Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Nghề dạy học

I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.

* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.

* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát tranh giờ ăn

Quan sát một số nghề trò chuyện

- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Gieo hạt

- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

 

docx19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Nghề dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác. 
Góc thiên nhiên
- Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Trẻ tích cực trong vai chơi, chơi sáng tạo.
- Chai, phiễu, thao nước.
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ.
Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát nghề dạy học
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. 
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
* Phát triển thể chất
Đề tài: chuyền bóng sang 2 bên
1. Mục tiêu
- Rèn luyện cơ tay, phát triển vận động tinh, chuyền bóng bằng tay không làm rơi bóng.
- Phát triển phối hợp với bạn.
- Phát triển tinh thần đoàn kết trong lớp, nhóm
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những người làm việc.
2. Chuẩn bị
- Cô: Giáo án. Bài tập
- Trẻ: sân tập sạch sẽ, bóng
- Địa điểm
- Thời gian: 8h
3: Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh) có thể cho trẻ kết hợp vừa đi vừa hát “ Cô thợ dệt”.
- Sau đó cho trẻ từ 1 vòng tròn di chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC.
Hoạt động 2: trọng động.
*Bài tập phát triển chung: 
-Động tác 1: tay vai “ Quay tay dọc thân” 2 lần x 8 nhịp.
-Động tác 3: bụng lườn “ cúi gập người về trước” 2 lần x 8 nhịp.
-Động tác 2: chân “Ngồi xổm đứng lên liên tục” 2 lần x 8 nhịp .
-Động tác 4: bật nhảy “ bật luân phiên” 2 lần x 8 nhịp .
*Vận động cơ bản: Chuyền bóng sang 2 bên
- Các bạn ơi hôm nay cô vừa đến thăm nhà của cô thợ dệt những vì nhà cô hết tơ nên không thể dệt được, chúng ta cùng nhau truyền tơ cho cô để cô dệt thành những tấm vải may đồ cho chúng ta các bạn đồng ý không?
- Các bạn chú ý xem cô thực hiện
+ Lần 1 không giải thích.
+ Lần 2 vừa thực hiện vừa giải thích:
 * TTCB: Cô cho các bạn đứng thành hai hàng ngang, bạn đầu hàng sẽ cầm quả bóng (cầm bằng hai tay) khi có hiệu lệnh của cô con sẽ chuyền bóng bằng hai tay lên cao qua bên phải cho bạn đứng sau mình, bạn đứng sau đón bóng bằng hai tay và chuyền tiếp cho bạn tiếp theo cho đến bạn cuối hàng bạn lại tiếp tục chuyền lên cao qua trái ngược lại lên cho bạn đầu hàng.
- Cô mời cả lớp thực hiện 
- Trẻ thi đua
*Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột.
+ Luật chơi: mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui.
+ Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ cao lên đầu. cô chọn 2 trẻ: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”, 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. “Chuột” chui vào “lỗ” nào thì “mèo” phải chui vào “lỗ” ấy. “Mèo”bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc, nếu “mèo” không bắt được “chuột” thì “mèo” thua cuộc. 
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
Hoạt động 3: hồi tĩnh.
- Tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vung tay hít thở nhẹ nhàng( 1-2 vòng).
*Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh.
-Nhận xét tuyên dương lớp học.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam
1. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết được ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam
- Biết kính trọng lễ phép với thầy cô trong trường
- Biết những chương trình tiết mục mừng ngày 20 /11
2. Chuẩn bị
- Cô: tranh về trường biểu diễn văn nghệ ở trường mầm non tranh bé tặng quà.
- Trẻ: Chổ ngồi, bài hát
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định - giới thiệu.
- Đọc thơ “ Bó hoa tặng cô”
- Trong bài thơ nhắc đến việc gì?
- Tại sao cô bé lại mang hoa tặng cô giáo?
- Nếu là các bạn các bạn sẽ làm gì đối với cô giáo của mình?
- Các bạn phải làm gì cho cô giáo của mình vui?
- Các bạn có biết ngày 20/11 là ngày gì không?
- Đó là ngày nhà giáo Việt Nam. Thế các bạn có biết ngày nhà giáo Việt nam nhu thế nào không chúng ta cùng nhau tìm hiểu nha.
Hoạt động 2: khám phá.
* Quan sát hình ảnh trên máy 
- Ở đây các bạn thấy cô có hình gì?
- Trong hình có những ai?
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Các bạn có biết tại sao bạn nhỏ tặng quà cho cô mình không?
- À bởi vì đó là ngày 20/11, bạn nhỏ của chúng ta đã biết ơn cô của mình biết cám ơn cô giáo, yêu thương cô vì cô đã dạy dỗ cho mình?
- Còn các bạn thì sao? Các bạn phải làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo của bản thân mình?
- Tại sao chúng ta phải nhớ ơn cô giáo?
- Các bạn có biết khi đến ngày 20/11 thì sẽ có gì đặc biệt không?
- Chúng ta cùng nhau đi tham quan 1 số trường xem họ mừng lễ nhà giáo Việt Nam như thế nào nha.
* Quan sát tranh Múa hát mừng 20/11
Dán 1 số tranh trong lớp cho trẻ đi vòng quanh xem tranh và cùng trò chuyện.
- Các bạn xem những bạn nhỏ của chúng ta đang làm gì vậy?
- Các bạn thấy có vui không?
- Các bạn của chúng ta đang biểu diễn văn nghệ để mừng ngày 20/11 đó. Chúng ta hãy thủ xem ngoài biểu diễn văn nghệ còn có gì nữa?
- Ở kia có gì?
- Các bạn của chúng ta đang chơi trò chơi?
- Trường của các bạn đó tổ chức trò chơi mừng ngày nhà giáo Việt nam. Còn có cả biểu diễn thời trang, đóng kịch nữa. Các bạn nhìn xem các bạn của chúng ta có tài không nè?
Hoạt động 3: mở rộng.
* Quan sát tranh khác
- Các bạn xem các anh chị trong trường khác cũng đang mừng ngày 20/11 kia?
- Họ đang chơi những gì?
- Có giống với trường mầm non của mình không?
- Các anh chị đang ở trong lớp làm gì?
- Các bạn có biết không, ngày 20/11 là ngày lễ nhà giáo Việt nam, trong nước Việt Nam tất cả các trường từ trường mẫu giáo cho đến tiểu học, trung hoạc cơ sở hoặc những trường lớn hơn điều tổ chức vì đó là ngày chung dành cho Giáo viên.
- Các bạn có muốn cùng nhau múa hát để cùng mừng ngày 20/11 không? Vậy chúng ta cùng nhau về lớp nha.
- Cùng nhau múa hát bài ‘ Em đi mẫu giáo ”
- Cũng đã sắp đến ngày 20/11 rồi chúng ta ùng nhau làm những món qua thật đẹp để tặng cho cô của chúng ta nha.
-Nhận xét tuyên dương lớp học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Kéo cưa lừa xẻ
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
************************
Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát tranh cô dạy bé học
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Kéo cưa lừa xẻ
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Cắt dán quà tặng cô giáo
I: Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng cầm kéo, cắt, dán.
- Phát triển tư duy sáng tạo trang trí, tạo bố cục cho tranh.
- Biết nhớ ơn, yêu mến, kính trọng cô giáo.
- Trẻ húng thú tham gia hoạt động
II: Chuẩn bị
- cô: Tranh mẫu
- Trẻ: giấy màu, kéo, chỗ ngồi
III: Tổ chức hoạt động
Hoạt dộng 1:ổn định đàm thoại
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn hát bài hát gì
- Bài hát nhác đến ai?
- Nhắc đến nghề nào?
- Chú công nhân xây những gì?
- Ngoài công nhân ra các bạn còn biết những ngành nào nữa không?
- Các bạn mơ ước sao này khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì?
- Nhưng để làm được điều đó việc đầu tiên các bạn cần phải làm gì đây?
- Các bạn phải học thật giỏi, phải ngoan, phải biết vâng lời. 
- Ai là người dạy dỗ các bạn nên người?
- Các bạn phải như thế nào đối với cô giáo?
- Các bạn phải luôn biết ơn kính trọng yêu quý cô giáo của mình. Vậy hôm nay cô cháu chúng ta cùng nhau làm những món qua thật đẹp bằng những tấm giấy màu này để tặng cho cô giáo nha
Hoạt động 2: quan sát tranh
- Các bạn thích tặng gì cho cô của mình?
- Các bạn thử nhìn xem cô có làm gì cho các bạn xem đây?
- Đây là những bó hoa thật đẹp, những món quà thật xinh để các bạn có thể thực hiện để tặng cho cô của mình.
* Quan sát tranh bó hoa
- Ở đây là những bông hoa tạo thành bó hoa, có rất nhiều hoa. Vậy để cắt thành những bông hoa này ta phải làm gì?
- Chúng ta cắt những hình tròn nhỏ rồi dán lại thành những bông hoa, cắt thêm màu khác để tạo thành nhuỵ hoa. 
- Để tạo thành một bó hoa ta phải làm sao?
- Ngoài hoa ra các bạn có thể làm gì để tặng cô nữa đây?
* Quan sát tranh hộp quà
- À ngoài những bó hoa tươi thắm các bạn còn có thể tặng cô những hộp qua thật xinh xăn.
- Để cắt được hộp quà các bạn sẽ làm như thế nào?
- Để hộp quà được đẹp các bạn phải trang trí gì đây?
- Tuỳ theo sở thích của từng bạn các bạn có thể làm những món quà mình thích để tặng cô.
Hoạt động 3: Trẻ thực hành
- Hỏi ý định của trẻ. Gợi ý cho trẻ sáng tạo.
- Cô hỏi lai cách cầm bút tư thế ngồi. 
- Quan sát bao quát trẻ. Động viên trẻ, gợi ý trẻ sáng tạo.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét rút kinh nghiệm.
- Tuyên dương trẻ vẻ đẹp.
- Hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Gieo hạt.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*******************************
Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát tranh giờ ăn
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Gieo hạt
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thẩm mỹ
Dạy hát: Cô giáo miền xuôi
1. Mục tiêu
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời và hiểu nội dung bài hát.
- Hát đúng giai điệu bài hát và vận động nhịp nhàng theo tính chất bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng và biết cô giáo.
2. Chuẩn bị
- Cô: Bài hát, giáo án
- Trẻ: Phách tre, xắc xô
- Địa điểm: lớp học
- Thời gian: 14h
3. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Đọc thơ “Bó hoa tặng cô”.
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì”
- Bài thơ nói về ai?
- Bạn nhỏ hái hoa tặng ai?
- Nếu là các bạn các bạn sẽ làm gì đối với cô giáo của mình?
- Ở đây cô cũng có 1 bài hát nói về 1 bạn nhỏ biết yêu quý cô giáo của mình, biết nhớ đến công ơn cô giáo của mình, đó là bạn nhỏ trong bài hát “ Cô giáo miền xuôi”. Cô sẽ dạy cho các con hát bài hát này để các con luôn biết ơn đến cô giáo của mình người đã chăm sóc dạy dỗ cho các con nên người. Không chỉ là cô thôi đâu mà còn phải là tất cả các thày cô giáo trong trường nữa các con biết không.
Hoạt động 2: dạy hát
- Các bạn chú ý nghe cô hát nha.
Lần 1: hát diễn cảm
Lần 2: hát kết hợp minh họa
- Dạy trẻ hát từng câu.
- Cho trẻ hát lần lượt theo lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
Hoạt động 3: nghe hát
- Ở nhà ba mẹ các bạn làm nghề gì?
- Làm nghề nông vất vả lắm không?
- Thường ngày ai đưa các bạn đi học?
- Năm nay các bạn đã học lớp lá rồi, qua năm nữa các bạn đã lớn cũng đã vào lớp 1, đã có thể tự mình đi học. Giống như bạn nhỏ trong bài hát mà cô sắp hát tặng cho các bạn đây cũng là ột bạn nhỏ tự mình đi học khi mẹ bận việc. Các bạn thấy bạn nhỏ mình có ngoan không?
- Các bạn chú ý nhe nha:
- Lần 1: hát diễn cảm
- Lần 2: trẻ nghe nhạc cùng hoạt động với cô.
Hoạt động 4: trò chơi âm nhạc
Trò chơi “ đoán tên bạn hát”
- cách chơi: cô cho trẻ đội mũ chóp kín, cô mời trẻ hát nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp kín là phải đoán được tên của bạn đã hát.
- Luật chơi: Các bạn hát phải to và rõ lời, đoán đúng sẽ thắng.
* Kết thúc tuyên dương
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*********************************
Thứ 5 ngày 13 tháng 11 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát tranh cô và trẻ tập thể dục
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. 
- TC: Rồng rắn lên mây
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm đến 7,Nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7
1 Mục tiêu 
- Dạy trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm đối tượng 7, nhận biết số 7
- Dạy 
- Giáo dục trẻ ngồi học nghiêm túc không đùa giỡn biết tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
2 Chuẩn bị
- Cô: giáo án, thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. 7 bông hoa
- Trẻ: Chỗ ngồi chữ u.
III: Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú
- Cô và các bạn cùng chơi trò chơi lật thẻ bài.
- Cách chơi như sau: Cô có những thẻ bài úp, cô sẽ mời bạn lên đây lật thẻ bài, nhiệm vụ của bạn là đọc số trên thẻ bài đó và đặc thẻ bài đó vào bức tranh có số lượng tương ứng với thẻ chữ số.
Hoạt động 2: Làm quen số 6
- Các bạn nhiệt tình tham gia cô mời các bạn đi tham khu vườn cổ tích
- Các bạn xem trong vườn cổ tích có những gì?
- Cô tặng cho các con 6 bông hoa?
- Vậy chúng ta cần phải có bao nhiêu cái bình để cắm 6 bông hoa này?
- Bây giờ thử gắn vào nha.
- Bây giờ có 6 bông hoa thì ít quá cô thêm 1 bông hoa nữa vậy là cô có 7 bông hoa cô có thẻ số 7.
- Các bạn cùng đếm lại với cô.
- Vậy số bong hoa và số bình thế nào với nhau?
- Để cho số bình và số hoa bằng nhau ta phải làm như thế nào?
- Vậy 6 cái bình với 1cái bình nửa là mấy? 
- Cô dùng thẻ số máy?
- Cho trẻ đếm lần nữa.
- Trong lớp cô có gắn những hình khác nhau, bạn nào có thể tìm cho cô hình có số lượng là 7.
- Trẻ tìm và đếm. Mời cả lớp đếm.
 Hoạt động 3: Trò chơi thi xem ai nhanh
- Trên bảng cô có gắn những hình khác nhau với số lượng khác nhau. Nhiệm vụ của 3 đội chơi là nhanh tay gắn chữ số tương ứng với số lượng có trong mỗi hàng ở bức tranh.
Hoạt động 4: Chơi với vở tập toán
- Trẻ nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi
- Hát bài bác đưa thư vui tính
- Nhận xét tuyên dương rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5: kết thúc nhận xét tiết học
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*******************************
Thứ sáu ngày 14 tháng11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát 
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Bó hoa tặng cô
1. Mục tiêu
- Trẻ thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “ Bó hoa tặng cô”.
- Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ đọc mạch lác, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ lòng biết ơn, yêu quý kính trọng lễ phép với cô giáo.
- Biết được ngày 8/3 và ngày 20/11
2. Chuẩn bị
- Cô: tranh thơ, giáo án
- Trẻ: chổ ngồi
- Địa điểm: lá 5
- Thời gian: 14h
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định - giới thiệu.
- Hát bài “ Em đi mẫu giáo”
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đến ai?
- Sau này khi lớn lên các bạn muốn mình làm gì?
- Để đạt được mơ ước các bạn phải như thế nào?
- Khi đi học các bạn phải như thế nào?
- À khi đi học vào lớp các bạn phải biết yêu quý và biết ơn cô, phải biết chăm lo học ngoan nghe lời cô, yêu thương giúp đỡ bạn bè, đoàn kết nhường nhịn lẫn nhau vậy mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi.
- Ở đây cô cũng có 1 bài thơ nói về một bạn nhỏ chăm ngoan biết nhớ ơn cô giáo của mình, biết tặng cho cô những bó hoa thật đẹp. Các bạn hãy chú ý lắng nghe xem bó hoa của bạn này như thế nào nha. Bài thơ “ Bó hoa tặng cô”. Trẻ nhắc lại.
Hoạt động 2: cô đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc 2 lần.
+ Lần 1: đọc diễn cảm.
+ Lần 2: kết hợp tranh.
Hoạt động 3: đàm thoại - giảng từ.
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
* Đoạn đầu của bài thơ nói về bạn nhỏ hái hoa tặng cô nhân ngày lễ quốc tế phụ nữ.
“ Ngày mồng tám tháng ba
.
Mang về tặng cô giáo”
- Các bạn đã hái hoa tặng cô vào ngày máy tháng mấy?
- Các bạn có biết đó là ngày gì không?
- Các bạn còn biết ngày nào Là ngày lễ dành cho cô nữa không?
- Đó là ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam.
 * Đoạn tiếp theo nói về vẻ đẹp của bó hoa mà các bạn tặng cho cô.
“ Bó hoa của mẹ đây
Thành một bó vừa xinh”
Hoa cúc áo, hoa cối xay: là tên của 1 loại cho
Đỏ rực: là màu đỏ đậm mà sáng
Nụ dong riềng: cũng là tên của 1 loại hoa
Dây tơ hồng: là những loại dây dùng để gói quà,có nhiều màu rất đẹp.
Tim tím: là màu tím lợt
- Bó hoa của em có những loại hoa nào?
- Hoa cúc áo có màu gì?
- Hoa cối xay có màu gì?
- Còn có nụ hoa gì nữa? Có đặc điểm gì?
- Hoa bìm bìm màu gì?
* Đoạn cuối cùng nói về tâm trạng của bạn nhỏ trước người cô yêu thương của mình.
“ Sao em hồi hộp thế
.
Của đồng quê ngọt ngào”
- Bạn nhỏ đã cảm thấy như thế nào?
- Lời cô gi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_nghe_nghiep.docx
Giáo án liên quan