Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: “Quê hương bé rất đẹp”

I.CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ cảnh đẹp về quê hương, đất nước

 + Tranh 1 “Dòng sông yêu thương ”

 + Tranh 2 “Xóm làng mến thương”

 + Tranh 3 “ Cánh đồng làng quê ”

- Bài hát nhạc có liên quan đến chủ đề.

- Giấy vẽ + sáp màu đủ cho trẻ

- Kẹp tạo hình, giá trưng bày sản phẩm.

- Địa điểm: Dạy trong lớp.

II.TIẾN HÀNH:

*1.Hoạt động 1 Ổn định lớp giới thiệu bài :

- Cháu ngồi quanh cô hát “ Quê hương tươi đẹp”

- Hỏi trẻ vừa hát bài gì ?

- Ai có thể kể về quê hương của mình cho cô và các bạn cùng nghe nào? Cho trẻ kể về quê hương, nơi trẻ sinh sống . Xung quanh trẻ có những ai ,mọi người đối xử với nhau như thế nào?

+ Cô tóm lại ý kiến của trẻ( Mổi chúng ta sinh ra ai cũng có quê hương , quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên,là nơi chôn rau cắt rốn ,nơi đó có bầu sữa mẹ ngọt ngào, nơi ôm ấp tình yêu thương của gia đình,làng xóm.Vì vậy dù đi xa chúng ta cũng luôn nhớ về quê hương với tình làng nghĩa xóm,dòng sông tuổi thơ, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 6008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: “Quê hương bé rất đẹp”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7,8 như N1,2,3,4.
c.Hồi tỉnh:.
- Cô cho trẻ đi hít thở ,vẫy tay nhẹ nhàng
I. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng: Một số loại bánh.
- Bàn ghế.
II. Tiến hành:
* Ổn định: 
- Hát: Quê hương tươi đẹp
- Bài hát nói lên điều gì?
- Hôm nay, góc phân vai sẽ chơi tiệm hàng sản xuất những món bánh của quê hương mình nhé!
- Trẻ về góc chơi tự bầu ra một bạn làm nhóm trưởng và bạn nhóm trưởng phân vai chơi cho từng bạn, phân công những công việc cho các bạn trong nhóm chơi.
- Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ về hành động và cách xưng hô để cháu chơi tốt . 
- Trong quá trình trẻ chơi cô hướng dẫn và trao đổi với trẻ, gợi ý thêm cho trẻ chơi tốt hơn, nhắc trẻ không được ồn ào, phải giữ trật tự trong khi chơi. 
I. Chuẩn bị:
- Gạch, bộ lắp ghép, cây xanh, hoa.
II. Hướng Dẫn:
-Từ những viên gạch những tấm ghép bằng đôi tay khéo léo của mình các chú công nhân xây dựng sẽ làm gì cho công trình của mình ngày hôm nay đây nào? ( Xây dựng công viên xanh)
- Trẻ về góc chơi tự bàn bạc và bầu một bạn làm trưởng nhóm để giám sát công trình, phân công vai chơi và công việc cho các bạn chơi trong nhóm mình. 
- Quá trình trẻ chơi cô gợi ý và nhắc nhỡ thêm cho trẻ để trẻ chơi.
- Cô nhận xét và cho trẻ cất đồ dùng lên giá góc gọn gàng.
I. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, bút màu, Giấy A4, giấy màu, kéo, hồ dán...
- Trống, xắc xô, đàn, mi ca rô, và các dụng cụ khác...
II. Hướng Dẫn:
- Bằng những kỷ năng đã được học các con về với góc tạo hình để cùng nhau thi đua tạo thành những bức tranh về quê hương thật đẹp nào!
- Trẻ về góc chơi tự lấy đồ dùng của mình trên giá tự vẽ , xé dán.
- Cô gợi ý thêm để cho trẻ tạo những chi tiết sáng tạo trong khi trẻ tạo bức tranh của mình.
- Quá trình trẻ làm cô chú ý và hỏi kỹ năng ở trẻ.
- Nhắc nhỡ trẻ không ồn ào mất trật tự
- Kết thúc nhận xét và cho cất đồ dùng lên giá góc.
- Còn các cô chú ca sĩ, nghệ sĩ đâu rồi các cô chú sẽ biểu diễn những gì ở góc chơi âm nhạc của mình? 
- Trẻ về góc chơi tự bầu một bạn làm dẫn chương trình, sau đó mời các bạn trong nhóm lên hát múa và đánh đàn thể hiện tình cảm của mình
- Cô đến động viên và khuyến khích trẻ hát múa, nhắc trẻ hát đúng lời đúng nhịp bài hát
- Nhận xét tuyên dương khen ngợi trẻ, cho trẻ cất đồ dùng lên giá gọn gàng.
I. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, giấy A4, bút chì, bút màu, giấy màu, các loại hột hạt, giây len vở bé làm quen với toán qua con số.
II. Hướng Dẫn:
- Còn góc học tập ngày hôm nay cô sẽ cho các con tô và chắp, ghép chữ cái mà các con vừa mới học xong bằng các loại hột hạt, giây len ...
- Trẻ về góc tự lấy đồ dùng ra bàn để tô và ghép các chữ cái, làm vở toán.
- Cô động viên và cùng trao đổi gợi ý thêm cho trẻ làm
- Nhắc trẻ không ồn ào ở góc chơi
- Kết thúc nhận xét khen gợi các sản phảm của trẻ, cho trẻ cất đồ dùng lên giá góc gọn gàng.
I. Chuẩn bị:
- Góc thiên nhiên gồm có các cây cảnh ( địa lan, hoa lá, nha đam ,xương rồng... )
II. Hướng dẫn:
- Cô cùng trẻ nói về lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe của con người.
- Muốn có cây xanh tốt tươi thì chúng ta phải làm gì?
- Các cô chú công nhân môi trường hôm nay các cô chú sẽ làm gì để có nhiều cây xanh đẹp?
- Hôm nay chúng ta cùng làm những cô chú công nhân cắt tỉa cho cây xanh để cây lớn nhanh và đẹp nhé.
- Quá trình trẻ chơi cô chú ý nhắc nhở trẻ làm nhẹ nhàng không làm gẫy cành, gãy lá.
- Nhận xét tuyên dương khen ngợi trẻ.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGÀY
Nội dung
Yêu cầu
Cách tiến hành
Thứ 2 
Ngày
20/04/2014
PTTC
( Thể dục)
Trèo lên, xuống 7 dóng thang
- Dạy trẻ kỹ năng vận động trèo lên xuống thang.
- Khi trèo trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia một cách nhẹ nhàng.
- Phát triển cơ tay, chân, rèn luyện sự khéo léo, nhịp nhàng.
- Rèn tính gan dạ. tự tin cho trẻ.
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện các yêu cầu của cô.    
- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và chơi vui hứng thú.
II. Chuẩn bị:
 - Thang để dạy vận động.
 - Sân tập bằng phẳng. 
 II. Tiến hành:
1.  Khởi động:
 - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
2.  Trọng động:
     a. BTPTC:
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 X
 * Động tác tay:
Tay đưa ra trước ,đưa 2 tay lên cao ( lồng bàn tay hướng vào nhau).
* Động tác bụng: 
2 Tay đưa thẳng ra trước xoay người sang 2 bên ,đồng thời 2 tay xoay trái,xoay phải theo( lồng bàn tay sấp).
* Động tác chân:
    Ngồi khuỵu gối ( hai tay đưa ra trước, lồng bàn tay sấp)
* Động tác bật:
 Khép chân, tách chân
 b. VĐCB:
 - Hôm nay cô sẽ cho các con lam quen vận động "Trèo lên xuống 7 dóng thang".
 - Cho cả lớp nhắc lại tên vận động.
 - Để thực hiện vận động đúng các con chú ý xem cô làm trước nhé!.
* Cô làm mẫu:
       - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
     Tư thế chuẩn bị : Từ đầu hàng cô bước lại đứng trước thang 2 tay nắm vào dóng thang cao ngang vai. Khi có hiệu lệnh trèo, cô bước 1 chân lên dóng thang thứ nhất, đồng thời tay không cùng bên chân nắm lên dóng thang trên vai. Bước tiếp chân sau lên dóng thang thứ 2 thì tay kia nắm lên dóng thang trên. Cứ như vậy cô trèo liên tục chân nọ tay kia và khi trèo xuống thang cô cũng trèo lần lượt chân nọ tay kia cứ như thế cho đến dóng thang cuối cùng.
- Hỏi lại tên vận động: Cô vừa thực hiện xong vận động gì?
- Mời trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
     * Trẻ thực hiện:
+ Cho lần lượt trẻ tập (theo hình vẽ)
 * * * * * * * * * * 
 * 
 * * * * * * * * * * 
- Cho mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần cả lớp.
- Cho trẻ thi đua giữa các tổ.
- Trẻ yếu có thể trèo lại.
      => Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ.Động viên trẻ mạnh dạn tập, đảm bảo an toàn cho trẻ khi quay người bước xuống thang.
- Củng cố: “Các con” vừa tập bài tập gì?
 c. TCVĐ: Đua ngựa
      - Nãy giờ cô thấy các con học rất ngoan, bây giờ cô sẽ thưởng các con chơi trò chơi: "Đua ngựa". 
      - Trẻ nhắc lại tên trò chơi.
      - Các con sẽ làm những chú ngựa, 2 tay cong lại về phía trước ngang vai giả làm cương ngựa, mình sẽ chạy thật nhanh, khi chạy phải nâng cao đùi (cô làm thử cho trẻ xem).
      - Cho trẻ chơi thử sau đó cô nhận xét lại cách chơi.
      - Cho cả lớp chơi 2-3 lần.
3.  Hồi tĩnh:
     - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở 2-3 vòng.
     - Nhận xét, tuyên dương.
KPXH:
Chủ đề thủ đô em kì diệu
“Tìm hiểu và nói chuyện về Thủ Đô Hà Nội. ”.
- Trẻ biết hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều món ăn ngon.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn, tự tin tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội.
- Trẻ tự hào về quê hương, đất nước, có ý thức trở thành người có ích cho quê hương, đất nước.
I.CHUẨN BỊ:
-Tranh ảnh về Thủ đô Hà Nội 
-Bài thơ + bài hát, ca dao tục ngữ về Thủ đô Hà Nội.
-Địa điểm: Dạy trong lớp.
II. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1.Ổn định lớp giới thiệu bài:
- Cháu ngồi vòng cung hát bài “ Yêu Hà Nội”
- Hỏi trẻ vừa hát bài gì? 
- Hỏi trẻ Hà Nội là gì của nước ta ? (Hà Nội là thủ đô của nước ta)
-Trong bài hát nói đến những cảnh đẹp nào nổi tiếng của Hà Nội?
- Cô tóm ý lại nói ở Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử như: Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, công viên Lê Nin 
-Vậy hôm nay cô cháu cùng đến thăm Hà Nội qua những bức tranh sinh động này nhé.
*.Hoạt động 2 nội dung
a.Tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các công trình xây dựng của Hà Nội.
+Cô giới thiệu tranh Hồ Gươm cho trẻ xem và hỏi trẻ đây là tranh gì? ( Hồ Gươm )
- Cháu biết gì về Hồ Gươm? Tại sao lại có tên gọi là Hồ Gươm? ( cháu nói ) Cô tóm ý và nói cho trẻ biết Hồ Hoàn Kiếm ở giữa hồ là tháp rùa cổ kính, được xây dựng trên gò đất cỏ mọc xanh u tùm, bên bờ hồ có cầu thê húc màu đỏ cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn, xung quanh có nhiều cây xanh đẹp. Vì Hồ có tên gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long Quân.Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, là niềm tự hào của người Hà Nội.
+Cô giới thiệu tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám ra cho trẻ xem và hỏi trẻ tranh gì?
- Ngày xưa người ta xây dựng văn Miếu Quốc Tử Giám để làm gì?
- Hàng năm người ta thường tổ chức những sự kiện gì ở Văn Miếu? 
- Cô tóm ý: Văn miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, ở đó còn ghi danh những người học giỏi, đỗ đạt cao. Ngày nay ở Văn miếu thường tổ chức khen thưởng cho những anh chị, bạn học sinh giỏi và được trao tặng danh hiệu “ Trạng Nguyên nhỏ tuổi”.
+Giới thiệu tranh lăng Bác và đàm thoại:
- Người ta xây lăng Bác để làm gì? ( để tưởng nhớ tới Bác Hồ, người lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, để tỏ lòng kính yêu Bác, hàng ngày mọi người khắp mọi nơi vào lăng viếng Bác ).
+Giới thiệu tranh công viên nước Hồ Tây:
- Người ta xây dựng công viên nước để làm gì?( cháu nói ) cô tóm ý công viên nước Hồ Tây là một công trình rất hiện đại, có rất nhiều trò chơi dành cho thiếu nhi và cả người lớn.Những ngày nghỉ, các gia đình thường cho con ra đây vui chơi và giải trí.
- Ngoài các địa danh trên, Hà Nội còn có những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào nữa?
Ngoài những danh lam thắng cảnh Hà Nội còn có những món ăn đặc sản khác như:
- Cô nói thêm cho trẻ biết ở Hà Nội có rất nhiều phong cảnh đẹp như công viêng Lê Nin, có nhiều công trình xây dựng lớn như lăng Bác Hồ, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, công viên Thủ Lệ, có nhiều vườn bách thú, có voi, gấu, khỉ  có vườn hoa rất đẹp, có nhiều rạp hát, rạp xiếc..
b.Giới thiệu các đặc sản của Hà Nội :
-Các con biết không ở mỗi địa phương thường có 1 đặc sản đặc trưng của địa phương đó, những nón ăn đó thường ngon và rất được nhiều người biết đến ( ví dụ như ở Quảng bình mình có bánh lọc, bánh nậm, có khoai deoở Huế có mắm bà Duệ, có mè xửng...
- Cháu nào biết ở Hà Nội còn có những móm ăn nào nổi tiếng nữa? ( gọi vài cháu )
- Bây giờ cô sẽ giới thiệu với các con một vài đặc sản của người Hà Nội nhé tranh ảnh về các loại bánh ( cô bày món bánh cốm, mứt sen, ô mai lên bàn và giới thiệu: Món bánh cốm là đặc sản của phố Hàng Than – món mứt sen Hàng Điếu – Ô mai Hàng Đường.)
Ở Hà Nội ngoài các danh lam thắng cảnh , các công trình lớn, các món ăn đặc sản ra , người Hà Nội rất thân thiện, thanh lịch và hiếu khách .
*.Hoạt động 3: Cũng cố:
- Hỏi trẻ các con đã được ra Hà Nội bao giờ chưa. Đi với ai ? có gì vui kể cho cô và các bạn cùng nghe hoặc được xem trên phim, tivi con thấy phong cảnh nào mà con thích kể cho cô nghe ?
- Các con có thích ra Hà Nội tham quan không ? (dạ thích). Nếu muốn đi thì các con phải ngoan, học giỏi, biết nghe lời cô giáo, ông bà, cha mẹ, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của BácHồ, có điều kiện cha mẹ sẽ cho con về Hà Nội vào Lăng Bác và được xem nhiều khu di tích lịch sử khác nữa
- Trò chơi : Thi lấy đúng tranh
 +Cách chơi : Trên bàn của cô có một số tranh vẽ về các di tích lịch sử cũng như các công trình xây dựng lớn ở Hà Nội như : Chùa Một Cột. Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác Hồ, vườn Bách thảo, Mỗi lần cô mời hai trẻ lên chơi, cô yêu cầu trẻ lấy tranh nào thì trẻ lấy nhanh và đúng tranh đó giơ lên cho cô và các bạn xem, và nói tranh đó vẽ cảnh gì ?
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần, sau đó cô đổi cách chơi, cô yêu cầu trẻ lấy loại tranh nào thì trẻ lấy nhanh và đúng loại tranh đó giơ lên cho cô và các bạn xem, và nói tranh đó vẽ cảnh gì?
- VD : Cô yêu cầu lấy tranh di tích lịch sử thì trẻ lấy tranh Chùa Một Cột hoặc Hồ Hoàn Kiếm. Cô yêu cầu trẻ lấy tranh các công trình xây dựng lớn, thì trẻ lấy tranh Lăng Bác Hồ, cầu Chương Dương,( chơi vài lần ).
- Qua bài học chúng ta phảo tự hào về quê hương vì thế chúng ta phải biết văn minh lịch sự như không vứt rác ra đường, đi trên xe phải nhường ghế cho người già, em nhỏ, phụ nữ có thai, không nói tục, không chửi bậy, không đánh bạn.nói năng phải lịch sự văn minh.
* Kết thúc: Nhận xét lớp:
- Cháu vẽ phong cảnh cháu thích 
Nội dung
Yêu cầu
Cách tiến hành
Thứ 4
Ngày
22/4/2015
PTTM
 ( Tạo hình )
Vẽ phong cảnh quê hương
 (ĐT)
Trẻ biết sử dụng thành thạo các nét tạo thành bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương mà trẻ cảm nhận được, biết tô màu thể hiện cảm xúc của mình trong tranh.
-Biết bố cục tranh cân đối, màu sắc phù hợp.
- Luyện kỷ năng qua sát và ghi nhớ có chú định và óc sáng tạo của trẻ.
- Trẻ nói được ý định và cách để tạo nên bức tranh.
- Trẻ nhận xét được tranh của bạn, chọn được bức tranh mình thích.
 - Cháu tích cực tham gia hoạt động.
-Giáo dục cháu yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam.
I.CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ cảnh đẹp về quê hương, đất nước
 + Tranh 1 “Dòng sông yêu thương ” 
 + Tranh 2 “Xóm làng mến thương”
 + Tranh 3 “ Cánh đồng làng quê ” 
- Bài hát nhạc có liên quan đến chủ đề.
- Giấy vẽ + sáp màu đủ cho trẻ
- Kẹp tạo hình, giá trưng bày sản phẩm.
- Địa điểm: Dạy trong lớp.
II.TIẾN HÀNH:
*1.Hoạt động 1 Ổn định lớp giới thiệu bài :
- Cháu ngồi quanh cô hát “ Quê hương tươi đẹp”
- Hỏi trẻ vừa hát bài gì ?
- Ai có thể kể về quê hương của mình cho cô và các bạn cùng nghe nào? Cho trẻ kể về quê hương, nơi trẻ sinh sống . Xung quanh trẻ có những ai ,mọi người đối xử với nhau như thế nào?
+ Cô tóm lại ý kiến của trẻ( Mổi chúng ta sinh ra ai cũng có quê hương , quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên,là nơi chôn rau cắt rốn ,nơi đó có bầu sữa mẹ ngọt ngào, nơi ôm ấp tình yêu thương của gia đình,làng xóm.Vì vậy dù đi xa chúng ta cũng luôn nhớ về quê hương với tình làng nghĩa xóm,dòng sông tuổi thơ, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay....
2.Ho¹t ®éng 2:Nội dung
2.1.Quan s¸t, đàm thoại tranh gợi ý:
- Cô cũng rất yêu mến quê hương của mình nên cô đã xé dán tranh về phong cảnh quê hương đấy. Các cháu có muốn xem không nào?
 + Tranh 1: “ Dòng sông yêu thương”
- Bức tranh này cô đã vẽ những hình ảnh gì? Cô đã dùng kỷ năng gì để vẽ bức tranh này ?
- Cô đã kết hợp các kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên,...để xé toàn bộ các bức tranh về phong cảnh quê hương đấy!
- Bức tranh này cô đặt tên là " Dòng sông yêu thương".
+ Tranh 2: “ Xóm làng mến thương”
+ Bạn nào biết trên bức tranh này được cô vẽ như thế nào? Cô đã phối hợp những kĩ năng gì để vẽ?
- Vì sao bức tranh của cô lại có những ngôi nhà to và nhỏ?
+ Những ngôi nhà to là những nhà ở gần, còn những ngôi nhà nhỏ cô vẽ ở trên góc trang giấy vì nó ở xa.
 - Cô dùng kỹ năng gì để vẽ được bức tranh này?
- Để bức tranh thêm đẹp thì các con có thể vẽ thêm những chi tiết phụ khác như con bướm, những đám mây...
+ Các con sẽ đặt tên gì cho bức tranh này?
- Cô mời các con cùng nhìn xem bức tranh thứ 3 của cô nhé!
+ Cho trẻ xem tranh 3 “Cánh đồng quê em”
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Cô dùng kỷ năng gì để vẽ được bức tranh phong cảnh cánh đồng và nhà cửa như thế này?( nét thẳng, nét xiên....)
- Các con đặt tên cho bức tranh này là gì?
- Bức tranh này cô đặt tên là " Cánh đồng quê em".
- Hôm nay các cháu có muốn vẽ thật nhiều bức tranh đẹp về quê hương của mình không nào? Các cháu hãy thi đua nhau vẽ thật đẹp về quê hương của mình nhé!
2.2. Hái ý ®Þnh trÎ
- Cô biết rằng bạn nào cũng yêu mến quê hương và muốn thể hiện tình cảm của mình qua từng sản phẩm vẽ. Vậy các con sẽ vẽ phong cảnh gì về quê hương của mình ?
 - Gọi vài trẻ hỏi trẻ thích vẽ cảnh gì? Vẽ như thế nào?
-Cô tóm ý gợi ý cho trẻ cách vẽ những bức tranh mả trẻ thích, cách tô màu hợp lý ,tạo bố cục tranh cân đối và đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Nào các con hảy thể hiện tình cảm của mình với quê hương qua những bức tranh thật đẹp nào?.
- Cho trẻ đọc đoạn thơ “ quê hương ” và về chổ ngồi vẽ.
 2.3: TrÎ thùc hiÖn: 
- Trẻ về bàn ngồi ngay ngắn
- C« nhắc trẻ ngồi tư thế, động viên trẻ vẽ đẹp và sáng tạo.
- Cô bao quát gợi mở bố cục tranh chọn màu phù hợp ®Ó vẽ.
2. 4: NhËn xÐt sản phẩm: 
- Chỉ trong 1 thời gian ngắn mà các con đã biết vẽ rất nhiều bức tranh đẹp về quê hương mến yêu của mình. Và có trất nhiều bức tranh đẹp mà cô chưa biết chọn bức tranh nào, bạn nào chọn giúp cô những bức tranh đẹp nào.
- Cho trẻ quan sát xem bức tranh nào đẹp. Hỏi trẻ vì sao?
- Mời trẻ có bức tranh đẹp lên giới thiệu và nói lại kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh đẹp như thế này.
- Cô nhận xét chung các sản phẩm.
- Động viên, khuyến khích trẻ.
3. Hoạt động 3:Kết thúc.Giáo dục biết yêu mến, luôn nhớ về quê hương của mình..
-Nhận xét buổi học./.
LQCC:
X - S
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái s, x.Và một số chữ cái đã học khác nữa. 
- Nhận ra âm và chữ cái s, x trong tiếng và từ trọn vẹn.
 - Phát triển khả năng tư duy, nhận biết, so sánh.
- Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm, tổ.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua sử dụng kỹ năng vận dụng trò chơi
 - Trẻ biết hợp tác với bạn trong các trò chơi vận động .
- Trẻ biết tuân thủ các luật chơi 
I. CHUẨN BỊ:
1/ Cho cô: 
 - Máy tính, giáo án điện tử .
Nhạc bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.Bài thơ “Giọt sương”
-Một số hình ảnh danh lam thắng cảnh ở quảng bình.
(Động phong nha, bải biển đá nhảy,cầu nhật lệ, tượng đài 
mẹ suốt,trường Quách Xuân Kỳ.....)
- Tranh về phong cảnh quê hương Quảng Bình ( Động Phong nha,Quảng Bình Quan, Suối Bang, Bến xe)
2/ Cho trẻ: 
 - Mỗi trẻ 1 rổ con đựng thẻ chữ x ,s ,p,q,h,k. Chữ cái rổng s,x p,q,k,h.
Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ điểm quê hương.
II. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Trò chuyện, giới thiệu bài:
- Kính chào các cô giáo cùng tất cả các con. Cô xin giới thiệu cô là cô Thanh đến từ trường Mầm Non Nam Dinh.Các con hãy cho một tràng pháo tay .
 - Nào cô mời các con cùng hướng lên màn hình chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp của quê hương Quảng Bình qua bài: “Quê hương tươi đẹp” 
- Quê hương là gì các con? ( 1 -2 trẻ trả lời )
 * Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên ở đó có gia đình và bà con hàng xóm.dù đi xa cũng phải nhớ về. Chúng ta phải tự hào rằng quê hương đất nước của mình có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng.
- Cô và các con đều có chung một quê hương là Huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình.
* Quê hương Quảng Bình chúng ta không chỉ đẹp với những cánh đồng, rừng cây mà còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử, nhiều vị anh hùng . Để noi gương các anh hùng thì ngay từ bây giờ các con phải biết chăm ngoan, học giỏi và để thực hiện được điều đó các con cùng tham gia chương trình “ Bé vui học chữ ” trò chơi gồm có 2 phần:
+ Phần chơi thứ nhất mang tên : “ hiểu biết”
+ Phần chơi thứ 2: “Vượt qua thử thách”
Hoạt động 2: Làm quen chữ S - X:
- Sau đây phần chơi thứ nhất mang tên: “ Hiểu biết” xin được bắt đầu.
- “Nhìn xem, nhìn xem”
-Hình ảnh gì đây ? ( cô cho trẻ quan sát hình ảnh Tượng đài Mẹ Suốt) 
- Các bạn trả lời rất giỏi đây là hình ảnh tượng đài Mẹ Suốt . Dưới tranh có từ : “ Mẹ Suốt”
- Lớp mình đọc to cùng cô nào
- Cô cũng có các thẻ chữ rời ghép thành từ “ Mẹ Suốt”
- Cho cả lớp phát âm từ “ Mẹ Suốt” 2 lần.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ: “ Mẹ Suốt” (m,e,u,ô,t)
-Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học. Còn đây là chữ cái mà trong chương trình: “Bé vui học chữ” hôm nay chúng mình sẽ được làm quen đấy.
a - Làm quen chữ “S”. 
- Cô giới thiệu chữ s và phát âm mẫu 3 lần “sờ, sờ, sờ”.
( Cô cầm thẻ chữ cái và cùng phát âm , khi phát âm các con chú ý lưỡi uốn cong lên 2 môi hở ra).
- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-> Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Các con hãy quan sát kỹ chữ s và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ s.
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ chữ cái s gồm có nét móc 2 đầu.
(cô cho xem rõ từng nét trên máy chiếu).
- Cho trẻ phát âm chữ S.
- Cô giới thiệu chữ “S” in hoa, chữ “S” in thường, chữ “S” viết thường và khi phát âm đều giống nhau “sờ”.
- Cô cho cả lớp phát âm lại 3 loại chữ S
b- Làm quen chữ X.
- Cho trẻ xem hình ảnh « Trường Quách Xuân Kì »
- Dưới bức tranh có từ « Quách Xuân Kì»
- Lớp mình đọc to cùng cô nào?
- Cô củng có thẻ chữ cái rời ghép thành từ “ Quách Xuân Kỳ” Cho trẻ phát âm.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái chưa học trong từ: “Quách Xuâ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_que_huong_dat_nuoc_lop_lon.doc