Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học - Chủ đề nhánh 3: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: ĐẤT TRỜI SÁNG HÔM NAY
TG: Trần Đăng Khoa
I/ MĐYC:
KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được tình cảm mà chú Trần Đăng Khoa dành cho Bác.
KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng.
TĐ : GD phải biết yêu quí kính trọng Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
-Tranh khổ to : “Đất trời sáng hôm nay”, giấy A4, bút màu.
LỊCH TUẦN III Thời gian: 02/05/2011 – 06/05/2011 THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 6h45’ – 8h10’ Đón trẻ - Luyện tập cá nhân: rèn cháu Ngân phát âm rõ ràng. - Luyện tập cá nhân: rèn cháu Thịnh đi học không khóc. - Luyện tập cá nhân:rèn cháu Hào không chạy giỡn trong lớp. - Luyện tập cá nhân:rèn cháu Như đi học đúng giờ. - Luyện tập cá nhân:rèn cháu Thịnh ăn cơm không làm rơi đổ thức ăn. Thể dục sáng - Hô hấp: máy bay ù ù. - Tay:Các ngón tay đan vào nhau, co duỗi tay ra trước - Chân: Bước khụy 1 chân về trước chân sau thẳng. - Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. - Bật: Luân phiên chân trước, chân sau. Điểm danh - Điểm danh: Tổ trưởng kiểm tra vệ sinh, các phát hiện bạn vắng trong tổ. Thời gian: Trò chuyện về ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (bốc lịch, tìm số trong ngày.) Nói được giờ trên đồng hồ. - Giới thiệu sách: Tập tranh truyện “Bác thăm nhà cháu” - Thông tin-sự kiện: (Nếu có). - Thời tiết: Quan sát hiện tượng gió. - Thông tin sự kiện: (Nếu có). - Giới thiệu sách: Sách thư viện. 8h10’- 8h40’ Hoạt động có chủ đích Nghỉ bù 30/04 Nghỉ bù 01/05 - Thơ: “Đất trời sáng hôm nay” - LQCC: v,r. -TH: Cắt dán dây hoa mừng sinh nhật Bác Hồ. 8h40’- 9h10’ Hoạt động ngoài trời - Quan sát: thời tiết. - Trò chơi có luật: + Chơi VĐ: Bẫy chuột + Chơi DG: Chuyền chuyền. - Chơi tự do: Kéo xe, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen - Quan sát: thí nghiệm vật nổi, vật chìm. - Trò chơi có luật: + Chơi VĐ: cá sấu lên bờ. + Chơi DG: Oẳn tù tì. - Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen - Quan sát: Hòn non bộ - Trò chơi có luật: + Chơi VĐ: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. + Chơi DG: Kéo cưa lừa xẻ. - Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 9h15’- 10h00’ Chơi hoạt động góc - Phân vai: + Gia đình: Đo dung tích các vật diễn đạt kết quả đo. + Cửa hàng: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. + Đếm vẹt từ 1-100. - Xây dựng: + Xây: Xây công viên, đình, chùa. + Lắp ghép: Ghép trung tâm văn hóa vui chơi. +Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. - Khám phá khoa học, thiên nhiên: + Khám phá thiên nhiên: gieo hạt, tưới cây, chăm sóc cây xanh. -Thích chăm sóc cây cói, con vật quen thuộc. - Nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ đàn gà. + Âm nhạc: Hát, vận động bài hát “em đi giữa biển vàng” + Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album. - Học tập: + Toán: Đếm vẹt từ 1-100. + LQCV:s,x, v,r. Tìm tranh gắn vào bảng 3 kiểu chữ, tập sao chép từ, tập sao chép tên các địa danh mà trẻ biết. +Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. 10h00’- 14h40’ Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế - Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. - Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh. - Giáo dục cháu ăn hết suất không bỏ mứa. 14h40’- 17h00’ Hoạt động chiều - Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ theo yêu cầu. Nghỉ bù 30/04 Nghỉ bù 01/05. - Ôn Thơ: Đất trời sáng hôm nay. - Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Nêu gương. - Ôn LQCC: v,r. - Hướng dẫn cháu rửa mặt, đánh răng đúng cách. - Nêu gương. - Ôn TH:Cắt dán dây hoa mừng sinh nhật Bác Hồ. - Lao động vệ sinh cuối tuần. - Nêu gương cuối tuần. - Giới thiệu chủ đề tuần tiếp theo “Trường tiểu học”. Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ. - Chơi tự do. - Chơi tự do. - Nêu gương. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH 1/ MẠNG CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU Thời gian: Từ 02/05-06/05/2011 Bác Hồ là ai? -T/c, quan sát, đàm thoại về Bác Hồ. -Các tên gọi của Bác?. -TCVĐ: Ai nhanh nhất. -Đọc thơ, kể truyện về Bác Hồ -Thơ: Đất trời sáng hôm nay ( Trần Đăng Khoa). V/. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ: Ngày sinh, ngày mất của Bác: -Quan sát tranh ảnh, đoạn phim về ngày sinh nhật Bác Hồ. -Biết được ngày sinh, ngày mất của Bác Hồ. -LQCC: v,r. Tình cảm Bác đối với thiếu nhi: -Trò chuyện, đàm thoại về tình cảm Bác dành cho thiếu nhi và tình cảm thiếu nhi dành cho Bác. -TH: làm dây hoa trang trí lớp mừng sinh nhật Bác. -Hát múa các bài hát về Bác: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, nhớ ơn Bác Địa danh nơi Bác sống và làm việc: -Trò chuyện đàm thoại về các nơi ở và làm việc của Bác,.. - Xây nhà cho Bác ở. -Xây lăng Bác. -Làm album về các nơi sống của Bác. 2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN 3 CÂU HỎI VỀ “ BÁC HỒ KÍNH YÊU” -Đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề: + Con có biết Bác Hồ là ai không ? + Sinh thời Bác Hồ sống ở đâu ? + Bác Hồ đối với các em thiếu nhi ra sao? + Con còn biết gì vê Bác Hồ nữa? -Những câu hỏi nhằm giúp trẻ muốn khám phá chủ đề: +Cô đố các bạn nhà Bác ở đâu? Lăng Bác ở đâu? Bác có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam mình? Có bạn nào nhìn thấy chân dung Bác chưa? Tình cảm con dành cho Bác ra sao? 3/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC CHÁU TRANG TRÍ LỚP *Hình thức cung cấp kinh nghiệm cho trẻ. * Chuẩn bị: + Cô: -Cô trao đổi với trẻ về các khung cảnh của nơi ở của Bác như: nhà Bác, ao cá, vườn cây, lăng Bác....Cô cung cấp kiến thức về quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. +Trẻ: -Trẻ trải nghiệm 1 số cảnh đẹp gắng liền với Bác, tình cảm Bác dành cho thiếu nhi qua tranh ảnh. -Chuẩn bị các dụng cụ giấy, hộp thuốc, chai nhựa, hộp cứng,1 số nguyên vật liệu khác để trẻ xây các công trình của nơi Bác ở. -Chuẩn bị bài hát, thơ truyện về Bác Hồ kính yêu. 4/ CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG CÁC BIỂU BẢNG CHUẨN BỊ TRONG CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ KÍNH YÊU” Lập bảng các nơi ở của Bác Hồ: 5/ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ: “BÁC HỒ KÍNH YÊU” *Góc tạo hình: -Mẩu trang trí để xây lăng Bác, xây công viên.. -Tô, vẽ, cắt dán lăng Bác. -Giấy, bút màu, hộp giấy cho cháu. -Đồ dùng: bìa cứng, hộp thuốc,chai nhựa, giấy trắng, hồ dán, keo, giấy màu. *Góc phân vai: -Chơi trò chơi bán hàng đóng vai đi mua đồ lưu niệm của các làng nghề, đi tham quan di tích lịch sử, lăng Bác. -Tham quan khu vui chơi nhà văn hóa, công viên. *Góc thư viện: -Các loại sách truyện về Bác Hồ kính yêu. -Làm Album về Bác Hồ với các em thiếu nhi. *Góc âm nhạc: -Nhạc không lời về Bác: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. -Trang phục, mũ mão nhiều kiểu khác nhau. *Góc LQCV: -Mẩu tên của các di tích địa danh nổi tiếng vê Bác: Lăng Bác, nhà sàn của Bác, Bến Nhà Rồng. -Giấy bút. -Hình ảnh lô tô về Bác Hồ để cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ. *Góc LQVT: -Xếp theo mẩu (các di tích lịch sử gắn liền với Bác). 6/ NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ KÍNH YÊU” * Chuẩn bị: -Tập hát múa: +Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ +Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng. -Dán tranh vẽ vê Bác + Trẻ cùng trò chuyện về 1 số địa danh gắn liền với Bác. -Cô và trẻ dẫn chương trình. -Trẻ dẩn chương trình: Chương trình với chủ đề “ Bác Hồ kính yêu” xin phép được bắt đầu: 1/Hoạt động 1: Trò chơi: “ Tham quan viện bảo tàng về Bác” -Cô sẽ chọn tranh vẽ, nặn, cắt dán sản phẩm 1 số tranh và nói ý kiến xem sản phẩm của ai sẽ giống nhất, đẹp nhất khen.( Tất cả sản phẩm của trẻ được treo lên tường ) -Bây giờ các con hãy lắng nghe cô sẽ mời 1 bạn lên kể về Bác Hồ mà bạn biết nghe! 2/ Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ + Hát:Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng. -Trẻ dẩn chương trình: Bác Hồ là vị cha già dân tộc, người rất yêu thương các bạn thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác. Hãy lắng nghe các bạn hát “Ai yêu nhi đồng bằng Bác HCM” +Múa: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” -Tiếp theo là bài “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” do tất cả các bạn lớp lá 3 biểu diển. -Tất cả các cháu cùng đọc thơ “Bác thăm nhà cháu”. 3/ Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc: -Cho các cháu tham quan góc hoạt động và các sản phẩm của mình đã thực hiện trong chủ đề. -Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo tuần sau: “Trường Tiểu Học”. Thứ tư ngày 04 tháng 05 năm 2011 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề Tài: ĐẤT TRỜI SÁNG HÔM NAY TG: Trần Đăng Khoa I/ MĐYC: KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được tình cảm mà chú Trần Đăng Khoa dành cho Bác. KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng. TĐ : GD phải biết yêu quí kính trọng Bác Hồ. II/ CHUẨN BỊ: -Tranh khổ to : “Đất trời sáng hôm nay”, giấy A4, bút màu. III/TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1/HĐ 1: Trò chuyện: -Hát bài: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” bài hát nói lên điều gì? Bạn thiếu nhi trong bài hát dành tình cảm như thế nào cho Bác? -Các con có biết Bác Hồ là ai không? Bác đang nằm yên nghỉ ở đâu?. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem khi được đến thăm Bác thì cảm xúc của nhà thơ ra sao nhé! - Cho cháu tri giác tranh 1 lần kết hợp đàm thoại từng tranh cô tạo tình huống để cháu tự trả lời. -Sau đó cô cho cháu đọc tên bài thơ, tác giả cùng cô -Chuyển tiếp trò chơi “Máy bay” 2/HĐ2: Đọc thơ diển cảm: - Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ - Cô vừa đọc thơ gì? Trong bài thơ nói về cái gì? - Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ miêu tả về một ngày được ra Hà Nội thăm Bác chỉ cần nhìn thấy Bác khỏe là đã vui rồi bởi vì lúc nào Bác cũng lo nghĩ cho mọi người, cho đất nước suốt cả một đời. -Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích từ khó: tiếng ve, suốt một đời, bồi hồi. - Dạy đọc thơ: + Lớp: Rèn cháu đọc rõ lời. + Tổ, nhóm: Rèn cháu đọc diển cảm với nhiều hình thức khác nhau. + Cá nhân: Đọc chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ. - Chuyển tiếp: “hãy đoán xem đó là ai” 3/HĐ3: Đàm thoại : - Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? -Bài thơ kể về điều gì? -Bác đang ở đâu? -Sang năm Bác đã bao nhiêu tuổi rồi? -Bác lo Bác nghĩ suốt đời vì ai? -Bầu trời Hà Nội ngày cháu đến thăm Bác ra sao? -Bé yêu Bác như thế nào? -Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì? -GD cháu phải biết yêu thương, kính trọng Bác Hồ. 4/HĐ 4: Tạo sản phẩm: - Chia trẻ làm 3 nhóm cùng thực hiện. Nhóm 1:Cô cho trẻ tô màu tranh ghép thành bài thơ. Nhóm 2:Tìm chữ cái s,x trong bài thơ ghi số lượng. Nhóm 3:vẽ lăng Bác. - Trẻ đem sản phẩm của nhóm và tự nhận xét giữa các nhóm với nhau. - Cô tổng kết ý kiến và nhận xét chung. 1/HĐ 1: -Cả lớp hát -Trẻ trả lời theo suy nghĩ trẻ. -Cháu tri giác tranh và đàm thoại qua nội dung tranh -Cả lớp đọc theo cô 2 lần -Cháu chơi 2/HĐ 2: -Lắng nghe -Cháu cùng đàm thoại về nội dung bài thơ Trẻ đọc thơ Trẻ chơi 3/HĐ 3: -Cháu tham gia trả lời theo suy nghĩ trẻ 4/HĐ 4: Lắng nghe Trẻ về bàn thực hiện Trẻ nhận xét Thứ năm ngày 05 tháng 05 năm 2011 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề tài: LQCC: V,R I/ MĐYC: -KT : Trẻ nhận biết và phát âm đúng của các chữ v, r. Nhận ra âm và chữ v,r, trong các từ trọn vẹn.Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. -KN : Trẻ quan sát so sánh để phân biệt sự khác nhau và giống nhau của v, r. Cháu phát âm đúng, rèn luyện sờ, tri giác chữ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -TĐ : GD trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết yêu quê hương, thực hiện theo yêu cầu của cô. II/ CHUẨN BỊ: -Tranh : viếng lăng Bác, bến nhà Rồng. -Bộ thẻ chữ cái cho cô và trẻ III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/HĐ 1: Trò chuyện cùng cháu: -Thơ: “Ảnh Bác” Đoàn Thị Lam Luyến -Trò chuyện: C/c vừa đọc bài gì? -Trong bài thơ nói về gì ? -Các con thấy tình cảm mà Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi ra sao? -Vậy chúng ta dành tình cảm ra sao cho Bác? -Thế nên chúng ta phải làm gì để góp sức xây dựng quê hương?. 2/HĐ2: Làm quen chữ cái: -Cô cho trẻ xem tranh “ Viếng lăng Bác” và từ tương ứng, đọc từ dưới tranh trên máy tính -Trong từ có mấy tiếng tìm những chữ cái đã biết . Cô giới thiệu chữ cái v. -Cô phát âm 3 lần. -Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3-4 lần. -Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo chữ v. -Cho trẻ tri giác chữ v. -Cô giới thiệu chữ r: -Cho trẻ xem tranh “bến nhà Rồng”, cho trẻ tìm chữ r. Cô tiến hành các bước tương tự như chữ v. *Trò chơi: Bé tạo chữ v: -Tạo chữ v với các kiểu chữ khác nhau bằng hình dáng cơ thể. -Sau đó cô cho trẻ quan sát các chữ cái v, r. -Nêu cấu tạo chữ v, r. Chữ v gồm 2 nét xiên trái phải chụm vào nhau. Còn chữ r gồm một nét sổ thẳng và một nét cong nhỏ trên đầu phía bên phải của nét sổ thẳng. -Cho trẻ tri giác chữ v, r. -So sánh các chữ cái v với chữ r. -Cô hỏi: +Chữ cái v khác với chữ cái r ở chổ nào? +Giống nhau ở chổ nào? *Trò chơi: Ô cửa bí mật: -Cô có 4 tranh tương đương với 4 ô cửa. Nhưng chỉ có 2 ô cửa chứa chữ cái v, r. Còn 2 ô cửa còn lại là chữ cái đã học. Trẻ chọn ô cửa nào thì chữ cái tương ứng hiện ra. Trẻ đọc chữ cái đó. -Cho trẻ xếp hột hạt tạo thành chữ cái v, r. 3/HĐ3: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” : --Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Cô chuẩn bị 2 bài thơ: Đất trời sáng hôm nay, Ảnh Bác. Cô cho 2 đội thi đua nhau tìm chữ cái v, r. Đội nào tìm nhanh và được nhiều chữ cái hơn là thắng. -Trẻ tìm đúng chữ cái và trong thời gian quy định mỗi lần là 1 bản nhạc. -Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. 1/HĐ 1 -Cháu tham gia đọc -Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ .-1-2 cháu trả lời. -Cháu lắng nghe. 2/HĐ 2 -Cháu đọc cùng cô. -Cháu tham gia đoán. -Trẻ phát âm -Cháu chú ý quan sát. -Trẻ so sánh. -Cháu chơi. 3/HĐ 3: -Cháu tham gia trò chơi theo yêu cầu của cô. Thứ sáu ngày 06 tháng 05 năm 2011 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ Đề tài: CẮT DÁN DÂY HOA TRANG TRÍ LỚP MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ I/MĐYC -KT: Trẻ biết cắt dán những bông hoa làm dây hoa để trang trí lớp chuẩn bị mừng sinh nhật Bác. -KN: Rèn cháu biết sử dụng kéo đúng, kỹ năng cắt, bôi hồ dán, xâu dây hoa. -TĐ: Biết yêu quí sản phẩm mình làm ra. Yêu kính và biết ơn Bác Hồ. II/ Chuẩn bị: Mẫu 1 số dây hoa cắt dán sẵn, giấy màu, giấy trắng, bút màu, hồ dán. III/ Tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/ HĐ 1: Đàm thoại: -Cho lớp hát bài “Nhớ ơn Bác” -Trò chuyện về nội dung bài hát nói về gì? Bác Hồ còn sống hay đã mất? Lăng Bác đặt ở đâu? Tình cảm bé dành cho Bác ra sao? Sinh nhật Bác là ngày mấy? Hôm nay là ngày 06/05, sắp đến sinh nhật của Bác Hồ rồi, các con sẽ tặng qua gì để tỏ lòng biết ơn Bác? Cô cháu mình cùng làm dây hoa trang trí lớp mừng sinh nhật Bác nghe! * Quan sát mẫu: -Cô cho trẻ quan sát một số dây hoa cô cát dán sẵn và cho trẻ nhận xét. -Cô gợi ý cho trẻ: muốn có dây hoa thì con dùng kéo cắt giấy màu thành các bông hoa sau đó bôi hồ dán lên tấm giấy sắn có đã xâu thành dây, hay con sẽ dán những bông hoa nối tiếp nhau thành dây hoa, háy con sẽ trang trí bông hoa trên giấy trắng rồi cắt dán lên dây cờ để trang trí lớp. 2/ HĐ 2: Trẻ thực hiện -Cho cháu tiến hành cắt, dán, trang trí dây hoa. -Trẻ vẽ cô bao quát nhắc trẻ tập trung thực hiện nhiều cách khác nhau, khuyến khích trẻ thực hiện có sáng tạo. -Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. 3/HĐ 3: Trưng bày sản phẩm: -Cô hỏi trẻ vừa làm việc gì? -Cho cháu phân loại tranh và đếm số dây hoa -Cho cháu nhận xét những sản phẩm đẹp vì sao đẹp? Mỗi lần cháu nhận xét cô bổ sung? -Cô cho trẻ tự chọn chỗ trang trí dây hoa của mình.. -Nhận xét kết thúc. 1/ HĐ 1: -Cả lớp tham gia hát -Cháu tham gia trò chuyện cùng cô -Cháu tự do nêu theo suy nghĩ của trẻ -Cháu lắng nghe. 2/HĐ 2 -Trẻ thực hiện. -Cháu nhắc lại cách cầm kéo, dán hồ. 3/HĐ 3: -1-2 cháu trả lời -Phân loại và đếm -Cháu tham gia nhận xét sản phẩm. Ngày Tháng Năm 2011 Tổ Trưởng Nguyễn Thị Bích Loan Ngày Tháng Năm 2011 HPCM Trần Thị Út Ngày Tháng Năm 2011 HT Trương Thị Triều
File đính kèm:
- Bac ho kinh yeu.doc