Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Nước

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Đề tài:NƯỚC VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.

1.Yêu cầu

- Trẻ biết vai trò của nước đối với đời sống con người qua 1 số hình ảnh

- Bảo vệ môi trường nước, không làm ô nhiễm, uống nước nhiều để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

2.Chuẩn bị

- Tranh về nguồn nước

- Tranh sinh hoạt với nước

- Giấy màu, keo, kéo.

3.Tiến hành

** HĐ 1: Các nguồn nước

- Bài hát nói về gì?

- Mưa tạo gì cho chúng ta?

- Cho trẻ kể tên các nguồn nước mà trẻ biết

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 -7 phút để trẻ tự kể về các con vật nuôi trong gia đình của mình.
- Cô gợi ý trẻ tự kể, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng.
- Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô.
- Biết được đặc điểm, hình dáng, ích lợi của từng đối tượng quan sát.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, vật thật, trò chơi, cho đối tượng quan sát phù hợp với từng chủ đề.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
III. HƯỚNG DẪN
1. Quan sát có mục đích:
- Nêu đặc điểm, cấu tạo, màu sắc.
- Biết ích lợi của nó.
2. Trò chơi vận động: 
* Ô tô và chim sẽ
*Thổi bắt bóng
* Mèo và chim sẽ..
KẾ HOẠCH TUẦN
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN ĐIỂM DANH
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tính chất của nước.
- Trò chuyện về lợi ích của nước trong đời sống con người.
- Thái độ của trẻ đối với việc tiết kiệm và giữ gìn nước sạch.
THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ tập với nhạc theo chủ đề .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát nước biển
-TCVĐ: cá sấu lên bờ
- Quan sát nước mưa
- TCVĐ: Thổi bóng
- Quan sát nước sông, hồ
-TCVĐ: cá sấu lên bờ
- Quan sát nước tinh khiết
TCVĐ: Thổi bóng
- Quan sát thời tiết
-TCVĐ: Thuyền về bến
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
- Bật qua suối cách 45 cm
PTNT
- Nước với đời sống con người
PTTM
- Vẽ mưa
PTTM
-Hát và vận cho tôi đi làm mưa với
PTNT
- So sánh dung tích của 3 đối tượng
 PTNN
- Giọt nước tí xúi
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc Phân vai: - Gia đình – bán hàng 
- Góc Xây Dựng: - Xây ao cá, hồ bơi
- Góc Nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
- Góc học tập-sách: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về cáchiện tượng tự nhiên,làm thí nghiệm về nước.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, đong nước, lau lá.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn một số tính chất của nước
- Chơi TCDG: kéo cưa lừa xẻ
-GD trẻ biết tiết kiệm nước
- Trò chuyện về những sản phẩm của bé..
- TCDG: nu na nu nống
- GD trẻ biết bảo vệ môi trường nước.
- Ôn hát cho tôi đi làm mưa với.
-Chơi DG: Chi chi chành chành
- Gd trẻ rót nước đủ uống
- ôn phép đo.
- TCDG: oẳn tù tì.
- Trò chuyện về các loại nước.
- Hát:“Cả tuần đều ngoan”
- Nhận xét bé ngoan cuối tuần
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
- Gia đình- Bán hàng
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế, dụng cụ chai,ly,lon nước
- Một số đồ dùng gia đình.
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây ao cá , hồ bơi
- Trẻ biết cách xây ao cá , hồ bơi
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh, hàng rào, ....
- Gạch, các,đá, cá
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc nghệ thuật
- Hát, đọc thơ , vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
- Trẻ biết hát và đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
- Dụng cụ âm nhạc ,giấy ,màu 
- Gợi ý trẻ về một số bài hát về chủ đề, dạy trẻ cách cầm viết,cách tô màu
Góc học tập
- Nặn vẽ, xem tranh truyện về các hiện tượng tự nhiên,làm thí nghiệm về nước.
- Trẻ thích thú khi làm ra sản phẩm.
- Làm thí nghiệm theo yêu cầu của cô.
- Nước, tranh truyện , chai ...
- 
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác 
Thứ hai, ngày 23 tháng 04 năm 2013
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về hiện tượng trời mưa
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát nước biển
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ nước biển.
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng tự nhiên nước lên xuống, màu, mùi,...giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước sạch.
- Động viên và gợi ý để trẻ dùng từ chính xác, tròn ý.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “cá sấu lên bờ”.
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: BẬT QUA SUỐI 45 CM
1. YÊU CẦU
- Luyện các kỹ năng bật.
- Luyện kỹ năng định hướng và phản xạ nhanh.
- Qua vận động cơ bản giúp trẻ phát triển cơ chân .Rèn luyện sự chú ý có định hướng của trẻ.
- GD trẻ tham gia vận động nhanh nhẹn và tự tin, biết nhường nhịn bạn, có ý thức tập trung chú ý trong tập luyện.
2. CHUẨN BỊ
- Dây, đồ dùng làm suối cách 45 cm
- Máy nghe nhạc.
- Tranh lô tô các hiện tượng tự nhiên.
* Tích hợp: MTXQ, AN
3. HƯỚNG DẪN	
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiện
 - Cho trẻ xem trên máy vi tính các hiện tượng tự nhiên.
 - Hôm nay cô cùng các con đi dạo mát để hít thở không khí trong lành.
 - Cho trẻ đi thường, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh... (kết hợp nhạc không lời).
 Hoạt dộng 2: Thử tài bé yêu
* Bài tập phát triển chung
- Tay vai: Hai tay đan vào nhau , bàn tay ra trước úp lên ngực, lên cao, hạ xuống.
- Chân: Bước ra trước, khụy gối. 
- Bụng lườn: hai tay sang ngang, úp lên ngực, xoay người 2 bên.
- Bật: Bật tách chân , khép chân
* Động tác nhấn mạnh: động tác chân.
* VĐCB: “Bật qua suối 45 cm” 
- Hôm nay cô và sẽ cùng nhau đến thăm bạn .Nhưng muốn tới được nhà bạn An các con phải bật qua con suối 45cm
- Cô làm mẫu lần 1	
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích
- Cho trẻ lên thực hiện
- Cô theo dõi kỹ năng sửa cho trẻ.
- Cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng tập nhiều lần.
Các con đã đến được nhà bạn cô sẽ thưởng cc trò chơi nhé!
* TC: “Ai bật qua suối giỏi” 
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ . Cô chia lớp ra làm 2 đội các bạn lần lượt lên bật qua con suối đi đến lấy lá cờ trong thời gian một bài hát .Đội nào có nhiều lá cờ đội đó thắng cuộc
*TC : “Ai nhanh nhất”
- Trẻ chia thành 2 nhóm, lần lượt bật qua con suối sau đó lấy tranh lô tô các hiện tượng tự nhiên, đội nào bật nhanh và đem nhiều tranh về trước thì chiến thắng trong vòng một bài hát.
- Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ thi đua với nhau, cuối cùng cô nhận xét và nhắc lại kỹ năng.
* TCVĐ : Cá sấu lên bờ
- Cô giới thiệu cho trẻ cách chơi, cho trẻ chơi mẫu và cho cả lớp cùng chơi. Cô nhận xét sau khi cả lớp chơi
Hoạt động 3: Hồi Tỉnh
- Cho cả lớp đi vòng quanh con suối hít thở nhẹ nhàng.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài:NƯỚC VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
1.Yêu cầu
- Trẻ biết vai trò của nước đối với đời sống con người qua 1 số hình ảnh 
- Bảo vệ môi trường nước, không làm ô nhiễm, uống nước nhiều để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
2.Chuẩn bị
- Tranh về nguồn nước
- Tranh sinh hoạt với nước
- Giấy màu, keo, kéo.
3.Tiến hành
** HĐ 1: Các nguồn nước
Bài hát nói về gì?
Mưa tạo gì cho chúng ta? 
Cho trẻ kể tên các nguồn nước mà trẻ biết
** HĐ 2: Vai trò của nước
Tranh vẽ các sinh hoạt với nước 
 + Nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt của con người: nấu ăn, vệ sinh thân thể
Tranh bé tưới cây với nước:
 + Nước có vai trò quan trọng trong trồng trọt: có nước tưới cho cây trồng tốt tươi, cho hoa kết quả
Tranh bé đang uống nước:
	+ Nước có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, hàng ngày con người phải uống khoảng hơn 1 lít nước thì cơ thể mới đủ nước để khỏe mạnh. 
Giáo dục cháu uống nhiều nước, nhưng uống nước chín, không uống nước lã hay các loại nước bán rong có phẩm màu để bảo vệ sức khỏe.
Ở nhà Mẹ có thường nấu nước cho con uống không?
 **HĐ 3: Bé nhanh trí
Cô có tranh phát cho 3 đội, cùng nhau thảo luận và gạch chéo vào ô nào có hành động sai.
Kết thúc: Cô nhận xét lại phần thi trẻ tham gia, khen ngợi, động viên trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây ao cá, hồ bơi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn một số tính chất của nước
- Nước cần thiết với con người như thế nào ?
- Nước có ở đâu ?
* Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*****************
Thứ ba, ngày 24 tháng 03 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của mưa đối với cây cối và con người.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động 1: quan sát nước mưa
- Cho trẻ quan sát trời đang mưa
- Đây là gì?? Nó xuất hiện khi nào? Vì sao có mưa? Nước mưa có lợi ích gì?
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ thổi bóng ”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tạo hình
Đề tài:VẼ MƯA
1. YÊU CẦU
- Cháu biết vẽ các nét xiên , nét thẳng ngắn từ trên xuống để tạo thành mưa .
- Rèn cho cháu sự khéo léo của đôi bàn tay, tính sáng tạo ..
- Dạy cháu nói trọn câu, rõ ràng.
- Giáo dục trẻ khi đi dưới mưa phải biết mặc áo mưa , che dù .
2. CHUẨN BỊ
- Giấy ,bút chì, bút màu.
- Tranh trời mưa, tranh mẫu vẽ mưa, Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
- Máy vi tính, các bài hát về nước
*Tích hợp: Môn Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
 Hoạt động 1: “Che dù ,đội nón”
- Cho trẻ chơi trò chơi “ trời nắng, trời mưa”
- Lớp mình vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói về hiện tượng gì ?
- Cho quan sát tranh trời mưa trên máy
- Khi tròi sắp mưa có những hiện tượng gì ?
- Khi đi dưới mưa cháu phải làm gì ?
- Giáo dục trẻ khi đi dưới mưa phải biết mặc áo mưa , che dù .Khi trời đang mưa không được ra ngoài chơi
- Cho trẻ quan sát và nhận xét mẫu.
 -Tranh 1: Cô có tranh gì đây?
 Con có nhận xét gì về bức tranh này, bố cục của nó ra sao?
 Mưa được vẽ bằng nét gì?
 Ngoài mưa ra trong bức tranh còn gì nữa?
 - Tương tự gợi ý đàm thoại cùng trẻ 2 bức tranh còn lại.
- Cho trẻ nêu ý định mình muốn vẽ gì?.
2. Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Nhắc trẻ cách ngồi, cầm bút và đặt vở, giở đến trang cầm vẽ và bố cục tranh. 
- Khuyến khích trẻ sáng tạo và sử dụng màu tô cho đẹp.
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ về bố cục, sự cân đối giữa các chi tiết trong bức tranh.
- Cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát về nước.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Tranh bạn tranh tôi
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
- Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
* Nhận xét tiết học. 
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây ao cá, hồ bơi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
 - Góc học tập-sách: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về cáchiện tượng tự nhiên,làm thí nghiệm về nước.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn một số tính chất của nước
- Nước cần thiết với con người như thế nào ?
- Nước có ở đâu ?
* Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
FJF
Thứ tư, ngày 25 tháng 03 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về hiện tượng trời mưa
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: quan sát nước sông, hồ
- Cho trẻ quan sát tranh nước sông, nước hồ.
- Đây là gì? Nước sông và nước hồ có giống nhau không?
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “cá sấu lên bờ ’’.
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Hát và vận động:
 CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI
1. YÊU CẦU
- Cháu thuộc bài hát ,biết thể hiện giọng điệu vui tươi của bài hát và vận động theo bài.
- Cháu biết biết chú ý nghe cô hát ,biết tham gia chơi trò chơi.
- Qua bài hát cháu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và ích lợi của nước đối với con người ,cây cỏ. Giáo dục cháu bảo vệ nguồn nước.
2. CHUẨN BỊ
 - Phách, xắc xô, dụng cụ cho trẻ biếu diễn.
 - Mũ, nơ, máy vi tính.
 - Trò chơi âm nhạc.
3. HƯỚNG DẪN
Hoạt động 1: Bé xem hình ảnh
- Cho trẻ xem hình ảnh mưa trên máy vi tính.
- Các con vừa xem gì? Nếu không có mưa thì sẽ như thế nào? Mưa xuống cho ta ích lợi gì? - Cháu có thích được làm mưa giúp cho đời không? Chúng ta cùng đi làm mưa nhé!
- Hôm nay cô cháu mình cùng làm mưa qua bài hát cho tôi đi làm mưa với.
* Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” 
- Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu tác giả.
- Cô hát cho cháu nghe lần 2, giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô dạy cho lớp hát từng câu 2 lần.
- Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần. cô sửa sai.
- Cô cho nhóm hát cùng cô 3 lần.
- Cho cá nhân hát ( 3,4 cháu).
* TC: Cùng làm ca sĩ
- Hôm nay lớp mình cùng tổ chức buổi văn nghệ, cùng hát thật hay để chọn ra ca sĩ nhí cho lớp mình nhé!
- Lớp mình sẽ chia thành 3 đội kết nơ (mũ) theo màu( xanh, đỏ vàng), lấy dụng cụ phách tre, trống lắc, song loan.
- Cô mời từng tổ lên biểu diễn và minh họa bài hát.
- Từng tổ lên vận động tự do
- Mời cá nhân lên biểu diễn.
- Cô động viên, khen ngợi trẻ
2. Hoạt động 2: Nghe hát : Mưa rơi
 - Hát cho trẻ nghe 2 lần, nói tên bài hát và tên tác giả.
 -Lần 2: cô hát và minh cho cả lớp minh họa theo bài hát.
3. Trò chơi âm nhạc: Bạn chọn ô nào
- Cho trẻ chọn chữ cái ô trẻ thích , trẻ click chuột vào ô đó hiện ra hình ảnh, trẻ nói được tên bài hát có hình ảnh đó. Sau đó hát bài hát đó.
- Cho trẻ đoán hình nền và nói tên bài hát ở ô cuối cùng.
* Nhận xét tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây ao cá, hồ bơi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
 - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh, đong nước, lau lá.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát : Cho tôi đi làm mưa với
- Trò chuyện về hoạt động trong ngày
* Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*****************
Thứ năm, ngày 26 tháng 04 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về hiện tượng trời mưa
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát nước tinh khiết
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát và gọi đúng tên nước, màu sắc, mùi vị...
- Cho trẻ thảo luận, phát biểu và bổ sung ý kiến cho nhau.
- Giáo dục trẻ biết rót nước đủ uống.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “cá sấu lên bờ ’’.
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: SO SÁNH DUNG TÍCH CỦA BA ĐỐI TƯỢNG
1.YÊU CẦU:
- Cháu biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau.
- Thông qua thực hành các cách đong , trẻ biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau.
- Trẻ biết được ích lợi của nước và biết cách sử dụng tiết kiệm nước.
2. CHUẨN BỊ:
- Một số chai lọ, 3 cái phễu, ly ,bát, chậu, nước.
- Thẻ số.
- Hình ảnh về nguồn nước, các loại cây và cảnh sinh hoạt của con người.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, MTXQ
3. HƯỚNG DẤN
 Hoạt động 1:
 - Cho trẻ hát bài : cho tôi đi làm mưa với. Cho trẻ xem tranh về các nguồn nước trong thiên nhiên và nước được dùng trong trường hợp nào?, cho trẻ kể các dụng cụ chứa nước.
 - Nếu không có nước uống con cảm thấy thế nào? trò chuyện về các nguồn nước, trò chuyện về các dụng đựng nước. Nước rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng chơi với nước nhé!
 Hoạt động 2: Bé vui khám phá
* So sánh dung tích 3 đối tượng:
- So sánh dung tích 3 đối tượng có dung tích bằng nhau nhưng khác nhau về hình dạng:
Cô đặt 3 chai nước có hình dạng khác nhau lên cho cháu quan sát , hỏi cháu về hình dạng của 3 chai nước này ? nhìn bằng mắt thường con có thể so sánh được dung tích của 3 chai này không ? có thể dùng cái li này để đo dung tích không ?
Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được-> cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 3 chai nước này có dung tích bằng nhau.
* So sánh dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích:
- Cô cho cháu đong nước vào 3 chai to nhỏ khác nhau và nhận xét xem số lượng li nước đong được trong 3 chai có gì khác nhau.
- Số lượng li nước đong vào 3 chai như thế nào?
- Số li đổ vào chai thứ nhất( 3li)
- Số li đổ vào chai thứ hai (4 li)
- Số li đổ vào chai thứ ba ( 5 li). Vì sao có sự khác nhau.
- Cô đưa ra kết luận dung tích của 3 chai này không bằng nhau.
* Đo dung tích bằng dụng cụ đo khác nhau:
- Cô chọn một chai có dung tích lớn nhất , đổ nước ra cái chậu rồi đong bằng li vào chai, sau đó lại đổ nước ra và dùng bát lại đong vào chai.
- Số lượng li nước đong vào chai?
- Số lượng bát nước đong vào chai?
- Các con có nhận xét gì về hai dụng cụ đong nước này?
- Cô cùng trẻ so sánh kết quả đếm được và rút ra kết luận, dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn.
 Hoạt động 3: Thực hành đo dung tích:
- Cô chia lớp thành 3 nhóm cho cháu thực hành đo, sau đó chọn chữ số phù hợp đeo vào cổ chai.
- Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, cô yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên công bố kết qủa.
- Cho trẻ nhận xét kết quả của 3 nhóm. Cô rút ra kết luận.
Cho cháu đo 2 cách: cách 1( đo bằng 1 dụng cụ)
	(cách 2: đo bằng 2 dụng cụ có dung tích khác nhau)
* Giáo dục cháu tiết kiệm nước.
* Củng cố: hát “ trời nắng, trời mưa”
* Nhận xét tuyên dương
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc xây dựng: Xây ao cá, hồ bơi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu, vẽ các hiện tượng tự nhiên về nước
- Góc học tập-sách: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về cáchiện tượng tự nhiên,làm thí nghiệm về nước.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ làm thí nghiệm
- Lấy dung dich nước pha màu
- Trò chuyện nội dung thí nghiệm
* Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
******************
Thứ sáu, ngày 27 tháng 03 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về hiện tượng trời mưa
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát thời tiết và hỏi trẻ về 

File đính kèm:

  • docnuoc_hien_tuong_tu_nhien.doc