Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Đề tài : Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau

HĐ3: Đo một đối tượng bằng các vật đo có chiều dài khác nhau.

 - Cô kể tiếp: Sau khi vào đến rừng rồi anh nông dân tìm tìm mãi vẫn không tài nào tìm thấy cây tre trăm đốt và anh đã ngồi khóc. Thế là ai đã giúp anh nông dân ?

- Cô kể tiếp: Bụt bảo anh nông dân đi chặt về một trăm đốt tre. Thế là anh nông dân làm theo lời của bụt chặt về rất nhiều đốt tre nhưng anh không biết các đốt tre dài nhắn như thế nào. Bây giờ chúng ta cùng đo các đốt tre giúp anh nông dân các con có đồng ý không ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 12313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Đề tài : Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề : Thực vật
Đề tài : Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
Độ tuổi : 5-6 t
Người thực hiện : Nguyễn Thị Ánh
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. 
 Trẻ hiểu nếu các vật có cùng chiều dài với nhau nhưng được đo bằng những đơn vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
- Biết thực hiện đúng kỹ năng khi đo và nhận biết kết quả đo.
- Giáo dục trẻ yêu thích mùa xuân và biết các hoạt động trong mùa xuân: trồng cây, hoa
II. Chuẩn bị:
* Cô: - Bút lông, 
Thước đo, băng giấy kích thước to hơn của cháu
* Trẻ: - Mỗi trẻ một rá đồ chơi có: 1 băng giấy dài 40 cm .3 thước đo hình chữ nhật màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Các thẻ số trong phạm vi 9.
- Giấy màu hình chữ nhật cắt rời giống nhau.
III. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Khắc nhập, khắc xuất”
- Cô và các con vừa được chơi trò chơi gì ?
- Các con có nhớ trò chơi này có trong câu chuyện gì mà cô Ánh đã kể cho lớp mình nghe nào? 
Và cô cũng có một số hình ảnh về các nhân vật trong câu chuyện cây trẻ trăm đốt đấy cô mời các con cùng nhìn lên màn hình nào 
HĐ 2: Luyện tập thao tác đo.
- Trong câu chuyện lão địa chủ đã sai anh nông dân đi đâu nhỉ ?
- Và anh nông dân rất là băn khoăn không biết đường từ nhà lão địa chủ đến khu rừng có xa không. Vậy cô cháu mình cùng giúp anh nông dân đo xem đoạn đường đó có bao nhiêu bước chân nhé.
- Cho trẻ đo bước chân của trẻ và nói kết quả đo
HĐ3: Đo một đối tượng bằng các vật đo có chiều dài khác nhau.
 - Cô kể tiếp: Sau khi vào đến rừng rồi anh nông dân tìm tìm mãi vẫn không tài nào tìm thấy cây tre trăm đốt và anh đã ngồi khóc. Thế là ai đã giúp anh nông dân ? 
- Cô kể tiếp: Bụt bảo anh nông dân đi chặt về một trăm đốt tre. Thế là anh nông dân làm theo lời của bụt chặt về rất nhiều đốt tre nhưng anh không biết các đốt tre dài nhắn như thế nào. Bây giờ chúng ta cùng đo các đốt tre giúp anh nông dân các con có đồng ý không ?
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và lấy rá đồ chơi ra
- Cô: Các con nhìn xem trong rá của mình có những gì?
- Cô đã chuẩn bị cho các con các thước để đo, nào chúng ta hãy lấy ra xem nào?
- Các con có nhận xết gì về các thước đo này ?
- Các con thử đoán xem với một khúc tre có độ dài giống nhau nhưng nếu đo bằng các thước đo có độ dài khác nhau thì kết quả như thế nào nhỉ?
- Hôm trước các con đã được học về các phép đo rồi bây giờ cô cùng cả lớp mình hãy cùng đo để giúp anh nông dân nhé 
- Bây giờ chúng ta hãy thử đo xem nhé. Trước tiên chúng ta hãy sử dụng thước đo dài nhất, là thước đo màu gì nhỉ ?
- Cô cho trẻ thực hành đo.
Cô quan sát để hướng dẫn cho trẻ đo đúng 
+ Đếm xem trên khúc tre có bao nhiêu đoạn? (1,2,3,4 tất cả là 4 đoạn, chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh thước đo màu đỏ)
+ Khúc tre dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu đỏ? (khúc tre dài bằng 4 lần chiều dài thước đo màu đỏ)
- Tiếp theo chúng ta dùng thước đo ngắn hơn để đo nào. Là thước đo màu gì ? 
- Cho trẻ đo theo cô
+ Đếm xem trên khúc tre có bao nhiêu đoạn? (1,2,3,4,5 tất cả là 5 đoạn, chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh thước đo màu xanh)
- Khúc tre dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu xanh? (dài bằng 5 lần chiều dài thước đo màu xanh)
- Còn lại thước đo nào chúng ta chưa sử dụng nữa nhỉ ?
+ Thước đo này như thế nào?
- Cô cho trẻ thực hành đo và đếm kết quả
- Vậy các con có nhận xét gì về kết quả đo vừa rồi vói ba thước đo?
- Cô kết luận: Khi đo khúc tre bằng thước đo màu đỏ thì khúc tre dài bằng mấy lần thước đo. Còn khi đo khúc tre bằng thước đo màu xanh thì khúc tre dài bằng mấy lần thước đo . Và khi đo khúc tre bằng thước đo màu vàng thì khúc tre dài bằng mấy lần thước đo Như vậy với những thước đo khác nhau, cho chúng ta kết quả đo khác nhau.
HĐ 4: Luyện tập.
* Trò chơi: Nối tre 
- Cô nói sau khi giúp anh nông dân đo các khúc tre rồi bây giờ chúng ta hãy giúp anh nối chúng lại với nhau để trỏ thành những khúc tre bằng nhau lớp mình có đồng ý không nào?
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội : Xếp thành 2 hàng dọc. Phía trên cô đặt 2 rá đựng các đốt tre có độ dài khác nhau. Khi có hiệu lệnh 3 bạn đứng đầu lên lấy đốt tre phết keo và dán lên bảng, rồi chạy về cuối hàng, 3 bạn tiếp theo chạy lên lấy và dán đốt tre tiếp theo cứ như thế trong thời gian 1 bài hát đội nào dán được các khúc tre hoàn chỉnh theo yêu cầu thì đội đó dành chiến thắng.
 Luật chơi: Những đốt tre nào có độ dài giống nhau thì phải dán cùng với nhau để tạo thành những khúc tre hoàn chỉnh. 
HĐ 5: Kết thúc 
Cô nhận xét giờ học sau đó cho trẻ nghĩ 
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô 2 - 3 lần
- Trẻ trả lời
- Cây tre trăm đốt
- Đi vào rừng để chặt tre
- Trẻ đo bước chân của mình
- Bụt
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lấy đồ chơi ra
+ Trẻ trả lời: Không bằng nhau
+ Trẻ đoán : khác nhau
+ Thước đo màu đỏ
- Trẻ đo theo cô
- Trẻ đếm và trả lời: có 4 đoạn, chọn thẻ số 4 đặt cạnh thước đo màu đỏ
- Trẻ trả lời
- Thước đo màu xanh
- Trẻ đo bằng thước đo màu xanh
- Trẻ đếm và trả lời.
Chọn thẻ số 5 đặt vào cạnh thước đo màu xanh
- Trẻ trả lời
- Thước đo màu vàng
- Thước đo này ngắn nhất
- Kết quả đo khác nhau
- Trẻ lắng nghe và trả lời 
- Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi 
Trẻ nghĩ 

File đính kèm:

  • docDe_tai_Do_do_dai_mot_vat_bang_cac_don_vi_do_khac_nhau.doc