Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông + 8/3 - Chủ đề nhánh 2: Chào mừng 8-3

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Đề Tài: : VẼ HOA TẶNG BÀ, MẸ, CÔ GIÁO

I/MĐYC

-KT: Trẻ biết vẽ các loài hoa mà cháu thích để tặng bà, mẹ, cô: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, lan với hình dáng và màu sắc hài hoa.

-KN: Rèn cháu biết sử dụng các nét vẽ khác nhau nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng để vẽ hoa tặng bà, mẹ,cô.

 -TĐ: Tạo ra sản phẩm để tặng bà,mẹ cô. Yêu thương và vâng lời người lớn.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh mẫu, 2 tranh, máy vi tính, Giấy A4, bút màu, bàn ghế.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông + 8/3 - Chủ đề nhánh 2: Chào mừng 8-3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xe đạp
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Đi chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh.
+ Chơi DG: Bỏ lá.
- Chơi tự do:kéo xe, xát dừa, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Quang cảnh sân trường.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Tín hiệu giao thông
+ Chơi DG: cùm nụm cùm nệu.
- Chơi tự do:
Lá, hộp thuốc, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: xe honda.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Mưa to, mưa nhỏ.
+ Chơi DG: Chuyền chuyền.
- Chơi tự do: Kéo xe, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 
- Quan sát: cây dâm bụt.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Về đúng đường.
+ Chơi DG: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Hòn non bộ
- Trò chơi có luật: 
+ Chơi VĐ: Bật liên tục vào 5-7 vòng
+ Chơi DG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
9h15’- 10h00’
Chơi hoạt động góc
- Phân vai:
+ Gia đình: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
+ Cửa hàng: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.
+ Dán hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn.
- Xây dựng:
+ Xây: Xây cửa hàng bán quà lưu niệm.
+ Lắp ghép: Ghép đò trang sức, món quà tặng bà, mẹ..
+Biết khởi xướng cuộc trò chuyện.
- Khám phá khoa học, thiên nhiên:
+ Khám phá khoa học: Sự phát triễn của loài hoa hồng.
+ Khám phá thiên nhiên: gieo hạt, tưới cây, chăm sóc cây xanh. 
-Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần giũ.
- Nghệ thuật:
+ Tạo hình: Xé, cắt theo đường viền nhỏ, hẹp, cong của các hình đơn giản.
+ Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ.
+ Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album.
- Học tập:
+ Toán: Đếm vẹt từ 1-100.
+ LQCC: Tìm tranh gắn vào bảng 2 kiểu chữ h, k, tập sao chép từ, tập sao chép tên các sự kiện.
+Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
10h00’- 14h40’
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế
- Tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo.
- Giáo dục cháu đi dép khi vào nhà vệ sinh.
- Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh.
- Giáo dục cháu ăn hết suất không bỏ mứa.
14h40’- 17h00’
Hoạt động chiều
- Chơi vận động nhẹ bắt kim thang, đu quay, kéo co, Rồng rắn lên mây. 
- Ôn trò chuyện tìm hiểu về 8-3.
- Chơi HT: Về đích
- Giáo dục lễ giáo.
- Nêu gương.
- Ôn TH: Vẽ hoa tặng bà, mẹ, cô giáo.
- Chơi góc tiếp theo.
- Làm quen bài ca dao.
- Nêu gương.
- Ôn truyện: Qua đường.
- Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Nêu gương.
- Ôn Toán; Biết cách đo độ dài so sánh và diển đạt kết quả đo.
- Hướng dẫn cháu rửa mặt, đánh răng đúng cách.
- Nêu gương.
- Ôn ÂN:Biểu biễn văn nghệ.
- Lao động vệ sinh cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
- Giới thiệu chủ đề tuần tiếp theo “luật lệ giao thông”.
Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ.
- Giáo dục vệ sinh.
- Chơi tự do. 
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ: 
Viết thư mời ông bà, cha mẹ, thầy cô đến tham gia 8-3.
-Xem phim, trò chuyện về những công việc để chào đón 8-3.
-Ý nghĩ 8-3.
-Lập bảng hành vi đúng sai.
-Truyện: Qua đường
-TCVĐ: Làm theo tín hiệu.
 Ý nghĩ 8-3
 -Trò chuyện đàm thoại, tìm hiểu 8-3
-Đọc thơ, ca dao đồng dao về 8-3.
-Vẽ hoa tặng bà, mẹ, cô giáo.
-Thực hành làm bó hoa và hộp quà bằng thùng giấy, hộp thuốc, giấy màu,.. .
Câu chúc ngày 8-3
-Tập cho trẻ chúc các câu chúc về 8-3.
-Sao chép câu chúc.
-Làm thiệp ghi các câu chúc.
 Chào mừng 8-3
 Thời gian: 7/3 - 11/ 03 /2011
Sau lễ hội
-Kể lại sự kiện 8-3
-làm album ngày 8-3
-Vẽ lại cảm nghĩ sau 8-3
-Xem lại băng ghi hình sau buổi lễ.
Biểu diễn văn nghệ.
-Trò chuyện đàm thoại về 1 số hành vi nên và không nên đối xữ với phụ nữ.
-Chơi trò chơi: Đúng hay sai
-Thực hành làm 1 số loại hoa.
-Khám phá về 8-3.
-AN: Biểu diễn văn nghệ.
Trang trí lớp
-Trò chuyện đàm thoại về công việc chuẩn bị chào đón 8-3.
-Nhận biết 1 số sự kiện, lễ hội
-Toán: Biết cách đo độ dài so sánh và diển đạt kết quả đo.
2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN 2
CÂU HỎI VỀ “ 8-3”
-Đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề:
+ Các con biết sắp đến ngày gì chưa ? 
+Ngày 8-3 là ngày giành cho ai?
+Để bà, mẹ, cô giáo vui lòng thì con phải làm gì?
-Những câu hỏi nhằm giúp trẻ muốn khám phá chủ đề:
+Cô đố các bạn trong ngày 8-3 mọi người thường làm gì ? Vì sao lấy ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ?
+Các con thấy người phụ nữ như thế nào ? 
3/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: 
HÌNH THỨC CHÁU TRANG TRÍ LỚP
*Hình thức cung cấp kinh nghiệm cho trẻ.
* Chuẩn bị:
+ Cô:
-Cô trao đổi với trẻ về ý nghĩa, công việc chuẩn bị 8-3.Cô cung cấp kiến thức về 1 số sự kiện khác.
 +Trẻ:
-Trẻ trải nghiệm 1 vệ sinh, trang trí lớp,..
-Chuẩn bị các dụng cụ giấy màu, hoa, bong bóng, thiệp mời, chổ ngồi thích hợp, trò chơi,1 số nguyên vật liệu khác để trẻ trải nghiệm. 
-Chuẩn bị bài hát, thơ truyện về 8-3.
4/ CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG
CÁC BIỂU BẢNG CHUẨN BỊ TRONG CHỦ ĐỀ “CHÀO MỪNG 8-3” 
Lập bảng công việc chuẩn bị 8-3:
5/ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ: “CHÀO MỪNG 8-3”
*Góc tạo hình: 
-Mẩu trang trí để xây các cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng triễn làm tranh.
-Tô, vẽ, cắt dán, gấp các hoa tặng bà, mẹ, cô giáo.
-Giấy, bút màu, hộp giấy cho cháu.
-Đồ dùng: bìa cứng, màu nước, kéo, giấy trắng, hồ dán, keo, giấy màu.
*Góc phân vai:
-Chơi trò chơi bán hàng đóng vai đi mua hoa, đi tham quan phòng triễn lảm tranh ảnh lói về 8-3.
-Tham quan khu vui chơi hồ bơi, suối nước mát.
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về 8-3.
-Làm Album về 1 việc làm trong ngày 8-3.
*Góc âm nhạc:
-Nhạc không lời về 8-3: 
-Trang phục, mũ mão nhiều kiểu hoa.
*Góc LQCV:
-Mẩu từ ‘ Chào đón ngày 8-3”, tên bà, mẹ, cô giáo. 
-Giấy bút.
-Hình ảnh lô tô về 8-3 : Tặng hoa, giúp đở bà , mẹ, cô, cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Xếp theo mẩu (cửa hàng bán quà lưu niệm của bé)
-Lô tô các hành vi đối với phụ nữ.
6/ NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “CHÀO MỪNG 8-3”
1/ Chuẩn bị: 
-Tập hát múa: +Bông hoa mừng cô.
 +Quà 8-3
-Dán tranh vẽ các loại hoa.
+ Trẻ cùng trò chuyện về 8-3.
-Cô và trẻ dẩn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình với chủ đề “ CHÀO MỪNG 8-3” xin được phép bắt đầu:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “ Tham quan triển lãm tranh 8-3”
-Cô sẽ chọn tranh vẽ, nặn, cắt dán sản phẩm 1 số tranh và nói ý kiến xem sản phẩm của ai sẽ giống nhất, đẹp nhất khen.( Tất cả sản phẩm của trẻ được treo lên tường )
-Bây giờ các con hãy lắng nghe cô sẽ mời 1 bạn lên kể về các hoạt động, ý nghĩa 8-3.
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
+ Hát:Bông hoa mừng cô
-Trẻ dẩn chương trình: Sáng hôm nay bầu trời thật đẹp, chúng ta hãy ra vườn hoa hái những bông hoa xinh tươi nhất để tặng cô giáo nhé ? Hãy lắng nghe các bạn hát “Bông hoa mừng cô”
+Múa: “Cô và mẹ” 
-Tiếp theo là bài “Quà 8-3” do tất cả các bạn lớp lá 3 biểu diển.
-Tất cả các cháu cùng đọc thơ “Bó hoa tặng cô”.
* Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cho các cháu tham quan góc hoạt động và các sản phẩm của mình đã thực hiện trong chủ đề.
-Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo tuần sau.
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Khám phá MTXQ
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ 8-3
I/ MĐYC:
 KT: Trẻ nhận biết được ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ. Không riêng ở VN mà trên toàn thế giới.Cháu biết 20-10 là ngày phụ nữ VN.
 KN: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ khi sử dụng từ ngữ về các ngày lể hội. Cháu nói lên suy nghỉ của mình về ngày 8-3.
TĐ: Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. GD trẻ có thái độ đúng đắng với các ngày sự kiện..
II/ Chuẩn bị:
- Hoa thật : Hoa hồng, hướng dương, đồng tiền. 1 vài lời chúc. Các hình ảnh nói về ngày lể 8-3.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1: Ổn định tổ chức + gây hứng thú
- Lớp hát bài “ Bông hoa mừng cô”
- Cô cháu mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về ngày nào? 
- Ngày đó là ngày gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
- Chuyển tiếp chơi trò chơi: “ Làm theo tín hiệu”.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ nắm.
2/HĐ 2: Tìm hiểu về ngày vui 8-3:
- Chúng ta vừa trò chuyện về gì vậy?
- Vậy c/c có biết ngày 8-3 có ý nghĩa như thế nào không? (Ngày PN đấu tranh giành quyền bình đẳng,tăng lương, giảm giờ làm).
- Ngày 8-3 c/c thường thấy mọi người làm gì? Vậy c/c muốn làm gì nhân ngày 8-3?
-Để chuẩn bị chào đón sự kiện con sẽ chuẩn bị gì?
-Trang trí cho lớp những gì? Ntn?
-Con có dự định mời ai đến dự không?
-Để mời ông bà, cha mẹ con mời ntn?
-Thiệp con trang trí ra sao?
-Tổ chức các trò chơi gì? Chọn bài hát nào để biểu diển?
- Cô đố các con đây là gì?(các loài hoa và lời chúc). Hoa dùng để tặng nhau mong muốn mọi điều tốt đẹp sẻ đến.
-Đối với phụ nữ thì chúng ta cần phải làm gì? Tại sao?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh nói về 8-3 trên máy vi tính và giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của 8-3.
3/HĐ 3: Trò chơi : “Ghép tranh”:
- Cô cho trẻ chia thành 2 nhóm, ghép tranh về hoa và lời chúc. Cô nhận xét cháu.
- Chuyển tiếp đọc bài thơ: “ Dán hoa tặng mẹ”.
- Chia làm 2 nhóm tô theo yêu cầu của cô để làm album tặng cô.
+ Nhóm 1: Tô hoa. 
+ Nhóm 2: Sao chép lời chúc.
Cháu nhận xét sau khi chơi.
1/ HĐ1: 
-Cả lớp hát
-1-2 cháu trả lời
-1-2 cháu trả lời
- Cháu than gia chơi.
2/ HĐ 2:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghỉ trẻ
-1-2 cháu trả lời
-Cả lớp xem
- Cả lớp xem.
3/HĐ 3:
- Trẻ thực hiện.
- Cả lớp cùng đọc.
- Từng nhóm thực hiện.
Nhận xét sau hoạt động:
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................... 
 Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: : VẼ HOA TẶNG BÀ, MẸ, CÔ GIÁO
I/MĐYC
-KT: Trẻ biết vẽ các loài hoa mà cháu thích để tặng bà, mẹ, cô: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, lan với hình dáng và màu sắc hài hoa.
-KN: Rèn cháu biết sử dụng các nét vẽ khác nhau nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng để vẽ hoa tặng bà, mẹ,cô.
 -TĐ: Tạo ra sản phẩm để tặng bà,mẹ cô. Yêu thương và vâng lời người lớn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu, 2 tranh, máy vi tính, Giấy A4, bút màu, bàn ghế.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ HĐ 1: Đàm thoại:
-Cho lớp hát bài “Quà 8/3”
-Trò chuyện về nội dung bài hát nói về ai? Ngày 8/3 là ngày lễ gì? Ngày hội vui của ai? Các con sẽ làm gì để tặng bà, mẹ, cô giáo.Vậy hôm nay cô tổ chức một cuộc thi vẽ hoa tặng bà, mẹ, cô giáo các con có thích không?
* Quan sát mẩu:
-Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các loài hoa của cô và hỏi trẻ.
-Trong tranh có những hình ảnh gì?
-Hình dáng cánh hoa? Màu sắc?
-Hoa ở gần trong như thế nào?Hoa ở xa?
-Các con dùng nét gì để vẽ?
-Tương tự: cho cháu quan sát tranh?
-Con thích vẽ tranh nào? Vì sao?
-Con sẽ vẽ thêm gì để bức tranh mà các con thích.
-Vậy cô sẽ cho các con vẽ tranh mà các con thích.
2/ HĐ 2: Trẻ thực hiện
-Cháu về bàn thực hiện nhắc nhở trẻ về cách ngồi cầm bút cho trẻ các loại hoa tặng bà, nẹ, cô giáo nhân ngày 8.3
-Trẻ vẽ cô bao quát nhắc trẻ tập trung vẽ nhiều loài hoa khác nhau, khuyến khích trẻ vẽ các món quà khác có sáng tạo.
-Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng trong khi vẽ cô gợi cho những trẻ vẽ thêm những chi tiết khác để bức tranh đẹp hơn
3/HĐ 3: Trưng bày sản phẩm:
-Chơi:“hoa tìm hoa”
-Cô hỏi trẻ vừa làm việc gì?
-Cho cháu phân loại tranh và đếm 
-Cho cháu nhận xét những sản phẩm đẹp vì sao đẹp?Mỗi lần cháu nhận xét cô bổ sung?
-Cô nhận xét đưa ra cách khắc phục đối với những tranh chưa đẹp.
-GD cháu mang quà về tặng mẹ.
1/ HĐ 1:
-Cả lớp tham gia hát
-Cháu tham gia trò chuyện cùng cô
-Cháu tự do nêu theo suy nghĩ của trẻ
-Cháu tự do nêu lên ý tưởng của mình.
2/HĐ 2
-Trẻ về bàn thực hiện.
-Cháu nhắc lại tư thế ngồi, cầm bút
3/HĐ 3:
-1-2 cháu trả lời
-Phân loại vè đếm
-Cháu tham gia nhận xét sản phẩm.
Nhận xét sau hoạt động:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................... 
 Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: QUA ĐƯỜNG
I/ MĐYC:
 KT: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện nắm được tên chuyện. Biết trả lời theo diễn biến câu chuyện và trả lời tròn câu làm quen cách kể chuyện. Hiểu nghĩa 2-3 từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản gần gũi
 KN : Cháu biết nhận xét được tính cách của các nhân vật trong truyện cháu có thể kẻ được đoạn truyện theo lời dãn của cô và phát âm một số từ mới.
 TĐ : Gd trẻ biết vâng lời khi đi qua đường phải chú ý đèn tín hiệu giao thông.đi ra đường phải có người lớn dắt.
II/ CHUẨN BỊ: 
Giáo án, máy vi tính, bàn ghế, tranh tô màu.
Nhạc đẹm bài hát “Em đi ngã tư đường phố”
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
-Hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
-Khi qua ngã tư đường phố nếu thấy đèn đỏ(đèn xanh) các con phải làm gì?
-Có hai chị em nhà Thỏ vì quên lời mẹ dặn nên đã băng qua đường khi đèn đỏ đang bất chuyện gì sẽ xãi ra với chị em Thỏ?
-Cho cháu tri giác tranh 1 lần kết hợp đàm thoại từng trang cô tạo tình huống để cháu tự trả lời.
-Sau đó cô cho cháu đọc tên truyện cùng cô.
 2/HĐ2/ Kể chuyện:
-Cô kể lần 1 diễn cảm + điệu bộ.
-Tóm tắt nội dung truyện nói về ai gì? Chuyện gì xãy ra khi hai chị em qua đường? Được bác Gấu giúp và dạy cho 2 bạn Thỏ cách qua đường như thế nào.
-Lần 2: cô cho trẻ xem trên băng hình vi tính và nghe kể chuyện.Khi kể cô ngừng một vài đoạn cho trẻ đón điều gì xãy ra.
-Giải thích từ khó: phố chơi, cẩn thận, chân sáo,tai nạn.
-Chuyển tiếp: chơi trò chơi: lái ô tô.
3/HĐ3/ Đàm thoại:
-Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
-Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
-Hai bạn Thỏ đi đâu?
-Hai bạn chuẩn bị qua đường chuyện gì xãy ra?
-Ai đã giúp 2 bạn Thỏ
-GD trẻ đã biết chấp hành tốt khi qua đường, theo tín hiệu đèn( xanh, đỏ, vàng...)
-Qua câu truyện này con có suy nghĩ gì không?
-Cô kể lần 3 kết hợp diễn que.
4.HĐ 4: Cho cháu vào bàn cắt dán đèn giao thông, Cô chú ý quan sát cháu thực hiện.
-Nhận xét đánh giá sản phẩm cháu làm ra
-Nhận xét kết thúc tiết học.
1/HĐ 1
-Cả lớp hát
-Cháu trả lời theo sự hiểu biết
-Cháu tri giác tranh và đàm thoại qua nội dung tranh.
-Lớp đọc theo cô.
2/HĐ 2
-Lắng nghe
-Cháu tham gia trả lời trẻ hiểu biết.
-Lắng nghe
-Trẻ đàm thoại cùng cô
-Cháu lắng nghe.
-Cháu chơi
3/HĐ 3
-Cháu tham gia tích cực trả lời theo suy nghĩ trẻ
4.HĐ 4:Cháu về bàn thực hiện
-Nhận xét sản phẩm.
Nhận xét sau hoạt động:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................... 
 Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề Tài: Biết cách đo độ dài so sánh và diễn đạt kết quả đo
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	
	-KT:Cháu nắm được các kỹ năng đo và so sánh được kỹ năng đo.
-KN: Cháu đo chính xác và biết so sánh và diễn đạt được kết quả đo.
-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng.
II/.CHUẨN BỊ: 
	Cành hoa, các loại xe dài ngắn khác nhau, băng giấy thẻ số, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 III/.TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1/Hoạt Đôngj 1:Ôn so sánh chiều dài:
- Cho cháu vận động “Đường em đi “. -Đàm thoại nội dung bài hát.Bài hát nói về gì? Khi đi trên đường bộ thì các con phải làm sao ?
-À! Các con ơi tuaand này chúng ta có 1 sự kiện đố là gì vậy?
-Vậy các con có đã làm gì để bà, mẹ, cô giáo vui lòng? 
- Để biết độ dài của cành hoa này con phải làm sao?
Các bạn và cô cùng đo thử cành hoa này dài bao nhiêu nhé!Cho cháu ôn lại cách đo độ dài đối tượng.
2/ Hoạt động 2: Đo độ dài và so sánh kết quả đo:
- Cho cháu chơi trò chơi “ Chọn đúng phương tiện theo tín hiệu”.
- Các con vừa chơi trò chơi gì, khi tín hiệu thay đổi thì chúng ta làm gì? Muốn biết được chiếc xe này dài bao nhiêu thì chúng ta phải đo? vậy chúng ta phải đo như thế nào ? 
-Cô hỏi lại kỹ năng đo.
-Mời cá nhân cháu lấy băng giấy đo thử. cô quan sát chỉnh sữa 
-Cho trẻ dùng băng giấy để đo và so sánh các loại xe dài, ngắn khác nhau.
-Tại sao có cùng một băng giấy nhưng kết quả đo khác nhau
3/Luyện tập:
 -Cho cháu đếm bước chân đến cửa hàng bán xe và nêu số tương ứng.
-Cho cá nhân đi tự do và nêu nhận xét.
-Cho cháu so sánh và diễn đạt kết quả đo giữa mình với bạn.
- Kết thúc.
HĐNT: Cháu vào góc đo các đồ dùng ở góc chơi.
1/Hoạt động 1:
- Cháu hát 1 lần.
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô và trả lời theo suy nghĩ của mình
2/Hoạt động 2:
Cháu chú ý xem
Trẻ chia 3 nhóm.
-Trẻ kiểm tra ngầm trong đầu, nêu kết quả theo kinh nghiệm của trẻ. 
-
3/Hoạt động 3:
-Trẻ cùng thi nhau chơi
.-Trẻ hứng thú, chơi tích cực.
-Trẻ thực hiện bài tập của mình.
Nhận xét sau hoạt động:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................... 
 Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Đề tài: : BIỂU DIỂN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 8-3
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-KT: Cháu có khả năng cảm nhận tình cảm của bà, mẹ, cô giáo giành cho cháu.
-KN: Có khả năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát.Tự tin khi biểu diễn.Trẻ tham gia chơi trò chơi hứng thú.
-Trẻ chú ý lắng nghe và xem các bạn biểu diển, hưởng ứng cùng bạn theo các giai điệu khác nhau của bài hát.
-TĐ: Qua nội dung bài hát GD trẻ sống phải biết yêu thương, vâng lời người lớn trong gia đình.
II/.CHUẨN BỊ : 
-Máy vi tính, nhạc cụ, băng nhạc.
*Nội dung tích hợp: Thơ: “Bó hoa tặng cô” Ngô Quân Miện.
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
1/HĐ 1* Ổn định-Trò chuyện:
-Cả lớp đọc bài thơ: “ Bó hoa tặng cô”
-Nội dung bài thơ nói về gì? Nhân ngáy 8-3 các bạn đã tặng cô hoa gì?? Ngoài những bông hoa đó, tình cảm của các cháu ntn nữa? Các bạn ấy làm với những bông hoa đó? Các con phải làm gì để đáp lại tình cảm cô giáo?
-C/c ơi, hôm nay là ngày gì rồi? Lớp chúng ta đã làm gì để tặng cho bà, mẹ, cô giáo rồi? Vậy hôm nay chúng ta cùng tổ chức chương trình biểu diển văn nghệ để chào đón sự kiện 8-3. C/c có muốn xem không?
-Vậy hôm nay cô mời lớp mình thưởng thức các tiết mục văn nghệ do lớp lá 3 biểu diển nghe.
2. HĐ 2: Biểu diển văn nghệ:
-Cô mời bạn dẩn chương trình ra giới thiệu ban nhạc và chào khán giả, cùng vào vị trí.
-Mc giới thiệu bài hát: “Bông hoa mừng cô” ST:
-MC mời nhóm nhạc lên hát và múa. Trẻ vẫy cặp, đội mủ, 2 tay cầm những bông hoa chào khán giả. Trẻ ra biểu diển và hát theo nhạc.
-Cô mời 2- 3 nhóm.
-MC giới thiệu bài “Cô và mẹ” Nhạc và lời:
-1 bạn hóa trang làm cô, 1 bạn làm mẹ, các bạn khác làm cháu.
-Cả lớp lên hát và múa theo nhạc.
-Cá nhân hát bài “Quà 8-3” Nhạc và lời : 
3. HĐ 3: Nghe hát: “Chuyện đóa hồng” 
-MC giới thiệu cô mở nhạc để lớp đoán giai điệu bài hát.
-Hỏi trẻ cô vừa mở nhạc giai điệu bài hát nào? Do ai sáng tác?
-Cô hát cho trẻ nghe giai điệu bài hát, cô đố trẻ đó là bài hát gì?
-Cô giới thiệu cho trẻ rõ: Bài hát nói về cô hàng bán hoa hồng, bán cho bao người mua với mong muố

File đính kèm:

  • docSự kien 8-3.doc.doc