Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngành nghề - Đề tài: Thể dục: Bật liên tục vào vòng- Tự chọn: Mèo đuổi chuột
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Chúng mình vừa giúp đỡ bạn Thỏ Nâu dựng xong ngôi nhà và có một khuôn viên rất rộng rãi. Bạn Thỏ Nâu rất vui. Các con hãy chơi trò chơi thật là vui nhộn để chúc mừng bạn Thỏ đã hoàn thành công việc của mình. Để chơi được trò chơi này các con hạy nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn rộng nào.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột:
- Cách chơi: 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột Các bạn còn lại đứng thành vòng tròn nắm tay nhau làm cổng. Chuột chạy, mèo đuổi chuột chui cổng nào, mèo phải chui cổng đó
- Luật chơi: Mèo bắt được chuột thì đổi vai chơi cho chuột
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi: 2 - 3 lần. Cô bao quát, động viên trẻ
GIÁO ÁN NĂM HỌC 2014-2015 Chủ đề: Ngành nghề Đề tài: TD: Bật liên tục vào vòng- TC: Mèo đuổi chuột Đối tượng: Mẫu giáo lớn Thời gian dạy: 30 - 35 phút Ngày dạy: Người dạy: Nguyễn Thị Chinh- Trường MN Pú Nhung I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ biết bật liên tục vào vòng, không dẫm vào vòng - Trẻ biết chơi trò chơi: “ Mèo đuổi chuột” - Biết thực hiện theo hiệu lệnh của cô. 2. Kĩ năng - Rèn sự tự tin, nhanh nhẹn cho trẻ - Rèn kĩ năng vận động cơ bản của đôi chân và khả năng bật nhảy của trẻ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ có tính kỉ luật trong giờ tập thể dục. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Vòng, nơ thể dục - Nhạc bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu”, “ Lớn lên cháu lái máy cày”, “ Chim mẹ chim con”. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ 2. Đồ dùng của trẻ - Giầy thể dục, quần áo gọn gàng, tâm thế thoải mái III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Gợi mở - “Báo tin” 2 lần - Cô giáo vừa nhận được cuộc điện thoại của bạn Thỏ Nâu. Bạn nói tối qua ở nhà bạn có mưa và gió rất to. Nên đã làm hư hại ngôi nhà của bạn. Bạn Thỏ Nâu muốn nhờ chúng mình tới giúp đỡ bạn dựng lại ngôi nhà. Các con có sẵn sàng không nhỉ? - Đường trang trại rất xa chúng mình không thể đi bộ được, mà chúng mình phải đi bằng các phương tiện giao thông. Chúng mình sẽ đi bằng PT gì? - Khi ngồi trên tầu xe chúng mình phải như thế nào? - Chúng mình đã sẵn sàng chưa? Bây giờ chúng mình cùng lên đường 1.Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu theo nhạc bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”: Đi thường -> kiểng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường-> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm-> đi thường về đội 3 hình dọc-> 3 hàng ngang tập hợp BTPTC. 2.2 Trọng động * Bài tập phát triển chung - Đã tới nhà bạn Thỏ Nâu rồi đấy. Bạn Thỏ Nâu nói muốn làm việc tốt thì phải có gì? - Vì vậy cô và các con hãy tập BTPTC với các động tác: Tay, bụng và bật theo bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày” để chuẩn bị sk làm việc nào. - Động tác tay: Tay dang ngang - Động tác bụng: Đưa tay lên cao cúi người xuống. - Động tác bật: Bật tại chỗ * Vận động cơ bản: Bật liên tục vào vòng - Bạn Thỏ Nâu thưởng cho các con một tràng pháo tay lớn - Bạn Thỏ Nâu nhờ cô và các con hãy “Bật liên tục vào vòng” để có giúp đỡ bạn - Để thực hiện tốt các con hãy chú ý lên đây - Cô tập mẫu lần 1 - Cô tập mẫu lần 2: Giải thích động tác: Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh: “Bật”, Bật chụm chân liên tục vào các vòng cứ như vậy bật vào hết các vòng còn lại. Khi bật chú ý không được dẫm chân vào vòng. - Cô gọi 1-2 trẻ khá thực hiện - Các con vừa thực hiện bài thi gì? - Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện 2-3 lần - Cô quan sát sửa sai, động viên trẻ - Cho 2 đội thi đua nhau 1-2 lần. Cô quan sát động viên trẻ. * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Chúng mình vừa giúp đỡ bạn Thỏ Nâu dựng xong ngôi nhà và có một khuôn viên rất rộng rãi. Bạn Thỏ Nâu rất vui. Các con hãy chơi trò chơi thật là vui nhộn để chúc mừng bạn Thỏ đã hoàn thành công việc của mình. Để chơi được trò chơi này các con hạy nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn rộng nào. - Trò chơi: Mèo đuổi chuột: - Cách chơi: 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột Các bạn còn lại đứng thành vòng tròn nắm tay nhau làm cổng. Chuột chạy, mèo đuổi chuột chui cổng nào, mèo phải chui cổng đó - Luật chơi: Mèo bắt được chuột thì đổi vai chơi cho chuột - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi: 2 - 3 lần. Cô bao quát, động viên trẻ 3 Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại 1-2 vòng nhẹ nhàng theo bài hát “ Chim mẹ chim con” - Tin Gì ? Tin Gì? - Sẵn sàng ạ. - Vâng ạ - Đi tàu ạ - Không thò đầu thò tay ra ngoài. Đi theo chỉ đẫn của cô giáo - Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi với các kiểu đi - Trẻ tập - Vâng ạ - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ lên thực hiện mẫu. - Trẻ tập - Trẻ thi đua nhau - Trẻ thực hiện 3 - 4 lần - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi - Cả lớp chơi 2- 3 lần. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Cây hoa ngọc lan (lá cây) TCVĐ: Kéo co – Lộn cầu vồng Chơi tự do: Cát, sỏi, lá cây, phấn, nước, chai, cốc, phễu, vỏ ngao, con dấu hình hoa, hình quả. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm nổi bật của cây hoa ngọc lan (gốc, thân, lá, hoa), biết ích lợi của cây hoa ngọc lan - Biết các đặc điểm nổi bật của lá cây hoa ngọc lan - Biết chọn và chơi với các đồ chơi tự do. - Trẻ biết chơi các trò chơi, nhớ cách chơi và luật chơi, chơi đúng luật. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng diễn đạt mạch lạc rõ ràng. - Rèn trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành. - Chơi đoàn kết, có ý thức cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô Giáo án Cây hoa ngọc lan, que chỉ. Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ an toàn. 2. Đồ dùng của trẻ Các đồ chơi ngoài trời: Cát, sỏi, hột hạt, lá cây, phễu, chai nhựa, các con dấu, giấy A4 Một sợi dây thừng Chậu nước sạch, khăn lau tay III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Quan sát cây hoa ngọc lan Cô kiểm tra sức khỏe và trang phục của trẻ Cho trẻ hát “Em yêu cây xanh” và cho trẻ xếp hàng đi ra ngoài. Chúng mình vừa hát bài hát gì? Cô và trẻ trò chuyện về nội dung của bài hát Có rất nhiều các loại cây cảnh nhưng hôm nay cô và các con sẽ đi tìm hiểu một loại cây hoa rất gần gũi và quen thuộc đó là cây gì đây? Cho trẻ quan sát Cây hoa giấy Cho cả lớp gọi tên 2-3 lần, gọi 2-3 cá nhân trẻ gọi tên. Cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì? Cả lớp nói và gọi cá nhân trẻ 1-2 trẻ. Bạn nào cũng biết đây là Cây hoa ngọc lan rồi, bây giờ chúng mình hãy quan sát và tri giác thật kỹ lá Cây hoa ngọc lan nào. - Lá Cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì? Mời cá nhân trẻ. Lá Cây hoa ngọc lan nhẵn, có dạng to, dài, có gân lá, màu xanh Trồng Cây hoa ngọc lan có ích lợi gỉ? Chúng mình phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây? Cô khái quát lại 2. Trò chơi: Kéo co * Chơi Kéo co - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát sửa sai khuyến khích trẻ * Chơi Lộn cầu vồng - Chúng mình rất giỏi đã đuổi được những chú chuột ra khỏi vườn trường rồi. Thưởng cho các con một tràng pháo tay thật là lớn. “Kết bạn” “Kết bạn”. Trẻ vừa chơi vừa đọc lời ca. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát khuyến khích điều khiển trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời đã chuẩn bị cho trẻ, trẻ tự chọn các đồ chơi theo ý thích và đưa về nhóm chơi của mình. - Cô bao quát khuyến khích chơi cùng các nhóm trẻ - Chú ý bao quát sử lý kịp thời các tình huống * Kết thúc: - Hết giờ cô tập trung trẻ lại động viên khen ngợi trẻ, cho trẻ đi vệ sinh tay chân sạch sẽ và vào lớp. - Trẻ hát và xếp hàng đi. - Em yêu cây xanh - - Cây hoa ngọc lan - Cây hoa ngọc lan - Trẻ gọi tên - Có gốc, thân, cành, lá, hoa - Trẻ quan sát - Lá Cây hoa ngọc lan nhẵn, có dạng to, dài, có gân lá, màu xanh - Làm cảnh - Tưới cây, chăm sóc... - Nghe cô khái quát lại - Trẻ chơi - “Kết mấy” - “Kết mấy” - Nghe cô - Trẻ chọn đồ chơi để chơi - Trẻ rửa tay và vào lớp HOẠT ĐỘNG CHIỀU TCM: Trời nắng-trời mưa I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ biết chơi trò chơi, biết cách chơi, luật chơi. - Trẻ biết chơi đúng theo yêu cầu của trò chơi 2. Kỹ năng - Rèn phản xạ nhanh cho trẻ. - Rèn trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích 3. Thái độ - Trẻ chơi hứng thú, đoàn kết trong khi chơi II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ an toàn. - 3 vòng tròn lớn 2. Đồ dùng của trẻ - Tâm thế thoải mái vui vẻ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Gợi mở - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh. - Cô khái quát gd trẻ. 1. Hướng dẫn cách chơi - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn giả làm các chú Thỏ cô đứng ở giữa cô nói. - Cô vừa hát vừa thể hiện các động tác theo lời bài hát. Khi hát đến câu "Mưa to rồi, mưa to rồi. Mau, mau, mau về thôi". Các chú Thỏ phải nhanh chân trở về nhà (Là những vòng tròn) - Luật chơi: Chú Thỏ nào chậm chân phải nhảy lò cò. 2. Tổ chức chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô bao quát sửa sai kk trẻ. * Kết thúc - Cô nhận xét tiết học của trẻ. - Chuyển hoạt động khác. - Trẻ TC cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe. - Nghe cô giới thiệu . - Trẻ chơi. - Nghe cô nhận xét. HĐC: HOẠT ĐỘNG GÓC Nhánh 2: Nghề sản xuất I. MỤC TIÊU 1. Góc phân vai - Trẻ thể hiện được vai của mình trong gia đình: Mẹ đi chợ nấu cơm. Chị bế em, ru em và cho em ăn, Khám bệnh - Biết phối hợp cùng các nhóm bán hang để mua hoa quả phục vụ gia đình - Nhóm bán hàng thể hiện đúng thái độ của người bán hàng và người mua hàng: Vui vẻ, niềm nở 2. Góc xây dựng - Trẻ biết xây dựng trường mầm non với các phòng học, sân chơi và cổng vào - Trẻ biết sáng tạo trong công trình xây dựng. 3. Góc nghệ thuật - Biết vẽ, tô màu dụng cụ, sản phẩm nghề sản xuất - Nặn các đồ dung học tập - Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật 4. Góc học tập - Trẻ xem tranh về nghề sản xuất - Tô các nét cơ bản 5. Góc thiên nhiên - Trẻ biết tưới cây, nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh II. CHUẨN BỊ Địa điểm: Lớp học, các góc chơi rộng rãi phù hợp, lối đi lại dễ dàng Góc phân vai Bộ đồ dung gia đình, hoa quả, rau tươi, tiền giả Góc xây dựng Vật liệu xây dựng, hàng rào, cây xanh Các nhà lắp ghép khác nhau Góc nghệ thuật Giấy vẽ, bút vẽ, giấy màu, hồ dán Đất nặn, bảng, kéo, hồ Tranh vẽ, tranh xé dán về trường mầm non Góc học tập Các loại sách và tranh chuyện về trường mầm non Góc thiên nhiên Chậu cây cảnh, nước III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 Cho trẻ hát: Lớn lên cháu lái máy cày Các con vừa hát bài gì? Góc XD các bạn sẽ làm gì?(Xây trang trai chăn nuôi, vườn rau của bác nông dân) Góc PV các bạn làm gì?(GĐ, chăm sóc em bé và bán hàng) Góc HT: Tô các nét cơ bản. Xem tranh về nghề sản xuất Góc NT: Vẽ, xé, nặn về nghề sản xuất Góc thiên nhiên: Tưới cây, nhổ cỏ chăm sóc bồn hoa Bây giờ đã đến giờ chơi rồi, có rất nhiều các góc chơi, ở mỗi góc chơi có rất nhiều các đồ dung và đồ chơi, ngoài ra cô còn làm them một số đồ chơi mới nữa đấy. Vì vậy khi chơi các con phải chơi như thế nào? Trẻ tự về các góc chơi. Cô theo dõi quan sát, vui chơi cùng trẻ Hoạt động 2 Cô đến từng góc chơi gợi ý và tham gia chơi cùng trẻ Tạo mối qua hệ giao lưu giữa các nhóm chơi, các cá nhân Gần hết giờ cô thông báo Hoạt động 3 Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm theo hình thức cuốn chiếu. Nhóm nào nhận xét xong cô đua đến nhóm chơi khác và nhận xét lần lượt cho đến hết. Cuối cùng tập trung các cháu lại góc xây dựng mời trưởng nhóm thuyết trình về công trình của mình, sau đó cô nhận xét lại Kết thúc giờ chơi - Cho trẻ hát và nhẹ nhàng dọn dẹp đồ chơi
File đính kèm:
- Bat_lien_tuc_vao_vong.doc