Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngành nghề + tham quan doanh trại bộ đội - Chủ đề nhánh 2: Cô thợ may khéo tay
Hoạt động có chủ đích
Khám phá MTXQ
ĐỀ TÀI: Trò chuyện về công việc của
cô thợ may
I/ MĐYC:
-KT: Trẻ hiểu được công việc của cô thợ may.Trẻ biết các công đoạn may của người thợ. Biết ích lợi và sản phẩm của nghề may đối với đời sống con người.
-KN: Trẻ có khả năng biểu đạt suy nghĩ của mình về nghề may bằng nét mặt, lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
-TĐ: Trẻ biết quý trọng và giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ không phụ lòng người thợ may vất vả may nên.
II/ Chuẩn bị:
-Tranh 1 số công đoạn nghề may: Tranh cô thợ may chọn vải, màu chỉ, đo kích thước, cắt vải, may, ủi.
- Tiếp tục cho trẻ chơi góc. - Nêu gương. Ôn TH: Cắt dán quần áo để hoàn thành sản phẩm. - Bé kể chuyện sáng tạo. - Nêu gương. Ôn TCQHXH: Trò chuyện về nghề may. - Rèn trẻ thao tác rửa mặt. - Nêu gương. Ôn ÂN: Cháu thuộc bài hát” Cháu yêu cô thợ dệt”. - Đóng chủ đề. - Sinh hoạt cuối tuần. - Mở chủ đề. MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 CÔ THỢ MAY KHÉO TAY -Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về các bộ sưu tập quần áo, phụ trang được trình diển ở sân khấu. -Trò chuyện về ý nghĩa của buổi trình diển thời trang. .-Sao chép tên các bộ sưu tập. -TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. -LQCC: i, t, c. -Trò chuyện, giới thiệu và quan sát hình ảnh khi cô thợ may vui- buồn qua ảnh. -Nét mặt của cô thợ may khi vui, buồn. -TH: Vẽ lại nét mặt của cô thợ may khi vui-buồn. -Trò chuyện về giá cả, thời tiết ảnh hưởng thu nhập. Nhánh 2: Cô thợ may khéo tay Từ 06-10/12/2010 Bộ sưu tập thời trang Sản phẩm làm ra của cô thợ may Dụng cụ nghề may -Trò chuyện, đàm thoại về các sản phẩm làm ra cô thợ may. -Làm album về hình ảnh các sản phẩm của cô thợ may làm ra. -Sưu tầm những đồ dùng, dụng cụ tặng cho cô thợ may. -Lặp bảng: Nghề Dệt Thêu May Sản phẩm Sản phảm gì? Sản phẩm gì? Sản phẩm gì? Bé có thể giúp gì cho cô thợ may -Trò chuyện, đàm thoại những loại vật liệu, phương tiện giúp thợ may làm việc: kim, chỉ, vải. -TC-QHXH:Trò chuyện về nghề may. -Đếm các loại vật liệu, phương tiện mà thợ may sữ dụng. Cô thợ may vui buồn Nguyên vật liệu -Trò chuyện, đàm thoại với trẻ dụng cụ hổ trợ cô thợ may làm việc: kéo, thướt cây, thướt dây, phấn, máy may. -MTXQ:Trò chuyện, tìm hiểu về công việc của cô thợ may. -TH: Cắt dán quần áo. -Lặp bảng: Nghề may May gia đình May công nghiệp Dụng cụ Dụng cụ gì? Dụng cụ gì? -Trò chuyện với bé về những điều bé muốn giúp cho cô thợ may. Nhớ ơn cô thợ may bé nói gì? -Đếm công việc của cô thợ may-bé. -Vẽ lại những điều bé giúp cô thợ may. -ÂN: Cháu yêu cô thợ dệt.ST: Thu Hiền. HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH Chủ đề nhánh 2: Cô thợ may khéo tay Thời gian: 1 tuần Từ : 06/12 đến 10/12/2010 I/ MĐYC: -KT:Cháu nghe hiểu lời nói của cô, biết thứ tự của các ngày trong tuần, gọi đúng tên ngày. Biết quan tâm số bạn trong lớp. Có 1 số hiểu biết về thời tiết hiện tại, tập sao chép 1 số từ về thời gian, thời tiết. -KN: Cháu chú ý quan sát so sánh phát hiện được bạn vắng. Có khả năng hiểu lời nói của cô, trả lời câu hỏi cô đặt ra rõ ràng, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. -TĐ: tích cực hào hứng tham gia vào hoạt động. II/CHUẨN BỊ: -Các biểu tượng băng từ, biểu tượng phục vụ cho giờ điểm danh, sách thư viện. -Nội dung tích hợp: Đếm, so sánh, sử dụng giác quan III/TIẾN HÀNH: Hoạt động cô Hoạt động trẻ 1/HĐ 1:Điểm danh: -Cho trẻ hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”. -Đội hình 3 hàng dọc, chuyển chữ U, Mời lần lượt tường tổ 1,2,3 kiểm tra vệ sinh, báo cáo bạn vắng? nêu lý do tại sao bạn vắng, nhắc nhở quan tâm đến bạn. GD cháu siêng năng đến lớp chăm học. -Chuyển tiếp: Chơi “ Dệt vải” 2/HĐ2:Thời gian: -Gợi cháu quan sát lịch blóc, nói được ngày trên lịch bloc, gỡ lịch blóc quan sát bảng thời gian, nhận xét hôm qua, hôm nay, ngày mai, thứ, ngày, tháng, năm gợi gắn băng từ, chữ số trẻ đọc. 3/HĐ3:Thời tiết: -Cho cháu tự quan sát nhận xét dự báo thời tiết, hôm nay như thế nào? Gắn biểu tượng băng từ. -Chuyển tiếp:Chơi “ Trời nắng, trời mưa” 4/HĐ4:Thông tin - Cô đọc thông tin uống nhiều nước để tránh mất nước và 1 số bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, sởi, sổ mũi. -Trẻ mạnh dạn nêu những thông tin mà trẻ biết. 5/HĐ5: Chủ đề ngày: -Trò chuyện về chủ đề sắp học trong ngày, cho trẻ trò chuyện về “Cô thợ may khéo tay”. -Nhắc nhở nhiệm vụ trực nhật. 1/HĐ1: -Cháu hát -Cháu chuyển đội hình -Từng tổ thực hiện -Lắng nghe -Cháu tham gia chơi 2/HĐ2: -Cháu lên gỡ lịch trả lời theo suy nghĩ của trẻ -1-2 cháu lên gắn 3/HĐ3: -Cháu quan sát tự do trả lời -Cả lớp tham gia chơi 4/HĐ4: -Lắng nghe -Cháu tự do thông tin 5/HĐ5: -Lắng nghe -Cùng trò chuyện theo suy ghĩ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chủ đề nhánh 2: Cô thợ may khéo tay Thời gian: 1 tuần Từ : 06/12 đến 10/12/2010 I/MĐYC - KT: Cháu quan sát và biết được cây cối quanh cháu, hiểu ích lợi cây. Cháu nhận biết được 1 số nơi nguy hiểm, không chơi ở nơi không an toàn. - KN: có khả năng quan sát chú ý, nhận biết được 1 số đặc điểm của thiên nhiên xung quanh. Diễn đạt rõ lời mạnh dạn giao tiếp kể về các sự vật quan sát được. Thực hiện được các trò chơi nhịp nhàng. - TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành với bạn. Biết giữ gìn môi trường sạch đẹp để không khí luôn trong lành. II/ CHUẨN BỊ: Đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường., các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời phục vụ cho hoạt động. Vật thật quan sát. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/ Hoạt động 1: Trò chuyện nêu mục đích ra sân quan sát: - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, sau đó dặn dò cháu chơi như thế nào? -Cho cả lớp hát bài “cháu yêu cô chú công nhân” -GD cháu ra sân mang dép không giành đồ chơi, chơi cùng bạn, trong khi chơi không la hét. -Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” -Cô cho cháu ra sân quan sát tự do gợi hỏi cháu phát hiện những gì? Sau đó cô cho cháu đến xung quanh cây sứ tự do khám phá.Tiếp đó cô cho nêu lên những gì trẻ đã khám phá được gợi hỏi cháu về đặc điểm, hình dạng, bộ phận cấu tạo của cây. -Cho trẻ quan sát cây bàng và tiến hành quan sát như trên.Sau đó cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của cây sứ- cây bàng. -Trồng cây để làm gì? -GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá, phải tưới nước, bón phân... 2/ Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Bò chui qua ống dài 1,5x 0,6m” - Cô nêu luật chơi và cách chơi cho cháu nắm. - Cho cháu chơi thử một lần. - Sau đó cho cháu cùng chơi vài lần. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi dân gian “ Cò chẹp”: - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Tổ chức cho cháu chơi thử 1 lần. - Sau đó cho cả lớp chơi 2-3 lần, cô tham gia chơi cùng cháu 4/ Hoạt động 4: Chơi tự do - Tổ chức cho cháu chơi các đồ chơi ngoài sân và đồ chơi trong lớp trẻ mang ra,chơi đồ chơi cẩn thận . - Giáo dục vệ sinh rữa tay, mặt sau khi chơi xong. - Nhận xét kết thúc. 1/ HĐ 1: - Cháu chú ý lắng nghe cô nói. - Tổ trực đem đồ chơi ra sân cùng cô. - Chú ý quan sát. - Trả lời tròn câu theo yêu cầu của cô. 2/HĐ2: - Cả lớp nhắc lại tên trò chơi vận động. -Cháu chơi 3 lần 3/HĐ3: - Cháu nhắc lại tên trò chơi. - Cháu chơi 2-3 lần 4/ HĐ 4: - Cả lớp chơi 2-3 lần. - Cháu chơi không tranh giành. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Chủ đề nhánh 2: Cô thợ may khéo tay Thời gian: 1 tuần Từ : 06/12 đến 10/12/2010 I. MĐYC: - KT: Cháu biết tên các góc chơi, các đồ chơi trong góc. Biết giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. - KN: Biết tự chọn vai chơi, chơi đúng vai, cháu sử dụng đồ chơi đúng cách, rèn kỹ năng phối hợp chơi cùng bạn. - TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành quăng ném đồ chơi. II. CHUẨN BỊ: - Bài tập ở các góc chơi, đồ chơi sắp xếp gọn gàng. - Nội dung tích hợp: VH “đồ chơi của lớp” Các bước tổ chức Phân công Cô Trúc Cô Trang 1. Đầu giờ. Chuẩn bị nơi chơi: các góc chơi có một số đồ chơi để trẻ chơi chung, cho trẻ vào góc chơi. - Tập trung trẻ gợi ý định hướng, chơi gì , chơi ở góc nào. - Nhắc trẻ lấy đồ dùng đồ chơi về nơi chơi. - Bao quát trợ giúp trẻ chuẩn bị nơi chơi cho trẻ. 2. Giúp trẻ triển khai trò chơi. - Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trong lớp. - Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc ngoài lớp.( thiên nhiên) 3. Kết thúc giờ chơi - Cô hỗ trợ nhắc trẻ nhanh tay tập trung. Báo hiệu kết thúc chung cả lớp. - Bao quát nhắc nhở trẻ. - Nhắc nhở cháu cất đồ chơi đúng nơi qui định. - Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. TCĐV : Gợi ý trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình. - Tạo nhiều tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề. TCXD : Mở rộng mô hình cho cháu xây dựng, giúp trẻ thỏa thuận trước khi xây, phân nhiệm vụ của từng bạn. TCHT : Nhắc nhở trẻ không chỉ xem tranh có thể vẽ nội dung câu chuyện bài thơ. - Hướng dẫn trẻ làm các bài tập theo yêu cầu, thực hiện các bài tập trong góc. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chủ đề nhánh 2: Cô thợ may khéo tay Thời gian: 1 tuần Từ : 06/12 đến 10/12/2010 I/MĐYC -KT: Cháu nhớ tên đề tài đã học, cách thực hiện, rèn cháu có nề nếp trong học tập -KN: Tiếp tục rèn cháu các kỹ năng đã học. Cho cháu làm quen với câu truyện mới: 3 anh em. -TĐ: GD cháu tích cực hoạt động chú ý trong giờ HĐC II/ Chuẩn bị: -Đồ chơi các góc. -Bảng bé ngoan, cờ. III/ Tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/ Bước 1:Ôn luyện: - Cô gợi hỏi giờ này là giờ gì? Hồi sáng cô đã cho các con trò chuyện về gì? Cô cho những cháu chưa nhận biết được nghề may tiếp tục trò chuyện, đàm thoại với trẻ. - Cô gợi cháu để cháu mạnh dạn trò chuyện. 2/ Bước 2: Làm quen với câu truyện mới: - Cô đọc câu đố về các nghề cho trẻ đoán. - Cô kể chuyện : “3 anh em”. -Cô trò chuyện về nội dung câu truyện. -Cô cho trẻ nhận xét về ý nghĩa của các nghề. Cô nhận xét chung. -Cho lớp kể theo đoạn truyện cùng cô. -GD cháu phải biết ham thích lao động, nghề nào cũng quan trọng và cao quí. 3/ Bước 3: Chơi góc: - Cô cho trẻ vào góc chơi theo sở thích của cháu - Cô theo dõi gợi ý cháu chơi trật tự, chơi có sáng tạo. -GD cháu lễ phép biết thưa ba mẹ, cô khi đến lớp, ăn hết suất, không nói chuyện trong giờ học và giờ ăn. - Cháu đi vệ sinh: Hướng dẫn trẻ tiêu tiểu, rữa tay đúng nơi qui định. - Kể chuyện cho trẻ nghe. 4/Bước 4:Nêu gương - Nêu gương. - Cháu nhắc lại tiêu chuẩn thi đua.(đến lớp biết chào cô,ăn hết suất,chơi không giành với bạn) - Bé ngoan lên cầm cờ. 1/ B 1: 1-2 cháu trả lời - Cháu thực hiện. 2/B2 - Cháu trả lời. Lớp thực hiện 3/B3: Cháu biết nghe hiểu biết làm theo lời cô. - Trẻ lắng nghe 4/B4: - Cháu mạnh dạn nhắc lại các tiêu chuẩn. Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010 Hoạt động có chủ đích Khám phá MTXQ ĐỀ TÀI: Trò chuyện về công việc của cô thợ may I/ MĐYC: -KT: Trẻ hiểu được công việc của cô thợ may.Trẻ biết các công đoạn may của người thợ. Biết ích lợi và sản phẩm của nghề may đối với đời sống con người. -KN: Trẻ có khả năng biểu đạt suy nghĩ của mình về nghề may bằng nét mặt, lời nói, cử chỉ, điệu bộ. -TĐ: Trẻ biết quý trọng và giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ không phụ lòng người thợ may vất vả may nên. II/ Chuẩn bị: -Tranh 1 số công đoạn nghề may: Tranh cô thợ may chọn vải, màu chỉ, đo kích thước, cắt vải, may, ủi. III/ Tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/ HĐ 1:Trò chuyện -Cho trẻ hát bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Nội dung bài hát nói về đều ai? -Cô công nhân làm nghề gì? - Làm việc ở đâu? -Các công việc đó như thế nào con có biết không? Nhờ có cô công nhân trong bài hát mà mình mới có vải, từ những tấm vải ấy phải qua bàn tay của người thợ may mới thành quần áo mình mặc. -Vậy hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện và tìm hiểu về công việc của cô thợ may như thế nào nhé! 2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc của cô thợ may: -Quan sát tranh cô thợ may đang làm việc. -Cô lần lượt cho trẻ quan sát bức tranh chọn vải, đo kích thướt, cắt vải, máy may, ủi quần áo. -Tranh này vẽ gì? Vẽ ai? - Họ đang làm gì? Ở đâu? Làm gì? -Đo xong các cô thợ may làm gì nữa?( cắt vải) Tại sao phải đo? -Vậy cô thợ may cắt vải ntn? Dùng gì trước khi cắt vải? (phấn) -Cô cắt vải bằng dụng cụ gì? -Muốn cho các mảnh vải ghép lại với nhau cô thợ may phải làm gì? -Sau khi may xong làm gì để áo được thẳng để giao hàng? -Qua các công đoạn may cô thợ may cần những vật liệu, đồ dùng nào? -Nó làm bằng gì vậy? -Khi mặc những chiếc quần áo đẹp ta nhớ đến ai? Tại sao? Phải làm gì? -Tương tự như vậy với các bức tranh tiếp theo về cô thợ may công nghiệp. -Cháu quan sát và nhận xét theo hiểu biết. -Cho trẻ so sánh giữa may gia đình và may công nghiệp -Cô bổ sung nhận xét: Khác với may gia đình, đối với thợ may trong xí nghiệp thì phân theo từng công đoạn cho từng người. May với máy công nghiệp nên tốc độ may nhanh, sản phẩm nhiều có số lượng lớn. -Cho trẻ thi đua 2 đội: 1 đội gắn đồ dùng nghề may, 1 đội gắn nguyên vật liệu nghề may. -GD các cháu cô thợ may phải lao động vất vả mới làm ra sản phẩm quần áo cho chúng ta mặc vì vậy các con phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. -Chuyển tiếp chơi: “Dệt vải” 3/ Hoạt động 3: Tạo sản phẩm: - Cho trẻ vẽ lại các sản phẩm của cô thợ may theo hiểu biết của trẻ. - Nhận xét kết thúc. 1/ HĐ 1: -Cả lớp hát -2-3 cháu tự nêu được theo nội dung bài hát. -Lắng nghe 2/HĐ2 -Cháu quan sát -Trẻ tự do trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Cháu tham gia chơi -Cháu tự do so sánh theo suy nghĩ của trẻ. -Trẻ thi đua 3/HĐ3: - Chaú thực hiện - Cháu lắng nghe Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề Tài: LQCC i, t, c I/ MĐYC: KT : Trẻ nhận biết và phát âm đúng của các chữ i, t, c. Nhận ra âm và chữ i, t, c trong các từ trọn vẹn. Thể hiện nội dung chủ điểm ngành nghề: thước dây,kim chỉ. - KN : Trẻ quan sát so sánh để phân biệt sự khác nhau và giống nhau của i, t, c Cháu phát âm đúng, rèn luyện sờ, tri giác chữ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -TĐ : GD trẻ tích cực tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, thực hiện theo yêu cầu của cô. Biết quí trọng người lao động, yêu tất cả các nghề. II/ CHUẨN BỊ: -Tranh dụng cụ nghề may: Thước dây, kim chỉ. -Bộ thẻ chữ cái cho cô và trẻ. III/TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1/HĐ 1: Trò chuyện cùng cháu: -Hát: “ chiếc khăn tay” -Trò chuyện: C/c vừa hát bài gì? -Trong bài hát nói về ai ? -Mẹ làm gì cho em? Nghề đó phải làm như thế nào? -Nghề may cần những nguyên vật liệu, đồ dùng gì? -Vậy con biết công dụng của các đồ dùng ấy không? 2/HĐ2: Làm quen chữ cái: -Cô cho trẻ xem tranh “ Kim chỉ” và từ tương ứng, đọc từ dưới tranh. -Đây là tranh vẽ gì? -Cô chỉ vào từ “Kim chỉ”. Cô cho trẻ sao chép từ: “ Kim chỉ” -Trong từ có mấy tiếng tìm những chữ cái đã biết . Cô giới thiệu chữ cái c, i. -Cô phát âm 3 lần. -Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3-4 lần. -Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo chữ c, i. -Cho trẻ tri giác chữ c, i. -Cho trẻ xem tranh “Thước dây”, cho trẻ tìm chữ t. Cô tiến hành các bước tương tự như chữ c,i. -Sau đó cô cho trẻ quan sát các chữ cái i, t, c. -Nêu cấu tạo chữ i, t, c. Chữ i gồm 1 nét xiên từ trái qua phải, thẳng từ trên xuống rồi đá lên và 1 chấm tròn trên đầu. Tương tự với chữ i, nhưng chữ t có nét thẳng cao hơn và có nét gạch ngang. Còn chữ c là 1 nét cong tròn không khép kín. -Cho trẻ tri giác chữ t. -So sánh các chữ cái i với chữ t. Chữ i, t với c -Cô hỏi: +Chữ cái i khác với chữ cái t ở chổ nào? +Giống nhau ở chổ nào? +Chữ i, t khác với c ở chổ nào? -Cho trẻ xếp hột hạt tạo thành chữ cái i, t, c. 3/HĐ3: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” : -Cách chơi: Trên bảng có nhiều tranh về các loại dụng cụ, nguyên vật kiệu, sản phẩm nghề may. Dưới tranh có 2 từ, 1 từ hoàn chỉnh, 1 từ chưa hoàn chỉnh. Chia lớp làm 3 đội, 1 đôi lấy chữ i, 1 đội lấy chữ t, đội còn lại lấy c theo yêu cầu.Trong vòng 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều thì đội đó thắng. -Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, mỗi bạn chỉ được gắn 1 chữ, sau mỗi lần chơi so sánh kết quả của 3 đội. 1/HĐ 1 -Cháu tham gia hát -Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ .-1-2 cháu trả lời. -Cháu lắng nghe. 2/HĐ 2 -Cháu đọc cùng cô. -Cháu tham gia đoán. -Trẻ phát âm -Cháu chú ý quan sát. -Trẻ so sánh. 3/HĐ 3: -Cháu tham gia trò chơi theo yêu cầu của cô. Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2010 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Đề tài: Cắt dán quần áo I/ MĐYC: - KT: Trẻ biết cách cắt dán các đường cong, đường thẳng, đường dích dắc để tạo thành quần áo có sáng tạo. Biết trang trí hoa lá hình ảnh ngộ nghĩnh để quần áo thêm đẹp. - KN : Rèn luyện trẻ cắt các đường cong úp, cong ngữa, đường thẳng để dán tạo thành nhiều mẫu quần áo khác nhau 1 cách sáng tạo. - TĐ: GD trẻ tích cực tham gia cắt dán cùng bạn, thích tạo ra sản phẩm đẹp. Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II/ CHUẨN BỊ: -1 bộ quần áo đã cắt sẳn. -Mỗi trẻ giấy A4, giấy màu, kéo, hồ, chổ ngồi thích hợp, máy hát. III/TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1/HĐ 1:Trò chuyện: - Trò chơi: Ai đúng, ai sai. Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát. Trẻ đầu tiên của mỗi hàng sẽ chọn một bức tranh, sau đó vượt qua chướng ngại vật, đi theo đường dích dắc, hết đường dích dắc chạy tới bảng, trên bảng có chia 2 phần cho 2 đội, mỗi phần có hính bé mặc những trang phục khác nhau. Trẻ chọn bộ quần áo giống bé đang mặc dán lên bảng. Sau đó chạy về đứng cuối hàng và trẻ tiếp theo thực hiện cho đến hết. -Cô nhận xét và công bố kết quả mổi đội. -Cô hỏi trẻ: Các con thấy trang phục của các bé này như thế nào? -Các con có thích trang phục này không? -Vậy hôm nay cô sẽ cho lớp mình cắt dán quần áo nghe, các con có thích không? * Quan sát mẩu: Cô đưa mẩu quần áo đã cắt dán sẳn và gợi hỏi trẻ cô có gì đây? Bộ quần áo này ntn? Tại sao nó đẹp? Cô đã cắt nó ntn? Cô cắt bằng những hình gì? Để cắt được bộ quần áo này cô đã cắt theo đường nào? Màu sắc của những hình đó ra sao? Cắt được những hình đó ta cắt như thế nào? Trước khi dán ta làm gì? Sau đó làm gì nữa? Dán ntn? Dán ở đâu? Các họa tiết trang trí ra sao? Quần áo có cân xứng không? * Cô trang trí mẩu: Cô hỏi trẻ để cắt dán chiếc quần áo này thì trước tiên cô dùng tay gắp 2 mép giấy lại với nhau sau đó dùng kéo cắt các đương cong của thân áo, vạt, cổ áo. Thế là cô được gì rồi? Còn chiếc quần cô cũng gắp 2 mép giấy, cắt theo các đường thẳng của ống, lưng. Thế cô đã cắt được gì nữa? Cô cắt ntn? Sau đó làm gì? Dán ở đâu? -Vậy bạn nào nhắc lại dùm cô, cô đã cắt dán được gì rồi? 2/HĐ2: Bé tạo sản phẩm: -Cô cho cháu về bàn thực hiện. Cô cho cháu nhắc lại tư thế ngồi. Cô đến từng bàn gợi giúp cháu cắt dán quần áo có sáng tạo. Cô gợi ý cháu cắt dán quần áo,con còn muốn trang trí các chi tiết gì trên quần áo nữa? Và trang trí các chi tiết đó ở đâu, màu sắc nó ntn? -Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết sắp hết thời gianvà gợi hỏi cháu hôm nay cô cháu mình đem những bộ quân áo này đi triển lãm cho các cô trong trường xem nhe! 3/HĐ3: Đánh giá sản phẩm: -Cô hỏi trẻ vừa làm gì? -Cho cháu nhận xét những sản phẩm đẹp, vì sao đẹp? Cô bổ sung cho hoàn chỉnh sản phẩm. Khuyến khích trẻ yếu, rèn trẻ khá trang trí sáng tạo hơn. Khắc phục hạn chế cho lần sau. -Giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, giữ gìn quần áo sach sẽ, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Khi đi vệ sinh phải biết rửa tay, mặt sạch, tiết kiệm nước. 1/HĐ 1 -Cháu tham gia chơi. -Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ . -Cháu lắng nghe. - Cả lớp quan sát hình mẩu và nhận xét. -Cháu tham gia trả lời theo hiểu biết. 2/HĐ 2: -Cháu về bàn thực hiện. -Cháu đem sản phẩm lên nộp. 3/HĐ3: -Cháu trả lời. -3-4 cháu nhận xét. -Cháu lắng nghe. Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2010 Hoạt động có chủ đích Lĩnh vực phát triển TCQHXH Đề tài: Trò chuyện nghề may I/MĐYC - KT : Trẻ hiểu được nghề may.Trẻ biết các công đoạn, dụng cụ, nguyên vật liệu may của người thợ. Biết ích lợi và sản phẩm của nghề may đối với đời sống con người. -KN: Trẻ có khả năng biểu đạt suy nghĩ của mình về nghề may bằng nét mặt, lời nói, cử chỉ, điệu bộ. -TĐ: Trẻ biết quý trọng và giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng không phụ lòng người thợ may vất vả may nên. II/ Chuẩn bị: -Tranh 1 số công đoạn, nguyên vật liệu, đồ dùng nghề may: Vải, màu chỉ, Viết, phấn, thướt dây, thướt cây, cắt vải, máy may, bàn ủi, kim, . III/ Tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động cháu 1/ HĐ 1:Trò chuyện -Cho trẻ chơi TC: “ Rềnh ràng rềnh ràng” - Nội dung lời đồng dao nói về nghề gì? -Cô chú công nhân làm nghề như thế nào? -Các công việc đó ntn con có biết không? Nhờ có cô chú công nhân mà mình có quần áo đẻ mặc. -Vậy hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về nghề may như thế nào nhé! 2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nghề may: -Quan sát tranh cô thợ may đang làm việc. -Cô lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh chọn vải, đo kích thướt, ghi số, cắt vải, máy may, ủi, kết nút. -Tranh này vẽ gì? Vẽ ai? - Họ đang làm gì? Ở đâu? Làm gì? -Nguyên vật liệu của nghề may là gì?( Vải, chỉ, phấn)
File đính kèm:
- cô thơ may.doc