Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngành nghề + tham quan doanh trại bộ đội - Chủ đề nhánh 4: Nghề bộ đội+Tham quan doanh trại bộ đội

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển thể chất

Đề tài: BIỂU DIỂN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 22/12

I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-KT: Cháu có khả năng cảm nhận tình cảm của chú công nhân, chú bộ đội giành cho cháu.

-KN: Có khả năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát.Tự tin khi biểu diễn.Trẻ tham gia chơi trò chơi hứng thú.

-Trẻ chú ý lắng nghe và xem các bạn biểu diển, hưởng ứng cùng bạn theo các giai điệu khác nhau của bài hát.

-TĐ: Qua nội dung bài hát GD trẻ sống phải biết yêu thương, nhớ ơn chú bộ đội.

II/.CHUẨN BỊ :

-Máy vi tính, nhạc cụ, băng nhạc.

*Nội dung tích hợp: Thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”Vũ Thùy Hương.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 7066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngành nghề + tham quan doanh trại bộ đội - Chủ đề nhánh 4: Nghề bộ đội+Tham quan doanh trại bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự do:
Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Cây bàng.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Bánh xe quay.
+ Chơi DG: Vuốt hột nổ.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 
- Quan sát: Cây lan.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Người tài xế giỏi.
+ Chơi DG: Dệt vải.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Cây hoa huệ.
- Trò chơi có luật: 
+ Chơi VĐ: Ai nhanh hơn.
+ Chơi DG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
9h15’- 10h00’
Chơi hoạt động góc
- Phân vai:
+ Gia đình: Đưa con đi tham quan doanh trại bộ đội.
+ Cửa hàng: bán sản phẩm như nón, giầy dép, áo, dây nịt.
+ Bác sĩ: tư vấn thực phẩm có lợi cho sk.
- Xây dựng:
+ Xây: Xây doanh trại cho chú bộ đội.
+ Lắp ghép: Ghép đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội như: giường, bàn ghế.
- Khám phá khoa học, thiên nhiên:
+ Khám phá khoa học: Các bước tiến hành để trồng cây.
+ Khám phá thiên nhiên: Chơi in hình cát, làm tranh bằng lá cây, chăm sóc thiên nhiên. 
- Nghệ thuật:
+ Tạo hình: Tô màu, vẽ, trang trí, xé dán để làm quà tặng chú bộ đội.
+ Âm nhạc: Hát, vận động bài hát Cháu thương chú bộ đội, Màu áo chú bộ đội.
+ Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album.
- Học tập:
+ Toán: Đếm vẹt từ 10-40. Ghép hình, tìm gắn đồ dùng đúng số lượng.
+ LQCV: Tìm tranh gắn vào bảng 3 kiểu chữ, tập sao chép từ, tập sao chép tên, chức danh chú bộ đội.
10h00’- 14h40’
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế
- Tự mặc và cởi quần áo.
- Giáo dục cháu đi dép khi vào nhà vệ sinh.
- Giáo dục cháu ngủ đúng giờ, ngủ đúng giấc.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh.
- Giáo dục cháu ăn nhanh không ngậm.
14h40’- 17h00’
Hoạt động chiều
- Chơi vận động nhẹ Đu quay, gieo hạt, trồng cây. 
- Ôn trò chuyện , tìm hiểu về 22/12.
- Trò chuyện trao đổi đặc điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.
- Chơi VĐ: Nhảy tiếp sức.
- Giáo dục lễ giáo.
- Nêu gương.
- Ôn Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”.
- Chơi góc tiếp theo.
- GD trẻ về thao tác rửa mặt và lau mặt.
- Nêu gương.
- Ôn ÂN: “Biểu diễn văn nghệ chào mừng 22/12”.
- Làm quen bài hát “Màu áo chú bộ đội”.
- Dạy trẻ đọc thơ ngoài chương trình “Chiếc xe lu”.
- Nêu gương.
- Ôn TH: “Vẽ quà tặng chú bộ đội”.
- Làm quen quy trình bé tập làm nội trợ “pha nước chanh”.
- Nêu gương.
- Ôn: Thêm bớt chia nhóm các đối tượng có số lượng 9 làm 2 phần 
- Lao động vệ sinh cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
- Giới thiệu chủ đề tuần tiếp theo “Bác sĩ tài ba”.
Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ.
- Giáo dục vệ sinh.
- Chơi tự do. 
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ:
Công việc của chú bộ đội
-Trò chuyện, tìm hiểu 22/12.
-Xem tranh ảnh.
-ÂN: Biểu diễn văn nghệ chào mừng 22/12
-Trãi nghiệm: xây doanh trại bộ đội băng gổ.
Khi chú bộ đội vui-buồn?
-Trò chuyện.
-Quan sát.
-Trò chuyện về khí hậu, thời tiết.
-Đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Đồ dùng của chú 
bộ đội?
-Trò chuyện.
-Quan sát, xem tranh ảnh.
-Vẽ, nặn, xé dán về dụng cụ nghề bộ đội.
-Khám phá thử nghiệm đồ dùng nghề bộ đội.
Nghề bộ đội+tham quan doanh trại bộ đội
Bé làm gì để biết ơn chú bộ đội?
-Trò chuyện.
-Tập sao chép lời biết ơn.
-Lập bảng những lời trẻ muốn nói.
-Tạo hình: Vẽ quà tặng chú bộ đội
- Thực hành một số công việc mô phỏng của nghề bộ đội: Học tập, diễn tập ở thao trường.
Các phương tiện hổ trợ cho công việc chú bộ đội?
-Trò chuyện.
-Sắp xếp tranh lô tô các phương tiện theo công việc.
-
-Làm album sưu tầm về quá trình học tập và rèn luyện của nghề bộ đội.
-Lập bảng phân loại các phương tiện.
2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN IV
-Ba mẹ con làm nghề gì?
-Gia đình con có ai làm nghề bộ đội không?
-Nghề bộ đội thường làm việc ở đâu?
-Nghề bộ đội có các lĩnh vực nào? (Phòng không không quân, tác chiến, chủ lực, ..)
-Đồ dùng, dụng cụ của nghề bộ đội là gì?
-Ngoài làm việc ở doanh trại ra thì chú bộ đội còn làm việc gì?(Xây cầu, xây nhà, đấp đê, thu hoạch mùa màng giúp bác nông dân)
-Con có từng nhìn thấy chú bộ đội bao giờ chưa? ở đâu?
-Màu áo chú như thế nào?
-Con có biết mục đích các cuộc diễn tập là để làm gì không?
-Các phương tiện nào hổ trợ chú bộ đội làm việc?
-Khi nào chú bộ đội vui-buồn?
-Công việc chú bộ đội ngày nay với chú bộ đội thời chiến tranh như thế nào?
-Nghề bộ đội giúp gì cho nhân dân?
-Để nhớ ơn chú bộ đội thì phải làm gì?
3/.HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ HÌNH THỨC CHO TRẺ XEM TRANH ẢNH NÓI VỀ NGHỀ BỘ ĐỘI
*Hình thức cung cấp hiểu biết cho trẻ: Cho trẻ xem hình ảnh chú bộ đội trên máy vi tính.
*Chuẩn bị:
+Cô: 
-Cô chọn những hình ảnh sinh động nói về công việc của chú bộ đội.
-Cô giới thiệu cho trẻ trang phục, nón của chú bộ đội.
+Trẻ:
-Chuẩn bị kiến thức nói về nghề bộ đội.
-Tìm hiểu ý nghĩa ngày 22/12.
-Chuẩn bị bài hát, bài thơ để biểu diễn văn nghệ chào đón ngày 22/12.
-Vẽ quà tặng chú bộ đội.
4/.CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG:
CÁC BIỂU BẢNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ “ Nghề bộ đội+Tham quan doanh trại bộ đội”
1/.Bảng phân loại đồ dùng dụng cụ nghề bộ đội: 2/.Những điều bé làm cho chú 
 Bộđộivui: Bảng phân loại đồ dùng 
Trẻ tự vẽ, nặn, cắt dán quà 
để tặng chú bộ đội 
5/.CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ “NGHỀ BỘ ĐỘI +THAM QUAN DOANH TRẠI BỘ ĐỘI”
*Góc tạo hình:
-Mẫu đồ dùng của nghề bằng các vật liệu khác nhau.
-Trang mẫu vẽ quà tặng chú bộ đội.
-Giấy, bút, màu nước cho cháu.
+Đồ dùng: Bìa giấy màu cứng, giấy trắng, bút màu, lá cây khô, hồ dán.
*Góc đóng vai:
-Hình chụp chú bộ đội giúp nhân dân đắp đê, xây cầu, xây nhà.
-Tham quan doanh trại bộ đội.
+Đồ dùng: Áo, quần, nón, giầy, ba lô.
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về nghề bộ đội.
-1 số mẫu tranh, rối về nghề bộ đội.
*Góc âm nhạc:
-Nhạc có lời, không lời nói về nghề bộ đội.
-Áo lính, mũ tay bèo, dép râu, nhạc cụ các loại.
*Góc làm quen chữ viết:
-Mẫu từ tên đồ dùng nghề bộ đội, chức danh nghề bộ đội.
-Giấy, bút.
-Hình ảnh lô tô về nghề bộ đội cho cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Xếp theo mẫu (đồ dùng của nghề).
-Lô tô đồ dùng nghề bộ đội.
6/.NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “NGHỀ BỘ ĐỘI+THAM QUAN DOANH TRẠI BỘ ĐỘI”
I/ Chuẩn bị:
-Trang trí phòng lớp chào mừng ngày 22/12.
-Tập hát múa: Cháu thương chú bộ đội, chú bộ đội đi xa, màu áo chú bộ đội.
-Dán tranh vẽ đồ dùng dụng cụ nghề bộ đội lên bảng.
-Làm quà tặng chú bộ đội.
-Trang trí tờ chương trình tổng kết.
II/ Tiến hành:
Mở nhạc bài: “Cháu thương chú bộ đội” Cho trẻ quan sát hình ảnh chú bộ đội.
-Trò chuyện về các hình ảnh.
Cô và 1 trẻ dẫn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình biểu diển văn nghệ với chủ đề “Chú bộ đội” xin được phép bắt đầu.
*Hoạt động 1: Trò chơi “Xem tranh gọi đúng tên dụng cụ của các nghề”:
-Cô lần lượt giơ các tranh cho trẻ xem và hỏi tre. Cô để riêng những tranh mà trẻ nhớ được tên dụng cụ, gọi được tên nghề tương ứng và những tranh mà trẻ không nhớ được. Khi hỏi hết các tranh, cô và trẻ cùng đếm tranh trẻ đẫ nhớ được tên gọi, cô đặt chữ số tương ứng và nói số lượng.
*Hoạt động 2:Biễu diễn văn nghệ:
+Hát: “Cháu thương chú bộ đội”
-Trẻ dẫn CT: Ước mơ của các bạn lớn lên sẽ làm gì? Có thích làm chú bộ đội không? Hãy lắng nghe các bạn trai hát “ Cháu thương chú bộ đội”
+Múa: “Màu áo chú bộ đội”
-Trẻ dẫn CT: Màu áo chú bộ đội mặc có rất nhiều màu của lá, đất, xanh rêu của đá,Đó là những màu không bao giờ phai mờ. Mời các bạn gái sẽ múa “Màu áo chú bộ đội” cho chúng ta xem.
+Đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
-Tất cả lớp độc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” ST: Thái Thùy Linh.
+Hát, múa: “ Chú bộ đội”
1 trẻ làm chú bộ đội và các bạn quây quần bên chú bộ đội và hát múa bài: “Chú bộ đội đi xa”.
*Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cô và tất cả lớp cùng tham quan góc hoạt động và các sản phẩm bé đã thực hiện trong chủ đề.
-Kết thúc giới thiệu củ đề tiếp theo của tuần sau.
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Khám phá MTXQ
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN, TÌM HIỂU VỀ 22/12
I/ MĐYC:
-KT: : Trẻ ham hiểu biết,thích khàm phá về sự kiện ngày thành lập QĐNDVN. Biết ý nghĩa, nói được 1 số thông tin quan trọng về ngày 22/12, nhận biết được tình cảm của chú bộ đội với cháu.
-KN: Trẻ có khả năng diễn đạt sữ hiểu biết về ngày 22/12 bằng nhiều cách khác nhau thông qua lời nói, hình ảnh, hình ảnh. Thể hiện sự quan tâm, chia sẽ niềm vui với mọi người và chú bộ đội. Biết bộc lộ cảm súc của bản thân với chú bộ đội.. 
-TĐ: Trẻ biết kính trọng , nhớ ơn các chú bộ đội đã canh gác biên cương cho chúng ta có cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Sẳn sàng giúp đở người khác khi gặp khó khăn.
II/ Chuẩn bị:
-1 số hình ảnh về sự kiện 22/12. 
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1 Trò chuyện
-Cô cho trẻ đọc thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” và hỏi trẻ
-Trong bài đó nói về gì? Chú bộ đội làm gì? Ngoài những công việc đó, chú còn làm gì nữa? Thế công việc của chú ra sao?Tình thương của chú giành cho bé ra sao? Vậy tình cảm của bé ntn?
-Các bạn ơi! Sắp đến ngày 22/12 rồi, thế c/c có biết ý nghĩa của sự kiện này không? Hôm nay chúng ta cùng nhau trò chuyện , tìm hiểu ngày 22/12 nghe.
2/ Hoạt động 2:Tìm hiểu ngày 22/12
-Cô cho trẻ xem hình ảnh các chú bộ đội, các hình ảnh liên quan đến sự kiện 22/12.
-Cô gợi hỏi trẻ về các hình ảnh trên..
-Con có biết đó là ngày gì không?
-Vậy ý nghĩa của ngày 22/12 là gì?
-Sự kiện này được diễn ra như thế nào?
-Gồm có những ai?
-Trang phục và cách trang trí doanh trại ra sao?
-Nói đến ngày 22/12 là con nhớ đến nghề gì?
-Tại sao phải thành lập quân đội?
-Sự kiện 22/12 con thường thấy tổ chức ở đâu?
-Con được xem hay tham gia vào sự kiện này chưa? 
-Khi tham quan doanh trại chú bộ đội con thấy gì?
-Con nhận thấy 22/12 là ngày như thế nào?
-Các con thấy ngày 22/12 và nghề bộ đội có mối quan hệ như thế nào?
-Cảm nghỉ của con về ngày 22/12 ra sao?
-Để tỏ lòng nhớ ơn các cô chú làm nghề bộ đội đã làm việc vất vã, canh gác biên cương con phải làm gì?
-Con ước mơ lớn lên mình sẽ làm gì ?
-Nếu nói lời yêu thương với chú bộ đội, con sẽ nói gì?
3/ Hoạt động 3: Vẽ những vật dụng để tặng cho chú bộ đội trang trí sự kiện 22/12:
-Cô nói cháu có thể vẽ những vật dụng như: bong bóng, dây súc xích, họa tiết, dây cờ, bình hoa, hình ảnh để chuẩn bị cho sự kiện. Nói cho chú biết mình biết chú bộ đội làm việc rất vất vả, mình rất thương chú nghe.Cháu quan sát xong về chỗ thực hiện.
-Cô mở bài nhạc “ Cháu thương chú bộ đội” cô bao quát trẻ thực hiện khuyến khích trẻ sáng tạo.
1/ HĐ1: 
-Cả lớp đọc.
-Tham gia trả lời theo hiểu biết.
 -Lắng nghe
2/HĐ 2
-Cháu suy nghỉ và kể
-Cháu trả lời
-Cháu tích cực trả lời câu hỏi theo suy nghỉ.
-Trẻ trả lời theo hiểu biết
3/HĐ 3:
Lắng nghe
 -Cháu thực hiện
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: CHÚ BỘ ĐỘI HÀNH QUÂN TRONG MƯA
I/ MĐYC:
 KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được sự vất vả của chú bộ đội khi làm việc.
 KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng.
 TĐ : GD phải biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh khổ to : “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, giấy A4, bút màu.
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
-Hát bài: “Cháu thương chú bộ đội” bài hát nói lên điều gì? Chú bộ đội làm công việc gì? Giúp cho cháu điều gì? 
-Các con có biết ngoài canh rác ra chú bộ đội còn làm gì nữa không? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem chú bộ đội trong bài thơ này làm gì nữa nghe các con?
- Cho cháu tri giác tranh 1 lần kết hợp đàm thoại từng tranh cô tạo tình huống để cháu tự trả lời.
-Sau đó cô cho cháu đọc tên bài thơ, tác giả cùng cô 
-Chuyển tiếp trò chơi “Xem tranh gọi đúng tên dụng cụ các nghề”
2/HĐ2: Đọc thơ diển cảm:
- Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa đọc thơ gì? Trong bài thơ nói về đêu gì?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ nói về các chú bộ đội hành quân trong đêm, mặc dù trời mưa nhưng các chú không ngại khó khăn gian khổ vẩn đi như không gì có thể ngăn cản bước chân của chú.
-Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích từ khó: Lộp bộp, mặt trận, hành quân, dồn dập.
- Dạy đọc thơ:
+ Lớp: Rèn cháu đọc rõ lời.
+ Tổ, nhóm: Rèn cháu đọc diển cảm với nhiều hình thức khác nhau.
+ Cá nhân: Đọc chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ.
- Chuyển tiếp: “Bộ đội hành quân”
3/HĐ3: Đàm thoại :
- Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
-Ngoài trời thời tiết như thế nào?
-Chú vội đi đâu?
-Cho dù mưa rơi chú đi đâu?
-Chú đi vào buổi nào?
-Những ngôi sao đỏ trên áo chú được ví như gì?
-Mặc dù mưa rơi chân chú như thế nào?
-Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì?
-GD cháu phải biết yêu thương, kính trọng các cô chú bộ đội. 
4/HĐ 4: Tạo sản phẩm:
Chia trẻ làm 3 nhóm cùng thực hiện.
 Nhóm 1: Vẽ nội dung bài thơ.
 Nhóm 2:Tìm chữ cái i,t,c trong bài thơ ghi số lượng.
 Nhóm 3:Vẽ đồ dùng dụng cụ của chú bộ đội như: khăn, áo quần, lượt, giầy...
- Trẻ đem sản phẩm của nhóm và tự nhận xét giữa các nhóm với nhau.
- Cô tổng kết ý kiến và nhận xét chung.
1/HĐ 1:
-Cả lớp hát
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ trẻ.
-Cháu tri giác tranh và đàm thoại qua nội dung tranh
-Cả lớp đọc theo cô 2 lần 
-Cháu chơi
2/HĐ 2:
-Lắng nghe
-Cháu cùng đàm thoại về nội dung bài thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi.
3/HĐ 3:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghĩ trẻ
4/HĐ 4: 
Lắng nghe
Trẻ về bàn thực hiện
Trẻ nhận xét
 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: BIỂU DIỂN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 22/12
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-KT: Cháu có khả năng cảm nhận tình cảm của chú công nhân, chú bộ đội giành cho cháu.
-KN: Có khả năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát.Tự tin khi biểu diễn.Trẻ tham gia chơi trò chơi hứng thú.
-Trẻ chú ý lắng nghe và xem các bạn biểu diển, hưởng ứng cùng bạn theo các giai điệu khác nhau của bài hát.
-TĐ: Qua nội dung bài hát GD trẻ sống phải biết yêu thương, nhớ ơn chú bộ đội.
II/.CHUẨN BỊ : 
-Máy vi tính, nhạc cụ, băng nhạc.
*Nội dung tích hợp: Thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”Vũ Thùy Hương.
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
1/HĐ 1* Ổn định-Trò chuyện:
-Cả lớp đọc bài thơ: “ Bàn tay cô giáo”
-Nội dung bài thơ nói về gì? Chú bộ đội làm gì? Ngoài những công việc đó, hằng ngày chú còn làm gì nữa? Chú làm những công việc đó như thế nào? Các con phải làm gì để đáp lại tình cảm đó?
-C/c ơi, hôm nay là ngày gì rồi? Lớp chúng ta có tổ chức chương trình biểu diển văn nghệ để chào đón lễ hội 22/12. C/c có muốn xem không?
-Vậy hôm nay cô mời lớp mình thưởng thức các tiết mục văn nghệ do lớp lá 3 biểu diển nghe.
2. HĐ 2: Biểu diển văn nghệ:
-Cô mời bạn dẩn chương trình ra giới thiệu ban nhạc và chào khán giả, cùng vào vị trí.
-Mc giới thiệu bài hát: “Cháu thương chú bộ đội” ST: Hoàng Văn Yến.
-MC mời nhóm nhạc lên hát và múa. Trẻ vẫy cặp, đội mủ hao chào khán giả. Trẻ ra biểu diển và hát theo nhạc.
-Cô mời 2- 3 nhóm.
-MC giới thiệu bài “Làm chú bộ đội” Nhạc và lời: Hoàng Long.
-1 Bạn hóa trang làm chú bộ đội, các bạn khác làm cháu.
-Từng nhóm lên hát và múa theo nhạc.
-Cá nhân hát bài “Chú bộ đội” Nhạc và lời : Hoàng Hà.
3. HĐ 3: Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội” Nhạc và lời;Nguyễn Văn Tý:
-MC giới thiệu cô mở nhạc để lớp đoán giai điệu bài hát.
-Hỏi trẻ cô vừa mở nhạc giai điệu bài hát nào? Do ai sáng tác?
-Cô hát cho trẻ nghe giai điệu bài hát, cô đố trẻ đó là bài hát gì?
-Cô giới thiệu cho trẻ rõ: Bài hát nói về Áo chú bộ đội có màu xanh của rêu đá, có ánh sắc màu vàng, đỏ của đất núi, nâu đường làng. Đó là màu của thiên nhiên không bao giờ phai nhạt cũng như tình cảm của chú bộ đội với nhân dân với Đảng.
-Lần 2 cho trẻ nghe trên máy kết hợp lắc chuông đệm theo nhịp vừa phải, thân thương của bài hát.
 4. HĐ 4: Trò chơi:Nốt nhạc vui:
-Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi cho trẻ nắm.
-Sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần.
 1/Hoạt động 1:
-Cả lớp tham gia chơi
-Cháu tự do trả lời theo suy nghĩ trẻ
-Cháu tự do trả lời theo suy nghĩ trẻ
-Lắng nghe
-Cháu nhắc lại 2 lần
-Lắng nghe
-Cháu tham gia nói nội dung bài hát
-Lớp 2 lần, tổ nhóm, cá nhân với nhiều hình thức khác nhau
2/ Hoạt động 2 :
- 1-2 cháu trả lời
-Cả lớp lắng nghe.
-Cháu nghe và hưởng ứng cùng cô.
-Cháu hưởng ứng theo bài hát.
3/Hoạt động 3:
- Cháu lắng nghe cô nói hát hưởng ứng cùng cô.
4. HĐ 4: 
-Cháu chú ý lắng nghe.
-Tham gia chơi 2-3.
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
Đề tài: VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI
I/MĐYC:
-KT: Trẻ cảm nhận được tình cảm của chú bộ đội giành cho cháu và nhân dân. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
-KN: Rèn luyện vẽ các nét thẳng, nét xiên, cong tạo thành quà tặng chú bộ đội. Sữ dụng màu, bố cục hợp lí.
-TĐ: Yêu thích hào hứng trong việc tạo ra sản phẩm, bảo quản giữ gìn sản phẩm
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu vẽ quà tặng chú bộ đội như: Lượt, phong thư, bó hoa, quần áo, khăn tay. Bút màu, giấy, máy vi tình, chổ ngồi thích hợp
III/TIẾN HÀNH :
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cháu thương chú bộ đội”. Con có nhận xét gì qua bài hát này? Công việc của chú bộ đội như thế nào? Công việc của đem lợi ích cho ai?
-Các con ơi! Hôm qua là ngày 22/12 là ngày gì vậy? Các chú bộ đội phải canh gác ngoài đảo xa không được về thăm nhà các chú ấy buồn lắm. Các con có muốn làm gì để cho các chú vui không?
-Vậy hôm nay cô cho các con vẽ quà tặng chú bộ đội nghe, con thích không?
2/ Hoạt động 2: Quan sát tranh gợi ý+Trẻ thực hiện:
- Cho cháu lần lược xem tranh gợi ý đàm thoại với cháu .
-C/c nhìn xem trong tranh vẽ gì?
-Gồm có những gì? (phong thư, lượt, bó hoa)
-Các món quà này như thế nào?
-Nó có dạng hình gì?
-Để vẽ được nó con vẽ ra sao?
-Màu sắc ra sao?
-Con nhìn xem bố cục của bức tranh như thế nào? 
-Các chi tiết khác?
-Tương tự với tranh vẽ quần áo, khăn tay.
-Cô hỏi trẻ vẽ quà tặng chú bộ đội con vẽ gì? Vẽ quà đó con dùng kỹ năng gì? Con có muốn vẽ thên gì nưa không? Sau khi vẽ xong con làm gì? Tô ntn?
-Cho cháu đọc bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
-Cô cho cháu về bàn cháu nhắc lại tư thế cầm bút.
-Cô đến từng bàn gợi ý hưỡng dẫn cho trẻ còn lung túng, động viên khuyến khích cháu vẽ nhiều món quà khác như: Mâm trái cây, mủ tay bèo, bức tranh,..Cách trang trí có sáng tạo và tô màu đẹp.
-Gần hết giờ cô thông báo cho cháu kết thúc
3/ Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá sản phẩm
-Cô hỏi trẻ vừa làm việc gì?
-Tại sao con thích bức tranh đó? Nó đẹp như thế nào?Gợi trẻ nêu nhận xét về bức tranh đó theo ngôn ngữ của mình.
1/ HĐ 1:
-Cả lớp cùng hát
-Cháu tự do nêu lên 
2/HĐ2:
-Cháu xem tranh gợi ý nêu ý định vẽ.
-Trẻ trả lời.
- Cả lớp tham gia đọc thơ về bàn thực hiện
3/HĐ3:
-1-2 cháu trả lời
-Cháu tự do nhận xét theo suy nghĩ của mình.
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: THÊM BỚT CHIA NHÓM CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 9 LÀM 2 PHẦN
I/. MĐYC:
-KT: Ôn nhận biết số lượng 9, ôn kỹ năng đếm từ 1-9. Trẻ biết được mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9. Nhận biết các nhóm có 9 đối tượng.
-KN : Trẻ biết chia nhóm các đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau.
Thêm bớt tạo nhóm có 9 đối tượng. 
-TĐ:Giáo dục cháu chú ý lắng nghe, chăm phát biểu, có nề nếp trong giờ học cùng các bạn.
II/CHUẨN BỊ:
 -Chữ số 1-9.3 bức tranh hoa quả cho trẻ quan sát số lượng 6,7,8. Dây đeo từ 1-9, tập toán.
III/TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/Hoạt động 1: Củng cố số lượng 8
-Cô và các bạn cùng xem ảnh các chú bộ đội.
-Đây là những ai?
-Gồm có những người nào?
-Con hãy tìm trong các hình ảnh này tấm hình nào có 9 người giúp cô?
-Trong hình này có bao nhiêu người? ( 9 người)
-Các con hãy đếm giúp cô nhé!
-Ở đây cô có các hình lô tô hoa quả chỉ có 8 quả thôi, làm thế nào cô có được 1 tranh lô tô có 9 quả?
Các bạn giúp cô nhé!
2/Hoạt động 2:Thêm bớt chia nhóm các đối tượng có số lượng làm 2 phần:
-Trơi TC “ Kết bạn” Cô cho lớp kết bạn theo nhóm 7, 8, 9.
-À, c/c ơi. Hôm nay có chú bộ đội đến thăm

File đính kèm:

  • docchu bo doi.doc