Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 3: Hoa mai

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Đề tài: NÓI ĐƯỢC NGÀY TRÊN LỊCH BLÓC VÀ GIỜ TRÊN ĐỒNG HỒ

I/MĐYC:

 -KT:Cháu nhận biết đươc ngày trên lịch lóc và giờ trên đồng hồ.

-KN :Cháu chú ý quan sát, so sánh ngày hôm qua , hôm nay, ngày mai, quan sát sự thay đổi của vòng quay kim đồng hồ. Rèn cháu sao chép và đọc chữ số.

-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng. Rèn cho trẻ tính cẩn thận.

II/.CHUẨN BỊ:

 - Đồng hồ, lốc lịch, giấy cứng, viết, bàn ghế.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 3: Hoa mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồi duỗi chân, xoay người sang 2 bên.
- Bật: Tách khép chân.
Điểm danh
- Điểm danh: Tổ trưởng kiểm tra vệ sinh, các phát hiện bạn vắng trong tổ.
- Thời gian: Trò chuyện về ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (bốc lịch, tìm số trong ngày.)
- Giới thiệu sách: Sách thư viện
- Thông tin-sự kiện: (Nếu có).
- Thời tiết: Quan sát hiện tượng gió.
- Thông tin sự kiện: (Nếu có).
- Giới thiệu sách: Sách thư viện.
8h10’- 8h40’
Hoạt động có chủ đích
- K. phá cđ: “Trò chuyện về hoa mai chào xuân”.
- KPMTXQ “Nói được ngày trên lịch blóc và giờ trên đồng hồ”.
- TD: “Bật xa tối thiểu 50cm”.
-TCXH: “Đề nghị sự giúp đổ của người khác khi cần thiết”
-LQCC: “ b, d, đ”.
8h40’- 9h10’
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: hoa mai.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Đi và đập bắt bóng
+ Chơi DG: Bỏ lá.
- Chơi tự do:Lá cây, hạt mai, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Quang cảnh sân trường.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: ai nhanh hơn.
+ Chơi DG: cùm nụm cùm nệu.
- Chơi tự do:
Lá, vỏ cây, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: cầu trượt
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Cánh cửa kì diệu.
+ Chơi DG: cắp cua.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 
- Quan sát: Cây lan.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Thi nói nhanh.
+ Chơi DG: Bắt kim thang.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Cây sung
- Trò chơi có luật: 
+ Chơi VĐ: Trồng nụ trồng hoa.
+ Chơi DG: Chuyền chuyền.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
9h15’- 10h00’
Chơi hoạt động góc
- Phân vai:
+ Gia đình: Đưa con đi tham quan vườn hoa kiểng.
+ Cửa hàng: bán sản phẩm như trái châu, cành mai,...
+ Bác sĩ: tư vấn thực phẩm có hại cho răng.
- Xây dựng:
+ Xây: Xây vườn cây kiểng.
+ Lắp ghép: Ghép đồ dùng, dụng cụ làm vườn như: Cuốc, xẽng,
- Khám phá khoa học, thiên nhiên:
+ Khám phá khoa học: Các bước tiến hành để trồng hoa mai.
+ Khám phá thiên nhiên: Chơi cắt hoa bằng lá cây, in hình cát, làm tranh bằng lá cây, chăm sóc thiên nhiên. 
- Nghệ thuật:
+ Tạo hình: Tô màu, vẽ, trang trí, xé dán để tạo thành cây mai chào xuân.
+ Âm nhạc: Hát, vận động bài hát “Mùa xuân”
+ Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album.
- Học tập:
+ Toán: Đếm vẹt từ 50-100.
+ LQCV: Tìm tranh gắn vào bảng 3 kiểu chữ, tập sao chép từ, tập sao chép tên các loài cây.
10h00’- 14h40’
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế
- Tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo.
- Giáo dục cháu đi dép khi vào nhà vệ sinh.
- Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh.
- Giáo dục cháu ăn nhanh không ngậm.
14h40’- 17h00’
Hoạt động chiều
- Chơi vận động nhẹ Đu quay, gieo hạt, trồng cây. 
- Ôn trò chuyện về hoa mai.
- Thích chia se cảm xúc, kinh nghiệm, đdđc với những người gần gũi.
- Chơi VĐ: đi và đập bắt bóng.
- Giáo dục lễ giáo.
- Nêu gương.
- Ôn KPMTXQ:Nói được ngày trên lịch lóc.
- Chơi góc tiếp theo.
- Trao đổi ý kiến của mình với các bạn.
- Nêu gương.
- Ôn TD: Bậc xa tối thiểu 50 cm.
- Dạy trẻ đọc thơ ngoài chương trình “Hoa cúc vàng”.
- Nêu gương.
- Ôn TCXH: “Đề nghị sự giúp đở của người khác khi cần thiết.
- Điều chỉnh giộng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
- Nêu gương.
- Ôn LQCC: b, d, đ. 
- Lao động vệ sinh cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
- Giới thiệu chủ đề tuần tiếp theo “Bé vui đón tết”
Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ.
- Giáo dục vệ sinh.
- Chơi tự do. 
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ:
Các bài hát về hoa mai?
-Trò chuyện.
-Quan sát, xem tranh ảnh.
-ÂN: Mùa xuân, hoa thơm bướm lượn
-Khám phá thử nghiệm đồ dùng nghề trồng mai kiễng.
-LQCC: b, d, đ.
Tên gọi, hình dáng hoa mai?
-Trò chuyện, tìm hiểu về hoa mai.
-Xem tranh ảnh.
-TCVĐ: Thi nói nhanh
-Trãi nghiệm: Gieo hạt, trồng cây mai.
Lợi ích của hoa mai?
-Trò chuyện.
-Quan sát.
-Trò chuyện về khí hậu, thời tiết.
-KPMTXQ: Nói được ngày trên lịch lóc và giờ trên đồng hồ.
HOA MAI CHÀO XUÂN
Thái độ đối với hoa mai?
-Trò chuyện.
-Tập sao chép lời muốn nói.
-Lập bảng những lời trẻ muốn nói.
-TD: Bật xa tối thiểu 50 cm.
- Thực hành một số công việc mô phỏng chăm sóc mai.
Ý nghĩa của hoa mai?
-Trò chuyện.
-Sắp xếp tranh lô tô của hoa mai theo tên và màu sắc.
-Làm album sưu tầm về các loại hoa mai.
-Lập bảng phân loại về hoa mai.
-TCXH: Đề nghị sự giúp đổ của người khác khi cần thiết
2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN III
CÂU HỎI VỀ HOA MAI
-Nhà con có trồng những cây gì?
-Hoa mai dùng để làm gì?
-Hoa mai nở vào mùa nào?
-Có những loại hoa mai nào?
-Tên, hình dạng, màu sắc của nó ra sao?
-Người ta trồng mai không chỉ để thưởng thức hoa đẹpmà còn gì nữa?
-Mai có ý nghĩa ntn?
-Làm sao cho mái tươi tốt và có nhiều hoa đẹp?
-Ngày tết muốn cho cây mai có nhiều hoa thì phải làm gì?
-Mai thường được trồng ở đâu?
-Thế ngoài Bắc có hoa gì?
-Nói đến hoa mai là nói đến mùa nào?
-Hoa mai giúp ích được gì cho chúng ta?
3/.HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ :
HÌNH THỨC CHO TRẺ XEM TRANH ẢNH NÓI VỀ HOA MAI CHÀO XUÂN
*Hình thức cung cấp hiểu biết cho trẻ: Cho trẻ xem hình ảnh hoa mai trên máy vi tính và cây thật.
*Chuẩn bị:
+Cô: 
-Cô chọn những hình ảnh sinh động nói về hoa mai.
-Cô giới thiệu cho trẻ những điều kiện để hoa mai nở có màu sắc đẹp. Các sản phẩm làm từ hoa mai.
+Trẻ:
-Chuẩn bị kiến thức nói về hoa mai.
-Tìm hiểu lợi ích, ý nghĩa của hoa mai.
-Chuẩn bị bài hát, bài thơ để biểu diễn văn nghệ chào đón ngày tết nguyên đán.
-Trang trí cành mai chào xuân.
4/.CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG:
CÁC BIỂU BẢNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ “ Hoa mai chào xuân”
1/.Bảng phân loại hoa mai: 2/.Sự giống và khác nhau giữa hoa mai và hoa đào: 
5/.CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ “Hoa mai chào xuân”
*Góc tạo hình:
-Mẫu tranh ảnh khác nhau làm từ hoa mai.
-Cành mai, đào.
-keo, hồ, giấy, màu cho cháu.
+Đồ dùng: Cành cây khô, hoa mai bằng giấy, hoa mai bằng xốp, keo, lá cây.
*Góc đóng vai:
-Hình chụp hoa mai.
-Tham quan vườn cây kiễng với nhiều loại hoa.
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về hoa mai và các loại hoa khác.
-Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. Đặc tên mới cho câu chuyện.
*Góc âm nhạc:
-Nhạc có lời, không lời nói về hoa mai.
-Nón lá, áo, hoa,...
*Góc làm quen chữ viết:
-Mẫu từ tên các loại hoa, quả.
-Thích đọc nhãng chữ cái đã biết trong MTXQ.
-Hình ảnh lô tô về các loại hoa mai cho cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Chấp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
6/.NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “HOA MAI CHÀO XUÂN”
I/ Chuẩn bị:
-Trang trí phòng lớp chuẩn bị cho chủ đề “Hoa mai chào xuân”.
-Tập hát múa: Mùa xuân”
-Treo cành mai lên tường.
-Trang trí tờ chương trình tổng kết.
II/ Tiến hành:
Mở nhạc bài: “Xuân chiến khu” Cho trẻ quan sát hình ảnh hoa mai, hoa đào và 1 số loại hoa khác.
-Trò chuyện về các hình ảnh.
Cô và 1 trẻ dẫn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình biểu diển văn nghệ với chủ đề “hoa mai chào xuân” xin được phép bắt đầu.
*Hoạt động 1: Trò chơi “Chọn hoa”:
-Cô cho trẻ ngồi thành vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 5-6 bông hoa đã chuẩn bị, cho trẻ xếp những bông hoa ra trước mặt. Khi cô nêu dấu hiệu cụ thể về màu sắc, hình dạng,..Thì trẻ chọn, xếp nhanh những bông hoa có đặc điểm đó thành 1 nhóm.
*Hoạt động 2:Biễu diễn văn nghệ:
+Hát: “Mùa xuân”
-Trẻ dẫn CT: Nói về các loài hoa, thì có rất nhiều loài hoa ở từng vùng, miền khác nhau. Nhưng có 2 loại hoa đặc trưng của của 2 miền là hoa mai nở vào dịp tết ở Miền Nam, còn hoa đào nở Phía Bắc.
+Múa: “Em là bông hồng nhỏ”
-Trẻ dẫn CT: Em sẽ là mùa xuân của mẹ, là màu nắng của cha, môi hé cười là những nụ hoa. Vì vậy em thấy mình như 1 hoa hồng nhỏ để đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Mời các bạn gái sẽ múa “Em là bông hồng nhỏ” cho chúng ta xem.
+Đọc thơ: “Hoa cúc vàng”.
-Tất cả lớp đọc thơ “Hoa cúc vàng” ST:Nguyễn Văn chương.
+Hát, múa: “ Hoa thơm bướm lượn”
1 trẻ làm chú bướm quây quần bên các bạn và hát múa bài: “Hoa thơm bướm lượn”.
*Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cô và tất cả lớp cùng tham quan góc hoạt động và các sản phẩm bé đã thực hiện trong chủ đề.
-Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo của tuần sau.là bé vui đón tết.
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Khám phá MTXQ
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ HOA MAI
I/ MĐYC:
-KT: : Trẻ ham hiểu biết,thích khám phá, tìm hiểu về hoa mai. Biết lợi ích, ý nghĩa của hoa mai.
-KN: Trẻ có khả năng diễn đạt sữ hiểu biết về hoa mai bằng nhiều cách khác nhau thông qua lời nói, hình ảnh. Thể hiện sự quan tâm, chia sẽ niềm vui với mọi người.
-TĐ: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Sẳn sàng giúp đở người khác khi gặp khó khăn.
II/ Chuẩn bị:
-1 số hình ảnh về hoa mai và 1 số hoa khác. 
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1: Trò chuyện
-Cô cho trẻ đọc thơ “ cây đào” và hỏi trẻ.
-Trong bài đó nói về gì? Hoa đào thường có ở đâu? Con còn biết hoa nào cũng báo hiệu mùa xuân nữa? hoa đó nở ở miền nào? 
-Con thấy nó được trồng ở đâu? Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hoa mai nghe.
2/ Hoạt động 2:Tìm hiểu về hoa mai:
-Cô cho trẻ xem hình ảnh về hoa mai trên máy vi tính.
-Cô gợi hỏi trẻ về các hình ảnh trên.
-Con có biết đó là hoa gì không?
-Nó được trồng ở đâu?
-Nó có hình dạng ntn?Màu sắc nó ra sao?
-Hoa mai thường chỉ nở vào mùa nào?
-Phải làm gì thì mai mới nở hoa?
-Nó nở như thế nào? Nó có mấy cánh? Cánh nó ntn?
-Con biết được mấy loại hoa mai? Phổ biến nhất là hoa mai gì?
-Trồng mai dùng để làm gì?
-Hoa mai giúp ích được gì cho ta?
-Các bước trồng mai ra sao để có được hoa mai đẹp?
-Mai thường được bày bán ở đâu?
-Ngày xưa mai để mong muốn mang lại sự may mắn, ngày nay dùng để làm gì nữa? 
-Để bảo vệ hoa mai và các loài hoa khác mình phải làm gì?
3/ Hoạt động 3: Vẽ cành mai ;
-Cô nói cháu có thể vẽ cành mai với những cánh chim bay hót, ong bướm,...Cháu quan sát xong về chỗ thực hiện.
-Cô mở bài nhạc “ Mùa xuân” cô bao quát trẻ thực hiện khuyến khích trẻ sáng tạo.
1/ HĐ1: 
-Cả lớp đọc.
-Tham gia trả lời theo hiểu biết.
-Lắng nghe
2/HĐ 2
-Cháu suy nghỉ và kể
-Cháu trả lời
-Cháu tích cực trả lời câu hỏi theo suy nghỉ.
-Trẻ trả lời theo hiểu biết
3/HĐ 3:
-Lắng nghe
-Cháu thực hiện.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: NÓI ĐƯỢC NGÀY TRÊN LỊCH BLÓC VÀ GIỜ TRÊN ĐỒNG HỒ
I/MĐYC:
	-KT:Cháu nhận biết đươc ngày trên lịch lóc và giờ trên đồng hồ.
-KN :Cháu chú ý quan sát, so sánh ngày hôm qua , hôm nay, ngày mai, quan sát sự thay đổi của vòng quay kim đồng hồ. Rèn cháu sao chép và đọc chữ số.
-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng. Rèn cho trẻ tính cẩn thận.
II/.CHUẨN BỊ: 
	- Đồng hồ, lốc lịch, giấy cứng, viết, bàn ghế.
III. THỰC HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1/HĐ1:Trò chuyện
-Cô đọc câu đố cho trẻ đoán đồ dùng trong gia đình.
- Đàm thoại: Các con vừa đoán các đồ dùng gì?
-Các bạn nhìn xem lớp mình có các đồ dùng đó không?
- Vậy mình cùng tìm hiểu xem giờ trên đồng hồ, ngày trên blốc lịch.
2/HĐ 2:Quan sát 
-Cô cho trẻ quan sát blốc lịch, hỏi xem ngày thứ , hôm qua là ngày mấy, hôm nay, ngày mai là ngày mấy?
-Hỏi trẻ xem ngày hôm nay có bao nhiêu chữ số, số nào đứng trươc, số nào đứng sau?
-Cho trẻ lên tìm chữ số gắn băng từ tương ứng.Cô cho trẻ sao chép chữ số. Cho cháu so sánh chữ số đứng trước như thế nào với chữ số đứng sau.
-Chuyển tiếp chơi trò chơi “Ai nói nhanh”.
-Cô quay kim đồng hồ cho trẻ trả lời theo yêu cầu của cô 
-Cho trẻ quan sát đồng hồ .
-Hỏi trẻ đây là gì? 
-Có cây gì đang chạy trong đồng hồ? 
-Bao nhiêu cây kim? 
-Hai cây kim như thế nào với nhau?
-Có những chữ số nào trên đồng hồ? 
-Yêu cầu trẻ quan kim đồng hồ trong 5 phút, gợi ý cho trẻ nhận xét sự thay đổi vị tri của kim đồng hồ.
-Khi kim ngắn đồng hồ chỉ vào số mấy là mấy giờ? 
-Còn kim dài thì sao?
-Cô cho trẻ thực hành quan sát đồng hồ, nói giờ trên đồng hồ. 
-Cô phát cho 3 nhóm 3 cái đồng hồ, 3 nhóm thực hành theo yêu cầu của cô .
3/HĐ 3: Vẽ đồng hồ và lịch lóc:
-Hướng dẫn trẻ vẽ đồng hồ và lóc lịch hướng dẩn trẻ sao chép số, trang trí.
1/Hoạt động 1:
- Cháu chơi trò chơi 
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô và trả lời theo suy nghĩ.
2/Hoạt động 2:
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý .
-Trẻ thực hiện
.
-Cháu quan sát đồng hồ
-Cháu nhận xét.
-Cháu trả lời theo khả năng
-Cháu thực hiện theo yêu cầu
3/Hoạt động 3:
-Cả lớp thực hiện.
 Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: BẬT XA TỐI THIỂU 50 CM
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ thực hiện được vận động: Bật xa tối thiểu 50 cm. Trẻ hiểu cách bật, biết chạm đất bằng 2 chân, biết lắng nghe hiệu lệnh.
- KN: Trẻ biết bật đúng cách, cháu chú ý quan sát phối hợp các giác quan.
 Rèn luyện thể lực vận động khéo léo, mạnh dạn, tự tin, bền bỉ.
-TĐ: Trẻ yêu thích hào hứng tham gia vào vận động.
 Rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, trẻ mạnh dạn, tự tin trong hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
-Sân bãi thoáng mát, vật chuẩn.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Hoạt động 1: Khởi động:
*Khởi động: 3 hàng dọc chuyển sang vòng tròn đi mũi chân, đi bình thường, đi gót chân, đi bình thường, đi mép chân, đi khụy gối, đi bình thường, chạy nhanh, chạy chậm đi bình thường sau đó về hàng đội hình hai hàng dọc.(Dãn cách đều)
2/ Hoạt động 2: Trọng động: 
- Hô hấp: hái hoa
- Tay: Gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 -Chân: Bước khụy 1 chân về trước chân sau thẳng.
 -Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên.
- Bật: Tách khép chân.
*Động tác nhấn mạnh: 
+Chân: Bước khụy 1 chân về trước chân sau thẳng.
-Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
*Vận động cơ bản: Bật xa tối thiểu 50 cm:
-Cô giới thiệu tên VĐCB
-Cô làm mẫu 2 lần:Lần 1 làm mẫu không giải thích
-Lần 2 kết hợp giải thích cách vận động:TTCB: trẻ đứng trước vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh thì 2 tay chống hông nhún người bật mạnh hết sức về phía trước tối thiểu là 50cm.
-Mời 1-2 cháu lên thực hiện thử.Cô nhận xét
-Trẻ thực hiện lần 1: Cô chú ý sửa sai và khuyến khích trẻ hoạt động hứng thú. 
-Lần 2: Dưới hình thức thi đua giữa 2 đội lần lượt lên thực hiện.
-Cô hỏi lại đề tài.Gọi 2 cháu khá lên thực hiện
 *Trò chơi vận động: “bỏ lá”
-Cô giới thiệu trò chơi giải thích cách chơi
+Cách chơi:Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô chỉ định 1 trẻ chạy xung quanh vòng tròn cầm cành lá đặt sau lưng 1 bạn bất kì. 1 bạn khác đội mũ chóp kín che mắt sẽ đi tìm lá. Cô quy định: “Khi nào cả lớp hát nhỏ, bạn đội mũ đi tìm lá. Khi nào cả lớp hát to, nới đó có giấu lá, bạn đội mũ đứng lại để tìm lá. Nếu bạn chưa tìm được cả lớp tiếp tục hát nhỏ cho tới khi bạn đến chổ có giấu lá, cả lớp lại hát to”.
-Tiến hành cho cháu chơi thử.Sau dó cho cả lớp cùng chơi 2-3 lần.
3/HĐ 3: Hồi tĩnh:
-Cháu đi tự do hít thở nhẹ nhàng
-Cháu đi và gợi hỏi trẻ khi tập thể dục cần luyện như thế nào
1/ HĐ 1:
- trẻ thực hiện.
2/HĐ2:
2 lần 4 nhịp
4lần 8 nhịp
2 lần 4 nhịp
2 lần 4 nhịp
2 lần 8 nhịp
4 lần 8 nhịp
-Cháu di chuyển
 -Xem cô thực hiện
- Lắng nghe
-Chú ý xem cô thực hiện
-Cháu lên thực hiện 
-Cháu khá thực hiện
 -Cho cháu chơi thử
-Tiến hành cho cháu chơi 2-3 lần.
3/HĐ3:
-Cháu đi tự do hít thở nhịp nhàng.
Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài:TRẺ BỊ LẠC
I/ MĐYC:
- KT: Cháu có khả năng đưa ra các tình huống giải quyết vấn đề khi bị lạc. Cháu biết tên đường, số điện thoại, tên cha mẹ, địa chỉ nhà nơi cháu ở.
-KN : Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn và lắng nghe ý kiến của người khác. Biết chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm với mọi người.
-TĐ : GD trẻ mạnh dạn, tự tin khi bị thất lạc. 
II/.CHUẨN BỊ : 
- Máy vi tính, bảng con, phấn
-TH: “Đường và chân ”
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
Cháu hát: “Đường và chân”
Các con vừa hát bài hát gì?
Nội dung bài hát nói về gì?
Hằng ngày con đi học con có nhớ đường đến trường không?
Thế còn đường về nhà thì sao?
Nếu con bị lạc đường con làm thế nào?
2/HĐ 2:Đề nghị sự giúp đở của người khác khi bị lạc:
Cô cho trẻ xem 1 đoan phim trẻ bị lạc đường về nhà khi đi mua sắm cùng mẹ.
Các con vừa xem đoạn phim nói nói về gì?
Trong đoạn phim cậu bé bị gì vậy?
Thế các con có cách nào giải quyết giúp cậu bé về nhà không?
Nếu là con con sẽ làm gì?
Trước tiên con phải làm gì?
Con cần gặp ai để hỏi đường?
Sao đó phải nhớ gì nữa?
Đặc điểm của con đường về nhà con như thế nào?
Vậy địa chỉ nhà con là gì?
Thế còn tên đường, số điện thoại, tên cha mẹ mình thì sao?
Con có thể viết số điện thoại nhà hay số điện thoại riêng của cha mẹ không?
Nếu con bị lạc không phải lúc đi mua sắm mà bị lạc lúc đi chợ tết, lúc đi học hoặc đi rong chơi cùng bạn bè thì sao?
Khi bị lạc thì tâm trạng con phải như thế nào?
Vì vây khi đi cùng cha mẹ, người thân thì chúng ta cần phải làm gì?
3/Trò chơi : “ Hãy nói nhanh ”: 
- Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi và luật chơi.
- Khi cô nêu vài 3 từ cụ thể thì trẻ nói nhanh tên chung của những từ đó.
VD: Cô nói “ 26-3, Nguyền Trãi, Trần Quốc Toản”, trẻ nói nhanh: “ Tên đường”
-Cô có thể nêu 1 số nhóm từ cụ thể để trẻ tìm từ khái quát như:
Cô: Trẻ:
-Cầu Rạch Nhum, Rạch Phê, Cầu Quận Đội----Địa chỉ
-MN Sao Mai, Hướng Dương, Lá xanh---- Tên trường
-0947074008, 0939166338, 07103663597”---Số điện thoại.
-Ai nói đúng sẽ được khen trong mỗi lần chơi.
-Trong mỗi lần chơi tiếp theo, cô có thể xen kẽ vừa nêu nhóm từ cụ thể với từ khái quát để trẻ thay đổi cách trả lời. 
 1/Hoạt động 1:
-Cả lớp tham gia hát
-Cháu tự do trả lời theo suy nghĩ trẻ
-Cháu tự do trả lời theo suy nghĩ trẻ
2/ Hoạt động 2 :
- 1-2 cháu trả lời
-Cháu trả lời theo hiểu biết.
-Trả lời theo hiểu biết.
-Cả lớp tham gia viết.
-Trả lời theo suy nghĩ của cháu
3/Hoạt động 3:
- Cháu lắng nghe cô nói cách chơi luật chơi.
- Cháu cùng chơi vài lần.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: LQCC b, d, đ
I/ MĐYC:
 KT : Trẻ nhận biết và phát âm đúng của các chữ b, d, đ. Nhận ra âm và chữ b, d, đ trong các từ trọn vẹn.
Thể hiện nội dung chủ điểm thế giới thực vật và mùa xuân: bánh chưng, quả dâu, hoa đào. 
- KN : Trẻ quan sát so sánh để phân biệt sự khác nhau và giống nhau của b, d, đ. Cháu phát âm đúng, rèn luyện sờ, tri giác chữ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-TĐ : GD trẻ tích cực tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, thực hiện theo yêu cầu của cô.
 II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh : bánh chưng, quả dâu, hoa đào.
 -Bộ thẻ chữ cái cho cô và trẻ.
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Trò chuyện cùng cháu:
-Hát: “ Mùa xuân” 
-Trò chuyện: C/c vừa hát bài gì? 
-Trong bài hát nói về điều gì ? 
-Trong Nam thì có hoa gì? Còn ngoài Bắc thì sao? 
-Mùa xuân đến chúng ta còn có được ăn 1 món bánh gì mà Lang Liêu đã làm ngày xưa dâng lên cho vua cha?
-Ngày xuân về các con cảm thấy ra sao? Chúng ta nhìn xem đây có phải là các hình ảnh mà mình vừa trò chuyện không?
2/HĐ2: Làm quen chữ cái:
-Cô cho trẻ xem tranh “ bánh chưng” và từ tương ứng, đọc từ dưới tranh trên máy tính
+Đây là tranh vẽ gì?
-Cô chỉ vào từ “bánh chưng”. Cô cho trẻ sao chép từ: “bánh chưng”
-Trong từ có mấy tiếng tìm những chữ cái đã biết . Cô giới thiệu chữ cái b.
-Cô phát âm 3 lần.
-Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3-4 lần.
-Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo chữ b.
-Cho trẻ tri giác chữ b.
-Cô giới thiệu chữ d, đ:
-Cho trẻ xem tranh “Quả dâu, hoa đào”, cho trẻ tìm chữ d, đ. Cô tiến hành các bước tương tự như chữ b.
-Sau đó cô cho trẻ quan sát các chữ cái b, d, đ.
-Nêu cấu tạo chữ b, d, đ. Chữ b gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong tròn bên phải, chữ d gồm 1 nét cong tròn bên phải và 1 nét thẳng bên phải, củng giồng như chữ d nhưng chữ đ có nét gạch ngang.
-Cho trẻ tri giác chữ d, đ.
-So sánh các chữ cái b với chữ d. Chữ d với đ.
-Cô hỏi:
+Chữ cái b khác với chữ cái d ở chổ nào?
+Giống nhau ở chổ nào?
+Chữ d khác với đ ở chỗ nào?
-Cho trẻ xếp hột hạt tạo thành chữ cái b, d, đ.
3/HĐ3: Trò chơi “ Bánh xe quay” :
-Cách chơi: Chia ớp 

File đính kèm:

  • dochoa mai.doc
Giáo án liên quan