Giáo án Lớp Lá - Chủ đề Động vật - Tuần 15: Một số vật nuôi trong gia đình

A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:

1. Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.

 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.

 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

2. Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.

a, Yêu cầu:

- Trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người .

b, Chuẩn bị:

c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ

- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời :

+ Trong gia đình chúng mình nuôi các con vật gì ?

+ Đặc điểm nổi bật của các con vật nuôi đó là gì ?

+ Ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người?

=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.

3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)

4. Điểm danh:

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề Động vật - Tuần 15: Một số vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kiến thức: Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ biết kể tên một số con vật nuôi trong gia đình, biết một số đặc điểm nổi bật của con vật thuộc nhóm gia cầm và gia súc.
b. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình.
c. Phương pháp:
- Cô trò chuyện với trẻ những con vật nuôi trong gia đình.
3. Nêu gương - trả trẻ.
..........................................................................................................
Thứ ba, ngày 9 tháng 12 năm 2014
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người .
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện, gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: Trong gia đình chúng mình nuôi các con vật gì ? đặc điểm nổi bật của các con vật nuôi đó là gì ? ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người.
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ: Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình
(thuộc nhóm gia súc)
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ gọi đúng tên và nhận biết một số đặc điểm nổi bật của con mèo và con trâu (hình dáng, tiếng kêu, vận động, thức ăn, )
- Trẻ 4-5 tuổi: Biết các lợi ích của chúng đối với đời sống của con người. Trẻ hứng thú với các trò chơi theo yêu cầu của cô 
2. Kỹ năng:	
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định. Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. 
- Qua bài học giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. 
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng của cô: Mô hình con mèo và con trâu (kể thêm con bò, con lợn, con chó, con ngựa). 
2. Đồ dung của trẻ: Lô tô con chó, con trâu, con lợn 
III. Nội dung tích hợp: 
- LVPTTM: âm nhạc “Gà trống, mèo con và cún con” 
- Giáo dục dinh dưỡng. 
- LVPTTM: trẻ tô màu các con vật nuôi.
 IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Trẻ hát bài Gà trống, mèo con và cún con 
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Gà trống mèo con và cún con ”
- Trong bài hát có những con vật gì ?
- Những con vật này được nuôi ở đâu?
=> Cô chốt lại và nói - Các con ạ ! xung quanh chúng ta có rất nhiều các con vật nuôi phải không nào. mỗi con vật đều có những bộ phận, đặc điểm, tên gọi khác nhau .. vậy muốn biết rõ hơn về các bộ phận đặc điểm nú như thế nào. Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân nhé.
Hoạt động 2: Bé nào giỏi nhất 
*Quan sát con mèo 
- Cô đưa mô hình con chó ra cho trẻ quan sát 
và hỏi trẻ cô có con gì đây ?
- Bạn nào có nhận xét về con mèo 
- Con mèo có mấy chân ?
- Chân con mèo có đặc điểm gì ?
- Con mèo ăn thức ăn gì ?
- Con mốo là vật nuôi ở đâu ? người ta nuôi mốo để làm gì?
- Con mèo đẻ ra gì ?
- Thuộc nhóm gì ?
- Vì sao mèo thuộc nhóm gia súc ?
- Con mèo kêu như thế nào?
- Chúng mình cùng làm tiếng mèo kêu nhé.
(Cô cho cả lớp đứng lên làm tiếng mèo kêu .) 
=> Cô chốt lại con mèo là con vật nuôi trong gia đình có đầu, mình, đuôi có mắt, mồm, mũi và tai rất thính. có 4 chân, chân thì có móng vuốt nhọn dưới chân có đệm thịt nên chạy rất nhanh mèo thích ăn cá, ăn chuột, ăn xương, mèo thuộc nhóm gia súc vì có 4 chân và đẻ ra con đấy. 
*Quan sát: Con trâu 
- Cô đọc câu đố:
 Con gì lông mượt 
 Đôi sừng cong cong 
 Lúc ra cánh đồng 
 Cày bừa rất giỏi. 
 Đố biết con gì ?
- Con trâu có điểm gì khác so với con mèo nào?
- Con trâu ăn thức ăn gì ?
- Con trâu kêu như thế nào ?
- Con trâu nuôi để làm gì ?
- Cô chốt lại: con trâu còn có một số điểm nổi bật rất to, có 2 sừng có mũi rất to để xuyên dây thừng, trâu thích ăn cỏ ăn rơm nuôi trâu để cày ruộng. trâu có 4 chân và đẻ con thuộc nhóm gia súc. 
=> Cô chốt lại đặc điểm chung của con mèo và con trâu đều có đầu, mình, đuôi, có 4 chân, đẻ con và đều được nuôi trong gia đình và thuộc nhóm gia súc . . muốn các con vật lớn nhanh thì các con cần cho chúng ăn cho mau lớn chăm sóc chúng. 
* Kể và xem thêm 
- Các con vừa được quan sát những con vật nuôi nào trong gia đình ?
- Ngoài những con vật nuôi đó ra các con còn biết trong GĐ còn có những con vật nuôi gì khác nữa gì nữa? (cho 2-3 trẻ kể)
- Cô đưa hình ảnh cho trẻ quan sát và nói đặc điểm nổi bật của những con vật nuôi đó. 
Hoạt động 3: Thi ai nhanh nhất 
 Luyện tập 
*Giơ lô tô theo hiệu lệnh 
- Gió thổi rổ từ phía sau ra phía trước 
- Trong rổ các con có gì ?
- Các con xếp tất cả lô tô ra trước mặt. Khi cô gọi tên, hoặc đọc câu đố thì chúng mình sẽ giơ lên và nói to tên con vật đó. 
- Khi cô nói đặc điểm tên con vật hoặc tiếng kêu của các con vật đọc câu đố thì trẻ giơ lên và đọc to tên các con vật đó. 
*Trò chơi : “Hãy về đúng chuồng”
- Cô giới thiệu các chuồng con vật cô dán trên tường cho trẻ.
- Trên tay mỗi trẻ cầm một lô tô con vật trẻ thích 
- Cô nêu cách chơi - luật chơi 
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô “Về đúng chuồng của mình” trẻ có con vật nào thì về đúng chuồng con vật đó, ai về nhầm chuồng thì phải nhảy lò cò. 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần động viên khuyến khích trẻ kịp thời 
Hoạt động 4 : hoạt động chuyển tiếp 
- Cho trẻ - cho trẻ tô màu các con vật thuộc nhóm gia súc. 
- Cả lớp hát cùng cô 
- Con gà, con mèo và con chó 
- Được nuôi trong gia đình 
- Trẻ kể những con vật mà trẻ biết. 
- Con mèo 
- Có đầu, mình, đuôi, đầu có mắt có mồm có mũi, có tai, phần mình có chân, chân thì có móng, đuôi dài 
- Con mèo có 4 chân 
- Chân có móng vuốt 
- Ăn cơm, cá, thích ăn chuột, thịt, xương.
- Nuôi ở trong gia đình và nuôi để bắt chuột, làm cảnh 
- Con mèo đẻ ra con 
- Thuộc nhóm gia súc 
- Vì nó có 4 chân , đẻ ra con . 
- Meo meo ..
- Trẻ làm tiếng mèo kêu 
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Con trâu 
- Con trâu to, có 4 chân to có 2 sừng  
- Ăn cỏ, ăn rơm 
- Con trâu kêu ò, ò 
- Nuôi để cày bừa ruộng 
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ kể 
- Trẻ kể con lợn, con chó, con ngựa, con thỏ, con bò, dê........
- Trẻ xem tranh 
- Có lô tô về các con vật nuôi trong gia đình. 
- Trẻ giơ và nói to tên con vật theo đúng yêu cầu của cô 
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi. 
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. 
- Trẻ tô màu các con vật thuộc nhóm gia súc 
Nhận xét: ...
...
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: * Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình”
 * Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng các con vật”
 * Chơi tự do: Chơi theo ý thích
I- Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên gọi , đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc.
- Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện trạng thái khác nhau của các con vật
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi.
- Hoạt động có nề nếp.
II- Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh một số con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III- Tiến hành :	
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đã chuẩn bị.
1. Giới thiệu nội dung có mục đích: “Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình”
- Cô và trẻ xếp hàng đến thăm quan trại chăn nuụi của các bác nông dân, cô cho cả lớp cùng quan sát và đặt câu hỏi đàm thoại cựng với trẻ:
+ Trong gia đình của bác nông dân có những con vật nuôi gì?
+ Con vật nuôi đó có ích lợi gì đối với chúng ta?
+ Chúng có đặc điểm như thế nào?
+ Các con có yêu quý các con vật nuôi đó không?
- Hàng ngày các con phải làm gì?
=> Cô chốt và giáo dục trẻ phải biết yêu quý và chăm súc các con vật nuôi đó
2. TCVĐ: “Bắt chước tạo dáng một số con vật nuôi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 2-> 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.
3. chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Đầu, Cánh, Đuôi.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Đầu, Cánh, Đuôi.
2. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh về con vật để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận của con vật nuôi trong gia đình, đồng thời cung cấp cho trẻ các từ: Đầu, Cánh, Đuôi. Khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Ồ sao bé không lắc”
2. Làm quen kiến thức: Dạy trẻ so sánh chiều cao 2 đối tượng, sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng, biết sử dụng từ cao hơn, thấp hơn phù hợp với đối tượng so sánh.
b. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi để trẻ so sánh.
c. Phương pháp:
- Dạy trẻ so sánh, phân biệt chiều cao của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn khi so sánh.
3. Nêu gương - trả trẻ.
.............................................................................
Thứ tư, ngày 10 tháng 12 năm 2014
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người .
b, Chuẩn bị:	
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời : 
+ Trong gia đình chúng mình nuôi các con vật gì ? 
+ Đặc điểm nổi bật của các con vật nuôi đó là gì ?
+ Ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Toán: Dạy trẻ so sánh chiều cao 2 đối tượng sử dụng đúng từ 
cao hơn, thấp hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết so sánh để nhận biết chiều cao của 2 đối tượng.
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa hai đối tượng
2. Kĩ năng.	
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng, biết diễn đạt sử dụng đúng từ “cao hơn”, “thấp hơn”..	
3. Giáo dục:
- Trẻ học tập có nề nếp.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong GĐ 
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dung của cô:Bóng bay các loại; 01 cây hoa màu hồng, 01 cây hoa màu đỏ, 01 cây hoa màu cam, xe ô tô, cổng vườn hoa cao, cổng vườn hoa thấp, bóng, rổ cao, rổ thấp.
2. Đồ dung của trẻ: Mỗi trẻ 01 cây hoa màu hồng, 01 cây hoa màu đỏ, 01 cây hoa màu khác, xe ô tô. 	
III. Nội dung lồng ghép tích hợp:
- LVPTTM: “Gà trống mèo con và cún con”
- LVPTNT: Trò chuyện về con vật nuôi
- GDKN: Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc vật nuôi
IV. Cách tiến hành:	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé giải câu đố
- “Con gì đuôi ngắn, tai dài
 Mắt hồng, lông mượt có tài chạy nhanh”
 Đố biết con gì?
- Nhà các con có những con vật nuôi gì?
- Xung quanh chúng mình có rất nhiều các con vật trang trại chăn nuôi.
a, Trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng
- Cô và trẻ cùng đi chơi công viên, trong công viên có nhiều quả bóng bay
+ Những quả bóng bay thật đẹp có hình các con vật, các con hãy nhảy lên đập tay vào quả bóng có hình con mèo nhé.
- Trẻ nhảy lên và đập tay vào quả bóng hình con mèo nhưng không có trẻ nào chạm được tay tới quả bóng.
- Cô hỏi trẻ, bạn có đập bóng được không? 
+ Các con xem cô có đập tay được vào quả bóng không nhé!
- Cô đập tay vào quả bóng và hỏi trẻ:
+ Vì sao cô đập tay vào quả bóng được, còn bạn không đập được? 
- Cho cả lớp cùng nhận xét sự khác biệt về chiều cao giữa cô và trẻ.
- Cô cho trẻ đi tham quan chuồng vật nuôi của trang trại
+ Trang trại cần có nhiều cây hoa để đẹp hơn, cô và các con cùng trồng thêm hoa để trang trai đẹp và thoáng mát hơn nhé!
- Cô cho trẻ lấy xe chở 3 cây hoa về chỗ ngồi.
 b, Trẻ so sánh để nhận biết sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ: “cao hơn”, “thấp hơn”.
- Cho trẻ lấy hoa màu hồng ra để trước mặt, cô hỏi trẻ màu của cây hoa sau đó trẻ lấy tiếp cây hoa màu đỏ, để 2 cây hoa màu hồng và màu đỏ cạnh nhau trên cùng 1 mặt phẳng.
- Cho trẻ chỉ tay và nhận xét xem 2 cây có chiều cao như thế nào so với nhau. 
+ Vì sao con biết? 
- Cho trẻ nhắc lại từ “cây hoa màu hồng và cây hoa màu đỏ cao bằng nhau”
- Cho trẻ cất hoa màu hồng đi, lấy cây hoa còn lại đủ màu ra xếp cạnh hoa màu đỏ. 
- Cô đến 1 vài trẻ để hỏi trẻ về chiều cao 2 cây hoa của trẻ 
- Cô lấy cây hoa màu cam đặt cạnh cây hoa màu đỏ. Cho trẻ quan sát và nói trên hoa của cô.
+ Các con thấy cây hoa màu đỏ và cây hoa màu cam có chiều cao như thế nào so với nhau? 
+ Các con thấy cây hoa màu cam như thế nào so với cây hoa màu đỏ? 
+ Cây hoa màu đỏ so với cây hoa màu cam như thế nào? 
- Cô cho trẻ nhắc lại: Cây hoa màu cam cao hơn cây hoa màu đỏ, cây hoa màu đỏ thấp hơn cây hoa màu cam. 
- Cô cho trẻ chơi “Nói nhanh”: Khi cô nói “cao hơn” – Trẻ cầm cây hoa cao hơn lên và nói “cao hơn”; Khi cô nói “thấp hơn” – Trẻ cầm cây hoa thấp hơn lên và nói “thấp hơn”
- Cô cho trẻ đưa xe chở cây hoa màu hồng đi cất.
- Cô cho trẻ lấy 2 cây hoa còn lại về 3 nhóm so sánh cây hoa của trẻ, cô kiểm tra và sửa sai cho trẻ.
- Cô đến từng nhóm chơi trên cây hoa của trẻ, cô nói “cao hơn” trẻ cầm cây hoa cao hơn lên và nói “cao hơn”; Khi cô nói “thấp hơn” – Trẻ cầm cây hoa thấp hơn lên và nói “thấp hơn”
c, Luyện tập
* Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” 
- Cô yêu cầu trẻ làm theo hiệu lệnh: 
+ Bạn trai cầm 2 cây hoa đứng trước chuồng vật nuôi cao hơn.
+ Bạn gái cầm 2 cây hoa đứng trước chuồng thấp hơn.
+ Bạn trai cầm cây hoa cao đi vào cổng cao hơn để trồng 
- Cho trẻ trồng cây hoa trong trang trại chăn nuôi. 
* Trò chơi “Kết bạn”
- Cách chơi: Cho cả lớp đi vòng quanh vưà đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh của cô “kết bạn, kết bạn” 1 trẻ cao hơn cầm tay 1 trẻ thấp hơn đứng cạnh nhau.
- Luật chơi: Đôi bạn nào chọn nhầm cả 2 bạn cao bằng nhau sẽ bị nhảy lò cò.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Rửa mặt như meo”, cất đồ dung đồ chơi.
- Trẻ nghe và đoỏn cõu đố
- Con thỏ
- Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình.
- 2-3 trẻ nhảy lên đạp vào quả bóng
- Không đập được ạ
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Cây hoa màu hồng và cây hoa màu đỏ cao bằng nhau.
- Vì cây hoa màu hồng và cây hoa màu đỏ không có phần nào thừa ra phía trên)
- Cả lớp nhắc lại
- Trẻ lấy cây hoa màu đỏ ra
- Trẻ nhận xét về chiều cao của 2 cây hoa
- Không cao bằng nhau
- Cây hoa cam có phần thừa ra phía trên, nên cây hoa màu cam cao hơn
- Thấp hơn
- Cả lớp nhắc lại
- Trẻ nói nhanh “cao hơn, thấp hơn” theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ hứng thú hát và cất đồ dung vào nơi quy định.
Nhận xét: ..
...
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: * Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình”
 * Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng các con vật”
 * Chơi tự do: Chơi theo ý thích
I- Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên gọi , đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc.
- Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện trạng thái khác nhau của các con vật
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi.
- Hoạt động có nề nếp.
II- Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh một số con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III- Tiến hành :	
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đã chuẩn bị.
1. Giới thiệu nội dung có mục đích: “TRò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình”
- Cô và trẻ xếp hàng đến thăm quan trại chăn nuụi của các bác nông dân, cô cho cả lớp cùng quan sát và đặt câu hỏi đàm thoại cựng với trẻ:
+ Trong gia đình của bác nông dân có những con vật nuôi gì?
+ Con vật nuôi đó có ích lợi gì đối với chúng ta?
+ Chúng có đặc điểm như thế nào?
+ Các con có yêu quý các con vật nuôi đó không?
- Hàng ngày các con phải làm gì?
=> Cô chốt và giáo dục trẻ phải biết yêu quý và chăm súc các con vật nuôi đó
2. TCVĐ: “Bắt chước tạo dáng một số con vật nuôi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 2-> 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.	
3. chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Lợn, Trâu, Ngựa.
1. Yêu cầu: 
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Lợn, Trâu, Ngựa.
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi, tranh, ảnh để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô sử dụng đồ chơi, tranh ảnh về các con vật để cung cấp cho trẻ các từ “Lợn”, “Trâu”, “Ngựa”. Khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Ồ sao bé không lắc”
2. Làm quen kiến thức: Thơ “Đàn gà con”
a. Yêu cầu: 
- Trẻ thuộc và nhớ tên bài thơ, biết đọc diễn cảm.
b. Chuẩn bị:
- Bộ tranh minh hoạ thơ
c. Phương pháp:
- Cô dạy trẻ học thuộc bài thơ, trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
3. Nêu gương - trả trẻ.
.......................................................................................................
Thứ năm, ngày 11 tháng 12 năm 2014
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người .
b, Chuẩn bị:	
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời : 
+ Trong gia đình chúng mình nuôi các con vật gì ? 
+ Đặc điểm nổi bật của các con vật nuôi đó là gì ?
+ Ích lợi của các con vật nuôi đối với đời sống con người?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Văn học: Thơ “Đàn gà con”
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ 2 tuổi: Nhớ tên bài thơ, đọc được một số câu trong bài thơ.
- Trẻ 3-4 tuổi: Nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ thuộc thơ, cảm nhận được ngữ điệu của bài thơ "Đàn gà con". Trẻ hiểu nội dung của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ 2-3 tuổi:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm. Trả lời câu hỏi rõ rang, mạch lạc.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật xung quanh mình và biết chăm sóc v

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_ghep_chu_de_nhanh_Dong_vat.doc
Giáo án liên quan