Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Vui cùng trăng cuội
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
I. Đón trẻ:
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết Trung Thu
- Cô hướng trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
II. Thể dục buổi sáng:
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục.
III. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng
- Trẻ biết sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn
- Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ, so sánh.
- Rèn luyện trẻ nói trọn câu rõ ràng mạch lạc chính xác.
- Rèn kỹ năng giao tiếp trong khi chơi
- Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II Chủ đề nhánh: VUI CÙNG TRĂNG CUỘI Thời gian thực hiện :Từ ngày 8/9/2014 đến ngày 12/9/2014 Thứ Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Giáo viên đón trẻ vào lớp trò chuyện, Trò chuyện với trẻ về tết trung thu, trò chơi, thời tiết, cây cối, màu sắc trong đêm trung thu - Cho trẻ chơi múa lân. - Tập thể dục với bài hát “Rước đèn dưới trăng” Hoạt động học KPKH Trò chuyện về ngày tết trung thu HĐTH Tô màu đêm trung thu LQVT So sánh độ lớn của hai đối tượng LQVH-TDGH -Thơ: Trăng sáng - Ném xa bằng 1 tay GDAN Rước đèn dưới trăng Chơi,hoạt động ở các góc - Phân vai: Gia đình – Cửa hàng bán đồ chơi phục vụ trong ngày tết Trung Thu – Múa lân. - Xây dựng: Trường Mầm non của bé: Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi (gạch, cây xanh, hoa, cầu trượt, xích đu), các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm. - Học tập: Ghép tranh trung thu, gắn đồ dùng phục vụ tết trung thu, nối đồ dùng tương ứng về kích thước. chơi trên máy kidsmart, - Nghệ thuật: Tô, vẽ về đêm trung thu: Trẻ biết sử dụng vật liệu để tạo nên sản phẩm đẹp, bố cục cân đối. - Thư viện : Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu Chơi ngoài trời - Quan sát thời tiết; Làm quen một số vận động bài hát, nhặt lá vàng, quả khô tạo ra sản phẩm để trưng bày ở góc tạo hình - Chơi vận động: “ Chơi múa lân”, “Ai nhanh nhất”, “ Kéo co” - Chơi theo ý thích: Chơi các đồ chơi trên sân trường. Ăn, ngủ - Rèn kỹ năng rửa tay dúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Kê sạp, chiếu cho trẻ ngủ. Chơi, hoạt động theo ý thích - Tô, vẽ về đêm trung thu. - Trẻ nhún nhảy theo giai điệu bài hát: “ Rước đèn dưới trăng”, “Chiếc đèn ông sao” - Nối đồ dùng theo kích thước tương ứng Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi. - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ; Ra về KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai, ngày 8 tháng 9 năm 2014 I. Đón trẻ: - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường mầm non. - Cô hướng dẫn trẻ vị trí sắp xếp đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về tết trung thu, trò chơi, thời tiết, cây cối, màu sắc trong đêm trung thu II. Thể dục buổi sáng: - Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục. III. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được ngày rằm tháng 8 Âm lịch là ngày Tết Trung Thu . Biết được các hoạt động trong ngày Tết Trung Thu - Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và biết tham gia các hoạt động ngoài trời. - Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi. 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng trò chuyện cho trẻ, trẻ tự tin khi giao tiếp với cô giáo và các bạn. - Phát triển vốn từ cho trẻ. - Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi. - Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. 3. Giáo dục: - Giáo dục các cháu biết yêu thích vẽ đẹp của thiên nhiên trong đêm trung thu. IV. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Hình ảnh về đêm Trung Thu và các hoạt động trong đêm trung thu. - Các bài hát, bài thơ về tết trung thu: Rước đèn dưới trăng, trăng sáng - Khối gỗ, hoa, cây xanh cầu trượt, xích đu cho trẻ chơi hoạt động góc. V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động học: KPKH Đề tài:TRÒ CHUYỆN NGÀY TẾT TRUNG THU a) Hoạt động mở đầu: - Tổ chức cho cháu chơi các trò chơi dân gian: rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ. - Mở nhạc bài “Chiếc đèn ông sao” tập trung trẻ. - Các con vừa nghe bài hát gì? Cô và trẻ cùng nhau thảo luận. - Giới thiệu cho trẻ biết về đêm trung thu. b) Hoạt động trọng tâm: - Cho trẻ xem tranh - Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày Tết Trung Thu . Ngày Tết Trung Thu là ngày mấy ? - C/c được tham gia những hoạt động nào ? - Cho trẻ nêu lên ý tưởng của trẻ . - Con có cảm nhận gì khi tết trung thu đến? - Tết trung thu có nhiều hoạt động như múa lân, rước đèn, múa hát dưới trăng. - Ngày tết trung thu có rất nhiều loại lân (Cô cho trẻ quan sát trên màn hình) - Còn đây cc nhìn xem cô có gì? - CC hãy kể cho cô nghe mọt số loại đèn. - Ngoài những hoạt động vui chơi diễn ra trong ngày tết trung thu các bạn nhỏ được phá cổ linh đình.Trong ngày này cc được gì nữa? - Món ăn đặc trưng ngày tết trung thu là gì? - Đúng rồi.Có bánh trung thu, tết trung thu các bạn nhỏ được tặng quà tặng bánh tham gia các hoạt động diễn ra trong ngày. Vì vậy cc phải biết tôn trọng và yêu quý ngày tết của mình - Đọc bài thơ của Bác Hồ : Trung Thu trăng sáng như gương , Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng . - Cho trẻ biết khi Bác Hồ còn sống vào dịp Tết Trung thu Bác thường viết thư thăm hỏi và gởi quà cho các cháu thiếu niên nhi đồng .Vậy c/c phải học ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ * Trò chơi : Đối mặt - Cách chơi : cô đặt câu hỏi trẻ nghe và trả lời * Trò chơi : Tay ai khéo - Cách chơi : Hôm nay cô muốn lớp mình tham gia thi làm những chiếc lồng đèn thật xinh để chuẩn bị tham gia vào hội rước đèn. - Cô chia trẻ làm 4 đội cho trẻ dán lồng đèn - Cô nhận xét tuyên dương. c) Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ : ‘‘Trăng sáng’’ 2. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi phục vụ trong ngày tết Trung Thu – Múa lân. - Góc xây dựng: xây trường mầm non. - Học tập: Ghép tranh trung thu, gắn đồ dùng phục vụ tết trung thu, nối đồ dùng tương ứng về kích thước. chơi trên máy kidsmart, - Nghệ thuật: Tô, vẽ về đêm trung thu: Trẻ biết sử dụng vật liệu để tạo nên sản phẩm đẹp, bố cục cân đối. 3. Hoạt động ngoài trời: - Trò chuyện về tết Trung Thu - Chơi các trò chơi : “Múa Lân” “rồng rắn lên mây” “kéo cưa lừa xẻ” - Chơi theo ý thích. 4. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ. Chơi ở các góc. - Vệ sinh, ăn quà xế. - Nêu gương cuối ngày. 5. Trả trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. 6. Đánh giá cuối ngày: . . ................................. . .. *********************************************** KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba, ngày 9 tháng 9 năm 2014 I. Đón trẻ: - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường . - Cô hướng dẫn trẻ vị trí sắp xếp đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về tết trung thu, trò chơi, thời tiết, cây cối, màu sắc trong đêm trung thu II. Thể dục buổi sáng: - Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục. III. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết một số đồ chơi trong ngày tết trung thu. - Trẻ biết chọn màu tô theo tranh. - Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và tham gia các hoạt động ngoài trời. - Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi. 2. Kĩ năng: - Luyện kĩ năng tô màu,cách sử dụng màu,cách cầm bút và tư thế ngồi. - Phát triển sự khéo léo của đôi tay - Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi. - Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. 3. Giáo dục: - Giáo dục các cháu biết yêu ngày tết trung thu và trong ngày tết trung thu không chơi những trò chơi nguy hiểm. - Khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm đẹp IV. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Tranh đêm trung thu cho trẻ tô. - Một số hình ảnh đêm trung thu - Bút chì,màu tô - Khối gỗ, hoa, cây xanh cầu trượt, xích đu cho trẻ chơi hoạt động góc. V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động học: HĐTH Đề tài: TÔ MÀU TRANH ĐÊM TRUNG THU a) Hoạt động mở đầu: -Tổ chức cho cháu chơi các trò chơi “múa lân” -Ngày tết trung thu c/c được chơi những trò chơi gì? -Cho cháu quan sát một số hình ảnh về đêm trung thu. b) Hoạt động trọng tâm: - Vào đêm trung thu nhìn lên bầu trời c/c thấy gì? - C/c thấy ánh trăng vào ngày tết trung thu có gì khác so với những ngày khác? - Cô nói: đêm trung thu ánh trăng rất tròn và đẹp vào đêm trung thu các bạn rủ nhau chơi múa lân, lồng đèn và một số trò chơi dân gian nưa đấy c/c. - Cô cho trẻ xem tranh.C/c xem cô có bức tranh gì? - C/c có thích có những bức tranh đẹp về đêm trung thu giống của cô không nào! - Tổ chức cho cháu thực hiện. - Cho trẻ nhận xét bài của các bạn,cô nhận xét tuyên dương. c) Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ : ‘‘Trăng sáng’’ 2. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi phục vụ trong ngày tết Trung Thu – Múa lân. - Góc xây dựng: xây trường mầm non. - Nghệ thuật: Tô, vẽ về đêm trung thu: Trẻ biết sử dụng vật liệu để tạo nên sản phẩm đẹp, bố cục cân đối. 3. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát thời tiết. - Chơi các trò chơi : “Múa Lân” “rồng rắn lên mây” “kéo cưa lừa xẻ” - Chơi theo ý thích. 4. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ. Chơi ở các góc. - Vệ sinh, ăn quà xế. - Nêu gương cuối ngày. 5. Trả trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. 6. Đánh giá cuối ngày: . . ................................. . .. *********************************************** KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 10 tháng 9 năm 2014 I. Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về ngày tết Trung Thu - Cô hướng trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp. II. Thể dục buổi sáng: - Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục. III. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được sự khác nhau rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng - Trẻ biết sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn - Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và tham gia các hoạt động ngoài trời. - Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi. 2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng ghi nhớ, so sánh. - Rèn luyện trẻ nói trọn câu rõ ràng mạch lạc chính xác. - Rèn kỹ năng giao tiếp trong khi chơi - Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ tính kiên trì, mạnh dạn tự tin. - Giáo dục các cháu có ý thức trong học tập. - Có ý thức bảo quản giữ gìn đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. IV. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Hai hộp nhỏ màu xanh, một hộp to màu đỏ - Một lồng đèn xanh to , lồng đèn đỏ nhỏ. - Một hộp bánh to,một hộp bánh nhỏ. V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động học: LQVT Đề tài: SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG a) Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ hát bài : “Rước đèn dưới trăng” b) Hoạt động trọng tâm: - Ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày gì các con?Vào ngày tết trung thu chị hằng và chú cuội sẽ tặng đồ chơi và bánh trung thu .Bây giờ cô muốn các con làm chú cuội và chị Hằng đem đồ chơi và bánh trung thu đi tặng cho các bạn nhỏ. - Chị Hằng và chú cuội cùng chuẩn bị quà nào. - Các con cùng đặt rổ đồ chơi ra trước, xem trong rổ của con có gì nào? - Chúng mình cùng lấy hai hộp màu xanh ra để gói quà nào. - Chúng mình lấy lồng đèn xanh cho vào hộp nào ! Có cho vừa không? - Bây giờ các con hãy cho lồng đèn đỏ cho vào hộp xanh còn lại cho cô nào! Cho có vừa không? - Tại sao lồng đèn đỏ lại cho vừa vào hộp mà lồng đèn xanh lại không cho vừa hộp màu xanh. - Vì lồng đèn xanh to hơn còn lồng đèn đỏ nhỏ hơn nên lồng đèn đỏ cho vừa vào hộp còn lồng đèn xanh thì không cho vừa. - Bây giờ chúng mình thử lấy chiếc hộp màu đỏ cho lồng đèn xanh vào xem có vừa không ? - Tại sao lồng đèn xanh cho vào hộp xanh không vừa mà cho vào hộp đỏ lại vừa ? - Vì hộp màu đỏ to hơn hộp màu xanh, hộp màu xanh nhỏ hơn hộp màu đỏ nên lồng đèn xanh không cho vừa vào hộp màu xanh mà cho vừa vào hộp màu đỏ. - Bây giờ các con chồng hai hộp lên nhau xem điều gì xảy ra nhé? - Chồng hộp màu đỏ lên hộp màu xanh: Hộp màu đỏ có cho vừa vào hộp màu xanh không? Tại sao ? - Chồng hộp màu xanh lên hộp màu đỏ . Hộp màu xanh có cho vừa vào hộp màu đỏ không ?Tại sao? - Hộp màu xanh cho vừa vào hộp màu đỏ vì hộp màu xanh nhỏ hơn hộp màu đỏ, còn hộp màu đỏ không cho vừa hộp màu xanh vì hộp màu đỏ to hơn hộp màu xanh. * TC1: Chơi trên máy tính - Cách chơi:Cho trẻ lên nháy chuột chọn lồng đèn to cho bạn trai và lồng đèn nhỏ cho bạn gái. * TC2: Tìm bánh - Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn bánh to ,bánh nhỏ . Cả lớp vừa đi vừa hát bài hát “Rước đèn dưới trăng” khi có hiệu lệnh “Tìm bánh tìm bánh ” thì bạn trai sẽ tìm lấy bánh to và bạn gái sẽ tìm lấy bánh nhỏ. c) Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Ánh trăng hòa bình” 2. Hoạt động góc: - Phân vai : Gia đình –Múa Lân - Xây dựng : Trường mầm non . - Học tập : Nối đồ dùng tương ứng về kích thước. 3. Hoạt động ngoài trời: - Tập cho trẻ bài thơ “ Trăng sáng” - Trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Chơi tự do 4. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ. Chơi ở các góc. - Vệ sinh, ăn quà xế. - Nêu gương cuối ngày. 5. Trả trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. 6. Đánh giá cuối ngày: . . ................................. . .. ****************************************** KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm, ngày 11 tháng 9 năm 2014 I. Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về thời tiết bầu trời ,các hoạt động trong ngày tết trung thu. - Cô hướng trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp. II. Thể dục buổi sáng: - Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục. III. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ ném xa bằng 1 tay đúng kỹ thuật. - Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện phát triển cơ thể khỏe mạnh. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, thể hiện được tình cảm và điệu bộ của mình khi đọc thơ và đàm thoại. - Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và biết tham gia các hoạt động ngoài trời. - Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi. 2. Kĩ năng: - Đọc thơ rõ ràng mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn luyện trẻ nói trọn câu rõ ràng mạch lạc chính xác. - Thể hiện tính nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện, Phối hợp tay chân nhịp nhàng. - Biết liên kết các góc chơi. Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi. - Rèn kỹ năng giao tiếp trong khi chơi 3. Giáo dục: - Biết thương yêu đoàn kết giúp đỡ bạn. - Giáo dục trẻ kỷ luật tốt, biết giữ gìn cơ thể sạch đẹp. - Có ý thức bảo quản giữ gìn đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. IV. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Hình ảnh bài thơ : “Trăng sáng”. - Sân tập bằng phẳng, túi cát. - Đồ chơi ở các góc. - Khối gỗ, hoa, cây xanh cầu trượt, xích đi cho trẻ chơi hoạt động góc. V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động học: LQVH-TDGH Đề tài: TRĂNG SÁNG – NÉM XA BẰNG 1 TAY HOẠT ĐỘNG 1: THƠ “TRĂNG SÁNG” a) Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ hát “ Ánh trăng hòa bình”. Vào đêm trung thu thì bầu trời rất nhiều sao còn ánh trăng thì sáng rất đẹp.Chính vì thế nhà thơ trần Đăng Khoa khi còn rất nhỏ đã sáng bài thơ “ Trăng sáng” Hôm nay cô dạy các con học. b) Hoạt động trọng tâm: - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1 - Cô đọc lần 2 trích dẫn cho trẻ xem tranh. + Hai câu đầu: Miêu tả trăng rọi xuống sân rất sáng. + Bốn câu tiếp : Tác giả ví trăng tròn như cái đĩa, trăng khuyết giống con thuyền trôi. + Hai câu cuối : Trăng rất gần với chúng ta ,dù ở bất cứ đâu trăng cũng đi theo chúng ta . *Giảng từ khó: Lơ lửng: Nói trăng ở trên không gian, mắt nhìn lên thấy giống cái đĩa nhưng không rơi ở lưng chừng trên trời. - Cô đọc lần 3. Giảng nội dung: Bài thơ "Trăng sáng" miêu tả cảnh đẹp của ánh trăng soi xuống sân nhà của bạn nhỏ, trăng tròn ví như cái đĩa thật đáng yêu. *Đàm thoại: - Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? Tác giả - Sân nhà của bé như thế nào? Trăng tròn như cái gì ? Những hôm nào trăng khuyết thì giống như cái gì? - Em đi thì trăng như thế nào? *Trò chơi :Dán ảnh thay từ - Cách chơi: Hai đội cùng đọc từng câu thơ, đọc đến từ tượng hình: Nhà, trăng, đĩa, thuyền, trăng . Mỗi đội tự chọn hình ảnh dán vào chỗ trống thay cho từ vừa đọc. Đến khi trò chơi kết thúc cô kiểm tra đội nào đọc hay, dán đúng hơn đội - Chơi xong khen đội thắng. c) Kết thúc: Tổ chức cho trẻ hát bài “Trăng sáng” HOẠT ĐỘNG 2: NÉM XA BẰNG 1 TAY a) Khởi động: - Cô ổn định, tập họp lớp. - Hướng dẩn trẻ đi các kiểu, đi kiểng chân theo nhạc. b)Trọng động: * BTPTC: - Tập các động tác theo bài hát “ Rước đèn dưới trăng” - Động tác hổ trợ : tay vai * VĐCB: - Giới thiệu bài dạy : Ném xa bằng 1 tay. - Cô làm mẫu kết hợp phân tích cho trẻ. - TTCB: Đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát tay cầm túi cát cùng phia với chân sau khi có hiệu lệnh ném đưa tay từ trước xuống dưới ra sau lên cao rồi ném đi xa. - Cô thực hiện 2 lần. - Mời cháu xung phong lên tập thử. - Cho các cháu ném theo nhóm. - Thi đua giữa các nhóm - Chọn nhóm ném đúng lên thực hiện lại. * Trò chơi:Tìm bạn c) Hồi tĩnh: Cho các cháu đi nhẹ nhàng hít thở. 2. Hoạt động góc: - Phân vai : Gia đình – cửa hàng bán đò chơi phục vụ ngày tết trung thu. - Xây dựng : Trường mầm non . - Nghệ thuật : Tô màu theo tranh. - Thư viện : Xem tranh về ngày tết trung thu 3. Hoạt động ngoài trời: - Tập cho trẻ bài hát “ Rước đèn dưới trăng” - Chơi cướp cờ - Chơi tự do 4. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ. Chơi ở các góc. - Vệ sinh, ăn quà xế. - Nêu gương cuối ngày. 5. Trả trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. 6. Đánh giá cuối ngày: . . ................................. . .. ****************************************** KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu, ngày 12 tháng 9 năm 2014 I. Đón trẻ: - Cô hướng dẫn trẻ vị trí sắp xếp đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu. II. Thể dục buổi sáng: - Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật theo nhạc nền thể dục. III. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài : Rước đèn dưới trăng và hiểu nội dung bài hát, tham gia vận động theo nhạc. - Trẻ biết tham gia chơi ở các góc và biết tham gia các hoạt động ngoài trời. - Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc chơi. 2. Kĩ năng: - Thể hiện tình cảm vui tươi qua bài hát và tính nhanh nhẹn trong khi chơi. - Phát triển vốn từ cho trẻ. - Biết hoán đổi vai chơi trong quá trình chơi. - Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. 3. Giáo dục: - Trẻ biết yêu thiên nhiên. IV. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Dụng cụ âm nhạc, nhạc không lời bài hát rước đèn dưới trăng. - Xắc xô, phách tre. - Khối gỗ, hoa, cây xanh cầu trượt, xích đi cho trẻ chơi hoạt động góc. V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động học: GDAN Đề tài: RƯỚC ĐÈN DƯỚI TRĂNG Hoạt động trọng tâm: Dạy hát Trò chơi: Đoán tên bạn nào hát a) Hoạt động mở đầu: - Lớp đọc thơ trăng sáng. - Cho trẻ xem một số hình ảnh về đêm trung thu. - Đêm trung thu rất đẹp với ánh trăng tròn lung linh trên cao và thật nhộn nhịp với các chú lân nhảy múa trong đêm trung thu.Và hôm nay cô sẽ dạy cho c/c bài hát “rước đèn dưới trăng” b) Hoạt động trọng tâm: - Cô hát cháu nghe 1 lần Tóm tắt nội dung : Khi mặt trời vừa lên các chú chim hót véo von, lúc đó bé vừa ngủ dậy rửa mặt đánh răng, sau đó ăn sáng và theo mẹ đến trường. Vì vậy cô muốn các bạn trong lớp ai cũng phải làm như vậy trước khi đến lớp. - Cô hát lại bài hát trẻ nghe - Cả lớp cùng cô hát vài lần - Nam hát, nữ hát, nhóm hát, cá nhân hát. - Cho trẻ hát kết hợp minh họa theo bài hát hoặc vố tay theo nhịp. *Trò chơi 1: Ai nhanh nhất -Cách chơi : Trẻ lắng nghe bài hát và đoán tên đó là bài hát gì ?Đoán đúng trẻ ở đội đó phải hát lại bài hát đó. c) Kết thúc: Cho trẻ hát lại bài : rước đèn dưới trăng 2. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình-múa Lân - Góc xây dựng: xây trường mầm non. - Góc học tập: Ghép tranh trung thu, gắn đồ dùng phục vụ tết trung - Góc nghệ thuật: tô màu đêm trung thu. 3. Hoạt động ngoài trời: - Vui múa hát về tết trung thu. - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do 4. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ. Trò chơi: Mua lân - Chơi trên máy kidsmart, tô màu theo tranh. - Vệ sinh, ăn quà xế. - Nêu gương cuối ngày. 5. Trả trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. 6. Đánh giá cuối ngày: . . ................................. . .. ***********************************************
File đính kèm:
- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II mam non.doc