Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông ( 4 tuần)

TUẦN 1: Từ ngày 18 đến 22/3/2013

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”

Thời gian thực hiện:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Hoạt động học: BẬT NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống.(KQMĐ) CS2.

 - Rèn cho trẻ có kỹ năng khéo léo.

 - Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:

1. Đón trẻ và trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng:

 * Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh:

- Đón trẻ vào lớp.

- Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông đường bộ.

- Điểm danh cháu vắng.

 * Thể dục sáng: tập theo nhạc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông ( 4 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảy từ trên cao xuống.
- Ném trúng đích.
- Bật xa 35-45 cm
- Hoạt động học: 
 + Bật nhảy từ trên cao xuống. 
 + Ném trúng đích.
 + Bật xa 35-45 cm.
- Dạo chơi ngoài trời: hoạt động theo ý thích
Chỉ số 7: Biết 1 số nguy cơ không an toàn và phòng tránh.
- Nhận ra những nơi như ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
- Hoạt động học:
 + GDSK: An toàn khi đi tàu thuyền.
2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XH ( 2 chỉ số)
Chỉ số 24: Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ qua tranh, ảnh.
- Hoạt động học: Thơ: Con đường của bé.
- Tất cả các hoạt động trong ngày.
Chỉ số 25: Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội.
- Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung ( chơi, trực nhật).
- Hoạt động học: 
 Truyện: Qua đường, kiến con đi xe ô tô.
- Tất cả các hoạt động trong ngày.
Chỉ số 22: Thể hiện ý thức về bản thân.
- Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.
- Hoạt động học: Thơ: Làm nghề như bố.
- Tất cả các hoạt động trong ngày.
3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (2 chỉ số)
Chỉ số 20: Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày.
- Đọc thuộc bài thơ.
- Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.
- Hoạt động học:
 + Thơ: Con đường của bé, cháu dắt tay ông.
 + Truyện: Kiến con đi ô tô.
- Tất cả các hoạt động trong ngày.
Chỉ số 19: Nghe hiểu lời nói.
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Hoạt động học: Truyện: Ba ngọn nến.
- Tất cả các hoạt động trong ngày.
4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (2 chỉ số)
Chỉ số 8: Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng.
- Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh nhận xét và trò chuyện.
- Hoạt động học: 
 + KPKH: Quan sát 1 số phương tiện giao thông đường bộ.
 + KPKH: Phân loại phương tiện giao thông theo đúng nơi hoạt động.
Chỉ số 11: Nhận biết số đếm, số lượng.
Chỉ số 13: So sánh 2 đối tượng.
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
- Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.
- Hoạt động học: 
 + So sánh rộng hẹp, to nhỏ.
 + So sánh dài ngắn.
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ (1 chỉ số)
Chỉ số 28: Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)
- Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)
- Xé, cắt theo đường thẳng, đường congvà dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.
- Hoạt động học: 
 + Tạo hình: Vẽ xe ô tô
 + Âm nhạc: hát: Em đi chơi thuyền, đèn xanh đèn đỏ.
+ Tạo hình: Dán đoàn tàu hỏa.
- Hoạt động góc: góc nghệ thuật: hát và vẽ theo chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN 1: CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG 
Từ ngày 18 đến 22 tháng 3 năm 2013
Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ Tuần 1
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ thể dục sáng: Tập theo nhạc.
Học
LVPT
Thể chất
Bật nhảy từ trên cao xuống
LVPT
Thẫm mĩ
Vẽ xe ô tô
LVPT
TCKNXH
Thơ: con đường của bé
LVPT
Nhận thức
KPKH: Quan sát một số phương tiện giao thông đường bộ
LVPT
Ngôn ngữ
Thơ: con đường của bé
Hoạt động / Dạo chơi ngoài trời: 
 - Trò chơi: Ô tô vào bến.
 - Trò chơi: Xếp hình bằng hột hạt.
Chơi và học ở các góc
- Góc phân vai: hành khách mua vé xe và người bán vé.
- Góc xây dựng: Lắp rắp xe ô tô.
- Góc thư viện: Cho trẻ xem tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ.
- Góc nghệ thuật: Hát những bài hát về phương tiện giao thông đường bộ.
- Vệ sinh: Đi vệ sinh đúng giờ, vệ sinh trước và sau khi ăn ( rửa tay, đánh răng).
- Ăn trưa, ngủ trưa: Ăn gọn gàng và hết suất, ngủ đúng giấc.
- Ăn phụ.
Hoạt động chiều
Nêu gương cấm cờ.
Đọc thơ “Con đường của bé”
Xem truyện cổ tích
Nêu gương cấm cờ
Ôn nhận thức
Vệ sinh, trả trẻ:
- Cho trẻ tắm gội, thay quần áo.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- 16h30 trả cháu.
Nhận xét:
 Giáo viên lập kế hoạch
 	 Đặng Thị Ngọc Mai
TUẦN 1: Từ ngày 18 đến 22/3/2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động học: BẬT NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống.(KQMĐ) CS2.
 - Rèn cho trẻ có kỹ năng khéo léo.
 - Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: 
1. Đón trẻ và trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng:
 * Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh:
- Đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Điểm danh cháu vắng.
 * Thể dục sáng: tập theo nhạc.
2. Hoạt động học:
2.1. Chuẩn bị :
- Không gian tổ chức ngoài sân sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ.
 - Chuẩn bị: 
 + Sàn nhà sạch sẽ thoáng mát.
 + Băng ghế.
- Tích hợp: 
 + Âm nhạc: Em tập lái ô tô.
 + Ôn vận động củ: Chuyền bóng qua đầu.
2.2.Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, kết quả bài tập.
2.3.Tiến trình tổ chức:
- Muốn cho cơ thể được khỏe mạnh các con phải làm sao?( ăn nhiều, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm)
- Ngoài việc ăn uống đủ chất các con còn phải tập thể thao thì cơ thể mình mới khỏe mạnh không bị bệnh.
- Hôm nay các con cùng tập thể dục với cô cho cơ thể khỏe mạnh nghe các con.
 *Khởi động:
 - Hát “Em tập lái ô tô” đi vòng quanh lớp kết hợp các kiểu đi.
 *Trọng động:
 - Bài tập phát triển chung: 
+ Hô hấp: gà gáy ( Tập 2 lần 8 nhịp).
+ Tay 1: đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. ( Tập 2 lần 8 nhịp).
+ Chân 4: ngồi nâng 2 chân duỗi thẳng. ( Tập 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng 1: nghiêng người sang 2 bên. ( Tập 2 lần 8 nhịp).
+ Bật 1: nhảy tiến lên phía trước. ( Tập 4 lần 8 nhịp).
Vận động cơ bản: Bật nhảy từ trên cao xuống.
 Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống.(KQMĐ)
 + Cô làm mẫu:
 . Lần 1: không giải thích, làm mẫu chậm rãi rõ ràng.
 . Lần 2: ( giải thích) cô đứng tự nhiên trên ghế, 2 chân khép lại, hai tay đưa thẳng ra trước mặt, lồng bàn tay sắp. Khi có hiệu lệnh nhảy 2 tay đánh mạnh ra sau đồng thời gối hơi khụyu nhún chân lấy đà nhảy xuống, rơi xuống nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân và giữ thăng bằng.
 . Lần 3 : làm hoàn chỉnh động tác không giải thích.
 + Cháu thực hiện:
 . Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện thử.
 . Cô cho từng trẻ lần lượt thực hiện, cô quan sát sửa sai, động viên khuyến khích khen ngợi những trẻ vận động đúng.
 . Cho từng nhóm thực hiện.
 . Cô chia lớp thành 3 đội và cho thi đua xem đội nào đúng nhất.
 . Cho cháu nhắc lại tên vận động vừa học.
- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
- Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu:
	Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội khi nào có hiệu lệnh thì bạn đầu hàng cầm bóng chuyền qua đầu cho bạn tiếp theo cho đến hết hàng thì bạn cuối cùng cầm bong đem về phía trước.
	Luật chơi: đội nào thực hiện đúng và trước sẽ thắng.
 * Hồi tỉnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở nhẹ nhàng và vào góc chơi.
3. Hoạt động chuyển tiếp: chơi tự do, đi vệ sinh.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
5. Hoạt động góc:
 * Phân vai: người bán vé xe và hành khách mua vé.
- Yêu cầu : trẻ thể hiện được vai chơi.
- Chuẩn bị: giấy số làm vé xe
- Tiến trình: trẻ tự phân vai chơi và thể hiện đúng vai của mình.
 * Thư viện: xem sách tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
 - Yêu cầu: Cháu biết lật từng trang sách xem và biết gọi tên đúng xe.
 - Chuẩn bị: sách tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
 - Tiến hành: Cháu vào góc và lật từng trang sách xem.
*Xây dựng: Lắp ráp xe ô tô.
- Yêu cầu: trẻ biết sắp xếp các khối gỗ thành xe ô tô.
- Chuẩn bị: khối gỗ các loại.
- Tiến hành: trẻ vào góc chơi và cùng nhau lắp ráp.
* Nghệ thuật: hát múa theo chủ đề
- Yêu cầu: trẻ biết hát những bài về phương tiện giao thông đường bộ.
- Chuẩn bị: trống lắc, phách tre, micro...
- Tiến hành: trẻ vào góc chơi và chia nhau thực hiện.
6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
- Vệ sinh cháu sạch sẽ, cho cháu ăn hết phần, ngủ đủ giấc, thay đồ, chảy tóc gọn gàng.
7.Hoạt động chiều:
- Nêu gương.
- Trả trẻ.
Thời gian thực hiện:.
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
 Hoạt động học : VẼ XE Ô TÔ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Trẻ biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. (KQMĐ) CS28.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu không lan ra ngoài.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình .	
II. CHUẨN BỊ:
 - Môi trường hoạt động: trong lớp học.
 - Đồ dùng:
 + Cô: 1 tranh mẫu vẽ xe ô tô trên máy, bút màu, giấy vẽ, giá vẽ, bài hát phương tiện giao thông đường bộ.
 + Cháu: bàn, ghế, giấy màu, bút màu.
 - Tích hợp: 
 + Âm nhạc: Em tập lái ô tô.
 - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm, kết quả bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
1/ Cho trẻ nghe tiếng còi của xe ô tô:
 - Các con vừa nghe tiếng gì? ( tiếng còi xe ô tô)
 - Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? ( đường bộ)
 Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ dùng để chở người và chở hàng hóa, khi đi xe các con ngồi im không đưa đầu đưa tay ra ngoài cửa sổ.
2/ Dạy trẻ vẽ:
 - Cô xuất hiện tranh xe ô tô và đàm thoại:
Các con nhìn xem cô có gì? (xe ô tô)
Bạn nào cho cô biết các bộ phận của xe ô tô? (đầu xe và thân xe)
Đầu xe có gì? (có đèn).
Thân xe có gì? (có cửa và bánh xe)
Muốn vẽ được xe ô tô mình vẽ gì trước? ( cái đầu xe)
Đầu xe là hình gì? (hình vuông)
Thân xe là hình gì vậy các con? ( hình chữ nhật)
Còn bánh xe là hình gì vậy các con? ( hình tròn)
Cô sử dụng nét gì để vẽ thành xe ô tô? ( cong tròn khép kín, nét ngang, nét thẳng)
 - Cô cùng trẻ vẽ trên không những kỹ năng vẽ xe ô tô.
 - Cho trẻ vào bàn cô và trẻ cùng thực hiện vẽ:
 Trẻ biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. (KQMĐ)
 Tay phải cô cầm bút, cầm bằng 3 ngón tay.
+ Các con cho cô 1 nét thẳng đứng bên trái và 1 nét thẳng đứng ở bên phải, sau đó vẽ 1 nét thẳng ngang nối liền 2 nét thẳng đứng.Mình được gì rồi các con? ( đầu xe ô tô)
+ Tiếp theo cô vẽ 2 nét thẳng ngang nối liền vào đầu xe thì được gì các con? ( thân xe)
+ Xe còn thiếu gì nữa các con? ( bánh xe và cửa sổ)
+ Bánh xe cô vẽ nét cong tròn khép kín thành hình tròn( vẽ 2 bánh xe). Cửa sổ các con vẽ hình vuông nhỏ ( vẽ 2 hình vuông)
+ Đầu xe còn thiếu gì nữa? ( đèn)
+ Vậy mình vẽ thêm đèn xe nhe các con.
+ Xong xe ô tô chưa các con, các con có thể vẽ thêm mây, mặt trời.
 + Bây giờ cùng tô màu xe ô tô cho đẹp nhe các con.
 + Cô quan sát nhác trẻ tô màu đều không lan ra ngoài, ngồi thẳng lưng. (mở nhạc trẻ nghe)
 3/ Trưng bày sản phẩm
 - Cho trẻ mang sản phẩm treo trên giá.
 - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và nói được vì sao? xét sản phẩm của bạn và nói được vì sao? 
 - Cô nhận xét bổ sung.
 - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm
 - Kết thúc hát “ Em tập lái ô tô”.
TRÒ CHƠI: “Ô TÔ VÀO BẾN”
1. Mục đích: Luyện cho trẻ có kỹ năng nhanh nhẹn. 
	2. Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ.	
3. Luật chơi: Ai nhầm bến sẽ ra ngoài 1 lần chơi.
4. Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 lá cờ. Trẻ làm ô tô, các ô tô có màu sắc khác nhau. Cô nói ô tô chuẩn bị về bến. Khi cô giơ cờ màu nào ô tô có màu ấy sẽ về bến. Cô đổi cờ cho trẻ chơi nhiều lần.
Thời gian thực hiện:.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC-KNXH
Hoạt động học: THƠ “ CON ĐƯỜNG CỦA BÉ”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ qua tranh, ảnh. (KQMĐ) CS 24.
 - Tập cho trẻ có thói quen, có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
 - Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Môi trường hoạt động: trong lớp học.
 - Đồ dùng: tranh minh họa bài thơ ( trên máy tính), 3 tranh đi bộ trên vỉa hè, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ngồi trên xe đò không đưa tay đưa đầu ra ngoài, tranh lô tô thể hiện hành động đúng và hành động sai về phương tiện giao thông.
 - Tích hợp:
 + Âm nhạc: Đường em đi.
 - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, tạo tình huống.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
 1/ Hát “Đường em đi” trò chuyện
- Bài hát nói về gì? (khi đi ngoài ngoài đường thì đi bên tay phải)
- À! Cô cũng biết có một bài thơ nói về phương tiện giao thông các bạn nghe cô đọc xem như thế nào nhé.
2/ Cô đọc thơ cho trẻ nghe có hình ảnh minh họa. (đọc 1 lần)
 Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ qua tranh, ảnh. (KQMĐ).
 - Đàm thoại:
+ Qua bài thơ cô vừa đọc, các bạn thấy như thế nào? ( mọi người có 1 công việc khác nhau)
+ Con đường của bé ở đâu? (chỉ đi đến trường)
+ Các con đi đến trường bằng phương tiện gì? ( xe máy, xe đạp, đi bộ)
+ Xe máy, xe đạp là phương tiện giao thông gì? ( phương tiện giao thông đường bộ)
+ Nếu là con, khi đi đến trường con có đi một mình không? ( không)
+ Vì sao? ( không an toàn vì còn nhỏ)
 - Giáo dục trẻ không được đi một mình ra đường mà phải có người lớn đi cùng, đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm.
 - Cô cho trẻ xem tranh hành động đúng về phương tiện giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ngồi trên xe đò không đưa tay đưa đầu ra ngoài.
 - Đàm thoại theo tranh.
3/ Trò chơi
 - Tìm tranh theo yêu cầu của cô.
 Cô cho trẻ lấy tranh thể hiện hành động đúng, hành động sai, hỏi trẻ theo con làm như thế nào thì đúng.
Kết thúc: hát “Giờ học đã xong”
Thời gian thực hiện:.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động học: KPKH: QUAN SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết phân biệt một số phương tiện giao thông đường bộ: xe máy, ô tô, xe khách, xe đạp.
- Luyện phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.( KQMĐ) CS8
- Giáo dục trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
 - Môi trường hoạt động: trong lớp học.
 - Đồ dùng:
+ Tranh ngã tư đường phố, tranh xe máy, ô tô, xe khách, xe đạp ( trên máy).
+ Tranh lô tô xe máy, ô tô, xe khách, xe đạp.
 - Tích hợp:
 + Toán: Đếm số lượng.
 + AN: Em đi qua ngã tư đường phố.
 - Phương pháp:
 Sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện với trẻ, sử dụng tình huống.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
* Hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
- Các con vừa hát bài hát gì?( Em đi qua ngã tư đường phố)
- Bài hát nói về gì? ( gặp đèn đỏ thì dừng, đèn xanh mới đi)
* Quan sát một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Luyện phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.( KQMĐ)
- Cho trẻ xem tranh ngã tư đường phố đàm thoại:
 + Tranh vẽ gì? (ngã tư đường phố).
 + Ngã tư có gì vậy con? ( đèn giao thông, có xe chạy)
 + Các con thấy có xe gì? (xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe khách...)
 + Các loại xe này là phương tiện giao thông đường gì? ( phương tiện giao thông đường bộ)
Xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe khách... là các loại phương tiện giao thông đường bộ, dùng để chở người hoặc chở hàng hóa.
 - Cô đọc câu đố xe đạp:
 Lắng nghe lắng nghe:
Xe gì 2 bánh
Đạp chạy bong bong
Chuông kêu kính cong
Đứng yên thì đổ
Đố bé xe gì
- Cho trẻ xem tranh xe đạp đàm thoại:
 Bạn nào cho cô biết đặc điểm của xe đạp? ( xe có 2 bánh, dùng để chở người)
- Cho trẻ xem tranh xe máy và đàm thoại:
Xe máy có đặc điểm gì? ( có 2 bánh, dùng để chở người và chở hàng)
Xe máy người ta còn gọi là xe honda.
 Xe đạp và xe máy đều có 2 bánh, chở được ít người và ít hàng, chạy trên đường bộ, xe đạp thì dùng sức người để đạp còn xe máy thì chạy bằng xăng.
- Cho trẻ so sánh xe gắn máy và xe đạp:
	+ Giống nhau: là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh, chở được ít người và ít hàng.
	+ Khác nhau: xe đạp dùng sức người để chạy, xe máy thì chạy bằng xăng.
- Chơi trò chơi trời tối trời sáng cho trẻ xem tranh xe ô tô và đàm thoại:
 Bạn nào biết gì về xe ô tô? ( xe có 4 bánh, chở được nhiều người...)
 Xe ô tô chạy ở đâu? (chạy trên đường bộ)
- Còn đây là tranh gì các con? ( xe khách)
 Xe khách có đặc điểm gì? ( xe có nhiều bánh, chở được nhiều người và nhiều hàng...)
Xe ô tô và xe khách là phương tiện giao thông đường bộ, xe có nhiều bánh, chở được nhiều người và nhiều hàng hóa.
Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe khách tuy có đặc điểm khác nhau nhưng giống nhau là đều chở người, chở hàng và là phương tiện giao thông đường bộ. Khi đi xe máy thì các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm, đi xe ô tô, xe khách thì không được đưa tay đưa đầu ra ngooài, không được đùa giỡn.
 * Trò chơi:
Cho trẻ chơi “Lấy theo yêu cầu của cô”.
- Cô phát cho trẻ tranh lô tô yêu cầu trẻ lấy tranh xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe khách theo yêu cầu của cô.
- Cô quan sát chú ý trẻ lấy chưa đúng.
 	Chơi “Ai nhah nhất”
- Cách chơi:cô chia lớp thành 2 đội, khi cô ra hiệu lệnh thì mỗi đội hãy tìm lô tô theo yêu cầu của cô
Yêu cầu của cô:+ Lấy phương tiện giao thông có 2 bánh.
 + Lấy phương tiện giao thông chở được nhiều người ,nhiều hàng.
 + Lấy phương tiện giao thông có nhiều bánh.
 + Lấy phương tiện giao thông chạy chậm nhất.
- Luật chơi: mỗi lần chỉ được lấy 1 phương tiện xe và lần lượt mỗi tổ 1 người lên. Đội nào nhanh,lấy đúng theo yêu cầu của cô đội đó sẽ chiến thắng.
TRÒ CHƠI “ XẾP HÌNH BẰNG HỘT HẠT”
1. Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh khéo léo.
	2. Chuẩn bị: Hột hạt bằng đá, hột me.
	 Số trẻ chơi: cả lớp.
	3. Luật chơi: bạn nào không nói được tên gọi và đặc điểm của xe mình xếp thì sẽ bị phạt múa lăng quăng.
 4. Cách chơi: Cô cho trẻ dùng các hột hạt xếp thành hình xe mà trẻ biết và nói được tên gọi và đặc điểm của xe đó.Cho trẻ chơi nhiều lần.
Thời gian thực hiện:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động học: THƠ “CON ĐƯỜNG CỦA BÉ”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ đọc thuộc bài thơ cùng cô.(KQMĐ) CS20.
 - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ.
 - Giáo dục trẻ có ý thức tốt khi chấp hành luật giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
 - Môi trường hoạt động: trong lớp học.
 - Đồ dùng: tranh minh họa nội dung bài thơ (trên máy). Bài thơ chữ to.
 - Tích hợp: 
 + Toán: Đếm số lượng bạn đọc thơ.
 + KPXH: Phương tiện giao thông đường bộ. 
 - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, kết quả bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
1/ Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ
- Các con biết phương tiện giao thông đường bộ gồm những xe nào không? (xe máy, xe đạp, ô tô, x tải)
- Xe dùng để làm gì? ( chở người, hàng hóa)
- Các loại xe này chạy ở đâu vậy con? ( chạy trên đường)
- Khi đi bộ thì các con đi ở đâu? ( trên vỉa hè)
 Khi đi bộ thì các con đi trên vỉa hè mà đi cùng người lớn chứ không đi một mình.
 - Cô có một bài thơ nói về con đường bé đi do nhà thơ Thanh Thảo đã sáng tác đó là bài thơ “ Con đường của bé” các con lắng nhe cô đọc nghe các con.
2/ Dạy trẻ đọc thơ
 - Trẻ đọc thuộc bài thơ cùng cô.(KQMĐ)
 - Cô đọc lần 1: giới thiệu tên bài thơ và tác giả ( Thanh Thảo).
 - Cô đọc lần 2: có tranh minh họa và tóm nội dung
 Trong bài thơ tác giả nói về mọi người ai cũng có một công việc khác nhau, nhưng mọi công việc các cô chú làm đều có ích cho xã hội.
 - Cô đọc lần 3: Trích dẫn và giải thích từ khó
 + Đoạn 1: “ Đường của chú phi công bên nhau”: nơi làm việc của chú phi công và của bác hải quân.
 + Đoạn 2: “ Còn con đường của bố.ngát hương”: con đường của bố là xây nhà mới và mẹ thì ở trên cánh đồng.
 + Đoạn 3: “ Bà bảo... trang sách”: con đường của bé là đường đến trường.
 + Giải thích từ khó: cao tít có nghĩa là ở trên cao thật cao, chi chít là nhiều.
 - Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô: lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
3/ Đàm thoại
 - Các bạn vừa đọc với cô bài thơ gì? ( Con đường của bé)
 - Tác giả của ai? ( Thanh Thảo)
- Đường của chú phi công ở đâu? ( vùng trời xanh)
- Đường của chú hải quân ở đâu? ( trên biển cả)
- Đường của bác lái tàu làm bằng gì? ( làm bằng sắt)
- Con đường của bé thì thế nào? ( thì trên trang sách)
- Giáo dục trẻ

File đính kèm:

  • docPTGT_duong_bo.doc