Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Bản thân - Chủ đề: Bé giới thiệu về minh

 HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 Môn LQCC:

Chữ cái a, ă, â

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Kiến thức: Nhận biết và phát âm đúng chính xác chữ cái a, ă, â trong tiếng từ, biết lắp ghép hình cơ thể bé và tìm chữ cái a, ă, â trên các bộ phận cơ thể của bé thông qua trò chơi.

 - Kỹ năng: Phát âm đúng a, ă, â so sánh phát hiện điểm giống và khác của chữ cái a, ă, â, phát triển trí nhớ, t duy, phát triển thính giác, thị giác.

 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vốn từ cho trẻ

 - Giáo dục trẻ tính cận thẩn, tính kỷ luật trong giờ học, chơi biết phối hợp với bạn.

 

doc84 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Bản thân - Chủ đề: Bé giới thiệu về minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Họat động 1: ổn định - giới thiệu
- Cho trẻ chơi trò chơi "Cảm xúc của bé"
?Tất cả những cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức dận, khóc đều thể hiện trên khuôn mặt, khuôn mặt vui bao giờ cũng là khuôn mặt đẹp, các con thích khuôn mặt vui không? vì sao?
- Ai cũng thích khuôn mặt vui tơi, hôm nay chúng ta hãy vẽ khuôn mặt vui nhé.
2. Họat động 2: Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ quan sát nhận xét khuôn mặt vui
+ Khuôn mặt vui là khuôn mặt nh thế nào?
- Cho trẻ quan sát mắt, mũi, miệng, tai
+ Để vẽ đợc khuôn mặt vui chúng ta sử dụng những nét gì?
+ Ngoài những khuôn mặt vui cô còn có các khuôn mặt thể hiện điều gì? 
- Cho trẻ quan sát khuôn mặt buồn, ngạc nhiên, khóc, tức dận,
3. Họat động 3: Trẻ thực hiện
Cô bao quát giúp đỡ những trẻ còn yếu về kỹ năng tạo hình và khuyến khích trẻ tạo nhiều khuôn mặt khác.
4. Họat động 4: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ trng bày sản phẩm của mình lên giá
Cô khen chung
- Cho trẻ nêu ý thích của mình với khuôn mặt trẻ thích?vì sao?
- Trẻ lên giới thiệu sản phẩm đẹp của mình 
- Cô nhận xét (Tùy vào sản phẩm của trẻ)
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài "Khuôn mặt đẹp”.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát nhận xét.
- Là khuôn mặt đẹp
- 3-4 trẻ trả lời
- Khuôn mặt buồn, ngạc nhiên, khóc
- Trẻ quan sát nhận xét.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trng bày sản phẩm của mình lên giá.
- 4-5 trẻ nêu ý thích.
- Trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình.
- Trẻ hát đi ra ngoài.
*Hoạt động tự chọn
*Vệ sinh – trả trẻ
Thứ 4/ 13/10
Đón trẻ – Trò chuyện cho trẻ xem ảnh của bạn
 - Bạn nào trong ảnh?
 - Trong ảnh có những ai?
- Con chụp ảnh này lúc con mấy tuổi?...
Họat động có chủ đích 
 Phát triển nhận thức
Xác định phía trên dưới, trước, sau của đối tượng (có sự định hướng)
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Trẻ xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác (có sự định hướng trước sau, luyện tập xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân trẻ và của bạn khác).
	- Kỹ năng: Trẻ phân bịêt được các phía trên dưới, trước, sau của đối tượng khác.
	- Giáo dục: Trẻ có ý thức trong học tập và hoàn thành công việc đựơc giao.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh bài tập dán đúng đồ vật, 
	- Búp bê, giỏ quả, đôi dép, cái ô, cái mũ, cái cặp
	- Đàn ghi âm bài hát phục vụ tiết dạy
ở NDTH: Văn học: thơ, vè
 Âm nhạc “dấu tay”
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: Luyện tập xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân trẻ và của bạn khác.
- Cho trẻ hát bài "Dấu cái tay"
+Tay ở phía nào của các con?
- Cô cho trẻ đọc bài vè, và đối đáp nhau 
"Ve vẻ vè ve, cái vè hỏi bé"
Cái đầu cái chân, cái nào ở trên
Cái nào ở dưới
Ve vẻ vè vè Ve vẻ vè ve
Còn vè hời nữa Cái vè đã hỏi
Cái ngực cái lưng Bé đây xin nói
Cái nào ở trước Cái đầu ở trên
Cái nào ở sau Cái chân ở dưới
Mau mau bé nghĩ Cái ngực ở trước
 Cái lưng ở sau
2. Họat động 2: Nhận biết phía trớc, phía sau, phía trên, phía dưới, của đối tượng khác
- Búp bê xin chào tất cả các bạn. Các bạn chơi vui quá búp bê muốn tham gia chơi cùng các bạn nhé.
+ Các bạn ơi phía trước của mình có gì?
+ Phía sau, trên, dưới có gì?
Lần 2: Cho trẻ nhắm mắt lại cô đặt lại vị trí của các vị trí của búp bê sau đó cho trẻ mở mắt ra quan sát. Cô đếm 1.2.3 rồi cất mũ, giỏ quả trẻ phải nói được quả, mũ ở phía nào của búp bê.
- Lần 3: Búp bê yêu cầu đặt đồ vật ở vị trí nào thì đặt vào đúng vị trí của búp bê.
- Ô tô phía trước búp bê
- Tương tự các phía khác
 ± Cho trẻ lấy đồ chơi của mình ra và nói xem có những đồ chơi gì? Sau đó cho trẻ đặt đồ chơi xuống sàn nhà và đứng phía sau đồ chơi.
- Cho trẻ đặt đồ dùng, đồ chơi theo hiệu lệnh phía trên, dưới, trước sau, hiệu lệnh nhanh dần.
3. Họat động 3: Luyện tập
Cho trẻ dán đúng vị trí đồ vật vào đúng vị trí trên, dưới, trước, sau.
Chia lớp làm 4 đội cùng thực hiện 
Nhận xét kết quả chơi
* Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô
- Trẻ hát và chơi
- Phía trên, dưới, trước, sau.
- Trẻ đọc và chơi t/c làm 2 đội, 1 đội hỏi 1 đội trả lời
- Hai tay đặt trước ngực
- 2 tay đặt trên đầu
- 2 tay vỗ chân
- 2 tay đặt trước ngực
- 2 tay kéo ra sau lưng
- Trẻ chào lại
- Giỏ quả
- Trẻ đoán
- Trẻ chơi
- Cho 1 trẻ lên lấy ô tô đặt phía trước búp bê 
- Trẻ lấy rổ đồ chơi ra
- Trẻ chơi trò chơi
Họat động ngoài trời
Nội dung: 	- HĐCMĐ: In dấu bàn tay, bàn chân
	 	- TCVĐ: Hãy làm như cô nói
	 	- Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết dùng phấn vẽ khuôn hình bàn tay trên sân và tạo ra các hình dạng khác nhau.
	- Trẻ chơi hứng thú trò chơi
	- Luyện kỹ năng phản ứng nhanh nhẹn và phát triển tai nghe cho trẻ thông qua trò chơi.
	- Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ
II. Chuẩn bị: Phấn
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: In dấu bàn tay, bàn chân
- Cho trẻ hát bài "Tập đếm'
- Cho trẻ nêu đặc điểm tác dụng của 2 bàn tay
- Cho trẻ in dấu bàn tay của mình lên sân sau đó tạo ra các hình dáng khác nhau về mắt, mũi, miệng...
- Cô bao quát hớng dẫn trẻ
2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Hãy làm như cô nói”
3. Họat động 3: Chơi tự do
- Trẻ hát
- Trẻ nhận xét
- 3-4 lần
* Hoạt động góc (Theo KHT)
 Hoạt động chiều 
 Phát triển ngôn ngữ
 Môn LQCC: 
Chữ cái a, ă, â
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Nhận biết và phát âm đúng chính xác chữ cái a, ă, â trong tiếng từ, biết lắp ghép hình cơ thể bé và tìm chữ cái a, ă, â trên các bộ phận cơ thể của bé thông qua trò chơi.
	- Kỹ năng: Phát âm đúng a, ă, â so sánh phát hiện điểm giống và khác của chữ cái a, ă, â, phát triển trí nhớ, t duy, phát triển thính giác, thị giác.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vốn từ cho trẻ
	- Giáo dục trẻ tính cận thẩn, tính kỷ luật trong giờ học, chơi biết phối hợp với bạn.
II. Cách chuẩn bị:
	- Thẻ chữ cái a, ă, â, rổ đựng chữ cái
	- Tranh vẽ bàn tay, bàn chân, đôi mắt có từ tơng ứng
 -Các nét rời của các chữ a, ă, â
	- Nhà các bạn trong lớp có tên bạn chứa chữ cái a, ă, â.
	- Đàn ghi âm bài hát "Dấu cái tay,Rềnh rềnh ràng"
ở NDTH: Âm nhạc “dấu cái tay, rềnh rềnh, ràng ràng”
	LQVH: Đồng dao
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: ổn định
- Cô và trẻ hát bài "Dấu cái tay"
- Cho trẻ nói tác dụng của tay
2. Họat động 2: Làm quen chữ cái a, ă, â 
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ bàn tay, và từ “bàn tay” cho trẻ phát âm
+ Có mấy chữ cái giống nhau
- Cô giới thiệu chữ a
- Cô phát âm mẫu "a"
- Cả lớp phát âm “a”
+ Ai có nhận xét gì về chữ cái a?
- Cô gắn từng nét lại với nhau tạo thành chữ a
? Chữ cái a có một nét cong tròn và một nét sổ thẳng
- Cô giới thiệu chữ a in thờng viết thờng và in hoa
+ Ai có nhận xét gì về những kiểu chữ này?
? 3 Chữ cái có hình dạng khác nhau nhng đều phát âm là a, chữ a có trong từ gì? (bàn tay)
- Cho trẻ đọc bài đồng dao "Tay đẹp"
b. Làm quen chữ ă:
+ Khuôn mặt có những bộ phận gì?
+ Trẻ quan sát tranh đôi mắt và cho trẻ đọc từ “Đôi mắt”.
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ cái ă và phát âm
- Cá nhân phát âm
- Cô giới thiệu ă in thờng, ă viết thờng, in hoa
- Cả lớp đọc
± So sánh a - ă điểm giống và khác
c. Làm quen chữ â:
? Trên cơ thể có nhiều bộ phận nh mắt để nhìn tay để làm việc, còn gì để đi?
- Cho trẻ quan sát tranh bàn chân và đọc từ "bàn chân"
- Tơng tự trên
- â có trong từ bàn chân
+ Một ngời có mấy chân?
+ Hai ngời thì mấy chân?
±Trẻ hát bài "Rềnh rềnh ràng ràng"
- Cho trẻ so sánh 3 chữ cái a, ă, â có gì giống nhau, khác nhau?
3. Họat động 3: Trò chơi luyện tập
± Trò chơi 1: Về đúng nhà bạn
Trẻ cầm chữ cái a, ă, â về nhà bạn có chứa chữ cái a, ă, â
VD: Bạn Trang, bạn Tuấn Mạnh, bạn Văn Tú...
Lần sau đổi thẻ cho nhau
± Trò chơi 2: Dán bộ phận còn thiếu và tìm chữ cái a, ă, â trên các bộ phận cơ thể.
Chia trẻ làm 3 đội nhảy lên dán
Cô bao quát trẻ
± Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm"bàn tay"
- 2 chữ cái
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ tự nhận xét
- Trẻ phát âm
- Bàn tay
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- 1 trẻ lên tìm
- Trẻ chú ý lắng nghe và phát âm ă.
- Trẻ so sánh
- Bàn chân
- Trẻ phát âm
- 2 chân
- 4 chân
- Trẻ hát
- Trẻ so sánh
- Trẻ chơi 3-4 lần
 * Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
 Nhận xét cuối ngày
Thứ 5/ 9/10
 Đón trẻ – Trò chuyện về những việc trẻ có thể làm được ở lớp cũng như ở nhà
- ở nhà con thường làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Đến trường con giúp cô làm những công việc gì?
Hoạt động học có chủ đíchMôn LQVH: 
Chuyện: Tay phải, tay trái
I, Mục đích yêu cầu:
	-Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện "Tay trái, tay phải đều quan trọng như nhau, đều làm nhiều việc tốt và không thể thiếu tay nào".Trẻ tập dọng của các nhân vật.
Bước đầu trẻ biết kể chuyện theo cô.
	-Kỹ năng: Phát triển từ, câu cho trẻ qua việc trả lời các câu hỏi của cô.
	- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh họa
	- Đàn ghi âm bài hát "Dấu tay"
ở NDTH: Âm nhạc “Dấu tay”
	LQVT: Tay phải, tay trái
	LQVH: Đồng dao “Tay đẹp”
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: ổn định - giới thiệu
- Cho trẻ hát bài "dấu tay"
+ Tay phải các con đâu?
+ Tay phải làm gì? còn tay trái?
? Tay phải và tay trái đều làm việc rất tốt nhưng một hôm tay phải mắng tay trái "Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc, còn tớ thì việc gì cũng phải làm từ việc xúc cơm, cầm bút, thái rau...tất tật đều do một tay tớ cả" không biết chuyện gì xẩy ra giữa 2 bạn các con nghe cô kể "Câu chuyện tay phải tay trái" của tác giả Lý Thị Minh Hà.
2. Họat động 2: Kể diễn cảm câu chuyện trích dẫn, đàm thoại.
- Cô kể cả lớp nghe câu chuyện (kết hợp minh họa bằng tay)
± Đoạn 1: “Từ đầu đến... tất tật đều do một tay tớ cả”
+ Nghe nói vậy tay trái đã làm gì?
± Đoạn 2: “Rồi một buổi sáng...giấy cứ chạy lung tung và trêu"
+ Sợ con người không cần đến mình tay phải đã năn nỉ tay trái như thế nào?
+ Tay trái nói gì?
+ Tay phải đã hối hận và nói gì với tay trái?
± Đoạn 3: "Thế là tay trái và tay phải... gàng"?
+ Tay phải đã nói gì với tay trái?
? Giáo dục: Tay phải và tay trái đều rất quan trọng nếu thiếu đi một tay thì làm việc rất khó vì vậy để có đôi bàn tay luôn sạch đẹp chúng ta phải làm gì?
3. Họat động 3: Tập kể chuyện
- Cô cho trẻ tập kể từng đoạn chuyện, cô theo dõi và gợi ý giúp trẻ.
4. Họat động 4: Kết thúc
Cô kể tóm tắt câu chuyện 1 lần
- Trẻ đọc bài đồng dao "Tay đẹp"
- Trẻ hát
- Trẻ giơ tay phải
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- 1-2 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời tập giọng
- 2 trẻ trả lời tập giọng
- 1 trẻ trả lời
- 3-4 trẻ tập kể
- Trẻ đọc
Họat động ngoài trời
Nội dung: - HĐCMĐ: Tạo hình người trên lá, vỏ quả
	 - TC: Ai nhanh nhất
	 - Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Trẻ biết tạo người trên lá mít, lá đa, vỏ quả để chơi hứng thú trò chơi "Ai nhanh nhất"
	- Luyện kỹ năng tạo hình, phát triển tính tích cực sáng tạo cho trẻ
	- Giáo dục trẻ biết yêu quý, sản phẩm của mình của bạn
II. Chuẩn bị: Vỏ bưởi, ổi, lá mít, lá đa...
	 Tăm cho trẻ, mẫu của cô
III. Cách tiến hành
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: Tạo hình người, khuôn mặt trên lá, vỏ quả
- Cho trẻ hát bài "Bạn thân yêu"
- Cho trẻ kể về các bộ phận trên cơ thể
- Cô cho trẻ xem 1 số mẫu của cô
- Trẻ thực hiện: Cô bao quát khuyến khích trẻ
2. Họat động 2: Trò chơi "Ai nhanh nhất"
Chơi 3- 4 lần
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Trẻ hát
- Trẻ kể.
- Trẻ quan sát nhận xét mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
* Hoạt động góc (Theo KHT)
Hoạt động chiều
Nội dung:
Cho trẻ chơi trò chơi trong vở tập tô
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Trẻ nhận biết đợc chữ cái a, ă, â trong từ và biết nối chữ trong từ với chữ cái đơn lẻ và tô màu
	- Kỹ năng: Biết cầm bút và tô màu trùng khít
	- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn vở cận thẩn không làm quăn mép vở
II. Chuẩn bị: Bút màu, bút chì, vở bé tập tô
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Họat động 1: ổn định
Cho trẻ hát bài "Tóm được rồi"
2. Họat động 2: Hướng dẫn trẻ chơi
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi
- Cho trẻ nhận biết chữ cái a, ă, â trong từ và cho trẻ phát âm
- Nối chữ cái trong từ với chữ cái đơn lẻ và tô màu bức tranh
+ Trẻ thực hiện: Cô bao quát trẻ
+ Nhận xét một số bài thực hiện đúng, sạch, đẹp
- Trẻ hát, chơi
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
* Cho trẻ làm quen bài hát "Hãy lắng nghe"
- Cô hát mẫu 2 lần: Giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô cho cả lớp hát theo cô nhiều lần
- Tổ hát, nhóm hát
* Vệ sinh, Nêu gương, trả trẻ.
 -------------------------------------------------------------------------
Thứ 6/ 10/10 Đón trẻ – Trò chuyện với trẻ về các giác quan
 - Trên cơ thể có mấy giác quan?
 - Gồm những giác quan nào?
 - Tác dụng của giác quan đối với cơ thể?
Họat động có chủ đích
 Phát triển thẩm mỹ
	 Môn GDÂN: 
 - Dạy hát: Cái mũi
	 - Nghe hát: Năm ngón tay ngoan
- Trò chơi: Hãy làm như cô nói và đứng làm như cô làm
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát "Cái mũi" biết thể hiện điệu bộ, sự vui tơi, ngỗ ngĩnh khi hát.
	Trẻ cảm nhận đợc giai điệu vui nhộn của bài "Năm ngón tay ngoan" biết cách chơi trò chơi.
	- Kỹ năng: Phát triển tai nghe, cảm nhân nhịp điệu, âm thanh
	- Giáo dục: Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc không bị gò ép, áp đặt qua việc cảm nhận và hởng ứng vào họat động.
II. Chuẩn bị: Đàn ghi âm bài hát "Cái mũi, năm ngón tay ngoan" , găng tay tạo nhân vật rối.
ở NDTH: - Môn LQVH
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Dạy trẻ hát bài "Cái mũi" Phạm Hương
- Trẻ tự do vận động theo nhạc hát bài "cái mũi"
± Cô tạo tình huống bằng cách gắn cái mũi vào và vào vai cái mũi, cho trẻ nhận xét và trò chuyện với cái mũi để lôi cuốn trẻ đến bên cô.
- Cô vừa hát vừa đàn và vận động lắc l tay theo nhịp bài hát "Cái mũi" 2 lần với yêu cầu trẻ cùng hát và vận động tự do theo lời bài hát.
- Lần 3: Cô làm nhạc trưởng đánh tay cho trẻ hát cô đánh tay cao trẻ hát to, tay thấp hát nhỏ, ở giữa hát vừa.
± Chơi kết bạn: Đứng thành vòng tròn
Kết 2 bạn với nhau
Vận động hát tự do nhanh chậm theo đàn
- Nhóm: từng nhóm thực hiện 2 lần với nhạc chậm rồi nhanh dần.
Khuyến khích nhóm còn lại cùng tham gia hưởng ứng bằng cách hát, sử dụng nhạc cụ hay vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát.
2. Họat động 2: Trò chơi "Hãy làm như cô nói, đừng làm như  cô làm"
- Cho trẻ chơi 3-4 lần nếu bạn nào chỉ sai thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Lần 2, 3 chọn 1 trẻ lên làm trưởng trò
3. Họat động 3: Nghe hát "Năm ngón tay ngoan"
- Trên cơ thể còn có bộ phận gì nữa?
- Các cháu hãy lắng nghe những ngón tay làm những việc gì nhé.
- Cô hát 3 lần có gắn găng tay vẽ mắt, mũi miệng kết hợp nhảy múa các ngón tay.
- Lần 3 khuyến khích trẻ nhảy múa các ngón tay theo cô
± Kết thúc: Trẻ vừa đI vừa hát theo cô ra ngoài.
- Trẻ đến bên cô, có thể hưởng ứng theo cô (trẻ hát vận động tự do theo lời bài hát)
- Lần 3 trẻ chú ý nghe theo yêu cầu và nhìn tay cô hát to, nhỏ
- Trẻ chơi kết bạn theo yêu cầu của cô.
- Nhóm hát
- Trẻ tự do nhảy, múa hát theo cảm nhận của trẻ khi nghe nhạc, lời bài hát.
- Trẻ chơi
- Trẻ kể
- Trẻ nghe
- Trẻ cảm nhận và thích thú làm theo.
Họat động ngoài trời
Nội dung: 	- HĐCMĐ: Phân bịêt mùi vị
	 	- TC: Tai ai tinh
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết dùng mũi, miệng để phân biệt đợc mùi vị khác nhau giữa thức ăn, và chơi hứng thú trò chơi "Tai ai tinh"
	 - Luyện kỹ năng: Quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định
II. Chuẩn bị: 1 ít đờng, muối, cam, chanh...
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1" Phân bịêt mùi vị (Mũi, lưỡi)
- Cho trẻ đọc bài thơ "Cái lưỡi"
+ Cái lưỡi dùng để làm gì? nếu không có lưỡi thì sẽ như thế nào?
- Cho trẻ nếm đường, muối, cam, chanh và nói lên có vị gì?
- Để phân biệt được mặn, ngọt, chua... thì nhờ cái gì?
? Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh miệng, mũi
2. Họat động 2: Chơi trò chơi 3-4 lần
Cô bao quát trẻ
3. Họat động 3: Chơi tự do
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nếm, nhận xét
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ chơi
* Hoạt động góc(Theo KHT)
Họat động chiều
Nội dung:
Vui văn nghệ, phát phiếu bé ngoan
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ múa hát, đọc thơ về chủ đề, biết nêu gương những bạn tốt, ngoan
	- Trẻ biết tự đánh giá bản thân, nhận xét bạn, biết được thế nào là ngoan, thế nào là chưa ngoan.
	- Khuyến khích động viên trẻ kịp thời
II. Chuẩn bị: - Phiếu bé ngoan để tặng bạn đạt bé ngoan
	 - Một số bài hát, bài thơ về gương bạn ngoan, bạn tốt
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Họat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Nêu gương
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, ngồi vào chỗ hát bài "Cả tuần đều ngoan"
- Cho trẻ nhắc tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ tự nhận xét về mình, nhận xét về bạn, ai chưa ngoan?vì sao?
- Cô động viên khuyến khích trẻ hướng vào điểm tốt của bạn
- Tặng bé ngoan
2. Hoạt động 2: Vui văn nghệ
* Cho trẻ múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ dề 
- Cả lớp hát bài "Cái mũi" mừng sinh nhật, hãy lắng nghe... tặng bạn đạt bé ngoan
- Cho trẻ múa hát đọc thơ, kể chuyện về gương bạn tốt
- Trẻ hát
- 2-3 trẻ nhắc tiêu chuẩn bé ngoan
- Lần lượt từng tổ nhận xét về mình, về bạn
- Nhận bé ngoan
- Trẻ biểu diễn 
* VS-TT
 Nhậnxétcuốingày
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Nhánh 3: 
 Nhu cầu cần cho bé 
(Thực hiện1 tuần từ 15/10 – 19/10)
 kế HOạCH HOạT Động : chủ đề :
Họat động
2
3
4
5
6
Đón trẻ thể dục sáng
 - Tập kết hợp bài ồ sao bé không lắc
Họat động có chủ đích
 pttc Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục
Ptnt:
Số 6 (T2
THMTXQ
Nhu cầu cần cho bé
Ptnn: 
- Thơ: Hat gao lang ta
- Hát + VĐ: Quả gì?
NH: Em là bông hồng nhỏ
TC: Ai đoán giỏi
Họat động ngoài trời
- Vẽ vườn cây ăn quả
- TC: Gieo hạt 
- QS cô dinh dưỡng chế biến món ăn
- TC: Ai người khỏe hơn
- Vẽ quả trên sân
- TC: Hái quả
 - Nghe kể chuyện
- Đọc bài thơ "Cô dạy"
- QS thời tiết
- TC: Nghe và đoán âm thanh
Họat động góc
*Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm, cửa hàng ăn uống, gia đình
*Góc xâydựng: xây công viên xây xanh.
* Góc tạo hình: Nặn các loại quả, bánh, làm các loại rau
* Góc học tập: Cắt và dán những hình ảnh quá trình lớn lên của bé, so sánh chiều cao, phân nhóm thực phẩm bằng lô tô
* Góc sách: Làm tranh truyện về các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
Họat động chiều
Ôn luyện nội dung còn yếu
Pttm:
th
-Vẽ vườn cây ăn quả
 Lqcc
-TT chữ cái a,ă, a
- Làm quen bài hát "Quả gì"
- Chơi tự do ở các góc
- Kể chuyện "Gấu con bị đau răng"
- Phát phiếu bé ngoan.
Mục tiêu cần đạt của chủ đề nhánh 
1. Kiến thức:
	- Trẻ biết được quá trình lớn lên của bản thân (trong bụng mẹ, sơ sinh biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non)
	- Phân biệt 4 nhóm thực phẩm và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và ích lợi của ăn uống, luyện tập hợp lý đối với sức khỏe.
	- Biết được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc những người thân trong gia đình và cô bác ở trường và có những ứng xử phù hợp.
	- Nhận biết một số hành động, việc làm giữ gìn môi trường sạch sẽ và an toàn cho bản thân.
	- Biết chơi thân thiện với bạn bè.
2. Kỹ năng: 
	 - Biết hợp tác với các bạn trong mọi họat động
	- Biết phân biệt một số hành vi (tốt và không tốt) về bảo vệ môi trường chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, làm ô nhiễm môi trường.
	- Luyện kỹ năng đánh răng, rửa tay bằng xà phòng, bò theo đường dích dắc. Bật liên tục vào vòng và nhảy xa 50 cm.
	- Trẻ biết công việc tự phục vụ bản thân: Làm trực nhật, chuẩn bị giờ ăn ngủ, chơi, vệ sinh lớp học cất đồ dùng, đồ chơi, lau bàn ghế, biết đọc thơ, kể chuyện về giữ gìn vệ sinh thân thể ích

File đính kèm:

  • docchu_de_ban_than.doc
Giáo án liên quan