Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Chú bộ đội của bé - Hoạt động: Nặn theo mẫu - Đề tài: Nặn chú bộ đội hải quân

1. Đồ dùng của cô:

- Mẫu chú bộ đội từ hình ảnh, mẫu chú bộ đội được làm từ đất nặn.

- Đất nặn, khăn lau tay, bảng nặn, dĩa tăm.

- Nhạc nền

2. Đồ dùng của trẻ:

- Bàn ghế để trẻ ngồi nặn.

- Đất nặn, khăn lau tay, bảng nặn, dĩa tăm.

- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 2 mẫu chú bộ đội hải quân bằng đất nặn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Chú bộ đội của bé - Hoạt động: Nặn theo mẫu - Đề tài: Nặn chú bộ đội hải quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ
Chủ đề nhánh: Chú bộ đội của bé
Hoạt động: Nặn theo mẫu
Đề tài: Nặn chú bộ đội hải quân
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết hình dáng: đầu, thân, chân, tay và những đặc điểm đặc trưng của chú bộ đội hải quân như: trang phục, mũ, súng, nơi công tác.
- Trẻ biết kết hợp các hình để tạo thành chú bộ đội hải quân.
- Trẻ biết chọn màu phù hợp cho sản phẩm nặn.
2. Kĩ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi tay, ngồi đúng tư thế.
- Rèn kĩ năng nặn cơ bản, phối hợp các chi tiết để tạo thành chú bộ đội hải quân sinh động.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết phối hợp các kĩ năng để nặn thành chú bộ đội như: nhào đất, nắm và chia đất, lăn dài, lăn tròn.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên trì, tự tin và mạnh dạn hoàn thành các nhiệm vụ.
- Dạy trẻ biết ơn và yêu quý các chú bộ đội, yêu thương quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Mẫu chú bộ đội từ hình ảnh, mẫu chú bộ đội được làm từ đất nặn.
- Đất nặn, khăn lau tay, bảng nặn, dĩa tăm.
- Nhạc nền
2. Đồ dùng của trẻ:
- Bàn ghế để trẻ ngồi nặn.
- Đất nặn, khăn lau tay, bảng nặn, dĩa tăm.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 2 mẫu chú bộ đội hải quân bằng đất nặn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu.
Cô ổn định lớp và cho trẻ hát bài hát: “Cháu thương chú bộ đội” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
- Bài hát tên là gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài hát nói về ai các con nhỉ ? (Chú bộ đội)
- Con nào cho cô biết các chú bộ độ trong bài hát làm nhiệm vụ ở đâu? (Rừng sâu biên giới, Ngoài biển xa)
- Vậy hôm nay cô sẽ cho cả lớp chúng ta tham gia vào hoạt động nặn chú bộ đội hải quân ngoài biển xa nhé !
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Quan sát mẫu và đàm thoại:
- Cô cho trẻ quan sát 2 mẫu về chú bộ đội (Chú bộ đội bằng hình ảnh và chú bộ đội bằng đất nặn)
* Cô đưa mẫu 1: Mẫu chú bộ đội bằng hình ảnh cho trẻ quan sát và đàm thoại:
 - Đây là hình ảnh về chú bộ đội hải quân. Cả lớp chúng ta cùng nhau quan sát.
 - Chú bộ đội gồm những bộ phận nào? (Đầu, thân, chân, tay)
 - Trang phục của chú bộ đội gồm những gì? Có màu gì? (Áo quần màu trắng, mũ màu trắng)
* Cô cho trẻ quan sát mẫu chú bộ đội bằng đất nặn
* So sánh: Theo các con 2 chú bộ đội có gì khác nhau? (chú bộ đội trong hình cao hơn chú bộ đội bằng đất nặn, 1 chú được tạo ra bằng đất nặn và 1 chú được tạo ra bằng nét vẽ)
b. Cô hướng dẫn thực hiện: 
Trước khi thực hiện cô hướng dẫn trẻ nhào đất, nắm và chia đất (tỉ lệ đất).
* Cô nặn lần 1: Cô nặn mẫu và phân tích kỹ năng nặn.
 - Để nặn phần đầu của chú bộ đội hải quân cô sẽ dùng 1 miếng đất nhỏ màu hồng (hoặc vàng hoặc trắng) đặt trên bảng hoặc trên lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay xoay tròn từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái để lăn tròn .
 - Để nặn phần thân: cô dùng 1 miếng đất to màu trắng đặt ở trên bảng hoặc trên lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay xoay tới xoay lui (tùy ý trẻ) để lăn dài. 
 - Đối với phần chân : Cô chia miếng đất màu trắng thành 2 phần bằng nhau. Đặt miếng đất ở trên bảng hoặc trong lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay xoay tới xoay lui để tạo thành chân của chú bộ đội hải quân.Tương tự đối với chân còn lại
Bây giờ cô sẽ nặn các chi tiết của phần đầu và phần thân của chú bộ đội hải quân.
+ Ở phần đầu:
 - Để nặn đôi mắt, cái miệng và mũi cô dùng các miếng đất rất nhỏ để nặn.
- Để nặn cái mũ cô dùng 1 miếng đất màu trắng đặt trên lòng bàn tay hoặc trên bảng lăn dọc. 1 đầu ấn lõm, 1 đầu cô bẻ loe.
- Để nặn thêm ngôi sao cô dùng 1 miếng đất nhỏ màu vàng ấn dẹp sau đó dùng dao cắt thành ngôi sao 5 cánh. 
+ Ở phần thân: Thân của chú bộ đội còn thiếu gì các con nhỉ? (Tay)
 - Để nặn tay cô dùng tiếp đất nặn màu trắng đặt trên bảng hoặc trên lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay xoay tới xoay lui và bẻ loe 1 đầu.
+ Nặn xong cô dùng tăm để gắn các bộ phận chi tiết lại với nhau.
 * Cô nặn lần 2: Làm trên không. Mô tả lại các bước làm cho trẻ nắm rõ hơn.
c. Trẻ thực hiện.
Hỏi trẻ các kỹ năng ngồi vào bàn, kỹ năng nhào đất, nắm và chia đất.Trong quá trình trẻ nặn cô quan sát, hướng dẫn và nhắc nhở trẻ.
d. Trưng bày sản phẩm:
 - Cô cho trẻ sắp thành 2 hàng lên trưng bày sản phẩm vào mô hình đảo Trường Sa.
 - Cô cho trẻ quan sát sản phẩm của tất cả các bạn và nhận xét.
* Cô giáo dục tư tưởng: Chú bộ đội rất gần gũi với chúng ta, các chú đã phải xa gia đình ra nơi biển đảo xa để canh giữ hòa bình cho đất nước, cho các con có cuộc sống hòa bình và hạnh phúc.Vì vậy các con phải yêu quý, phải biết ơn các chú bộ đội và phải cố gắng ngoan ngoãn để các chú vui lòng nhé! Các con đã nhớ chưa nào?
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương, đồng thời nhắc nhở những trẻ chưa ngoan
- Cho trẻ vận động và hát theo bài hát “Chú bộ đội đi xa” 

File đính kèm:

  • docxNan_theo_mau_Chu_bo_doi.docx
Giáo án liên quan