Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình + lễ hội 20/11 - Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11

Hoạt động có chủ đích

Khám phá xã hội

ĐỀ TÀI: Trò chuyện về các công việc chuẩn bị cho ngày hội 20/11

I/ MĐYC:

- KT: Trẻ nhận biết được ngày hội 20/11 là ngày gì? Các công việc cần thiết để chuẩn bị cho ngày hội? Trẻ có cảm nghĩ gì về ngày 20/11 sắp đến.

- KN: Trẻ mạnh dạn tự tin khi đàm thoại cùng cô. Biết biểu đạt suy nghĩ của mình cùng cô không nói leo.

 -TĐ: Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. Mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với cô.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh về các công việc chuẩn bị cho ngày hội 20/11. Giấy A4, màu sáp

 

doc22 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình + lễ hội 20/11 - Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây
Chơi u
Chồng đống, chồng đe
Cùm nụm cùm niệu
Cắp cua
Chơi tự do
Cháu chơi đồ chơi ở sân và đồ chơi trong lớp mang ra, chơi với cát nước.
9h30 – 10h30
Hoạt động góc
-Góc phân vai: chơi cửa hàng bách hóa.
-Góc xây dựng: Xếp hình bằng hột hạt, khối gổ, que hướng dẩn cháu sắp xếp phòng lớp chuẩn bị cho ngày hội 20/11.
-Góc thiên nhiên:
 Xây cát đóng bánh.
Chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ, lá úa, tưới cây.
-Góc xây dựng: Xếp hình bằng hột hạt, khối gổ, que hướng dẩn cháu sắp xếp phòng lớp chuẩn bị cho ngày hội 20/11.
-Góc nghệ thuật: 
Cắt dán, vẽ về gia đình bé, xé dán gia đình.
Hát: cả nhà thương nhau.
-Góc thiên nhiên:
Xây cát đóng bánh.
Chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ, lá úa, tưới cây
-Góc thiên nhiên:
 Xây cát đóng bánh.
Chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ, lá úa, tưới cây.
-Góc học tập: Giúp trẻ nhận biết ngày 20/11 là gì. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô.
Chơi ở góc:Xếp hột hạt tạo thành hình ảnh gia đình bé sáng tạo.
-Góc phân vai: chơi cửa hàng bách hóa.
-Góc nghệ thuật: 
Cắt dán, vẽ về gia đình bé, xé dán gia đình bé.
Hát: cô giáo em.
-Góc học tập: Giúp trẻ nhận biết gđ mình. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô.
Chơi ở góc:Xếp hột hạt tạo thành hình ảnh gđ bé sáng tạo.
-Góc thiên nhiên:Xây cát đóng bánh.
Chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ, lá úa, tưới cây.
-Góc học tập: Giúp trẻ nhận biết gđ mình. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô.
Chơi ở góc:Xếp hột hạt tạo thành hình ảnh gđ bé sáng tạo. 
-Góc thiên nhiên:
 Xây cát đóng bánh.
Chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ, lá úa, tưới cây.
-Góc phân vai: chơi cửa hàng bách hóa
10h30 – 14h
Ăn trưa,
 ngủ trưa
-Bé mời nhau khi ăn, biết tên gọi món ăn, tập trẻ ăn được đa dạng các 
loại thực phẩm không nói chuyện khi ăn
-Trẻ có thói quen che miệng khi hắt hơi, ho , ngáp.
-Bé đánh răng sau khi ăn xong.Tổ trực xếp bàn ghế.Lau bàn cùng cô.
-Giáo dục dinh dưỡng qua các món ăn.
-Giờ ngủ cố gắng giữ gìn đầu tóc,quần áo gọn gàng.
-Trẻ được nghe đọc 4 câu chuyện
14h30 – 16h
Hoạt động chiều
Ôn trò chuyện về các công việc chuẩn bị cho ngày hội.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Nêu gương.
Ôn tạo hình: trang trí thiệp tặng cô.
- Tiếp tục cho trẻ chơi góc.
- Nêu gương.
 Ôn văn học: cô giáo.
- Bé kể chuyên sáng tạo.
- Nêu gương.
Cho trẻ thực hiện tiếp các công việc chuẩn bị cho ngày hội.
- Rèn trẻ thao tác rửa mặt.
- Nêu gương.
Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày hội.
- Đóng chủ đề.
- Sinh hoạt cuối tuần.
- Mở chủ đề.
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11
Thời gian: 1 tuần
Từ : 15/11 đến 19/11/2010
I/ MĐYC:
-KT:Cháu nghe hiểu lời nói của cô, biết thứ tự của các ngày trong tuần, gọi đúng tên ngày. Biết quan tâm số bạn trong lớp.
 Có 1 số hiểu biết về thời tiết hiện tại, tập sao chép 1 số từ về thời gian, thời tiết.
-KN: Cháu chú ý quan sát so sánh phát hiện được bạn vắng.
 Có khả năng hiểu lời nói của cô, trả lời câu hỏi cô đặt ra rõ ràng, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
-TĐ: tích cực hào hứng tham gia vào hoạt động.
II/CHUẨN BỊ:
-Các biểu tượng băng từ, biểu tượng phục vụ cho giờ điểm danh, sách thư viện
-Nội dung tích hợp: Đếm, so sánh, sử dụng giác quan
III/TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1:Điểm danh:
-Cho trẻ hát: “ cả nhà thương nhau”.
-Đội hình 3 hàng dọc, chuyển chữ U, Mời lần lượt tường tổ 1,2,3 kiểm tra vệ sinh, báo cáo bạn vắng? nêu lý do tại sao bạn vắng, nhắc nhở quan tâm đến bạn. GD cháu siêng năng đến lớp chăm học.
-Chuyển tiếp: Chơi “ hái táo”
2/HĐ2:Thời gian:
-Gợi cháu quan sát lịch blóc, nói được ngày trên lịch bloc, gỡ lịch blóc quan sát bảng thời gian, nhận xét hôm qua, hôm nay, ngày mai, thứ, ngày, tháng, năm gợi gắn băng từ, chữ số trẻ đọc.
3/HĐ3:Thời tiết:
-Cho cháu tự quan sát nhận xét dự báo thời tiết, hôm nay như thế nào? Gắn biểu tượng băng từ.
-Chuyển tiếp:Chơi “ trời sáng, trời tối”
4/HĐ4:Thông tin
- Cô đọc thông tin uống nhiều nước để tránh mất nước và 1 số bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, sởi, sổ mũi.
-Trẻ tự tin thời sự những gì trẻ biết.
5/HĐ5: Chủ đề ngày:
-Trò chuyện về chủ đề sắp học trong ngày, cho trẻ trò chuyện về ngày hội 20/11 sắp đến.
-Nhắc nhở nhiệm vụ trực nhật.
1/HĐ1:
-Cháu hát
-Cháu chuyển đội hình
-Từng tổ thực hiện
-Lắng nghe
-Cháu tham gia chơi
2/HĐ2:
-Cháu lên gỡ lịch trả lời theo suy nghĩ của trẻ
-1-2 cháu lên gắn
3/HĐ3:
-Cháu quan sát tự do trả lời
-Cả lớp tham gia chơi
4/HĐ4:
-Lắng nghe
-Cháu tự do thông tin
5/HĐ5:
-Lắng nghe
-Cùng trò chuyện theo suy ghĩ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11
Thời gian: 1 tuần
Từ : 15/11 đến 19/11/2010
I/MĐYC
- KT: Cháu quan sát và biết được thiên nhiên quanh cháu, hiểu ích lợi và tác hại của thiên nhiên.
 Cháu nhận biết được 1 số nơi nguy hiểm, không chơi ở nơi không an toàn.
 - KN: có khả năng quan sát chú ý, nhận biết được 1 số đặc điểm của thiên nhiên xung quanh. Diễn đạt rõ lời mạnh dạn giao tiếp kể về các sự vật quan sát được.
 Thực hiện được các trò chơi nhịp nhàng. 
- TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành với bạn. Biết giữ gìn môi trường sạch đẹp để không khí luôn trong lành.
II/ CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường., các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời phục vụ cho hoạt động. Vật thật quan sát.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện nêu mục đích ra sân quan sát:
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, sau đó dặn dò cháu chơi như thế nào?
-Cho cả lớp hát bài “thật đáng chê”
-GD cháu ra sân mang dép không giành đồ chơi, chơi cùng bạn, trong khi chơi không la hét.
-Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
-Cô cho cháu ra sân quan sát tự do gợi hỏi cháu phát hiện những gì? Sau đó cô cho cháu đến xung quanh cây bàng tự do khám phá.Tiếp đó cô cho nêu lên những gì trẻ đã khám phá được gợi hỏi cháu về đặc điểm, hình dạng, bộ phận cấu tạo của cây. 
-Cho trẻ quan sát cây sứ và tiến hành quan sát như trên.Sau đó cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của cây sứ- cây bàng.
-Trồng cây để làm gì?
-GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá, phải tưới nước, bón phân...
2/ Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ bật tách khép chân qua 7 ô”
- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi thử một lần.
- Sau đó cho cháu cùng chơi vài lần.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi dân gian “ chơi u”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Tổ chức cho cháu chơi thử 1 lần.
- Sau đó cho cả lớp chơi 2-3 lần, cô tham gia chơi cùng cháu
4/ Hoạt động 4: Chơi tự do
- Tổ chức cho cháu chơi các đồ chơi ngoài sân và đồ chơi trong lớp trẻ mang ra,chơi đồ chơi cẩn thận .
- Giáo dục vệ sinh rữa tay, mặt sau khi chơi xong.
- Nhận xét kết thúc.
1/ HĐ 1:
- Cháu chú ý lắng nghe cô nói.
- Tổ trực đem đồ chơi ra sân cùng cô.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời tròn câu theo yêu cầu của cô.
2/HĐ2:
- Cả lớp nhắc lại tên trò chơi vận động.
- Chú ý nghe cô nói cách chơi
3/HĐ3:
- Cháu nhắc lại tên trò chơi.
- Cháu chơi 2-3 lần
4/ HĐ 4:
- Cả lớp chơi 2-3 lần.
- Cháu chơi không tranh giành.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11
Thời gian: 1 tuần
Từ : 15/11 đến 19/11/2010
I. MĐYC: 
 - KT: Cháu biết tên các góc chơi, các đồ chơi trong góc.Biết giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau
 - KN: Biết tự chọn vai chơi, chơi đúng vai, cháu sử dụng đồ chơi đúng cách, rèn kỹ năng phối hợp chơi cùng bạn.
 - TD: Giáo dục cháu chơi không tranh giành quăng ném đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bài tập ở các góc chơi, đồ chơi sắp xếp gọn gàng.
 - Nội dung tích hợp: VH “đồ chơi của lớp”
Các bước tổ chức
Phân công
Cô Trang
Cô Trúc
1. Đầu giờ.
Chuẩn bị nơi chơi: các góc chơi có một số đồ chơi để trẻ chơi chung, cho trẻ vào góc chơi.
- Tập trung trẻ gợi ý định hướng, chơi gì , chơi ở góc nào.
- Nhắc trẻ lấy đồ dùng đồ chơi về nơi chơi. 
- Bao quát trợ giúp trẻ chuẩn bị nơi chơi cho trẻ.
2. Giúp trẻ triển khai trò chơi.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trong lớp.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc ngoài lớp.( thiên nhiên)
3. Kết thúc giờ chơi
- Cô hỗ trợ nhắc trẻ nhanh tay tập trung.
Báo hiệu kết thúc chung cả lớp.
- Bao quát nhắc nhở trẻ.
- Nhắc nhở cháu cất đồ chơi đúng nơi qui định.
- Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
TCĐV : Gợi ý trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình.
 - Tạo nhiều tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề.
TCXD : Mở rộng mô hình cho cháu xây dựng, giúp trẻ thỏa thuận trước khi xây, phân nhiệm vụ của từng bạn.
TCHT : Nhắc nhở trẻ không chỉ xem tranh có thể vẽ câu chuyện bài thơ
 - Hướng dẫn trẻ làm các bài tập theo yêu cầu thực hiện các bài tập trong góc..
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chủ đề nhánh 4: Chào đón lễ hội 20/11
Thời gian: 1 tuần
Từ : 15/11 đến 19/11/2010
I/MĐYC
-KT: Cháu nhớ tên đề tài đã học, cách thực hiện, rèn cháu có nề nếp trong học tập 
-KN: Tiếp tục rèn cháu các kỹ năng đã học.
 Rèn kỹ năng rửa mặt đúng thao tác cho cháu.
 -TĐ: GD cháu tích cực hoạt động chú ý trong giờ HĐC
II/ Chuẩn bị:
-Đồ chơi các góc.
-Bảng bé ngoan, cờ.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Bước 1:Ôn luyện: 
- Cô gợi hỏi giờ này là giờ gì? Hồi sáng cô đã cho các con thực hành làm gì? Cô cho các cháu chưa thực hiện xong công việc trang trí chuẩn bị cho ngày 20/11 thực hiện bài tập tiếp.
- Cô gợi cháu để cháu thực hiện đúng, đẹp các sản phẩm của cháu.
2/ Bước 2: HD thao tác rửa mặt:
- Cho trẻ đọc bài thơ “ bé tập rửa mặt”
- Cô thực hiện mẫu + giải thích.
-Cô mời 1 cháu lên thực hiện thử. 
-Cô cho trẻ nhận xét về bạn. Cô nhận xét chung.
-Cho một cháu thực hiện đúng thao tác lên thực hiện lại cho lớp xem.
-Cho cả lớp thực hiện
-GD cháu giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
 3/ Bước 3: Chơi góc:
- Cô cho trẻ vào góc chơi theo sở thích của cháu
- Cô theo dõi gợi ý cháu chơi trật tự, chơi có sáng tạo.
-GD cháu lễ phép biết thưa ba mẹ, cô khi đến lớp, ăn hết suất, không nói chuyện trong giờ học và giờ ăn.
- Cháu đi vệ sinh: Hướng dẫn trẻ tiêu tiểu, rữa tay đúng nơi qui định.
- Đọc truyện cho trẻ nghe. 
4/Bước 4:Nêu gương
- Nêu gương.
- Cháu nhắc lại tiêu chuẩn thi đua.(đến lớp biết chào cô,ăn hết suất,chơi không giành với bạn)
- Bé ngoan lên cầm cờ.
1/ B 1:
1-2 cháu trả lời
- Cháu thực hiện.
2/B2
- Cháu đọc thơ.
- Lớp thực hiện
3/B3:
Cháu biết nghe hiểu biết làm theo lời cô.
 4/B4:
- Cháu mạnh dạn nhắc lại các tiêu chuẩn.
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Khám phá xã hội
ĐỀ TÀI: Trò chuyện về các công việc chuẩn bị cho ngày hội 20/11
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ nhận biết được ngày hội 20/11 là ngày gì? Các công việc cần thiết để chuẩn bị cho ngày hội? Trẻ có cảm nghĩ gì về ngày 20/11 sắp đến..
- KN: Trẻ mạnh dạn tự tin khi đàm thoại cùng cô. Biết biểu đạt suy nghĩ của mình cùng cô không nói leo.
 -TĐ: Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. Mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với cô. 
II/ Chuẩn bị:
- Tranh về các công việc chuẩn bị cho ngày hội 20/11. Giấy A4, màu sáp.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1: Ổn định tổ chức + gây hứng thú
Cho cháu hát bài “ bàn tay cô giáo”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
Bài hát nói về gì vậy các con?
Cô giáo đã làm điều gì cho con?
Qua bài hát vừa rồi các con thấy tình cảm cô dành cho con ra sao? Con có biết là có 1 ngày hội dành cho các thày cô giáo đó là ngày gì không? Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về các công việc để chuẩn bị cho ngày hội nghe!
2/HĐ 2:Trò chuyện về các công việc chuẩn bị cho ngày hôi 20/11:
- Chúng ta đang trò chuyện về ngày gì sắp đến vậy các con?
- Đó là ngày hội dành cho ai?
- Ngày hội đó mang ý nghĩa gì?
- Chúng ta phải chuẩn bị những công việc gì cho ngày hội 20/11?
- Các con sẽ trang trí lớp chúng mình ra sao để mừng ngày hội 20/11 nè? ( trang trí phông màn, dán dây xúc xích)
- Các con phải làm gì để cô thêm vui mà phòng lớp mình luôn sạch sẽ?
- Khi ngày hội 20/11 sắp đến các con tổ chức gì để giúp vui cho cô không? Các con sẽ biểu diễn các bài hát gì? Mình phải tập dợt thế nào?
- Cho trẻ quan sát tranh về các công việc chuẩn bị cho ngày hội, cảnh bé tập biễu diễn văn nghệ, lau dọn sắp xếp đồ dung tiếp cô, dán phông màn, sắp xếp bàn ghế. Cô giải thích ngắn gọn về các bức tranh và cho trẻ tự nhận xét tranh.
- Từ lúc bắt đầu năm học mới đến giờ mình đã được tham gia bao nhiêu lễ hội rồi vậy các con? Đó là những lễ hội gì? Ngày hội 20/11 sắp đến này con có cảm nghĩ đặc biệt gì không?
3/HĐ 3: Vẽ các công việc chuẩn bị cho ngày hội :
- Để chuẩn bị cho ngày hội 20/11 các con cùng vẽ về các công việc các con sẽ làm để chuẩn bị cho ngày hội nge! 
- Trẻ về chỗ thực hiện.
- Cô bao quát trẻ thực hiện khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Nhận xét kết thúc
1/ HĐ1: 
-cháu hát.
-1-2 cháu trả lời
-1-2 cháu trả lời
2/ HĐ 2:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghỉ trẻ
-1-2 cháu trả lời
-Cả lớp xem
- Trẻ trả lời
3/HĐ 3:
-Cháu vẽ, tô màu trang trí 
- Chaú thực hiện
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Đề Tài: Trang trí thiệp tặng cô
I/MĐYC
- KT : Trẻ hiểu ý nghĩa tấm thiệp dùng để làm gì?Dạy trẻ tặng những lời chúc mừng cô thật tình cảm, lễ phép, trân trọng. Trẻ nói được ý tưởng sẽ thể hiện trong tấm thiệp của mình.
-KN: Trẻ biết cách trang trí một tấm thiệp bằng các họa tiết, hoa văn gần gũi với cuộc sống của trẻ: bông hoa, lá, hình gợn sóng, hình dích dắc, các hình hình học..
-TĐ: GD cháu biết yêu thương, lễ phép chăm ngoan nghe lời cô dạy.
II/ Chuẩn bị:
- Một số thiệp mẫu của cô có ghi lời chúc gợi ý.
- Giấy A4 ,giấy màu, màu sáp, kéo, kim tuyến, hồ dán, hình ảnh trong sách báo cũ.
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1:Trò chuyện:
- Cô cho trẻ hát bài “Bông hoa mừng cô”.Qua bài hát con thấy bé làm gì để mừng cô? Tình cảm cô đối với con ra sao? Con thường thấy cô làm gì? Cô cũng từng có thầy cô giáo của mình. Để bày tỏ tình yêu thương của mình với cô thầy cô muốn trang trí thiệp thật đẹp để tặng cho thầy cô của cô, không biết các con có giống muốn làm giống cô không?
-Cô giới thiệu thiệp mẫu. Trẻ quan sát và nêu nhận xét về tấm thiệp như thế nào?.
-Vậy hôm nay cô sẽ cho các con trang trí thiệp tặng cô. Các con có thích không?
2/ Hoạt động 2:Quan sát mẫu gơị ý + trẻ thực hiện
-Cho cháu xem mẩu. Gợi ý đàm thoại với cháu về tấm thiệp.
-C/c nhìn bao quát xem tấm thiệp này như thế nào?
-Nó có dạng hình ra sao?
-Màu sắc nó ra sao?
-Các đường gấp ntn?
-Các chi tiết khác?
-Cô làm mẩu và giải thích cho trẻ xem:
- Đầu tiên để gấp được cái ví con gấp đôi tờ giấp A4 hoặc tờ giấy màu lại theo chiều dọc sau đó con trang trí họa tiết xung quanh tờ giấy rồi mình viết lời yêu thương nào mình nghĩ ra lên tấm thiệp mừng cô. Sau đó con bỏ tấm thiệp vào bao thiệp đã làm hôm trước thế là chúng ta đã có 1 tấm thiệp để tặng cho cô của mình rồi đó các con..
-Cô hỏi trẻ gấp tấm thiệp dùng kỹ năng gì để gấp? Gấp xong cái ví các con sẽ làm gì? Trang trí ntn?
-Cho cháu hát bài “cô và mẹ”
* Trẻ thực hiện:
-Cô cho cháu về bàn cháu nhắc lại tư thế ngồi.
-Cô đến từng bàn gợi ý hướng dẫn cho trẻ còn lung túng, động viên khuyến khích cháu trang trí tấm thiệp có nhiều hình thức và màu sắc khác nhau. Sau đó trẻ viết lời yêu thương vào tấm thiệp theo lời mà trẻ đọc cho cô ghi trên bảng. Gần hết giờ cô thông báo cho cháu kết thúc.
3/ Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá sản phẩm
-Cô hỏi trẻ vừa làm việc gì?
-Tại sao con thích tấm thiệp đó? Nó đẹp như thế nào?Gợi trẻ kể lại cách trang trí tấm thiệp đó theo ngôn ngữ của mình.
1/HĐ 1
. Cả lớp cùng hát
-Cháu tự do nêu lên 
2/HĐ2
-Cháu xem mẫu gợi ý và nới lên suy nghĩ của mình.
-cháu trả lời
-Cả lớp hát và về bàn thực hiện
3/HĐ3
-1-2 cháu trả lời
-Cháu tự do nhận xét theo suy nghĩ của mình
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Bó hoa tặng cô
I/ MĐYC:
 KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được tình cảm mà bé dành cho cô và cô dành cho bé.
 KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng.
 TĐ : GD phải biết yêu thương ,lễ phép chăm ngoan học tập để xứng đáng với tình thương mà cô đã dành cho bé.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh khổ to : “Bó hoa tặng cô”
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
-Hát bài: “cô và mẹ” bài hát nói lên điều gì? Tình cảm cô dành cho cháu ra sao? Cô giống như ai?
-Các con có biết cô rất yêu thương mình? Vậy tình cảm của con đối với cô ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem các bạn nhỏ trong bài thơ này bày tỏ tình thương của mình đối với cô ra sao nghe các con?
- Cho cháu tri giác tranh 1 lần kết hợp đàm thoại từng tranh cô tạo tình huống để cháu tự trả lời.
-Sau đó cô cho cháu đọc tên bài thơ, tác giả cùng cô 
-Chuyển tiếp trò chơi “hái táo”
2/HĐ2: Đọc thơ diển cảm:
- Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa đọc thơ gì? Trong bài thơ nói về ai?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ nói rằng vào ngày dành cho cô để bày tỏ lòng kính yêu của mình các bạn rủ nhau đi hái 1 bó hoa thật đẹp của đồng quê mang đến tặng cô như tấm lòng của các bạn dành cho cô.
-Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích từ khó: nụ dong riềng, dây tơ hồng, hồi hộp, nói hộ, đồng quê.
- Dạy đọc thơ:
+ Lớp: Rèn cháu đọc rõ lời.
+ Tổ, nhóm: Rèn cháu đọc diển cảm với nhiều hình thức khác nhau.
+ Cá nhân: Đọc chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ.
- Chuyển tiếp: “hãy đoán xem đó là ai”
3/HĐ3: Đàm thoại :
- Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
-Trong bài gồm những ai? 
-Bài thơ kể về điều gì?
-Chúng em làm gì để tặng cô giáo? 
-Bó hoa gồm các hoa gì?
-Tình cảm cô dành cho em ra sao? 
-Tình cảm em dành cho cô ra sao?
-Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì?
-GD cháu phải biết yêu thương, lễ phép, chăm ngoan học giỏi để không phụ công thương yêu dạy dỗ em. 
4/HĐ 4: Tạo sản phẩm:
- Chia trẻ làm 3 nhóm cùng thực hiện.
 Nhóm 1:Tìm chữ cái a,ă,â trong bài thơ ghi số lượng.
 Nhóm 2:Vẽ hoa tặng cô.
- Trẻ đem sản phẩm của nhóm và tự nhận xét giữa các nhóm với nhau.
- Cô tổng kết ý kiến và nhận xét chung.
1/HĐ 1:
-Cả lớp hát
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ trẻ.
-Cháu tri giác tranh và đàm thoại qua nội dung tranh
-cả lớp theo cô 2 lần 
-Cháu chơi
2/HĐ 2:
-Lắng nghe
-Cháu cùng đàm thoại về nội dung bài thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi
3/HĐ 3:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghĩ trẻ
4/HĐ 4: 
Lắng nghe
Trẻ về bàn thực hiện
Trẻ nhận xét
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Các hoạt động chuẩn bị cho ngày hội 20/11
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu sẵn có để trang trí phông màn, trang trí lớp, trẻ biết các công việc chuẩn bị gồm những gì và phải làm ra sao?
- KN: Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để thực hiện việc chuẩn bị.
-TĐ: Trẻ hứng thú thích tham gia vào công việc chuẩn bị.
II/ CHUẨN BỊ:
-Khăn lau, bức phông cần trang trí, giấy màu, kéo, hồ dán, xốp bitis, dây để dán dây hoa, ống hút.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Hoạt động 1: Phân nhóm:
- Cho trẻ hát bài hát: cô giáo 
- Để chào đón ngày hội 20/11 sắp đến hôm nay lớp mình sẽ cùng tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho ngày hội nghe các con. Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm: 
+ Nhóm 1: giúp cô sắp xếp bàn ghế, lau dọn đồ chơi phòng lớp cho sạch đẹp.
+ Nhóm 2: xỏ dây hoa.
+ Nhóm 3: các con sẽ giúp cô trang trí phông màn.
+ Nhóm 4: làm thiệp mời cô hiệu trưởng tham dự vào ngày hội ở lớp.
2/ Hoạt động 2: Trẻ thực hành:
- Bây giờ các con bắt tay vào thực hiện các công việc cô đã phân công nào.
+ Nhóm 1: Dùng khăn ẩm đi lau góc, lau đồ chơi, sắp xếp gọn gàng. Khiêng bàn, ghế xếp vào nơi sẽ tổ chức lễ hội.
+ Nhóm 2: cắt xốp bitis thành những bông hoa cô đã vẽ sẵn và xỏ thành dây hoa cùng với ống hút để trang trí lớp nghe.
+ Nhóm 3: các cháu sẽ vẽ chử mừng ngày hội 20/11 theo mẫu của cô trên bảng rồi trang trí phông màn theo ý thích của các cháu, có thể viết những lời yêu thương để dán lên phông. Cô gợi ý cho trẻ sáng tạo trong trang trí.
+ Nhóm 4: các cháu trang trí thiệp mời cô hiệu trưởng tham dự ngày hội 20/11 của lớp, viết lời mời lên thiệp theo ý tưởng của cháu mà cô ghi giù

File đính kèm:

  • docchao mung ngay hoi.doc