Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 4: Bé vui đón tết

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ

Đề tài: TRANG TRÍ CHÀO MỪNG

 NGÀY TẾT

I/ MĐYC:

- KT: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu sẵn có để trang trí cây mai, thổi bong bóng, bày mâm quả, vẽ cành mai, trẻ biết các công việc chuẩn bị gồm những gì và phải làm ra sao?

- KN: Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để thực hiện việc trang trí.

-TĐ: Trẻ hứng thú thích tham gia vào công việc trang trí.

II/ CHUẨN BỊ:

-Bức phông cần trang trí, giấy màu, kéo, hồ dán, xốp bitis, bong bóng, dây để dán dây hoa, ống hút.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 4: Bé vui đón tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH TUẦN IV
Thời gian: 24/01/2011 – 28/1/2011
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
6h45’ – 8h10’
Đón trẻ
- Luyện tập cá nhân: rèn cháu Yến Nhi phát âm rõ ràng.
- Luyện tập cá nhân: rèn cháu Thịnh đi học không khóc.
- Luyện tập cá nhân:rèn cháu Nhân không chạy giỡn trong lớp.
- Luyện tập cá nhân:rèn cháu Như đi học đúng giờ.
- Luyện tập cá nhân:rèn cháu Nhi ăn cơm không làm rơi đổ thức ăn.
Thể dục sáng
- Hô hấp: hái hoa.
- Tay: gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang.
- Chân: bước khụy 1 chân về trước chân sau thẳng.
- Bụng lườn: ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên.
- Bật: tách khép chân.
Điểm danh
- Điểm danh: Tổ trưởng kiểm tra vệ sinh, các phát hiện bạn vắng trong tổ.
- Thời gian: Trò chuyện về ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (bốc lịch, tìm số trong ngày.)
- Giới thiệu sách: Tập tranh thơ “cây dừa”
- Thông tin-sự kiện: (Nếu có).
- Thời tiết: Quan sát hiện tượng gió.
- Thông tin sự kiện: (Nếu có).
- Giới thiệu sách: Sách thư viện.
8h10’- 8h40’
Hoạt động có chủ đích
Khám phá chủ đề nhánh: “ bé vui đón tết”
Gấp, vẽ cắt dán: Trang trí hoa quả, bong bóng chào mừng ngày tết.
Toán: tạo ra các quy tắc sắp xếp
Biểu diễn văn nghệ chào xuân
Nghỉ tết nguyên đán
8h40’- 9h10’
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Cây sứ.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Đi và đập bắt bóng
+ Chơi DG: Bỏ lá.
- Chơi tự do:Lá cây, xát dừa, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Quang cảnh sân trường.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: ai nhanh hơn.
+ Chơi DG: cùm nụm cùm nệu.
- Chơi tự do:
Lá, vỏ cây, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Cây bàng.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Cánh cửa kì diệu.
+ Chơi DG: Vuốt hột nổ.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 
- Quan sát: Cây lan.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Thi nói nhanh.
+ Chơi DG: Bắt kim thang.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Cây sung.
- Trò chơi có luật: 
+ Chơi VĐ: Ai nhanh hơn.
+ Chơi DG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
9h15’- 10h00’
Chơi hoạt động góc
- Phân vai:
+ Gia đình: Đưa con đi tham quan vườn dừa.
+ Cửa hàng: bán sản phẩm như thúng, giỏ.
+ Bác sĩ: tư vấn thực phẩm có lợi cho sk.
- Xây dựng:
+ Xây: Xây vườn cây ăn quả.
+ Lắp ghép: Ghép đồ dùng, dụng cụ làm vườn như: Cuốc, xẽng,
- Khám phá khoa học, thiên nhiên:
+ Khám phá khoa học: Các bước tiến hành để trồng cây.
+ Khám phá thiên nhiên: Chơi cắt quả bằng lá cây, in hình cát, làm tranh bằng lá cây, chăm sóc thiên nhiên. 
- Nghệ thuật:
+ Tạo hình: Tô màu, vẽ, trang trí, xé dán để tạo thành vườn cây ăn quả.
+ Âm nhạc: Hát, vận động các bài hát trong chủ đề bé vui đón tết.
+ Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album.
- Học tập:
+ Toán: Đếm vẹt từ 50-100.
+ LQCV: Tìm tranh gắn vào bảng 3 kiểu chữ, tập sao chép từ, tập sao chép tên các loài cây.
10h00’- 14h40’
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế
- Tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo.
- Giáo dục cháu đi dép khi vào nhà vệ sinh.
- Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh.
- Giáo dục cháu ăn nhanh không ngậm.
14h40’- 17h00’
Hoạt động chiều
- Chơi vận động nhẹ Đu quay, gieo hạt, trồng cây. 
- Ôn trò chuyện về chủ đề bé vui đón tết.
- Trò chuyện trao đổi với trẻ không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
- Chơi VĐ: Nhảy tiếp sức.
- Giáo dục lễ giáo.
- Nêu gương.
- Ôn TH: Trang trí mừng ngày tết.
- Chơi góc tiếp theo.
- GD trẻ về thao tác rửa mặt và lau mặt.
- Nêu gương.
- Ôn Toán: “tạo ra các quy tắc sắp xếp”.
- Dạy trẻ đọc thơ ngoài chương trình “Ăn quả”.
- Nêu gương.
- BDVN chào xuân.
- Làm quen quy trình bé tập làm nội trợ “pha nước chanh”.
- Nêu gương.
Nghỉ tết nguyên đán
Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ.
- Giáo dục vệ sinh.
- Chơi tự do. 
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ:
Các hoạt động chuẩn bị đón tết?
-Trò chuyện.
-Quan sát.
-Trò chuyện về hoạt động dọn dẹp nhà cửa, sắm tết.
-Gấp, vẽ cắt dán: Trang trí hoa quả, bong bóng chào mừng ngày tết.
Các bài hát về ngày tết?
-Trò chuyện.
-Quan sát, xem tranh ảnh.
-Hát , múa, biểu diễn các bài hát liên quan đến ngày tết.
Tên gọi của ngày tết?
-Trò chuyện, tìm hiểu về ngày tết là gì?.
-Xem tranh ảnh.
-BDVN chào xuân
-Trãi nghiệm: bày mâm ngũ quả.
Bé vui đón tết
Các món ăn trong ngày tết?
-Trò chuyện.
.- Kể truyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”
-Lập bảng những việc trẻ muốn làm.
- Thực hành làm một số loại bánh như gói bánh chưng, làm bánh giầy.
Tết đến vào ngày nào?
-Trò chuyện.
-Toán: tạo ra các quy tắc sắp xếp.
-Làm album sưu tầm về các loại hoa, bánh mứt, món ăn trong ngày tết đến.
2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN IV
CÂU HỎI VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
-Tết nguyên đán bắt đầu vào ngày nào?
-Còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết vậy con?
- Ba mẹ con đã chuẩn bị gì cho ngày tết?
- Những loại bánh mứt nào được chưng vào ngày tết?
- Trong ngày tết có những món ăn nào ?
- Các con thường làm gì cùng cha mẹ các con trong ngày tết?
- Ngày tết mọi người còn đi đâu?
- Các con thích gì nhất trong ngày tết?
- Cô đố các con tết nguyên đán còn gọi là tết gì nữa?
3/HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ :
HÌNH THỨC CHO TRẺ XEM TRANH ẢNH NÓI VỀ NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
*Hình thức cung cấp hiểu biết cho trẻ: Cho trẻ xem hình ảnh về ngày tết nguyên đán trên máy vi tính 
*Chuẩn bị:
+Cô: 
-Cô chọn những hình ảnh sinh động nói về ngày tết nguyên đán.
-Cô giới thiệu cho trẻ về các hoạt động chào mừng ngày tết
+Trẻ:
-Chuẩn bị kiến thức nói về tết nguyên đán 
-Tìm hiểu các hoạt đông chào mừng ngày tết 
- Chuẩn bị bài hát, bài thơ để nói về ngày tết
-Vẽ xếp hoa quả ngày tết.
4/.CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG:
CÁC BIỂU BẢNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ “ Bé vui đón tết”
1/.Bảng phân loại 1 số thực phẩm ngày tết 2/.các loại hoa chào mừng ngày tết
5/.CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ “BÉ VUI ĐÓN TẾT”
*Góc tạo hình:
- Mẫu đồ dùng chuẩn bị ngày tết bằng các nguyên vật liệu khác nhau
-Trang mẫu vẽ xếp hoa quả ngày tết 
-Giấy, bút, màu nước cho cháu.
+Đồ dùng: Bìa giấy màu cứng, giấy trắng, bút màu, lá cây khô, hồ dán.
*Góc đóng vai:
-Hình chụp 1 số tranh ngày tết nguyên đán
-Tham quan chợ tết
* Góc thư viện:
- Các loại sách truyện về ngày tết
- Một số mẫu tranh rối về ngày tết.
* Góc âm nhạc:
- Nhạc có lời, không lời về tết
- mũ mão về ngày tết..
* Góc LQVT:
- Xếp theo mẫu (1 số loại hoa quả ngày tết).
-Lô tô 1 số loại hoa quả thực phẩm ngày tết.
6/NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “Bé vui đón tết”
I/ Chuẩn bị:
-Trang trí phòng lớp chuẩn bị cho chủ đề bé vui đón tết
-Tập hát múa: Sắp đến tết rồi, Cùng múa hát mừng xuân. Thơ: Tết đang vào nhà
-Dán tranh vẽ xếp hình hoa và quả dán lên bảng.
-Trang trí tờ chương trình tổng kết.
II/ Tiến hành:
Cho trẻ quan sát hình ảnh ngày tết nguyên đán.
-Trò chuyện về các hình ảnh.
Cô và 1 trẻ dẫn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình biểu diển văn nghệ với chủ đề “bé vui đón tết” xin được phép bắt đầu.
*Hoạt động 1: Chơi: “Ghép tranh mùa xuân”. Cô sẽ chọn bạn nào ghép tranh thật nhanh xem tranh vẽ gì?(bánh mứt ,hoa quả..)bạn nào ghép nhanh và đúng nhất bạn đó thắng đó thắng
*Hoạt động 2:Biễu diễn văn nghệ:
+Hát: “Sắp đến tết rồi”
-Trẻ dẫn CT: Khi đến tết các con thấy như thế nào?mọi người đã chuẩn bị gì cho ngày tết?mời các bạn lắng nghe nhóm tốp ca nam trình bày nha!
+Đọc thơ: “Tết đang vào nhà”
- Tất cả lớp đọc thơ “Hoa kết trái”
 -Trẻ dẫn CT: Các bạn thấy màu xuân ntn?mọi ngừoi ra sao?mời các bạn nữ hát múa cho chúng ta xem
+Hát, múa: “ Cùng múa hát mừng xuân”
*Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cô và tất cả lớp cùng tham quan góc hoạt động và các sản phẩm bé đã thực hiện trong chủ đề “ bé vui đón tết”.
-Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo của tuần sau là chủ đề “ tết nguyên đán”.
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Khám phá MTXQ
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ VUI ĐÓN TẾT
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ nhận biết được ngày tết nguyên đán là ngày gì? Các công việc cần thiết để chuẩn bị cho ngày tết ra sao? Trẻ có cảm nghĩ gì về ngày tết sắp đến..
- KN: Trẻ mạnh dạn tự tin khi đàm thoại cùng cô. Biết biểu đạt suy nghĩ của mình cùng cô không nói leo.
 -TĐ: Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. Mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với cô. 
II/ Chuẩn bị:
- Tranh về các công việc chuẩn bị vui đón tết. Giấy A4, màu sáp.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1: Ổn định tổ chức + gây hứng thú
Cho cháu hát bài “ sắp đến tết rồi”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
Bài hát nói về gì vậy các con?
Mùa xuân đến bé làm gì?
Mọi người thường chuẩn bị gì cho ngày tết?
 Con có biết là còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết không? Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về các công việc chuẩn bị vui đón tết đến nghe!
2/HĐ 2:Trò chuyện về các công việc chuẩn bị vui đón tết nguyên đán:
- Chúng ta đang trò chuyện về ngày gì sắp đến vậy các con?
- Ngày tết thường dành cho ai?
- Xuân về mang điều gì đến cho chúng ta?
- Chúng ta phải chuẩn bị những công việc gì để chào đón xuân về?
- Các con sẽ trang trí lớp chúng mình ra sao để mừng ngày xuân sắp đến nè? ( trang trí phông màn, xỏ dây hoa, thổi bong bóng, bày mâm ngũ quả, trang trí cành mai)
- Các con phải làm gì để cô thêm vui mà phòng lớp mình luôn sạch sẽ?
- Khi ngày tết nguyên đán sắp đến các con tổ chức gì để giúp vui cho cô không? Các con sẽ biểu diễn các bài hát gì? Mình phải tập dợt thế nào?
- Cho trẻ quan sát tranh về các công việc chuẩn bị cho ngày tết, cảnh bé tập biễu diễn văn nghệ, lau dọn sắp xếp đồ dùng tiếp cô, trang trí cành mai, bày mâm ngũ quả, sắp xếp bàn ghế. Cô giải thích ngắn gọn về các bức tranh và cho trẻ tự nhận xét tranh.
- Từ lúc bắt đầu năm học mới đến giờ mình đã được tham gia bao nhiêu lễ hội rồi vậy các con? Đó là những lễ hội gì? Ngày tết nguyên đán sắp đến này con có cảm nghĩ đặc biệt gì không?
3/HĐ 3: Vẽ mâm ngũ quả ngày tết :
- Để chuẩn bị cho ngày tết nguyên đán sắp đến các con cùng vẽ mâm ngũ quả thật đẹp để chào mừng xuân về nge! 
- Trẻ về chỗ thực hiện.
- Cô bao quát trẻ thực hiện khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Nhận xét kết thúc
1/ HĐ1: 
-cháu hát.
-1-2 cháu trả lời
-1-2 cháu trả lời
2/ HĐ 2:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghỉ trẻ
-1-2 cháu trả lời
-Cả lớp xem
- Trẻ trả lời
3/HĐ 3:
-Cháu vẽ, tô màu trang trí 
- Chaú thực hiện
 Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
Đề tài: TRANG TRÍ CHÀO MỪNG
 NGÀY TẾT
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu sẵn có để trang trí cây mai, thổi bong bóng, bày mâm quả, vẽ cành mai, trẻ biết các công việc chuẩn bị gồm những gì và phải làm ra sao?
- KN: Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để thực hiện việc trang trí.
-TĐ: Trẻ hứng thú thích tham gia vào công việc trang trí.
II/ CHUẨN BỊ:
-Bức phông cần trang trí, giấy màu, kéo, hồ dán, xốp bitis, bong bóng, dây để dán dây hoa, ống hút.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Hoạt động 1: Phân nhóm:
- Cho trẻ hát bài hát: mùa xuân đến rồi 
- Để chào đón ngày tết nguyên đán sắp đến hôm nay lớp mình sẽ cùng tham gia vào các hoạt động trang trí cho ngày tết nghe các con. Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm: 
+ Nhóm 1: thổi bong bóng.
+ Nhóm 2: xỏ dây hoa.
+ Nhóm 3: các con sẽ giúp cô trang trí cây mai, nặn mâm ngũ quả,.
+ Nhóm 4: làm thiệp mời cô hiệu trưởng tham dự vào lễ hội mùa xuân ở lớp chúng mình.
2/ Hoạt động 2: Trẻ thực hành:
- Bây giờ các con bắt tay vào thực hiện các công việc cô đã phân công nào.
+ Nhóm 1: Dùng miệng thổi bong bóng rồi buộc lại thành chùm treo khắp lớp.
+ Nhóm 2: cắt xốp bitis thành những bông hoa cô đã vẽ sẵn và xỏ thành dây hoa cùng với ống hút để trang trí lớp nghe.
+ Nhóm 3: các con gắn các bông mai giả lên cành để tạo thành một nhánh mai đón xuân thật đẹp rồi sau đó các con nhớ nặn thêm mâm ngũ quả nữa nghe!
+ Nhóm 4: các cháu trang trí thiệp mời cô hiệu trưởng tham dự lễ hội mùa xuân của lớp, viết lời mời lên thiệp theo ý tưởng của cháu mà cô ghi giùm lên bảng.
3/ Hoạt động 3: Nhận xét:
- Cho cháu nhận xét lẫn nhau và treo các sản phẩm đã hoàn thành của trẻ lên để chào đón ngày tết sắp đến.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn gọn gàng chỗ và đồ dùng mà trẻ vừa thực hành xong.
1/ HĐ 1:
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe
2/HĐ2:
-Cháu thực hiện 
3/HĐ3:
-Cháu nhận xét và thu dọn đồ dùng.
Thứ tư ngày 26 tháng 01 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: TẠO RA CÁC QUY TẮC SẮP XẾP
I/. MĐYC:
-KT: Cháu biết phân biệt và tạo ra các quy tắc sắp xếp bằng các cách khác nhau..
-KN : Có khả năng quan sát, nhận biết, sắp xếp các hình học như hình vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn.
 Cháu biết thực hành 1 cách khéo léo để tạo ra các cách sắp xếp.
-TĐ : Trẻ yêu thích tham gia vào hoạt động. Rèn luyện cho trẻ tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II/.CHUẨN BỊ : 
- Thẻ hình các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật
- Các khối vuông, chữ nhật, tròn, tam giác.
- Rổ để kéo, keo dán, giấy màu và các nguyên vật liệu đất nặn, hột me, que tính..
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
1/HĐ 1: Ôn các hình hình học:
Các con ơi! Chúng ta đang ngồi học ở đâu vậy? Các con quan sát xem nền gạch lớp mình có hình dạng gì?
Vậy hình vuông còn gọi là gì?( hình hình học)
Ngoài hình vuông ra các con còn biết các hình hình học nào khác không?
Cô cho trẻ tìm khắp lớp các đồ vật có dạng hình hình học khác nhau. 
Các con thấy các hình này như thế nào khi ở cạnh nhau! Hôm nay cô cùng các bạn sẽ tạo ra các quy tắc sắp xếp khác nhau nghe!
2/HĐ 2:Tạo các quy tắc sắp xếp bằng các cách khác nhau:
Cô tạo ra các quy tắc sắp xếp bằng các khối vuông cho trẻ xem và gợi hỏi trẻ cách sắp xếp các hình hình học đó.
+ Xếp chồng: chồng lên nhau khi 2 hình có mặt phẳng như nhau, hình tròn không đặt chồng lên hình vuông được.
+ Đặt cạnh: có thể đặt tất cả các hình hình học ở cạnh nhau.
+ Xếp liền kề nhau: ta có thể xếp các hình hình học liền kề nhau ngoại trừ hình tròn.
Cho trẻ tự so sánh các cách sắp xếp với nhau.
Qua đó trẻ tự nêu ý kiến là phải tạo ra các cách xếp như thế nào cho hợp lý?
3/HĐ 3 : Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ dùng các hình khối tự tạo ra các quy tắc sắp xếp bằng nhiều cách khác nhau. Để trẻ tự do sáng tạo, cô giúp đỡ các trẻ yếu thực hiện bài tập. 
 1/Hoạt động 1:
-Lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tìm
-Lắng nghe.
2/ Hoạt động 2 :
- cháu quan sát
-cháu nêu đặc điểm
- cháu so sánh
- cháu nêu ý kiến
3/Hoạt động 3:
- Cháu thực hành.
Thứ năm ngày 27 tháng 01 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
Đề tài: Biểu diễn văn nghệ chào xuân
I/ MĐYC:
-KT: Cháu cảm nhận được không khí của mùa xuân đang tới. Biết biểu diễn những bài hát thật hay để mừng xuân đến.
-KN: Có khả năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát.Trẻ tham gia chơi trò chơi hứng thú.
-TĐ: Yêu thích hào hứng tham gia vào hoạt động trong buổi biểu diễn.Khán giả biết cổ vũ và trật tự khi xem biểu diễn.
II/ Chuẩn bị:
-Đàn, máy hát và các bài nhạc trong chương trình.
-Nhạc cụ như trống lắc, phách tre.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
- Cho cháu đọc thơ “ tết đang vào nhà” trò chuyện về nội dung bài thơ.
- Bài thơ nói về điều gì sắp đến vậy con? 
- Mọi người đang chuẩn bị gì cho ngày tết đến?
- Hòa trong không khí vui tươi của mùa xuân sắp đến hôm nay đội văn nghệ của lớp Lá 3 sẽ tổ chức 1 buổi biểu diễn văn nghệ chào xuân nghe các con.
2/HĐ 2: Múa hát mừng xuân:
- Bạn dẫn chương trình sẽ lên giới thiệu các tiết mục trong chương trình.
- Cho trẻ thực hiện các tiết mục:
+ Tốp ca: Mùa xuân
+ Đơn ca: Sắp đến tết rồi
+ Song ca: Bé chúc tết
+ Tốp múa: Mùa xuân ơi.
- Trẻ hát và vận động theo nhạc cùng với nhạc cụ và mũ mão.
3/ HĐ 3: Vui với âm nhạc:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”
Lần 1: Vận động cơ thể bằng cách đứng lên ngồi xuống khi nghe nhạc:to, nhỏ, vừa.
Lần 2: Vận động cơ thể bằng cách đi nhanh, chậm khi nghe nhạc to, vừa, nhỏ và kết hợp nhóm theo yêu cầu khi dứt nhạc.
 1/Hoạt động 1:
- Lớp đọc thơ
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
2/ Hoạt động 2 :
-Lớp lắng nghe
- Chú ý hưởng ứng khi bạn biểu diễn.
3/ Hoạt động 3:
- Cháu chú ý lắng nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
-Cháu cùng chơi vài lần
Ngày Tháng Năm 2011
Tổ Trưởng
Nguyễn Thị Bích Loan

File đính kèm:

  • docbe vui don tet.doc