Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa - Chủ đề nhánh: Giọt nước bé yêu

 Thể dục

 VĐCB

“ Đi bằng gót chân liên tục 4m”

T/CVĐ

Tung bóng 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động cơ bản “ Đi bằng gót chân liên tục 4m”

- Trẻ hiểu cách thực hiện vận động

- Trẻ biết tên trò chơi.

2. Kỹ Năng :

- Trẻ đi bằng gót chân liên tục về phía trước không bị ngã

- Trẻ biết chơi trò chơi

3. Thái độ

- Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô

.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa - Chủ đề nhánh: Giọt nước bé yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC MÙA
Chủ đề nhánh: Giọt nước bé yêu
Thực hiện từ ngày 30/03 – 03/04/ 2015 - Giáo viên thực hiện: Lưu Thị Sinh
Hoạt động
Thứ 2
30/03
Thứ 3
31/03
Thứ 4
01/04
Thứ 5
02/04
Thứ 6
03/04
Đón trẻ
Thể dục sáng
+ Đón trẻ vào lớp và nhắc trẻ cất đồ cá nhân, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
+ Thể dục sáng theo nhạc cùng toàn trường( Tập với nơ)
- Hô hấp: Hít thở sâu
+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai. ( tập 2 lần, 4 nhịp) 
+ Động tác 2: Chân: 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp) 
+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân 
Trò chuyện
Cô cho trẻ hát bài « Cho tôi đi làm mưa với » - > Trò chuyện với trẻ về chủ đề giọt nước bé yêu.
Hoạt động học
 HĐ: Tạo hình
 Vẽ mưa và tô màu cái ô
(Theo đề tài)
 HĐKP
Tìm hiểu về nước và vai trò của nước với đời sống con người.
 HĐ: LQVH
- Dạy trẻ đọc thơ: “ Mưa rơi”:
tg: Trương Thị Minh Huệ.
Thể dục:
 VĐCB 
“ Đi bằng gót chân liên tục 4m”
 T/CVĐ
 Tung bóng
HĐ: Âm nhạc:
NDTT: dạy hát bài: Cho tôi đi làm mưa với của NS Hoàng Hà
 NDKH:
NH: bài “Trời nắng trời mưa” của NS Đặng nhất mai
TC: Ai nhanh nhất 
HĐ: LQVT
Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 2 và 3 và đếm
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán hàng: Các loại nước giải khát mùa hè, quàn áo, thời trang mùa hè
Chơi đóng vai trò chơi mẹ-con( Mẹ tắm cho búp bê, giặt quần áo lau bàn ghế).Chuẩn bị búp bê,bàn ghế..
* Góc tạo hình: tô màu, vẽ, xé, dán mưa rơi.
+ Chuẩn bị: giấy màu, hồ dán,giấy a4, sáp màu.
* Góc Xây dựng(TT).Xây ao cá, bể bơiChuẩn bị gạch, dao xây, các loài cá
 * Góc âm nhạc: Múa hát những bài hát có trong chủ để:
Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa
*Góc tranh truyện: Xem các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm..Chuẩn bị các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm( Mưa rơi, giọt nước tí síu)
* Góc khám phá: Cho trẻ chơi đong nước, pha nước muối, nước đường, nước tranh, chơi vật chìm, vật nổi
Hoạt động ngoài trời
- MĐ QS: Tranh ảnh về các nguồn nước.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- MĐ: Chơi vật nổi, vật chìm
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
 - Chơi tự do
- MĐ: Chơi với cát và nước
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ
- Chơi tự do.
- MĐ: Lao động tưới cây, nhỏ cỏ
- - TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- MĐQS: Bầu trời
- TCVĐ: gieo hạt
- Chơi tự do 
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ sau ngủ dậy
 Chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa. Mưa to, mưa nhỏ
- Hoàn thiện bài buổi sáng.
- Cho trẻ làm quen với bài thơ: “ Mưa rơi”
- Cho trẻ chơi trò chơi đong nước.
Làm quen với bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Liên hoan văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần
 VS, trả trẻ
Hiệu phó CM	Tôt trưởng CM	Giáo viên
 Thứ 2 ngày 30 tháng 03 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Tạo hình
Vẽ mưa và tô màu cái ô
( Theo đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết khi trời mưa phải đội nón, mũ.
- Trẻ hiểu cách vẽ mưa theo trí tượng tượng của mình.
2. Kỹ năng: 
Trẻ sử dụng thành thạo các nét vẽ như nét thẳng, xiên để vẽ mưa.
- Trẻ phối hợp các màu sắc để tô màu bức tranh cho đẹp. 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ không chơi ngoài mưa, khi đi đường phải mang ô, mũ, nón
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u
* Đồ dùng của cô
- Tranh mẫu của cô(2 – 3 tranh)
- Nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”
* Đồ dùng của trẻ
- Vở tạo hình bút sáp màu cho trẻ
1: Gây hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”
- Đàm thoại với trẻ.
- Mưa to thì ntn?
- Mưa nhỏ thì ntn?
2: Nội dung 
+ Cho trẻ quan sát tranh và hỏi trẻ.
- Cô có tranh gì đây?
- Bức tranh vẽ khi trời đang làm sao?
- Cô vẽ mưa bằng những nét gì? 
- Các con nhìn bên cạnh còn có cái gì?
- Cô đã dùng chất liệu gì để tô màu bức tranh?
* À đúng rồi để vẽ được mưa cô phải vẽ bằng những nét xiên hoặc nét thẳng đấy và cô đã sử dụng chất liệu là bút sáp màu để tô màu bức tranh.
GD: Các con ơi khi các con ra đường thì phải nhớ đội mũ, mang theo ô để tránh nắng hoặc mưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe . Các con nhớ chưa nào.
+ Cho trẻ quan sát bức tranh 2.
- Cô có bức tranh gì đây?
- Để vẽ được mưa thì cô vẽ ntn?
- Cô dùng chất liệu gì để tô màu bức tranh?
+ Đúng rồi để vẽ được mưa thì cô phải dùng nét xiên để vẽ mưa và sử dụng bút dạ màu để tô màu bức tranh cho đẹp.
- Các con có muốn vẽ và tô màu bức tranh đẹp giống cô không bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi để thực hiện nào.
* Trẻ thực hiện
- Cô phát vở cho trẻ thực hiện.
- Trẻ vẽ cô quan sát hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ vẽ và tô màu.
- Cô chú ý đến những trẻ cá biệt trong lớp.
* Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm để nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô nhận xét cuối cùng, bổ sung những bài vẽ chưa xong, chưa đẹp. 
- Củng cố tuyên dương.
3 : Kết thúc.
- Cô cho trẻ hát bài “ Trời nắng ,trời mưa” rồi chuyển sang hoạt động khác.
Nhận xét trẻ cuối ngày.................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 31 tháng 03 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
HĐKPKH 
- Tìm hiểu về nước và vai trò của nước trong đời sống con người..
1. Kiến thức:
- Trẻ biết các nguồn nước ( nước bẩn và nước sạch)
- Biết được lợi ích và công dụng của 1 số nguồn nước
- Biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng;
- Trả lời câu hỏi to, rõ ràng
- Chơi trò chơi thành thạo
3. Thái độ:
- Trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u
* Đồ dùng của cô :
Máy tính
Tranh 1 số các loại nước, nước ao, nước mương
Chậu đựng nước giếng
- Một số bài hát trong chủ điểm.
(Cho tôi đi làm mưa với, Trời nắng, trời mưa)
* Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ một cốc uống nước và một chai nước đun sôi để nguội
- Một số đồ chơi cho trẻ chơi vật nổi vật chìm
- Muối, đường, tranh tươi.
1. Ổn định lớp:
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
2. Nội dung: Cho trẻ kể tên một số các nguồn nước mà trẻ biết
- Cho trẻ quan sát hình ảnh nước ở ao, sông
Nước ao dùng để làm gì?
-> nước ao dùng để thả cá, thả vịt, để tưới cây...
GD: các con không được vứt rác xuống ao, cống rãnh gây ô nhiễm môi trường, phải vứt rác đúng nơi quy định
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh nước giếng.
- Nước này dùng để làm gì? 
- Nước giếng được lấy từ đâu?
-> Nước giếng được lấy từ lòng đất nhờ máy bơm nước lên. Nước giếng dùng để sinh hoạt hàng ngày ( tắm, giặt, rửa tay, chân)
- Cho trẻ lấy đồ dùng( Cho trẻ ngồi theo nhóm)
Mỗi trẻ một trai nước ( uống)
- Cho trẻ tự giót ra cốc.
- Cho trẻ quan sát cốc nước, cho trẻ ngửi và uống.
Nước có màu gì không? Có mùi gì không? Có vị gì không?
Cốc nước này để làm gì? 
- Khi khát nước chúng mình sẽ làm gì?
Vì sao nước này lại uống được
Nước này uống được là đã được qua lọc. hằng ngày ở nhà bố mẹ các con hứng nước mưa vào bể, nước mưa dùng để nấu cơm, đun nước uống, còn nước giếng muốn uống được phải lọc qua bể và phải đun sôi.
* Giáo dục về ích lợi của nước đối với con người và mọi vật
* Củng cố, ôn luyện .
- Lớp mình học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho c/c chơi trò chơi, c/c có thích không nào?
- Trò chơi 1: Vật chìm, vật nổi
- Cho trẻ chơi làm 3 nhóm, cho trẻ lấy các đồ chơi ở lớp bằng các chất liệu khác nhau( xốp vụn, hột hạt, dồ chơi... ) cho trẻ thả và nhận xét vật nào nổi, vật nào chìm
- Trò chơi 2: Pha nước
Cách chơi: Cô cho trẻ làm 4 nhóm cho trẻ pha nước đường, nước tranh và nước muối
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét khen động viên trẻ
Nhận xét trẻ cuối ngày:.
..
..
..
..
 Thứ 4 ngày 01 tháng 04 năm 1015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Văn học:
- Dạy trẻ đọc thơ: “ Mưa rơi”:
tg: Trương Thị Minh Huệ.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ và hiểu nội dung bài thơ nói về ích lợi của mưa đối với con người và mọi vật .
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, biết ngắt nghỉ đúng câu.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng , đủ câu.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng nước tiết kiệm nước.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- trẻ ngồi hình chữ u
* Đồ dùng của cô
- Đài, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm
( Cho tôi đi làm mưa với...)
- Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ
* Đồ dùng của trẻ
- Ghế đủ cho trẻ ngồi
1: gây hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ nghe một đoạn ghi âm có tiếng mưa rơi
- Các con có biết đấy là tiếng gì không ?
- Các con có biết mưa đến từ đâu không ?
- Các con có nhìn thấy mưa bao giờ chưa ?
- Mưa giúp cho cỏ cây hoa lá xanh tươi , mưa cho lủa đơm bông. Cô có một bài thơ rất hay nói về mưa đấy, hôm nay cô dạy cac con nhé
2 : Nội dung: 
*Dạy trẻ đọc thơ : “ Mưa rơi”
- Cô đọc lần 1, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2 : kết hợp hình ảnh minh hoạ.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Giảng giải nội dung bài thơ: Bài thơ nói về ích lợi của mưa đối với con người và mọi vật, mưa cho cây lúa xanh tươi, mưa cho cây cối nảy lộc đâm chồi..
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ :
- Bài thơ nói về gì ? 
Mưa rơi như thế nào ?
- Chúng mình giả làm tiếng mưa rơi nào( Cô cho trẻ làm tiếng mưa rơi)
- Mưa đã giúp gì cho cây lúa và cánh đồng ? 
- Mưa giúp gì cho cây cối và hoa lá...
- Cây cối và hoa lá sẽ như thế nào khi không có mưa ?
- Cô đọc lần 3 kết hợp với cử chỉ minh họa
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần( Chú ý sủa lỗi cho trẻ)
- Mời cá nhân, tổ, nhóm trẻ đọc
* Trò chơi : Mưa to, mưa nhỏ :
 Cô tổ chức cho trẻ chơi.
 3 : Kết thúc
- Củng cố hỏi tên bài , nhận xét tiết học.
Nhận xét trẻ cuối ngày
 Thứ 5 ngày 02 tháng 04 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Thể dục
 VĐCB
“ Đi bằng gót chân liên tục 4m”
T/CVĐ
Tung bóng
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động cơ bản “ Đi bằng gót chân liên tục 4m”
- Trẻ hiểu cách thực hiện vận động
- Trẻ biết tên trò chơi.
2. Kỹ Năng :
- Trẻ đi bằng gót chân liên tục về phía trước không bị ngã
- Trẻ biết chơi trò chơi
3. Thái độ 
- Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô 
.
* Không gian tổ chức
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô
- Sân tập rộng và sạch.
- Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm
* Đồ dùng của trẻ
- Những đám mây bằng xốp cho trẻ chơi trò chơi
 - 2 bảng to
- 2 vạch chuẩn, 2 vạch đích
- 4 quả bóng bay.
 1: Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ trò chuyện , đàm thoại về chủ điểm.
 2: Nội dung
+ Khởi động
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi . Đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi kiễng chân.
+ Trọng động
- BTPTC: 
+ Động tác tay : 2 tay dang ra 2 bên rồi đưa lên trên( 2 lần - 4 nhịp)
+ Động tác chân: Đứng khụy chân ( 4 lần - 4 nhịp)
+ Động tác bụng - lườn: Quay người sang phải, sang trái (2 lần - 4 nhịp)
+ ĐT bật nhảy: 2 tay chống hông kết hợp bật tách chụm tại chỗ ( 2 lần - 4 nhịp)
* VĐCB: “ Đi bằng gót chân liên tục 4m”
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa phân tích động tác.
Tư thế chuẩn bị.Chân đứng sát vạch xuất phát, hai tay đưa sang ngang , đứng thẳng người mắt nhìn thẳng 
- Khi có hiệu lệnh “ Đi” đi bằng gót chân lên tục cho tới khi về đích
+ Cho một trẻ lên tập, cả lớp quan sát, nhận xét
- Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Lần lượt 2 trẻ lên tập, cô quan sát và hướng dẫn trẻ tập động viên khuyến khích trẻ 
+ Lần 2: Trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua.
* TC: Tung bóng
- Trẻ chơi cô quan sát và hướng dẫn trẻ.
- Nhận xét quá trình chơi.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
 - Kết thúc hỏi trẻ tên vận động cơ bản và tên trò chơi, khen ngợi trẻ.
3. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng quanh sân.
Âm nhạc:
NDTT: dạy hát bài: Cho tôi đi làm mưa với của NS Hoàng Hà
 NDKH:
NH: bài “Trời nắng trời mưa” của NS Đặng nhất mai
TC: Ai nhanh nhất
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” nói về ích lợi của mưa đối với đời sống con người và mọi vật.
2. Kỹ năng
-Trẻ hát thuộc lời đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ chơi được trò chơi “ Ai nhanh nhất”
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của mưa đối với đời sống con người và mọi vật
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi hình chữ u, hàng ngang
* Đồ dùng của cô:
 Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm “ Cho tôi đi làm mưa với, Trời nắng trời mưa”
* Đồ dùng của trẻ:
- 5 vòng thể dục
1: Ổn định – Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ nghe tiếng mưa, tiếng gió và hỏi trẻ đó là tiếng gì?
- Mưa có lợi ích gì cho đời sống?
+ Có bài hát rất hay nói về mưa, đó là bài hát cho tôi đi làm mưa với” của nhạc sỹ Hoàng Hà đấy
2: Nội dung .
+ Dạy hát:
- Lần 1 ( Kết hợp giai điệu)Cô thể hiện bài hát với giai điệu vui tươi rộn ràng.
Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 2( Hát không giai điệu)
+ Giảng giải nội dung bài hát: “Bài hát nói về ích lợi của mưa đối với đời sống con người và mọi vật, mưa làm cho cây cối tốt tươi, mưa đi giúp ích cho đời...”
 - Cô cho cả lớp hát 3 - 4 lần( Bắt nhịp cho trẻ)
- Cô chú ý quan sát và sửa lỗi cho trẻ cho trẻ.
- Cho trẻ hát cùng cô bằng nhiều hình thức khác nhau( tổ, nhóm cá nhân.. hát)
- Cho cả lớp hát lại nhún nhảy theo giai điệu bài hát.
+ Nghe hát: Bài “Trời nắng trời mưa”
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 2; Cô biểu diễn minh họa.
- Hỏi cảm nhận của trẻ về giai điệu bài hát.
* Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng, cô mời 6 bạn lên hát và đi vòng tròn, khi hát hết bài hát cô sẽ lắc sắc xô và trẻ sẽ nhanh chân nhảy vào vòng, bạn nào không nhảy được vào vòng thì sẽ phải nhảy lò cò 
- Luật chơi: Khi cô lắc sắc xô trẻ mới được nhảy, mỗi bạn xẽ nhảy vào 1 vòng.
3. Kết thúc.
- Nhận xét,khen trẻ. 
Nhận xét trẻ cuối ngày...
Thứ 6 ngày 03 tháng 04 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
LQVT
Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 2 và 3 và đếm
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết nhóm có số lượng là 2 và 3.
- Hiểu cách gộp 2 nhóm thành 1 nhóm và đếm
2. Kỹ năng
 Trẻ đếm thành thạo từ 1 đến 5
- Xếp từ trái sang phải theo mẫu của cô
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô và nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi hình chữ u
* Đồ dùng của cô:
- Đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ đề
“ Cho tôi đi làm mưa với..”
- Rổ đồ dùng của cô có
- 2 đám mây xanh
- 3 đám mây vàng
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.
- Mỗi trẻ 2 lô tô các chấm tròn có số lượng là 2,3
- 2 con đường hẹp
- Những đám mây màu cắt bằng xốp cho trẻ chơi trò chơi.
1: ổn định tổ chức
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Mưa to, mưa nhỏ”
Dẫn dắt trẻ vào bài.
2 : Nội dung: Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 2 và 3 và đếm
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
 - Hỏi trẻ: Trong rổi của các con có gì? Những đám mây 
( màu xanh, màu vàng )
- Các con xếp tất cả những đám mây màu xanh ra nào!
(Cô làm mẫu)
- Chúng mình đã xếp được giống cô chưa? Bây giờ chúng mình đếm cùng cô xem chúng mình đã xếp được tất cả là bao nhiêu đám mây màu xanh ?
- Cô cho trẻ đếm cùng cô 2 lần( 1,2) tất cả là mấy đám mây màu xanh
- Tương tự, cô cho trẻ xếp tất cả những đám mây màu vàng có trong rổ
Cô cho trẻ đếm cùng cô 2 lần( 1,2,3)
- Tất cả là mấy đám mây màu vàng?
Giờ các con gộp 2 nhóm mây lại và đếm cùng cô nào
( Cô làm mẫu)
Các con đã xếp được giống cô chưa?
Cô và các con đếm tất cả những đám mây nào
(1,2,3,4,5)Cho trẻ đếm 2,3 lần
Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đếm
 Cho trẻ đếm lại và cất đồ dùng vào rổ.
* Ôn luyện củng cố:
T/C1: nhanh tay nhanh mắt:
Cách chơi: Cô cho trẻ chơi với lô tô, cho trẻ xếp tất cả lô tô có trong rổ ra và đếm những chấm tròn có trong từng lô tô, cô sau đó cô cho trẻ gộp 2 lô tô vào và đếm tất cả các chấm tròn
- Cô cho trẻ chơi 2 lần, nhận xét sau mỗi lần chơi.
T/C 2: Thử trí thông minh
- Cô chia lớp thành 2 đội thi đua đi theo đường hẹp lên dán mây. Trong một bản nhạc đội nào dán được nhiều mây hơn là đội đó chiến thắng( Chia trẻ thành 3 nhóm chơi)
 3. Kết thúc:
- Gọi trẻ lại với cô
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày:.
..
..
..

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_Nuoc_va_cac_mua_tuan_Nuoc.doc