Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Bé chơi về luật giao thông

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ :

HĐVH . THƠ ĐÈN GIAO THÔNG

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ, tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Đèn giao thông

 - Trẻ diễn đạt mạch lạc rõ ràng khi trả lời các câu hỏi của cô .

 - Tham gia tích cực vào các hoạt động

 - Giáo dục : Trẻ khi tham gia giao thông cần đúng luật trẻ biết ý thức chấp hành đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn .

II . CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh họa nội dung bài thơ đèn giao thông .

 - Máy hát , một số bài hát trong chủ đề luật giao thông

 - Đĩa cũ và xốp, giấy màu trẻ chơi trò chơi

 III . TIẾN HÀNH :

1. Hoạt động 1: Ổn định, dẫn dắt

 * Hát: Đèn gì?

- Trò chuyện về một đèn giao thông có những loại đèn nào? Dẫn dắt giới thiệu bài thơ: Đèn giao thông

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Bé chơi về luật giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đá , sỏi , cây xanh , cỏ , gạch , hộp sữa , hoa , một số PTGT một số cột đèn giao thông ...
- Xây dựng ngã tư đường phố. trang trí phù hợp , có cỏ hoa , cây xanh 
- Trang trí phù hợp , xanh sạch đẹp 
Góc nghệ thuật
- Trẻ biết tô, vẽ , nặn , cắt dán Làm Aml bum
- Trẻ biết tô màu hoàn thiện bức tranh theo chủ đề , nặn , vẽ , xé dán 
- Họa báo các loại phương tiện giao thông, nắp bia , vỏ ốc , tăm tre , hồ dán , giấy màu , xốp vụn ,lá cây,..
- Cắt dán ảnh trên báo , làm Almbum về các loại phương tiện giao thông. bé và bạn , đặt tên cho Almbum .chơi tô màu tạo thành bức tranh lớn về luật giao thông 
- Tô , vẽ , nặn , 
Góc học tập
- Chơi lô tô về các loại PTGT, học toán , học chữ cái , chơi ghép hình PTGT , chơi đo mi nô.
- Trẻ biết chơi lô tô theo đúng yêu cầu , trẻ chơi học toán , chữ cái , ghép hình một cách say mê tích cực .
- Lô tô về các loại PTGT, bảng kẻ trò chơi , chấm tròn , xúc sắc , bộ ghép hình , bộ chữ cái , bộ học toán , các tranh ảnh về các loại PTGT ,luật giao thông .
- Trẻ chơi lô tô về các PTGT , chơi xếp tương ứng 1 -1 trong phạm vi 9 chơi xúc sắc , xem tranh ảnh , chơi ghép hình , chơi ghép hình về Luật giao thông ..
Góc thiên nhiên
- Chơi với nước , cát , thả vật chìm nổi , trồng cây 
- Trẻ biết phân vai , thể hiện đúng các vai , hoàn thành tốt nhiệm vụ 
- Vật nổi , bóng , thuyền 
- Vật chìm : chía khóa , đinh , kéo , sắt , chậu nước , khuôn bánh , bình tưới cây .
- Chơi thả vật nổi vật chìm , chơi với nước , với cát , đúc bánh , lau lá , nhặt lá úa , gieo hạt .
- Đong nước vào chai 
Dự kiến tình huống xảy ra:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Hai ngày 16 /3 /2015 .
A .HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT :
 HĐTD :
 NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
Trò chơi vận động: Ô tô về bến.
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Trẻ biết thực hiện được vân động : Ném trúng đích thẳng đứng đúng kỷ thuật , đẹp và chính xác không làm đổ đích
	- Luyện kỹ năng ném trúng đích, biết ý nghĩa của việc rèn luyện thể chất 
	- Luyện kỹ năng tập trung chú ý , rèn kỹ năng quan sát và phối hợp giữa các cơ tay,chân ,mắt. .
	- Tham gia tích cực vào các hoạt động 
	- GD ATGT : Biết giữ an toàn khi được bố mẹ chở đi trên xe, không đùa nghịch, có hành vi văn minh
II . CHUẨN BỊ : 
	- Sân bãi sạch, không có vật cản
 - vạch chuẩn , đích đứng, túi cát đủ trẻ tập
 - vô lăng, máy hát 
III . TIẾN HÀNH : 
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho trẻ
- Trò chuyện về một số luật an toàn khi tham gia giao thông. 
- GD ATGT : Biết giữ an toàn khi được bố mẹ chở đi trên xe, không đùa nghịch, có hành vi văn minh
+ Khởi động : Mở nhạc máy cho trẻ đi thành vòng tròn đi theo các kiểu chân dàn theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn .
+ Bài tập phát triển chung : 
. Tay 1 : Tay đưa ra trước gập trước ngực( 4l 8n) 
. Chân 4 : Bước khuỵu một chân ra trước chân sau thẳng( 2l8n)
. Lườn 2 : Đứng quay người sang 2 bên.(2l8n)
. Bật 1 : Bật tách khép chân.
2.Hoạt động 2 : Bé thử thi tài .
*Vận động cơ bản 
 -Trẻ tập theo đội hình sau 
 x x x x x x x x 
 x 
 x 
 x x x x x x x x 
- Giới thiệu bài thể dục : Gián tiếp tạo tình huống hấp dẫn . 
- Cho trẻ đọc h, k trên 2 cột đích
- Cô làm mẫu 
. Lần 1 : Cho trẻ quan sát không giảng 
. Lần 2 : Giảng hướng dẫn cụ thể rõ ràng .
 TTCB : Cô đứng trước vạch chuẩn, chân trước chân sau tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt khi có hiệu lệnh ném cháu dùng sức của tay nhằm đích và ném trúng vào đích
- Mời cháu giỏi thực hiện 
- Lớp thực hiện :Cô quan sát .
- Mời 2 tổ thực hiện :cô quan sát – nhận xét .
- Mời nhóm nam, nữ 
- Tổ chức trẻ tập nâng dần yêu cầu hơn.
- Mời cá nhân 1-2 cá nhân xuất sắc .
*Trò chơi vận động :Ô tô về bến.
-Cô giới thiệu trò chơi –luật chơi .cách chơi .
-Mời cháu chơi thử -cả lớp cùng chơi-cô nhận xét .
3Hoạt động 3 : Thư giản hồi tĩnh 
- Cháu đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi nghỉ .
B .HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
	* Hướng dẫn chơi trò chơi: “Đèn xanh đèn đỏ”
1.MỤC ĐÍCH
Nhằm giúp trẻ thoải mái vui chơi
Nâng cao phản ứng nhanh với hiệu lệnh
2. CHUẨN BỊ
- Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
- 1 cái xắc xô.
- Biển báo đèn hiệu giao thông, Trang phục cảnh sát giao thông
3. TIẾN HÀNH
Một thành viên bất kỳ trong nhóm sẽ đóng vai trò là Cảnh sát giao thông và đứng quay lưng lại với cả nhóm. Các thành viên còn lại trong nhóm cùng bắt đầu từ một vạch xuất phát cách Cảnh sát giao thông khoảng 4m – 5m, ai chạm tay vào Cảnh sát giao thông trước mà không bị Cảnh sát giao thông nhìn thấy đang chuyển động sẽ là người chiến thắng.
Khi Cảnh sát giao thông nói “Đèn xanh”, tất cả mọi người được phép đi. Khi nói “Đèn đỏ”, Cảnh sát giao thông sẽ quay lại nhìn cả nhóm, lúc đó tất cả phải dừng lại, nếu ai bị nhìn thấy đang cử động, dù chỉ là một cái chớp mắt, cũng sẽ phải quay trở lại vạch xuất phát.
Người chiến thắng trong trò chơi có thể thay thế vị trí của Cảnh sát giao thông và trò chơi lại tiếp tục bắt đầu. Trò chơi này yêu cầu ở người chơi phản ứng nhanh và nhất là kiểm soát được cơ thể cũng như sự tập trung của mình.
* Yêu cầu:
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, tùy hứng thú, sức khỏe trẻ
	* Trẻ làm quenbài thơ: Đèn giao thông
 * Vệ sinh trả trẻ 
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ ba ngày 17 /3 /2015 .
A .HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
 HĐKPXH : MỘT SỐ BIỂN HIỆU GIAO THÔNG
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu biết được một số qui định thông thường của luật giao thông dành cho người đi bộ và Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn.
- Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:
- Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông.
- Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung).
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động. 
- Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra
- Biết thể hiện những việc làm, cử chỉ tốt đẹp khi tham gia giao thông
II . CHUẨN BỊ : 
-Nhạc về giao thông (Bài hát: Đi đường em nhớ, Đường em đi, Đèn đỏ đèn xanh..) 
-Các đồ dùng cho hoạt động: Tranh ảnh, phim về giao thông, các loại biển báo giao thông cho trẻ, các slide về hình ảnh ATGT. 
-Mỗi trẻ có 6 biển báo : Cấm đi ngược chiều, Cấm xe đạp, Trẻ em, Giao nhau với đường sắt không có rào chắn, Đường dành cho người đi bộ; Đường người đi bộ cắt ngang. 
-Một số biển báo chưa tô màu,Màu tô
III . TIẾN HÀNH : 
1. Hoạt động1: 
- Cho cả lớp cùng vận động bài hát “Đi đường em nhớ”và trò chuyện qua bài hát .
 * Trẻ xem một số hình ảnh của người tham gia giao thông: người ngồi trên xe máy, trẻ em chơi trên đường sắt, cô giáo dắt cháu qua đường và cô cho trẻ nhận xét về các hình ảnh trên -Cô cho trẻ biết: 
+ Cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ chính mình (cho trẻ xem hình ảnh người đi xe máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông).
 + Việc trẻ em chơi trên đường ray xe lửa rất nguy hiểm. 
Cô nhấn mạnh: Trẻ em không nên chơi trên đường ray lửa. Khi có xe lửa chạy qua, phải đứng cách xa đường ray ít nhất 5m + Khi đi bộ qua đường, phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. 
* Cho Trẻ xem phim quay cảnh trên đường phố: 
+ Các con nhìn thấy được cảnh gì trên đường phố?(Trẻ tự nêu) 
+ Ngoài các phương tiện giao thông, các con còn thấy những gì nữa? (Con còn thấy các biển báo hình tròn, hình tam giác)
 + Giáo viên xác định cho trẻ biết: Trên đường phố có biển báo nhằm giúp mọi người tham gia giao thông đi sao cho đúng. 
2. Hoạt động 2: *Tìm hiểu về biển báo 
* Biển báo cấm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo cấm thường gặp 
Cấm xe đạp Đường cấm Cấm đi ngược chiều Cấm mô tô 
-Đặc điểm: Biển báo cấm có dạng hình tròn, đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Riêng biển báo “Cấm đi ngược chiều” có nền màu đỏ và vạch trắng ở giữa và “Biển báo cấm” không có hình. 
- Nội dung của biển báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. 
* Biển báo nguy hiểm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo nguy hiểm thường gặp Người đi xe đạp cắt ngang Trẻ em Giao nhau với đường sắt có rào chắn Giao nhau với đường sắt không có rào chắn 
-Đặc điểm: Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen mô tả sự việc.
 - Nội dung của biển báo nguy hiểm là nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lí cho phù hợp với tình huống. 
* Biển báo hiệu lệnh: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo hiệu lệnh thường gặp Đường dành cho người đi bộ sang ngang Hướng đi phải theo -Đặc điểm: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh 
- Nội dung của biển báo hiệu lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. 
* Biển báo chỉ dẫn: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo chỉ dẫn thường gặp Bến xe buýt Đường người đi bộ sang ngang
 -Đặc điểm: Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ đặc trưng sự chỉ dẫn. 
- Nội dung của biển báo hiệu lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khăc trong hành trình.
 - Cô hỏi trẻ: Các biển báo mà các con vừa học được đặt ở đâu trên đường phố? - Cô tóm ý: Các biển báo (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn) được đặt ở đầu những đoạn đường giao nhau và về phía bên phải. *Trò chuyện về tác dụng của các biển báo + Cho trẻ xem tình huống về biển báo cấm đi ngược chiều - Chuyện gì xảy ra ở tình huống này?
- Tại sao xe của thỏ và gấu đang đi phải dừng lại?
- Các con hãy đoán xem chú CSGT sẽ nói gì với thỏ và gấu? Cô giải thích: Đây là biển báo “Cấm đi ngược chiều”, khi đi trên đường gặp biển báo này mọi phương tiện không được đi ngược chiều
 + Cho trẻ xem tình huống về biển báo cấm Các bạn nhỏ đang chơi ở đâu? Các cháu đoán xem các bạn nhỏ đang nói gì? Vì vậy các bạn có được đi hoặc chơi trên đường này không? Vì sao? 
+ Cho trẻ xem tình huống về biển báo cấm đi xe đạp Các cháu đoán Chú CSGT đã nói gì với bạn Gà? 
Cô nói : Trên đường này có biển báo “ Cấm đi xe đạp” Nên xe đạp không đựơc đi trên đường này. 
+Cho trẻ quan sát tình huống về biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” Các cháu đoán xem bạn nhỏ hỏi gì bác nông dân 
Cô giải thích: Đường này có biển báo “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, gặp biển báo này, mọi người cần phải quan sát, khi có tàu lửa đi qua phải đứng cách xa ít nhất 5m. +Cho trẻ quan sát tình huống về biển báo nguy hiểm “Trẻ em” Các bạn nhỏ đang làm gì? Đi qua đường có ai dắt? Ở trên đoạn đường này có cắm biển báo gì? Vì sao? Ở đoạn đường này có trường học, có nhiều trẻ em qua lại trên đường nên đoạn đường này có cắm biển báo “Trẻ em” để người sử dụng đường chú ý. 
+Cho trẻ quan sát tình huống về biển báo nguy hiểm “Người đi xe đạp căt ngang” Các bạn đang làm gì? ở đoạn đường này có biển báo gì? 
+Cho trẻ quan sát tình huống về biển báo “Đường dành cho người đi bộ” -Trên đường có cắm biển báo gì? * Cô tóm tắt cho trẻ biết:
- Người tham gia giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của các biển báo giao thông.
- Việc chấp hành đúng luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông sẽ ngăn ngừa được tai nạn xảy ra 
- Cho trẻ biết cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy?)
* Giáo dục: Các con phải làm gì để cùng gia đình thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Mọi người cần phải chấp hành đúng luật giao thông để hạn chế tai nạn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người tham gia giao thông. 
- Các con nhớ rằng: Khi cùng bố mẹ đi trên đường phố, nhìn thấy các biển báo mà mình không hiểu hãy nhờ bố mẹ hoặc chú CSGT hướng dẫn nhé! Ngoài những biển báo này ra các cháu còn biết những biển báo nào?( Trẻ kể) 
3. Hoạt động 3:Trò chơi “Ai chọn đúng” 
* Luật chơi: Mỗi lần chỉ được chọn một ô hình, không được lặp lại ô hình đã được chọn. 
* Cách chơi: Chia lớp làm 4 đội mỗi đội 6 cháu Mỗi trẻ đều được phát 6 loại biển báo. Trên bảng được bố trí 6 ô có số từ 1-6, sau mỗi ô có 1 câu đố về biển báo. Trẻ lần lượt chọn ô số mà mình thích. Cô mở ô trẻ chọn và đọc câu đố cho cả lớp cùng đoán. Sau đó, trẻ chọn biển báo và giơ lên Cô cho trẻ xem đáp án đúng bằng cách mời trẻ của từng đội lên chỉ vào biển báo trẻ chọn. Nếu chọn đúng thì biển báo sẽ được một bông hoa nếu chọn sai thì biển báo sẽ mời bạn đội khác. Cô kiểm tra xem đội nào chọn biển báo với đáp án đúng
 Kết thúc giờ chơi đội nào có nhiều hoa là đội đó chiến thắng. 
4. Hoạt động 4: Ai khéo tay hơn
*Cách chơi: Cô chia lớp làm 4 đội , mỗi đội có 6 biển báo chưa tô màu, các cháu sẽ tô màu các biển báo theo trí nhớ của mình sao cho đúng màu đặc trưng của biển báo, hết giờ nhóm nào tô được nhiều biển báo đúng đặc trưng sẽ được thưởng một món quà. Kết thúc giờ chơi cô cho trẻ treo sản phẩm và nhận xét 
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ
 Lớp hát bài “ Một đoàn tàu” và làm đoàn tàu
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : 
HĐVH . THƠ ĐÈN GIAO THÔNG
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ, tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Đèn giao thông
	- Trẻ diễn đạt mạch lạc rõ ràng khi trả lời các câu hỏi của cô .
	- Tham gia tích cực vào các hoạt động 
	- Giáo dục : Trẻ khi tham gia giao thông cần đúng luật trẻ biết ý thức chấp hành đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn ..
II . CHUẨN BỊ : 
	- Tranh minh họa nội dung bài thơ đèn giao thông .
	- Máy hát , một số bài hát trong chủ đề luật giao thông 
 - Đĩa cũ và xốp, giấy màu trẻ chơi trò chơi
 III . TIẾN HÀNH :
1. Hoạt động 1: Ổn định, dẫn dắt
 * Hát: Đèn gì?
- Trò chuyện về một đèn giao thông có những loại đèn nào? Dẫn dắt giới thiệu bài thơ: Đèn giao thông 
2.Hoạt động 2: Bé thích nghe cô đọc thơ
 - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần: 
 + Lần 1: Cô đọc diễn cảm, không sử dụng tranh
 + Lần 2: Cô đọc lần 2, kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ
- Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn: 
 + Tên bài thơ, tên tác giả?
 + Bài thơ nói về điều gì? 
 + Có những loại đèn giao thông nào? + Bé biết khi nào thì được đi?
 Giảng từ: Thông đường
 Thông đường có nghĩa là đường phố ấy đã được phép đi không bị cản trở gì nữa các phương tiện giao thông và người đi bộ có thể đi
 + Ý nghĩa của đèn đỏ như thế nào?
 Giải từ : Đâm nhau
 Đâm nhau nghĩa là các ptgt lao đụng vào nhau rất mạnh xảy ra tai nạn nguy hiểm
 + Bé trong bài thơ như thế nào?
 + Còn các cháu khi tham gia giao thông phải như thế nào mới là bé ngoan?
* Giáo dục: Khi các cháu có dịp đi thành phố đến ngã tư đường phố có tín hiệu đèn thì nhớ chấp hành đúng các tín hiệu đèn: Đền xanh thì mới được đi, đèn vàng chạy chậm, đèn đỏ là dừng lại
3.Hoạt động 3: Bé đọc thơ
- Cả lớp đọc bài thơ 2 lần –chúng mình cùng đứng lên thể hiện theo nhịp điệu bài thơ.
- Mời tổ đọc thơ với nhiều hình thức gây hứng thú trẻ .
- Thi đua 2 tổ -bằng hình thức thi đua .
- Mời nhóm đọc thơ với nhiều hình thức khác nhau 
- Mời bạn trai đứng bên trái cô-bạn gái đứng bên phải cô .
- Mời cá nhân 1 -2 cháu 
4. Hoạt động 4: Trải nghiệm
- Trẻ chia làm 3 nhóm:
Chơi dán đèn giao thông
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ
Múa hát một bài : “Đi trên vỉa hè bên phải”
*Làm quen cách làm đèn giao thông
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát khám phá về cách làm nên chiếc đèn hiệu giao thông
- Cho trẻ tự thực hành theo khả năng của trẻ
* Nêu gương bé ngoan
 * Trao đổi với phụ huynh-trả trẻ
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
*Nghe hát dân ca : Hoa trong ườn
* Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết chăm chú nghe và nhớ tên bài dân ca: Hoa trong vườn, biết được bài dân ca thuộc làn điệu dân ca vùng miền nào? 
* Chuẩn bị
Bài hát dân ca:Hoa trong vườn, trong đĩa, cô hát thuộc bài dân ca
* Tiến hành
Tập trung trẻ và trò chuyện về một số bài dân ca mà trẻ đã được nghe.
Giới thiệu bài dân ca mới: Hoa trong vườn
Cô hát trẻ nghe 1-2 lần nói tính chất của làn điệu dân ca
Mở máy cho trẻ nghe nhiều lần. Gợi ý trẻ hát theo hoặc thể hiện biểu hiện cử chỉ điệu bộ cảm xúc theo bài dân ca
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Tư ngày 18/3/2015 .
A.HOẠT ĐỘNG HỌC : 
 PTTM : HĐ TH 
 BÉ LÀM ĐÈN GIAO THÔNG ( đt ) 
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Trẻ biết tận dụng những phế liệu theo ý tưởng tượng tạo nên đèn giao thông đúng đẹp và sáng tạo.
	- Luyện kỹ năng cắt và dán, phối hợp màu,bố cục hợp lý cân đối, luyện cách dùng xen kẽ 3 màu và để dán thành đèn giao thông.
	- Rèn cách phân chia bố cục để tạo thành đèn giao thông đẹp cân đối. 
	- Giáo dục cháu yêu quý và bảo vệ biết giữ gìn hoàn thành sản phẩm .của mình.
	- Giáo cháu tham gia tích cực váo các hoạt động
II . CHUẨN BỊ : 
	*Cô : Mẫu đèn giao thông từ những phế liệu .
	- Những phế liệu ,giấy màu vụn, hồ dán.hộp giấy ,hộp kẹo , các cột đèn, đế đèn, hộp khối chữ nhật
 -Các bài thơ ,bài hát trong chủ đề,máy hát.
	* Trẻ :. Giấy màu, hồ dán., những phế liệu để trẻ làm
 - Các bài hát,đồng dao,các bài thơ nói về chủ đề .
III . TIẾN HÀNH : 
1 .Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi và cùng đến xem đoạn phim vi deo về luật lệ giao thông .
+ Cô gợi ý hỏi trẻ : Cháu thấy đèn hiệu giao thông ở đâu?
+ Cô cháu ta cùng làm đèn hiệu giao giao thông nhé .
2 . Hoạt động 2 : Quan sát, đàm thoại, tìm hiểu cách làm
- Cho trẻ xem chiếc xe chở gì bên trong
- Cô có gì đây ? Đây là đèn giao thông là một khối chữ nhật đứng. Cô hỏi trẻ đèn giao thông có những phần nào? Đế đèn, cột đèn, hộp đèn và 3 đèn giao thông
. - Đèn hiệu giao thông có mấy màu? Gồm những màu gì? Đèn gì ở ctreen, đèn gì ở giữa và đèn gì dưới cùng? Các đèn có dạng hình gì?
 * Cô cho 3 nhóm thảo luận :
 - Để làm được một cột đèn hiệu giao thông cháu làm thế nào? Làm gì trước? Tiếp theo làm gì? Chọn vật liệu nào để làm? -Cô cho trẻ nói lên ý định của mình .Cô nhấn mạnh lại cách làm đèn giao thông
 3. Hoạt động 3:Trẻ thực hiện 
 - Cô mở nhạc nhẹ về bài hát luật lệ giao thông
 - Nhắc trẻ tư thế ngồi và cách làm đèn giao thông.
	- Động viên trẻ làm đèn giao thông đẹp và sáng tạo .
 4.Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm
	Cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ lên chọn sản phẩm cho cả lớp xem và nhận xét 
- Cô nhận xét thêm.
* Kết thúc tiết học : Nhận xét chúng, tuyên dương trẻ
Hát múa bài “Em đi qua ngã tư đường phố ”
.Hướng dẫn trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba.
 1.Mục đích:
 Dùng âm điệu đồng dao để giải trí.
Góp phần giáo dục kỹ năng chạy, đuổi, dịch chuyển nhanh theo nhiều phương hướng khác nhau.
Tố chất nhanh, khéo léo
Sự can đảm, quyết đoán, ý thức tổ chức và sự giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau.
Hiểu biết về tự nhiên môi trường.
2. Chuẩn bị
Sân chơi sạch sẽ, các cháu
 3. Tiến hành
Cô giới thiệu trò chơi mới: Thả đỉa ba ba.
.Cách chơi:
Vẽ một vòng tròn rộng 3m hoặc vẽ 2 đường thẳng song song, cách nhau 3m để làm sông(tùy theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay nhỏ)
Khoảng 10 đến 12 bạn chơi, đứng thnàh vòng tròn quay mặt vào trong.Chọn một bạn vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
         Thả đỉa ba ba
         Chớ bắt đàn bà
         Phải tội đàn ông
         Cơm trắng như bông
         Gạo tiền như nước
         Đổ mắm đổ muối
         Đổ chuối hạt tiêu
         Đổ niêu nước chè
         Đổ phải nhà nào
         Nhà đấy phải chịu
Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai một

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ GIAO THÔNG NHÁNH2 BÉ CHƠI VỀ LUẬT GIAO THÔNG 2015 - TIÊN 2.doc