Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa - Chủ đề nhánh: Bốn mùa bé yêu

 Thể dục

- VĐCB: : Bật vào3 vòng liên tiếp

- TC: Tung và bắt bóng

 * Kiến thức

- Trẻ biết tên vận động “Bật vào3 vòng liên tiếp”

 và hiểu cách thực hiện vận động

- Trẻ biết tên trò chơi.

* Kỹ năng:

- Trẻ bật được vào 3 vòng liên tiếp và bật theo khả năng

- Kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.

- Thực hiện tốt trò chơi.

* Thái độ

- Hứng thú tham gia hoạt động

.

 

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4242 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa - Chủ đề nhánh: Bốn mùa bé yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC MÙA
Chủ đề nhánh: Bốn mùa bé yêu
Thực hiện từ ngày 13/04 – 17/04/ 2015 - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Hoạt động
Thứ 2
13/04
Thứ 3
14/04
Thứ 4
15/04
Thứ 5
16/04
Thứ 6
17/04
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp,trò chuyện với trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dung cá nhân
- Chơi tự do ở các góc.
* Vận động theo nhạc thể dục của trường ( Tập với nơ)
* Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của trường. Cô tập cùng với trẻ 
- Động tác: Tay: 2 tay sang ngang, song song trước mặt
- Động tác: Chân: 2 tay song song trước mặt, khụy gối
- Động tác: Lườn: 2 tay trống hông, nghiêng người sang 2 bên
- Động tác : Bật: Bật chụm tách chân
Trò chuyện
Cho trẻ quan sát vi deo thời tiết, quang cảnh thời tiết bốn mùa và trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Hoạt động học
 HĐ: Tạo hình
 Xé dán trời mưa rào
(Đề tài)
 HĐKP
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng thời tiết như. Mưa, nắng
HĐ: LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: “Nắng bốn mùa”
Tg: Mai Anh Đức
Thể dục:
- VĐCB: : Bật vào3 vòng liên tiếp
- TC: Tung và bắt bóng
HĐ: Âm nhạc:
NDTT: Dạy vđ minh họa bài 
“ nắng sớm” của NS Hàn Ngọc Bích NDKH: Nghe hát : 
“Cho tôi đi làm mưa với” NS Hoàng Hà
 TCÂN: Tai ai tinh.
HĐ: LQVT
Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 thành 2 nhóm 
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán hàng: Các loại nước giải khát mùa hè, quàn áo, thời trang mùa hè
Chơi đóng vai trò chơi mẹ-con( Mẹ tắm cho búp bê, giặt quần áo lau bàn ghế).Chuẩn bị búp bê,bàn ghế..
* Góc tạo hình: tô màu, vẽ, xé, dán mưa rơi, dán cầu vồng
+ Chuẩn bị: giấy màu, hồ dán,giấy a4, sáp màu.
* Góc Xây dựng.Xây ao cá, bể bơi, công viên nướcChuẩn bị gạch, dao xây, các loài cá
 * Góc âm nhạc: Múa hát những bài hát có trong chủ để:
Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa
*Góc tranh truyện: Xem các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm..Chuẩn bị các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm( Giọt nước tí síu, nắng bốn mùa)
* Góc khám phá: Cho trẻ chơi đong nước, pha nước muối, nước đường, nước tranh, chơi vật chìm, vật nổi
* Góc toán ( TT): Cho trẻ ôn đếm những nhóm có số lượng là 2,3 khoanh tròn và tô màu. Cho trẻ ôn 4 hình đã học
Hoạt động ngoài trời
- MĐ QS: Tranh về mùa đông
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- MĐ QS: Tranh về mùa hè
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
 - Chơi tự do
- MĐ: Chơi với cát với nước.
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ
- Chơi tự do.
- MĐ: Lao động tưới cây, nhỏ cỏ
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- MĐQS: Thăm quan nhà bếp
TCVĐ: Thả thuyền giấy
- Chơi tự do 
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ sau ngủ dậy
 Trò chơi “ Mưa to - mưa nhỏ, trời nắng – trời mưa”
- Bổ sung cho trẻ ở sách bài tập
- Cho trẻ làm quen với bài thơ: “ Nắng bốn mùa”
Làm quen với vận động minh họa bài “ Nắng xớm”
- Cho trẻ chơi trò chơi đong nước.
- Liên hoan văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần
VS, trả trẻ
 Hiệu phó CM	 Tôt trưởng CM	 Giáo viên
 Thứ 2 ngày 13 tháng 04 năm 2015
Nội dung
 Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Tạo hình:
 Xé dán trời mưa rào
(Đề tài)
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết cách xé dải, xé vụn giấy, biết ước lượng và bôi hồ dán để tạo nên những đám mây và những hạt mưa 
- Trẻ biết cánh chấm hồ và xếp giấy để dán
2. Kỹ năng: 
- Trẻ xé được giấy thành các dải dài, xé vụn và dán được các mảnh giấy thành hình những giọt mưa và những đám mây.
- Trẻ chấm hồ không để hồ dính ra ngoài 
3. Thái độ:
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
 * Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u.
* Đồ dùng của cô
- Đầu đĩa có một số bài hát trong chủ điểm.
Giấy màu, hồ dán.
- Tranh xé dán mưa cho trẻ QS( 2- 3 tranh)
* Đồ dùng của trẻ
- Giấy A4, hồ dán, đĩa dựng hồ, khăn lau tay.
- Giấy màu đủ cho trẻ.
 1: ổn định tổ chức.
- Giới thiệu klhách
: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung trong bài hát.
- Cô con mình vừa hát bài hát gì?
- Tại sao bạn nhỏ lại muốn làm những hạt mưa?
- Cô nói ích lợi của mưa với đời sống của con người 
- Hôm nay cô con mình dán nhiều bức tranh trời mưa thật đẹp nhé
 2 : Nội dung chính
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu , trò chuyện về tranh mẫu:
+ Cô có bức tranh gì ? bức tranh thuộc thể loại tranh gì?( Xé dán)
+ Bức tranh dán gì ? màu sắc như thế nào? Đám mây xé như thế nào? Hạt mưa xé như thế nào?..
- Cho trẻ nhận xét tranh 
Cô chốt lại: Bức tranh xé dán mây và hạt mưa được xé dán bằng giấy màu, cô xé giấy thành những dải dài nhỏ, sau đó cô xé nhỏ thành những đám mây, còn những hạt mưa thì cô xé giấy thành những dải dài nhỏ hơn nữa và xé vụn giấy đấy các con ạ. 
- Cho trẻ quan sát bức tranh mẫu 2.
 * Cô 2 mang tranh vào
- Các con thấy bức tranh này như thế nào? thuộc thể loại tranh gì?Bức tranh xé dán gì?cô xé dán những đám mây như thế nào? những hạt mưa xé như thế nào?
+ Làm thế nào để dán được bức tranh đẹp ? ( cô gợi ý để trẻ nói lên ý tưởng của mình.).
* Trước khi về bàn thực hiện bài xé dán của mình cô thưởng chúng mình một trò chơi nào?
- Cô và trẻ chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa"
*Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, cô mở nhạc nhỏ cho trẻ hứng thú, cô gợi ý trẻ dán sáng tạo, sạch, đẹp, động viên giúp đỡ những trẻ còn chưa thực hiện được
 * Trưng bày sản phẩm
- Cô giúp trẻ treo tranh lên bảng cho trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn.
- Con thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp, động viên trẻ chưa hoàn thành bài.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung cả lớp và khen động viên trẻ. 
Nhận xét trẻ cuối ngày..............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 14 tháng 04 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
HĐKPKH
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng thời tiết như. Mưa, nắng
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết như: Mưa, nắng.
 - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật khi trời mưa, nắng.
2. Kỹ năng 
- Rèn trẻ nói được đặc điểm của trời mưa, nắng
- Trả lời câu hỏi rõ ràng
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Thái độ.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Gd: Trẻ khi ra đường phải đội mũ, nón.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u.
* Đồ dùng của cô :
Máy tính, đầu, đĩa
- Hình ảnh các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng...
- Âm thanh của mưa
Một số bài hát trong chủ điểm.
(Cho tôi đi làm mưa với, Trời nắng, trời mưa)
- 3 súng phun nước.
* Đồ dùng của trẻ.
- Lô tô về hiện tượng thời tiết: Mưa, nắng
 1: Gây hứng thú cho trẻ
Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài.
 2: Nội dung:
Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về hiện tượng thời tiết.
Cho trẻ nghe âm thanh của mưa và hỏi trẻ vừa được nghe tiếng gì?
+ Cho trẻ quan sát: Hình ảnh 1: Khi trời đang mưa.
- Cảnh thời tiết khi trời đang mưa ntn?
- Trời mưa có đặc điểm gì? ( có nhiều mây đen, gió thổi mạnh, có lúc có tiếng sấm, chớp)
* Đúng rồi ngoài trời đang mưa và khi mưa các con nhìn lên trời thì thấy có những đám mây đen, gió thổi làm cho con người có cảm giác hơi lạnh, khi trời mưa thường kèm theo các hiện tượng như chớp, sấm, sét. Vậy khi trời mưa các con không nên ra ngoài, nếu đang đi mà gặp mưa thì các con phải trú mưa các con nhớ chưa nào.
+ Cho trẻ quan sát: Hình ảnh 2.
- Khi thời tiết đang nắng.
- Các con thấy thời tiết ntn?
- Khi trời nắng có những đặc điểm gì?
- Có gì nào?(ông mặt trời)
- Ông mặt trời chiếu sáng các con nhìn lên thì thấy làm sao?
- Bầu trời ntn? (trong xanh)
 Khi trời nắng các con nhìn lên sẽ thấy chói mắt, và bầu trời trong xanh. Khi đi đường các con phải đội mũ, nón để đảm bảo sức khỏe các con nhớ chưa nào.
* Trò chơi 1“ Nhanh tay nhanh mắt”
- Cho trẻ chọn lô tô về thời tiết mưa, nắng theo yêu cầu của cô
* Trò chơi 2“ Ai chạy nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “ Trời nắng, trời mưa” Trẻ vừa đi vừa hát và làm động tác của chú thỏ trong bài hát. Khi trời nắng, cô giả làm ông mặt trơi, khi trời mưa thì cô giả làm mưa bằng súng phun nước, trẻ chạy nhanh về ghế của mình ngồi kẻo ướt.
 3: Kết thúc.
- Củng cố tuyên dương.
Nhận xét trẻ cuối ngày:.
..
..
..
Thứ 4 ngày 15 tháng 04 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Văn học:
Dạy trẻ đọc thơ: “Nắng Bốn Mùa” của Mai Anh Đức
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “ Nắng Bốn Mùa”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về sự khác nhau của ánh nắng trong các mùa.
2. Kỹ năng:
-Trẻ thuộc lời bài thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ đọc đúng nhịp điệu bài thơ. 
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
3. Thái độ
- Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ yêu thích thơ cho trẻ
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u.
* Đồ dùng của cô
- Đài, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm
( Cho tôi đi làm mưa với...)
- Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ “ Nắng bốn Mùa”
- Que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ
- Ghế đủ cho trẻ ngồi
 1: Gây hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa –Đặng nhất Mai”
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.
 2 : Nội dung: Dạy bài thơ “ Nắng Bốn Mùa’’
+ Cô đọc bài thơ lần 1:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Tác giả của bài thơ là ai?
+ Cô đọc bài thơ lần 2: kết hợp tranh minh hoạ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giảng nội dung bài thơ( Bài thơ nói về nắng bốn mùa, mỗi mùa lại có một cái nắng khác nhau, nắng mùa xuân thì dịu dàng, nắng nhè nhẹ, nắng mùa hè thì gay gắt, giận giữ, còn nắng mùa thu thì vàng hoe)
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ.
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ? Của ai ? 
+ Trong bài thơ nắng bốn mùa nói về những mùa gì nào ?
+ Vậy mùa hè nắng như thế nào ?
+ Mùa thu, mùa xuân, mùa đông nắng có giống như mùa hè không ? tại sao con biết.
è À đúng rồi mùa hè nắng nóng nực nhà thơ gọi là nắng giận giữ.
+ Mùa đông thì trời lạnh không có nắng.
Mùa xuân thì năng dịu dàng, mùa thu thì nắng vàng hoe như muôn khóc. 
- GD: Vì vậy chúng mình phải nhớ khi trời nắng đi ra đường phải đội mũ nón nếu không sẽ bị ốm đấy.
- Cô đọc bài thơ và minh họa bằng động tác.
- Bây giờ các con có thích đọc thơ cùng cô không nào ?
* Dạy trẻ đọc bài thơ.
- Dạy trẻ đọc bài thơ 3 - 4 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Tổ đọc 1-2 lần luân phiên nhau ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cá nhân đọc 1- 2 lần
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày
 Thứ 5 ngày 15 tháng 04 năm 1015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Thể dục
- VĐCB: : Bật vào3 vòng liên tiếp
- TC: Tung và bắt bóng
* Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động “Bật vào3 vòng liên tiếp”
 và hiểu cách thực hiện vận động
- Trẻ biết tên trò chơi.
* Kỹ năng:
- Trẻ bật được vào 3 vòng liên tiếp và bật theo khả năng
- Kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
- Thực hiện tốt trò chơi.
* Thái độ 
- Hứng thú tham gia hoạt động
.
* Không gian tổ chức
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô
- Sân tập rộng và sạch.
- Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm
- 3 vòng thể dục
- Vạch chuẩn
* Đồ dùng của trẻ
- 6 vòng thể dục nhỏ
- 2 vạch chuẩn
- 15 quả bóng nhỡ
 1: Khởi động ( Trẻ tập với vòng)
Cho trẻ đi chạy thành đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và về bốn hàng ngang.
+Trọng động:
* BTPTC:
- Tay: 2 Tay đưa lên cao, hạ xuống (2Lx4n)
- Chân : 2 đưa song song về phía trước kết hợp nhún chân (4Lx4n)
- Bụng : Gập người về phía trước (2L x 4N)
- Bật nhảy: 2 tay song song , dơ cao kết hợp bật tách chụm chân tại chỗ (2L x 4N.)
- Trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m.
*VĐCB: : Bật vào3 vòng liên tiếp
- Lần 1. Cô làm mẫu không phân tích động tác
- Lần 2 : Cô làm mẫu phân tích động tác: khi có hiệu lệnh “ Chuẩn bị” 2 tay cô trống hông, mắt nhìn vào vòng, gối hơi khụy, khi có hiệu lệnh “ Bật” cô bật liên tiếp vào 3 vòng chú ý sao cho chân không chạm vòng.
*Trẻ thực hiện;
- Gọi 2 trẻ lên tập, cả lớp quan sát, nhận xét.
( Nếu trẻ thưa thực hiện được vận động thì cô hướng dẫn lại )
- Lần 1: Lần lượt 2 trẻ thực hiện ( Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ)
- Lần 2 : Cho nhóm trẻ thực hiện với tốc độ nhanh hơn
- lần 3: Cho bật theo khả năng.
- Hỏi trẻ tên vận động.
* T/C: Tung và bắt bóng
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3. Hồi tĩnh: 
- Đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Âm nhạc:
NDTT: Dạy vđ minh họa bài 
“ nắng sớm” của NS Hàn Ngọc Bích NDKH: Nghe hát : 
“Cho tôi đi làm mưa với” NS Hoàng Hà
 TCÂN: Tai ai tinh 
Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát tên tác giả bài hát “ Nắng sớm” Của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, biết tên bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” của nhạc sĩ Hoàng Hà
- Trẻ biết cách vđ minh hoạ theo lời bài hát: “Nắng sớm”
Biết cách chơi trò chơi
Kỹ năng:
- Hát thuộc, hát rõ lời và biết vận động minh họa theo lời bài hát
 - Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe cô và bạn hát.
Trả lời một số câu hỏi to, rõ ràng.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
Thái độ:
- Biết chú ý lắng nghe cô và bạn hát
Hứng thú tham gia biểu diễn cùng cô
* Địa điểm: Phòng chức năng.
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục biểu diễn.
- Đàn, đài có các bài hát “Nắng sớm”, “Cho tôi đi làm mưa với”, nhạc hiệu chương trình Đồ rê mí, âm thanh của mưa, nhạc trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng cho trẻ.
- Mũ những đám mây, nơ hoa ( đủ cho mỗi trẻ).
- Ghế cho trẻ ngồi.
 1: Ôn định tổ chức
- Cô và trẻ nhún nhảy theo nhạc hiệu chương trình “Đồ rê mi”
- Chào mừng các bé đến với chương trình sân chơi “đồ rê mi” ngày hôm nay
- Về dự chương trình sân chơi “đồ rê mi” ngày hôm nay còn có rất nhiều các cô nữa đấy, chúng mình khoanh tay chào các cô nào!
- Và không thể thiếu được là sự có mặt của 3 đội ( xin được giới thiệu đội mây xanh..đội mây vàng, và đội mây trắng) 
(Mở nhạc) 
 2: Hoạt động trọng tâm
 Dạy trẻ vận động : vđ minh họa bài “ Nắng sớm” sáng tác: “Hàn Ngọc Bích”
- Mở đầu chương trình sân chơi đồ rê mí hôm nay xin mời cả 3 đội lắng nghe giai điệu của một bài hát rất là quen thuộc( Cô mở giai điệu bài hát Nắng sớm) các đội lắng nghe xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé
- Các con vừa được ghe giai điệu của bài hát nào? Ai sáng tác?
- Cô và các con cùng hát bài hát này nhé ( Cả lớp hát cùng cô 2 lần)
- Để bài hát hay hơn và sinh động hơn thì chúng ta sẽ làm gì?
- Ngoài cách vận động vỗ tay theo nhịp, theo phách bài hát cô còn có một cách vận động khác nữa đấy, đó là cô sẽ vđ minh họa theo lời bài hát
- Cô vđ cho trẻ quan sát lần 1( Kết hợp nhạc)
- Cô vừa biểu diễn vđ minh họa theo lời bài hát rồi, chúng mình xem cô vđ lại nhé.
- Lần 2 cô vđ chậm (không nhạc)
- Lần 3 cô vđ kết hợp nhạc
- Cô thấy bạn nào cũng đang muốn được biểu diễn đấy
- Cô mời cả lớp đứng tại chỗ vđ cùng cô lần 1( không nhạc)
+ Lần 2: Đội hình vòng tròn( Kết hợp nhạc) 
- Cô mời luân phiên 3 đôị ( Kết hợp nhạc) ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nhận xét kết quả thi đua giữa các đội.	
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát hay vđ đẹp, cô sẽ tổ chức thi đua vđ giữa các nhóm bạn nam bạn nữ để xem nhóm nào nào vđ đẹp hơn các con có đồng ý không?
- Cô nhận xét giữa 2 nhóm.
- Mời cá nhân trẻ lên hát, vđ ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Hỏi trẻ: : Các con vừa vận động theo lời bài hát gì?
+ Bài hát "Nắng sớm” do ai sáng tác?
* Giáo dục trẻ : Vào mỗi buổi sáng khi các con thức dậy, thì các con nên mở tất cả các cửa sổ để mặt trời chiếu vào trong phòng và các con nên tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, để cho sương chắc khỏe, để có cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
- Hôm nay cô thấy bạn nào cúng vđ rất đẹp, cô có một món quà bất ngờ và thú vị muốn tặng cho chúng mình đấy, chúng mình lắng nghe xem có tiếng gì ấy nhỉ?
- Cô mở âm thanh của nước.
- Tiếng gì đấy các con? À tiếng gió, tiếng mưa, mưa cho cây cối xanh tốt, mưa cho hoa lá đầy cành, mưa giúp ích cho mọi người và đó cũng là nội dung của bài hát “ Mưa rơi” dân ca xá mà cô Loan sẽ hát tặng chúng mình đấy
* Nghe hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” của nhạc sĩ Hoàng Hà
- Cô hát lần 1 kết hợp nhạc
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Ai sáng tác?
- Cô hát lần 2: Làm động tác minh hoạ
Hôm nay cô thấy bạn nào cũng rất là sôi nổi, cô thưởng chúng mình một trò chơi nữa đấy.
* Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Cách chơi: Các con hãy tạo ra những âm thanh từ đôi bàn tay, khi nghe tiếng nhạc to thì chúng mình tạo ra âm thanh to, khi nghe thấy tiếng nhạc nhỏ thì chúng mình tạo ra âm thanh nhỏ
- Các con đã sắn sàng chưa?Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc: 
Trò chơi “ Tai ai tinh” đã kết thúc chương trình sân chơi “Đồ rê mi” Ngày hôm nay
- Cho trẻ chào khách.
- Cho trẻ đứng tại chỗ
- Mở nhạc hiệu
Nhận xét trẻ cuối ngày...
 Thứ 6 ngày 17 tháng 04 năm 1015
LQVT
Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 thành 2 nhóm
1. Kiến thức: 
- Hiểu cách tách một nhóm thành 2 nhóm.
- Trẻ nhận biết được nhóm có số lượng mới là 2,2 hoặc 1,3
2. Kỹ năng
 Trẻ đếm thành thạo từ 1 đến 4
- Nhận biết nhóm có số lượng là 1,2,3.
- Xếp từ trái sang phải 
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô và nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u.
* Đồ dùng của cô:
- Đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ đề
“ Mây và gió, Trời nắng, trời mưa”
- Rổ đồ dùng của cô có
- 2 đám mây xanh
- 2 đám mây vàng
- 1 ngôi sao xanh
- 3 ngôi sao vàng
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.
- Một số bài tập cho trẻ chơi trò chơi
- 2 con đường hẹp 
1: ổn định tổ chức
Cô cùng trẻ hát bài “Mây và gió” Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt trể vào bài.
2 : Nội dung: Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 thành 2 nhóm 
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
 - Hỏi trẻ: Trong rổi của các con có gì? ( Những đám mây và các ngôi sao)
- Các con xếp tất cả những đám mây có trong rổ ra nào( Cô làm mẫu)
Chúng mình đã xếp được giống cô chưa? Bây giờ chúng mình đếm cùng cô xem chúng mình đã xếp được tất cả là bao nhiêu đám mây nào?
Cô cho trẻ đếm cùng cô 3 lần( 1,2,3,4)
Giờ cô đố các con chọn tất cả những đám mây có màu xanh xếp riêng thành một nhóm và những đám mây màu vàng xếp thành một nhóm nào.
Các con đã xếp được giống cô chưa?
Các con đếm xem mỗi bạn xếp được mấy đám mây màu xanh( 2 đám mây), mấy đám mây màu vàng( 2 đám). Cho trẻ đếm 2,3 lần
 Cho trẻ nhận xét số lượng của 2 nhóm mới
 Trong rổ còn có gì nữa (ngôi sao)
Các con xếp tất cả các ngôi sao ra nào
 Cho trẻ đếm số ngôi sao ( 1,2,3,4)
 Tương tự cô cho trẻ xếp riêng 2 nhóm ngôi sao màu xanh và màu vàng ( nhóm 1 ngôi sao xanh và nhóm có 2 ngôi sao vàng)
Cho trẻ đếm và nhận xét nhóm mới tạo thành
* Ôn luyện củng cố:
T/C 1: Thử trí thông minh
 .Các con lại đây với cô và nghe cô hướng dẫn nào. Ở trò chơi này chúng mình phải thật nhanh và thông minh, các con sẽ đi theo đường hẹp lên gắn mây, thời gian chơi là một bản nhạc, kết thúc bản nhạc dội nào gắn được nhiều mây hơn là đội đó chiến thắng
Cô chia lớp thành 3 đội chơi và tổ chức cho trẻ chơi
T/C 2: nhanh tay nhanh mắt:
Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi về bàn và hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập( Khoanh tròn và tô màu vào nhóm có số lượng là 1,2,3)
3. Kết thúc:
- Gọi trẻ lại với cô
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
.
Nhận xét trẻ cuối ngày:.
..
..
..

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_nuoc_va_cac_mua_tuan_Bon_mua_be_yeu.doc
Giáo án liên quan