa ngày tết thế nào ? Sao cháu không bài trí hoa như thế này, hay như thế kia đẹp hơn ? Tùy theo câu hỏi thử thách để trẻ nói ra ý tưởng cái đẹp của trẻ qua sản phẩm trẻ đã làm được.
Tương tự chuẩn bị câu hỏi cho các góc chơi còn lại...
*Nhiệm vụ trẻ :
- Trẻ về nhóm thảo luận phân vai chơi, nhận vai chơi, lấy đồ chơi ra chơi
- Trong khi chơi biết chia sẻ và không tranh giành đồ chơi với bạn
- Trẻ hiểu và biết sử dụng những vật liệu làm đúng vào yêu cầu phù hợp của từng đồ chơi, trò chơi.
- Hứng thú. Tích cực tham gia hoạt đồng chơi
- Mạnh dạn giao tiếp trong khi chơi.
- Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Bảo quản được sản phẩm làm ra.
1.Góc xây dựng(Trọng tâm)
- Trẻ thảo luận phân vai chơi, nhận vai chơi,phân công nhiệm vụ chơi . Ai xây công trình ? Ai chuyển các vật liệu ?...
- Cuối buổi chơi biết nhận xét trong nhóm chơi, biết thu dọn đồ chơi để đúng nơi qui định
-Để xây công trình vườn hoa ngày tết cần những vật liệu gì? Xây như thế nào? Cách bài trí hoa, cây cảnh sao cho đẹp
- Chú công nhân có thể mua thêm hoa ở góc thiên nhiên về trang trí cho công trình đẹp hơn.
 2. Góc phân vai
- Cháu tự thỏa thuận phân vai chơi bố, mẹ,con, cô bán hàng 
- Trẻ thảo luận ý định chơi gì? Chơi như thế nào?
Ví dụ trò chơi gia đình: Từng thành viên trong gia đình làm nhiệm vụ? Cần mua sắm những đồ dùng gì? Muốn trang hoàng trong ngày tết cần mua thứ gì? Chuẩn bị hành trang đi thăm ông bà cha mẹ cần đồ dùng gì?
 +Chơi bán hàng:Sắp xếp các mặt hàng gọn gàng, ngăn nắp, chào mời khách, nói giá tiền..
 3. Góc nghệ thuật:
Nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn ở kệ góc như: Sách cũ, báo 1 số phế liệu bằng nhựa,chai nhựa ,xốp khối, len khăn lau, đĩa nhựa hột hạt, vỏ ốc, keo, kéo, bút chì, hộp sữa, rơm khô,lá khô trẻ tự chọn và hoạt động theo ý thích.( Có thể vẽ tranh về mùa xuân, làm đồ chơi từ phế liệu, cắm hoa, làm thiệp chúc tết ...)
4. Góc học tập
Đồ chơi đã chuẩn bị sẵn như : Sách truyện tranh, keo, kéo, hột hạt, bút dạ, Album, các chữ cái rời để xếp thành têncác loài hoa, tên bánh mứt, món ăn, hoặc điền nối chữ cái trong từ, hình rời, miếng ghép để xếp thành hình cành mai, ành đào, một số hình ảnh để trẻ làm Album về tết, mùa xuân, cắt dán các món ăn ngày tết...
5. Góc thiên nhiên
Đồ chơi đã chuẩn bị sẵn như: Cát, nước, cây xanh, hoa nhựa,hộp nhựa, đĩa, bộ đồ dùng làm vườn, bình tưới nước, những đồ chơi để trẻ chơi thả vật chìm, vật nổi, những hạt để trẻ chơi gieo hạt và khám phá sự nảy mầm của cây, khăn lau,trẻ tự chọn và hoạt động theo ý thích.
III/ NHẬN XÉT SAU KHI CHƠI
-Hình thức: Nhận xét từng góc chơi, trẻ chơi ngoan, và trẻ chơi chưa ngoan
-Nội dung thể hiện vai trò, thể hiện hành động chơi, mối quan hệ và giao tiếp trong khi chơi.
-Nhận xét chung về buổi chơi và cách thu dọn đồ chơi.
Kết thúc buổi chơi.
Chuyển sang các hoạt động khác: Vệ sinh tay sau khi chơi
 A/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Thông qua hoạt động chơi giúp trẻ được trải nghiệm các vai chơi và thể hiện được các vai trò khác nhau, những công việc khác nhau của người lớn
+ Biết chọn góc chơi, vai chơi theo sở thích, thể hiện vai chơi một cách tự nhiên.
- Quá trình chơi giúp trẻ rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, thử nghiệm ý tưởng mới trong công việc theo cách riêng của trẻ
+ Giúp trẻ học cách kìm chế cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau
+ Phát triển các kỹ năng vận động phối hợp tay mắt khi chơi với các đồ vật khác nhau
- Giáo dục trẻ tính tự giác, tính tích cực tham gia hoạt động chơi, tính cẩn thận ngăn nắp gọn gàng khi cất xếp đồ dùng đồ chơi.
+ Biết chăm sóc cây xanh, nuôi dưỡng ước mơ của bé và yêu quí đồ dùng, biết chia sẻ, phối hợp với bạn bè trong hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết yêu quí giữ gìn những sản phẩm làm nên.
B.CHUẨN BỊ
*Cô:
Chuẩn bị các loại đồ chơi ở các góc đúng theo chủ đề nhánh “Bé tìm hiểu phương tiện giao thông đường hàng không”
1.Góc xây dựng.: Xây mô hình sân bay Tuy Hòa 
Bộ quần áo công nhân, một số đồ dùng đồ chơi cây xanh, hoa, cỏ, sạn ,đá, các khối gạch, miếng ghép, bộ ráp hình, đủ cho trẻ chơi...
 2. Góc phân vai
- Đồ chơi bán hàng các loại thực phẩm : đồ dùng cho em bé mũ ; khăn ; tất ; đồ dùng cần thiết đi du lịch, một số quần áo, túi xách, vé máy bay
- Một số đồ chơi gia đình điện thoại, búp bê, giường, gối, rổ, bộ đồ dùng nấu ăn..
 3. Góc nghệ thuật :
 Chuẩn bị sách cũ, báo, một số phế liệu bằng nhựa, chai nhựa, xốp khối, len, khăn lau, đĩa nhựa, hột hạt, hộp sữa, lá khô, bút lông, vỏ ốc, keo, kéo, bút chì, xốp...
4. Góc học tập : 
 Các hình rời để xếp về pt giao thông, chữ cái để xếp tên pt giao thông, các tên gọi có liên quan, truyện tranh, Album về chủ đề giao thông hàng không, một số hình rời để làm Album, bộ lô tô chữ cái chữ số, bộ xếp hình, ghép hình, bộ đô mi nô về chữ cái và chữ số, đá sạn chơi trò chơi dân gian ‘‘ Ô ăn quan’’,cắp cua...
 5. Góc thiên nhiên
 Chuẩn bị cát, nước, cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên, hoa nhựa , hũ nhựa, hộp nhựa, đĩa, bộ dụng cụ làm vườn, bình tưới nước, khăn lau\, những đồ chơi trẻ chơi thả vật chìm, vật nổi, các loại hạt để trẻ chơi gieo hạt...
*Trẻ
+ Trò truyện đầu giờ giúp trẻ biết vị trí các góc chơi, đồ chơi trong các góc, biết chọn góc chơi, thẻ chơi gắn vào góc chơi theo ý thích
+ Trò truyện mọi lúc mọi nơi giúp trẻ hiểu ý nghĩa khi tham gia chơi, để trẻ tự 
ghghghghghghghghchơigiác chơi, chơi tích cực và cố g
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HOÀ
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HOÀ 
 TRƯỜNG MẦM NON HOÀ QUANG NAM
– @&? —
Chủ đề : Bé đến với thé giới thực vật và vui đón tết mùa xuân
Chủ đề nhánh : Bé vui đón tết nguyên đán
Lớp : Mẫu giáo lớn D
Thời gian : 40 - 45 phút
Ngày dạy : 11 / 2/2015
Giáo viên : Phan Thị Duyên Tiên
 Năm học: 2014 - 2015
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HOÀ
 TRƯỜNG MẦM NON HOÀ QUANG NAM
– @&? —
Chủ đề : Bé tìm hiểu về phương tiện 
giao thông 
Chủ đề nhánh : Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không
 Lớp : Mẫu giáo lớn
Hoạt động: Quan sát, trò chuyện về một số phương tiện hoạt động trên không
Thời gian : 30 - 35 phút
Ngày dạy : 25 / 3/2015
Giáo viên : Phan Thị Duyên Tiên
 Năm học: 2014 - 2015
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Cháu hít thở không khí trong lành ở môi trường thiên nhiên, thông qua hoạt động ngoài trời nhằm củng cố hiểu biết của trẻ về tên gọi đặc điểm,chức năng của một số phương tiện giao thông đường hàng không và cho trẻ trải nghiệm
- Rèn kỹ năng phân biệt quan sát, ghi nhớ ở trẻ
- Phát triển óc tư duy ở trẻ 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô chú phi công và biết chấp hành luật giao thông nghiêm túc.
II/ CHUẨN BỊ.
 Địa điểm sân bằng phẳng rộng rãi
- Tranh vẽ một số phương tiện trên không: máy bay dân dụng, máy bay trực thăng, máy bay quân sự, khinh khí cầu, tàu vũ trụ...
- Phấn vẽ, sạn, lá cây, hoa rơi, dây, tăm tre, giấy, chong chóng, và một số đồ chơi nhựa khác...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.Yêu cầu trước khi ra sân
Trẻ nhắc lại yêu cầu trước khi ra sân.
 Cô nhắc lại: Quần áo gọn gàng, mang dép, đội mũ. Ra sân đi theo cô, chơi ở nơi quy định, không bứt là bẻ cành, nghe tín hiệu hết giờ chơi cháu phải tập trung
2. Hoạt động có chủ đích: Quan sát, trò chuyện về một số phương tiện hoạt động trên không
- Ổn định: Tập trung trẻ và tạo tình huống lôi cuốn trẻ 
- Hát: Đi chơi
- Cô gợi hỏi trẻ : Các con ơi, được ra sân hoạt động ngoài trời, hít thở không khí trong lành con có thích không? Thế các con có biết mình học chủ đề nào không?
các con hãy quan sát xem sân trường chúng ta hôm nay có gì mới?
- Chúng ta cùng xem điều kỳ lạ gì ở đằng sau cánh cửa ấy nhé!
- Đọc câu đố : Trẻ đoán
- Cho trẻ cùng tìm hiểu đối tượng
- Các con biết gì về máy bay kể cho cô và các bạn cùng nghe!
- Bạn nào biết nữa?
- Như vậy có bạn nào biết máy bay dùng để làm gì không? Máy bay trực thăng để làm gì? Nó hoạt động thế nào? Người lái máy bay gọi là gì nhỉ?
- Máy bay quân sự là gì? Vì sao có tên như thế? Máy bay quân sự có gì đặc biệt?
- Khinh khí cầu trông như thế nào? Làm thế nào mà khinh khí cầu bay được?
- Tàu vũ trụ dùng để làm gì? Nó hoạt động ở đâu? Ai lái ?
- Có bạn nào đi bằng phương tiện trên không chưa? Cảm giác thế nào? 
- Vậy có những phương tiện nào là phương tiện giao thông đường hàng không?
Khi có dịp đi trên các phương tiện trên không các cháu nhớ không nên tự đi một mình vì cháu còn nhỏ, cần có người lớn bảo vệ, cháu nên ngồi yên, không đùa nghịch, nhớ thắt dây an toàn và nhắc người thân cùng thực hiện nhé!
- Cô nhận xét.
3. Hoạt động tập thể:
* Trò chơi vận động “Thử thách phi công”
* Luật chơi: Mỗi cháu chỉ tìm được cho mình 1 máy bay
* Cách chơi: Chia 3 đội chơi, mỗi cháu đóng vai chú phi công nhảy thụng vượt ngại vật đến đích lấy cho được một máy bay mang về sau đó đưa tiếp thụng cho bạn thứ hai tiếp tục nhảy lên mang máy bay về. Kết thúc trò chơi đội nào mang được nhiều máy bay hơn là thắng cuộc 
- Cháu chơi 2 - 3 lần
* Cô động viên khích lệ trẻ chơi
* Trò chơi dân gian: “ Máy bay cất cánh”
Các con thường được cô cho chơi những trò chơi dân gian gì? Hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Máy bay cát cánh” nhé!
Thế thì chúng mình hãy chia làm 3 đội, thảo luận xem bạn nào làm cái thì xòe tay đọc lời ca cho bạn khác chơi 
Cách chơi : Một bạn làm cái sẽ đọc lời ca
Chi chi chành chành
Máy bay cất cánh
Mặt đất lùi xa
Ngôi nhà nhỏ lại
Bay chạm tới mây
Máy bay cất cánh
Ù, ù ù ù
Khi đọc đến chữ “ù” cuối cùng thì nắm tay lại. Các bạn phải nhanh tay rút ra nếu không nhanh tay rút ra thì bị “bắt” làm máy bay dang cánh và “chở” các bạn khác đi 1 vòng rồi về chơi tiếp. 
Luật chơi: “Cái” chỉ bắt những bạn nào không rút tay khi tay “cái” nắm lại
Cad con chơi rất giỏi. cô khen cả lớp mình
*Chơi tự chọn
- Các cháu ơi, cô còn chuẩn bị nhiều đồ chơi nữa như bóng, chong chóng, giấy, hoa, và một số đồ chơi khác . 
-Với những đồ chơi này cháu sẽ chơi gì? Và khi chơi thì như thế nào?
- Các cháu thích chơi gì hãy chọn đồ chơi và chơi trật tự, nơi mát, không giành đồ chơi nhé!
4. Kết thúc.
- Cô tập trung trẻ nhận xét giờ hoạt động
- Cô cho cháu cất đồ chơi và vệ sinh tay, chân rồi vào lớp
 ***************************
 17/11/2009 

File đính kèm:

  • docHOẠT ĐỘNG GÓC MẪU 2015_trai.doc