Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Bé vui đón tết nguyên đán

A .HOẠT ĐỘNG HỌC :

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

KPKH: BÉ VUI ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ biết tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc và biết một số phong tục tập quán của người việt Nam, biết không khí đón tết của mỗi gia đình,biết các loại thức ăn, hoa quả , hoạt động vui chơi ,giải trí trong ngày tết .

- Phát triễn tư duy, ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định, trẻ trả lời câu hỏi của cô 1 cách rõ rang .

- Mở rộng vốn từ,vốn hiểu biết cho trẻ, cung cấp cho trẻ một số từ mới : đêm giao thừa , tết nguyên đán , mâm ngũ quả

- Giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam, biết cùng gia đình giữ gìn phong tục truyền thống trong ngày tết cổ truyền . Giáo dục trẻ biết yêu quý,quan tâm đến người thân và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết . Bé biết chúc tết ông bà,cha mẹ và người lớn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Bé vui đón tết nguyên đán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu biết ném trúng đích nằm ngang đúng kỷ thuật và đẹp và chính xác ..
	- Rèn kỹ năng cầm túi cát bằng tay phải, xácđịnh hướng ném và ném mạnh trúng vào đích.
 - Phát triển thể lực, rèn khả năng định hướng cho trẻ.
 - Giáo dục nề nếp trong tập luyện, tính nhanh nhẹn, tự giác, tự tin trong hoạt động.
II. CHUẨN BỊ : 
 - Sân tập sạch sẽ.
 - Các vòng tròn đường kính 0,4m viết chữ cái b, d vào giữa vòng tròn, đặt cách vạch chuẩn 1,4-1,6m. 
 - 20 túi cát. 
 - Mũ cáo, thỏ
 - Hoa nơ 
 - Đĩa nhạc với bài hát phù hợp 
III . TIẾN HÀNH : 
*Hoạt động 1 : Ổn định dẫn dắt
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết.
- Giáo dục trẻ nên ăn uống hợp vệ sinh, tiết kiệm, không hoang phí bỏ thừa bỏ mưa các món ăn trong ngày tết. Giữ gìn quần áo sach sẽ, không bôi bẩn
+ Khởi động : Mở nhạc 
	- Đi kết hợp các kiểu chân, đi thường, kiểng gót, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường dừng lại chuyển đội hình ( dàn theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn) và cho trẻ hít thật sâu và thở ra từ từ( hô hấp: ngửi hoa)
+ Bài tập phát triển chung .
- Động tác tay 1 : Tay đưa ra trước gập trước ngực 
- Động tác chân 3 : Đứng đưa chân ra trước , lên cao 
	- Động tác bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân 
	- Động tác bật 2; Bật chụm chân tách chân 
*Hoạt động 2 : Bé thử thi tài 
+ Vận động cơ bản : Ném trúng đích nằm ngang
- Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng nhau thi tài “Ném trúng đích nằm ngang”
	- Cô làm mẫu lần 1 : Cho trẻ quan sát không giảng 
	- Cô làm mẫu lần 2 : Cô đứng trước vạch chuẩn chân trước chân sau, tay cùng phía chân sau cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt khi có hiệu lệnh cô bắt đầu nhằm đích ném trúng vào đích sau đó về đứng cuối hàng. 
	- Mời 1 cháu lên thực hiện lại 
 - Lần lượt từng cháu lên thực hiện – cô bạn cùng nhận xét .
	- Thi đua xem bé nào giỏi – chia làm 2 đội – trẻ thi đua – nhận xét 
	- Chọn ra cá nhân xuất sắc thực hiện lại vận động
 +Trò chơi vận động : “Cáo và thỏ”
- Giới thiệu trò chơi : “Cáo và thỏ
- Cách chơi – luật chơi 
- Cho trẻ chơi – nhận xét 
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
	- Cùng hít thở đi lại nhẹ nhàng , theo nhạc trong máy 1, 2 vòng rồi nghỉ..
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
Hướng dẫn trò chơi dân gian: Cướp cờ
MỤC ĐÍCH
 Giúp trẻ thoải mái vui vẻ trong khi chơi
              Rèn kỹ năng chạy, tránh, đuổi bắt, dừng, chuyển hướng hợp lý.
              Sức nhanh và khéo léo.
              Tinh thần tập thể, can đảm, tôn trọng kỷ luật chơi.
II. CHUẨN BỊ
 - Nhành lá hay mảnh vải, vòng tròn giữa sân, các thẻ số, vạch mức
III. CÁCH TIẾN HÀNH
- Trò chuyện về những trò chơi dân gian mà trẻ đã được chơi
- Giới thiệu trò chơi mới: Cướp cờ
   Cách chơi:
    Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người.(cử 1 người làm trưởng nhóm)
    Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng.Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khănđể làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
  Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau).
    Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.
    Trưởng trò (người điều khiển) đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
Ví dụ: Khi người quản trò gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu đập được vào người bạn cầmcờ thì thắng.
    Trưởng trò lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi.Cứ thế cho đến hết.Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.
Luật chơi:
    Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm.
   Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua  vạch đích thì không 
* Nêu gương bé ngoan
* Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Ba ngày 10/2/2015 
A .HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: 
KPKH: BÉ VUI ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Trẻ biết tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc và biết một số phong tục tập quán của người việt Nam, biết không khí đón tết của mỗi gia đình,biết các loại thức ăn, hoa quả , hoạt động vui chơi ,giải trí trong ngày tết .
- Phát triễn tư duy, ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định, trẻ trả lời câu hỏi của cô 1 cách rõ rang .
- Mở rộng vốn từ,vốn hiểu biết cho trẻ, cung cấp cho trẻ một số từ mới : đêm giao thừa , tết nguyên đán , mâm ngũ quả 
- Giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam, biết cùng gia đình giữ gìn phong tục truyền thống trong ngày tết cổ truyền . Giáo dục trẻ biết yêu quý,quan tâm đến người thân và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết . Bé biết chúc tết ông bà,cha mẹ và người lớn. 
II/CHUẨN BỊ:
1/Đồ dùng của cô : Tranh ảnh về ngày tết. Hoa mai, hoa đào, nước dành cho ngày tết, bánh chưng,bánh tét, trái cây trong ngày tết  
- Nhạc “ sắp đến tết rồi, bé chúc tết , ngày tết quê em ..
 2/ Đồ dùng cho trẻ : Vòng hoa đeo đầu Trò chơi “thi xem tổ nào nhanh” Bánh chưng, bánh tét, quang gánh, các chướng ngại vật, rổ đựng bánh.
- Tranh 2 cành hoa. Một số hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng.
IIi/TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1 :Ổn định tổ chức 
-Cho trẻ đúng tự do hát bài “ sắp đến tết rồi “ Các con vừa hát bài hát gì ? Trong bài hát nhắc đến ngày gì ? Tết về các con thường làm gì ? 
Hôm nay cô dẫn các con đi chợ tết nha . Chúng ta sẽ đi bằng tàu ha. Khi ngồi trên tàu các con chú ý điều gì ? Cô dẫn cháu đi vừa đi vừa hát bài “ đi tàu lửa” 
Đến nơi cô dẫn cháu đi chợ xem những ngày gần tết chợ bán những gì . Vừa đi cô vừa hỏi trẻ : Các con nhìn xem chợ có bán những gì ?
 + Những ngày gần tết thì ngoài chợ như thế nào ?( buôn bán tấp nạp ) 
+ Cũng Sắp đến tết rồi nhà các con đã chuẩn bị gì cho ngày tết chưa ? 
+ Để biết ngày tết cần chuẩn bị những gì thì bây giờ cô sẽ dẫn các con đi xem tranh về gia đình 1 bạn nhỏ đã chuẩn bị tết như thế nào nha . 
Cô dẫn cháu đi về lớp xem tranh “ cô giáo dục ATGT và BVMT” Vừa đi vừa đọc thơ “ tết đang vào nhà “
 2.Hoạt động 2 : Bé vui đón tết Nguyên Đán
Cô giới thiệu về tên đề tài cô dạy : Vừa rồi, các con đã được đi chơi chợ tết, vậy hôm nay cô muốn các con cùng đàm thoại về “ gia đình bé chuẩn bị đón tết”. Cô mở tranh cho trẻ xem và cùng đàm thoại về ngày tết. 
Tranh gia đình đang chuẩn bị tết và trang trí ngày tết .
 Để chuẩn bị cho ngày tết ba mẹ các con làm gì ? ( dọn dẹp nhà cửa ) 
Mọi người đang làm gì ?) 
Em bé đang phụ mẹ làm gì ? (lau cửa ) 
Em bé còn làm gì nữa ? (lau nhà ) 
 Khi lau nhà các con chú ý đều gì ? ( không nghịch nước )
 + Cô giáo dục giáo “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình như lời Bác Hồ dạy” chính những việc làm đó là các con đã trở thành con ngoan trò giỏi .
 Còn tranh này gia đình đang làm gì ? (trang trí nhà cửa )
 Ông thì đang làm gì ? ( dán tranh ) Ngoài ra mẹ em bé còn làm gì nữa ? ( trang trí hoa mai hoa đào ) 
*Cô giới thiệu về bức tranh chợ hoa ngày tết : 
Các con nhìn xem đường phố ngày tết có bán gì ? ( bán rất nhiều hoa ) 
 + Ngoài những loại hoa trên, trong ngày tết còn có hoa gì đặc trưng nữa ? (hoa mai, hoa đào ) 
+ Hoa mai tượng trưng cho mùa gì ?(mùa xuân), và ngày gì ? 
+ Hoa mai có ở miền nào ?Có màu gì ? 
+ Ngoài hoa mai ra còn có hoa gì nở nữa ? (hoa đào )
 + Hoa đào thường có ở đâu ? có màu gì ? 
Trong tranh có từ hoa đào và hoa mai :cô cho trẻ đọc từ dưới tranh ( hoa đào, hoa mai) 
Các con nhìn xem có chữ cái nào mà các con đã học rồi
 Ngoài các hoa trên thì trong ngày tết mọi người còn trưng cây gì nữa ?
 ( mọi người còn mua cây quất về trưng ) 
*Tranh mọi người đi chợ tết : 
- Các con nhìn xem cảnh đường phố sắp tết thì như thế nào ? ( đường phố thì đông đúc mọi người ) 
Mọi người đang làm gì ?( đi chợ tết ) 
 Ngày tết chúng ta mua gì ? (mua bánh ) Có những loại bánh mứt nào dành trong ngày tết ? 
( cô mở rộng 1 số loại mứt như mứt gừng, mứt dừa, hạt dưa, mứt bí, hạt dưa, bánh ....) Ngoài bánh mứt gia đình còn chuẩn bị gì cho ngày tết nữa ?( mua trái cây ) 
- Ngày tết mọi người thường trưng những quả gì ?( quả dưa hấu, mẵn cầu ,xoài ,đu đủ ,, quả dừa...) 
Tại sao lại gọi là mâm ngũ quả ?( Mâm ngũ quả là người ta thường trưng từ 5 loại quả trong 1 dĩa nên gọi là mâm ngũ quả ) 
Cô đọc câu đố và đố trẻ về bánh chưng, bánh tét : 
 Lá dong xanh đặt dưới 
Nếp hoa vàng trãi ra 
Cho đỗ rồi cho thịt
 Lạt mềm buột chéo hoa  
 Đố bé là bánh gì ?
 ( bánh chưng) 
 *Cô cho trẻ xem tranh mọi người đang gói bánh :
 Mọi người đang làm gì ? ( đang cùng nhau gói bánh ) 
Muốn gói được bánh chúng ta cần có nguyên liệu nào ? ( Lá dong , lá chuối , gạo ,thịt...) 
Bánh chưng có dạng hình gì ?
Bánh tét có hình gì ? 
*Cô cho trẻ xem hình ảnh về thức ăn dành cho ngày tết.
 - Ngoài gói bánh mọi người còn chuẩn bị những thức ăn nào dành cho ngày tết :
 - Các con nhìn xem gia đình đã chuẩn bị những thức ăn nào ?( thịt gà , chả lụa , thịt heo, món xào ,bánh tét, củ kiệu... ) 
+ Tết đến thì các con còn được ba mẹ mua cho gì ? (quần áo ) 
Nãy giờ cô cùng các con đàm thoại về những công việc chuẩn bị trước khi tết đến .
 - Tết đến các con thường được ba mẹ chở đi đâu ? (đi chúc tết ) 
- Vậy lớp mình ai biết bài hát nào nói đến lời chúc ?
 - Cô cho trẻ đứng lên hát bài “ Bé chúc tết “ 
- Đàm thoại về những công việc trong ngày tết 
 * Cô cho trẻ xem tranh về bắn pháo hoa : 
+ Đây là hình ảnh gì ?( Bắn pháo hoa ) 
- Ngày cuối cùng của năm cũ vào bữa tối mọi người thường cùng nhau xem bắm pháo hoa, vào đêm này thường gọi là đêm giao thừa . 
- Các con có biết sau đêm đó thì người ta gọi là ngày gì không ? ( ngày tết nguyên đán ) 
- Tối đêm giao thừa các con làm gì ?( cùng gia đình sum họp và ăn cơm ) 
- Vì sao gọi là tết nguyên đán ?
 - Đây là ngày đầu tiên của năm mới, tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc việt nam ,các gia đình rất vui vẻ đón tết, hy vọng sang năm mới sẽ có nhiều điều tốt lành đến với gia đình .
 - Vào ngày tết các con thường đi đâu ?( đi chơi , về thăm quê, đi chúc tết ông bà ) 
- Các con nhìn xem tranh bé đang làm gì ?( đang chúc tết ông bà ) 
- Bé chúc tết những ai ? 
- Chúc tết như thế nào ?( mời 1 bé đứng lên chúc tết ) 
- Các con thấy như thế nào về ngày tết ? ( thích và rất vui ) 
- Còn đây là tranh gì ? ( gia đình đang cùng nhau sum họp bên ngày tết ) 
- Ngoài đi chúc tết ông bà các con còn được đi đâu nữa ? ( đi chơi ) 
 - Các con còn được xem gì nữa ? ( xem múa lân ) 
- Trong ngày tết thường có những trò chơi nào ? ( kéo co, hô bài chòi...) 
 - Ngoài ra mọi người còn đi đâu nữa ?( đi chùa ) 
- Mọi người đi chùa để làm gì ? ( đi thấp nhang để cầu nguyện cho gia đình luôn được may mắn)
 - Vừa rồi cô các con tìm hiểu về ngày gì ? (Ngày tết Nguyên Đán) 
- Khi chơi tết các chú ý đều gì ? ( không ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe ) 
* Giáo dục : Các con khi đi chơi tết nhớ phải giữ gìn sức khỏe, không đi ngoài nắng mà không đội nón, không ăn nhiều quà bánh, khi đi đến nhà người thân nhớ phải chúc tết người lớn.
 - Vừa rồi, các con đã học rất giỏi, giờ cô thưởng cho lớp mình 1 trò chơi, các con thích không? 
- Cô mở nhạc cho cháu hát bài «  ngày tết quê em «  
3. Hoạt động 3 : Trò chơi «  Thi xem tổ nào nhanh « 
 * Cách chơi : cô chia lớp thàng 2 đội, mỗi lần 1 bạn lên lấy bánh chưng bỏ vào 2 quang gánh và đi qua các chướng ngại vật đem về để vào rổ sau đó chạy về đưa quang gánh cho người tiếp theo cho đến khi hết nhạc đội nào gánh nhiều bánh chưng,bành tét sẽ thắng cuộc.
 * Luật chơi : Mỗi lần lên chỉ được lấy 2 cái bánh để vào quanh gánh, khi di chuyển không được chạm vào các chướng ngại vật . 
- Cô cho trẻ chơi – sau khi chơi xong cô nhận xét cháu chơi.
* Trò chơi: Trang trí cành hoa mai, hoa đào
- Chia lớp làm 2 nhóm: Mỗi nhóm có một bức tranh vẽ các cành hoa chưa có hoa. Nhiệm vụ các cháu là mang đúng hoa của đội mình về trang trí. Đội Pháo Hoa trang trí hoa mai, Đội Hạt Dưa trang trí hoa đào, trong thời gian một bản nhạc đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng.
Mở nhạc trẻ chơi. Cô, trẻ cùng nhận xét
 * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ
Hát: Lá hoa mùa xuân 
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
HĐLQV VH: HOA ĐÀO HOA MAI
 Lệ Bình
1. Môc ®Ých yªu cÇu:
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ “ Hoa đào hoa mai”
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ
- Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài thơ 
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc, rõ ràng, trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ 
 Hiểu từ: Hội tụ, nụ chồi, hai phương trời
- Giảo dục trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai, thích ngắm nhìn hoa, biết chăm sóc trồng hoa khi xuân về
2. ChuÈn bÞ:
- Tranh minh họa
 3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Lá hoa mùa xuân”
Đưa trẻ tham quan vườn hoa. Trò chuyện về hoa đào, hoa mai
Ai biết gì về hoa đào? Hoa mai thì như thế nào?
Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc hoa, không bứt lá bẻ cành
Dẫn dắt: Có một loài hoa cứ xuân về tết đến là nở rộ khoe sắc vàng 5 cánh ở phương Nam, rực hồng ở phương Bắc là hoa gì?
- Để ca ngợi vẻ đẹp kỳ diệu của 2 loại hoa này tác giả Lệ Bình đã sáng tác một bài thơ rất hay: Đó là bài thơ “ Hoa đào, hoa mai” hôm nay cô dạy cháu học, cháu thích không?
*Hoạt động 2: Bé nghe cô đọc thơ và tìm hiểu về bài thơ
a) Cô đọc thơ:
- Cô đọc lần 1 nói tên bài thơ, tác giả.
-Lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh
b)Giảng giải trích dẫn, đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm.
-Cô nêu nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai khi mùa xuân đến 
-Cô vừa đọc cháu nghe bài thơ gì?, do ai sáng tác?
 Bài thơ nói về những loại hoa nào?
Hoa đào như thế nào?
Trích dẫn : Hoa đào.mưa bay
Hoa mai như thế nào?
Trích dẫn: Hoa mai. Chút gió
Con thấy mùa xuân đến như thế nào?
 Con có thích mùa xuân đén không? Vì sao?
Trích dẫn: Hoa đàonở rộ
Khi mùa xuân về mọi người cảm thấy thế nào?
Trích dẫn: Mùa xuân.. phương trời
 Giải thích: Mùa xuân hội tụ, niềm vui nụ chồi:
Khi mùa xuân đến tất cả các loài hoa đều nở rộ, nụ chồi là những chồi non cũng bật xanh trên các cành cây. Mang niềm vui đến với mọi người
Hai phương trời: ở đây là phương Bắc và phương Nam. Đất nước ta co 3 niền Bắc- Trung – Nam. Chúng ta đang sống ở miền trung, còn Phương Bắc là ở ngoài Bắc trời se lạnh rất thích hpwoj với hoa đào, còn phương Nam ấm hơn nên hoa mai thường nở rộ. nhưng dù ở 2 phương trời thì cứ mỗi đội xuân về thì đào mai thi nhau khoe sác đón chào tết đến xuân sang
c, Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1-2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân xen kẻ. Cô chú ý sửa sai.
-Giáo dục: Các con ơi! Mai, hoa đào nở rất đẹp, hay nở vào mùa xuân. Nhà bạn nào có trồng hoa con nhớ phải chăm sóc và tưới nước, không hái hoa bẻ cành nhé !
*Hoạt động 3:Trò chơi "Trang trí hoa đào hoa mai"
- Trẻ chia 2 nhóm thi đua trang trí thành cành hoa đào và hoa mai đẹp, trang trí ngày tết.
Đội nào hoàn thành bức tranh trước và trang trí đẹp được nhiều hoa sẽ thắng cuộc
Cho trẻ chơi,cô động viên khuyến khích trẻ 
- Nhận xét trẻ 
*:Kết thúc: 
Nhận xét tuyên dương trẻ
 Cho trẻ hát: Hoa đào, hoa mai và chuyển hoạt động.
* Cho trẻ chơi hoạt động góc
 Cô chú ý rèn kỹ năng gia tiếp trẻ trong góc phân vai
* Nêu gương bé ngoan
* Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ Tư ngày 11 /2 /2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : 
HĐTH .
 BÉ LÀM THIỆP CHÚC TẾT(ĐT)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Cháu biết sử dụng những hình ảnh bông hoa đẹp, bánh chưng hay hoa quả trong bìa lịch, tạp chí tấm thiệp đã cũ để cắt, dán hoặc vẽ trang trí theo ý tưởng riêng của trẻ để tạo thành một tấm thiệp chúc tết	
 - Rèn kỹ năng cắt dán, cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa để vẽ, tô màu đều và không chờm ra ngoài nét vẽ, bố cục hợp lý, cân đối cho tấm thiệp.
 - Phát triển sự khéo léo, tính sáng tạo, nét thẩm mỹ trong nghệ thuật tạo hình.
	- Cháu biết yêu quý, tự hào về phong tục tặng thiệp chúc tết trong ngày tết cổ truyền của dân dộc, có ý thức vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, biết giữ gìn chăm sóc và bảo vệ hoa thông qua hoạt động
 - Giáo dục trẻ tính tự giác, hoàn thành sản phẩm, tích cực trong hoạt động
II . CHUẨN BỊ
 -2 mẫu thiệp chúc tết của cô giáo đã làm
 - Máy hát, băng đĩa nhạc, bút chì, màu tô, tạp chí cũ, bìa lịch, len, ru băng, hoa vải, một số hình ảnh, thiệp cũ để trẻ lựa chọn
	- Kéo, hồ dán, keo 2 mặt
III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1.Hoạt động 1 : Ổn định, dẫn dắt giới thiệu bài
- Hát và vận động theo bài hát : “ Bé chúc xuân’
- Cho trẻ quan sát một số hoạt động diễn ra trong ngày tết mà cô đã chuẩn bị ..
+ Cô cháu cùng trò chuyện về ngày tết cháu vừa được xem.
Vào những dịp lễ, tết, hội vui thì người ta thường trang trí hoa làm đẹp cho ngày hội, làm đẹp cho ngôi nhà, ngoài ra người ta còn trang trí thiệp chúc tết hay gửi tặng nhau những tấm thiệp chúc tết xinh xắn với những câu chúc đầy ý nghĩa làm đẹp lòng người trong ngày xuân đấy. Vậy các cháu có muốn cùng cô làm nên những tấm thiệp chúc tết để tặng cho bạn mình hay để treo trong nhà đón chào tết đến không?
 Vậy hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các cháu làm thiệp chúc tết nhé!
2.Hoạt động 2 : Quan sát tranh và đàm thoại
 - Cô tạo tình huống cho trẻ xem từng mẫu thiệp tết của cô chuẩn bị
- Treo mẫu thiệp thứ nhất trẻ quan sát
Tấm thiệp này vẽ gì?( Vẽ cành hoa mai, những chùm pháo hoa, và câu chúc)
Hoa mai màu gì?Những bông hoa được sắp xếp thế nào?
Những bông hoa này vẽ như thế nào? Cành hoa thế nào? Lá hoa màu gì? Có nhiều lá hay ít?
Những chùm pháo hoa vẽ ở đâu? Vẽ như thế nào?
Còn câu chúc thì được ghi ở đâu?
* Thiệp chúc tết có rất nhiều mẫu trang trí có thiệp thì được vẽ nhưng cũng thiệp thì lại được sử dụng những vật liệu phế phẩm để làm và những tấm thiệp này cững rất đẹp cháu có muốn xem không?
Cho trẻ trẻ xem thiệp thứ 2:
Trong thiệp này có gì khác so với thiệp trước cháu được xem?
 Tấm thiệp này có hình ảnh gì? Được trang trí như thế nào?
Những vật liệu nào đã tạo nên tấm thiệp? có những màu gì? Làm như thế nào?
Trong tấm thiệp này còn có những chi tiết phụ nào để tấm thiệp thêm đẹp?
Bên trong tấm thiệp còn có gì?
Để làm được một tấm thiệp đẹp chúc tết thì cháu làm như thế nào?
Để giúp các cháu xác định mình nên làm thiệp kiểu nào cho đẹp và làm như thế nào thì các cháu nên thảo luận về cách làm nhé!
	Cô cất thiệp mẫu gợi ý
Thế các cháu có thích làm nên những tấm thiệp chúc tết thật đẹp như những tấm thiệp cháu vừa xem không?
Cho cháu thảo luận nhóm
Vậy để làm được tấm thiệp chúc tết cháu làm như thế nào?
 *Cô nhấn mạnh lại
Cô nhắc lại: Đối với những thiệp sử dụng vẽ thì cháu sắp xếp bố cục cân đối, cái chính vẽ trước, phụ vẽ sau, chi tiết gần vẽ to, chi tiết xa vẽ nhỏ, chọn màu tô phù hợp, tô màu đều, kín hình, không lem ra ngoài có thể vẽ thêm các chi tiết phụ để tấm thiệp sinh động Đối với thiệp làm từ vật liệu phế phẩm thì đầu tiên chũng nên xác định bố cục rõ ràng, chọn đối tượng trang trí, sau đó cắt, dán, hoặc sắp xếp dán theo bố cục cân đối, phù hợp
Tuy nhiên có rất nhiều cách làm ra một cái thiệp đẹp như cắt dán từ những tấm thiệp cũ hoặc tuwdf tạp chí hay tự sáng tạo riêng theo ý tưởng của cháu. Có. Nhưng các cháu nên chọn màu phù hợp, sắp xếp bố cục cân đối, hài hòa.
	Bây giờ các cháu đã sẵn sàng vào làm thiệp chưa?
Trẻ đọc vè chúc tết về chỗ thực hiện
Bé trổ tài 
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cầm bút đúng tư thế
- Trong khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ
- Cô quan sát trẻ khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo
- Giúp đỡ thêm những trẻ yếu khi gặp lúng túng 
3. Hoạt động 3 : Nhận xét sản phẩm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm và cho trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm của mình của bạn theo ý tưởng của trẻ
- Trẻ chọn thiệp đẹp để xem và nhận xét – vì sao cháu thích – cô nhận xét thêm
- Chọn những thiệp đẹp, sáng tạo tuyên dương. Nhắc nhở động viên những trẻ có sản phẩm chưa hoàn thành, hoặc chưa cân đối cần cố gắng hơn
- Vận động bài “Sắp đến tết rồi” 
* Kết thúc : Nhận xét lớp 
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
*Nghe hát dân ca : Lý

File đính kèm:

  • doc2015 - NHÁNH BÉ VUI ĐÓN TẾT -MÙA XUÂN.doc