Giáo án Lớp Lá - Chủ đề dạy học: Hiện tượng tự nhiên
$2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát có mục đích: Quan sát trò chuyện về mùa xuân
* Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây.
1/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết tên, đặc điểm của mùa xuân
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô đầy đủ, rõ ràng.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
2/ Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát và an toàn.
- Đồ chơi trên sân
- Bài hát : Màu hoa.
3/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện
- Hát bài hát : Màu hoa.
- Trò chuyện về bài hát.
n tượng tự nhiên hằng ngày. 3. Giáo dục - Trẻ biết chú ý trong giờ học II/ Chuẩn bị: - Các bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề nhánh. - Các loại tranh ảnh, tư liệu về một số hiện tượng tự nhiên để trẻ tìm hiểu khám phá. - Đồ dùng dạy cho trẻ nhận biết số thứ tự trong phạm vi 8 - Đồ dùng cho các góc chơi III/ Thể dục sáng a/ Khởi động: - Cho trẻ ra sân xếp hàng theo tổ, theo lớp. - Khởi động theo nhạc - Dàn hàng ngang theo tổ lớp. - Thực hiện bài thể dục trên nền nhạc bài hát theo chủ đề hiện tượng tự nhiên b/ Trọng động: - Trẻ thực hiện các động tác theo nhạc bài hát chủ đề c/ Hồi tĩnh: - Trẻ đứng tại chổ làm động tác hồi tình theo nhạc IV/ Hoạt động góc: 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các góc chơi trong lớp mình. - Biết phân vai trong quá trình chơi, cách diễn xuất để trở thành một vai chơi thành thạo. - Rèn kĩ năng làm việc nhóm. - Biết đoàn kết, phối hợp với nhau trong lúc chơi. 2/ Chuẩn bị: - Các góc chơi phù hợp chủ đề nhánh. - Đồ chơi để các góc chơi. 3/ Tiến trình hoạt động *Hoạt động 1:Ổn định trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát bài hát và vận động múa bài “ Trời nắng, trời mưa” - Trò chuyện đàm thoại về chủ đề mới: *Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi + Các con ơi! Trong lớp mình có mấy góc chơi? Cô mời trẻ kể Cô hỏi trẻ thích chơi góc chơi nào, và góc chơi đó sẽ có nội dung chơi như thế nào + Vậy bây giờ cô mời các bạn hãy về góc chơi của mình đi nào! - Cô quan sát trẻ chơi, có thể hướng dẫn nếu trẻ chưa biết nhập vai chơi - Nhắc nhở trẻ để trẻ tận dụng hết đồ dùng đồ chơi trong lớp để chơi. - Cho trẻ liên kết các góc chơi. - Cô đi từng góc chơi và khen trẻ tực tiếp *Hoạt động 3 : Kết thúc giờ chơi - Cô cho trẻ hát bài “bạn ơi hết giờ rồi” - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển sang hoạt động khác $1.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ hai, ngày 12 tháng 01 năm 2015 KHÁM PHÁ KHOA HỌC: TÌM HIỂU CÁC MÙA TRONG NĂM I-Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của các mùa trong năm : mùa xuân, mùa thu, mùa hạ, mùa đông - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II- Chuẩn bị - Tranh vẽ các mùa. - Lô tô các mùa - Bài hát: Cho tôi đi làm mưa với III- Cách tiến hành *Ho¹t ®éng 1: Ổn ®Þnh ,g©y høng thó. - Hát bài : Cho tôi đi làm mưa với - Trò chuyện về bài hát *Ho¹t ®éng 2: Vào bài - Các con ơi, bạn nào có thể kể về các mùa trong năm cho cô và các bạn nghe nào ? *Làm quen mùa xuân: - Các con ơi 1 năm mới bắt đầu bằng mùa nào ? - Các con biết gì về mùa xuân? - Thời tiết mùa xuân như thế nào ? (ấm áp, có những tia nắng vàng ) - Cây, hoa vào mùa xuân như thế nào ? (cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc) - Mùa xuân có ngày gì đặc biệt? ( có tết nguyên đán, có nhiều lễ hội) - Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, thời tiết ấm áp, trăm hoa đua nở và đặc biệt mùa xuân còn có tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc. * Làm quen mùa hè: - Các con đã vừa làm quen mùa xuân rồi, bây giờ hãy lắng nghe cô đọc câu đố xem nói về mùa nào nhé . Mùa gì nóng bức, trời nắng chói chang Đi học đi làm, phải đội mũ nón - Cô mời các con hãy kể về mùa hè nào ? - Bầu trời mùa hè ra sao ? Khí hậu thế nào ? - Khi mùa hè đến các con được ba mẹ đưa đi đâu ? - Trang phục trong mùa hè như thế nào ? - Cô giáo dục trẻ phải biết đội mũ, nón khi đi ra ngoài, biết ăn uống hợp vệ sinh để phòng tránh các bệnh. * Làm quen mùa thu: - Chúng ta vừa làm quen các mùa nào ? - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình trò chuyện về mùa thu nhé. - Các con biết gì về mùa thu ? - Mùa thu các con được làm gì ? (rước đèn, chơi trung thu) - Mùa thu là mùa có ngày gì đặc biệt ? (ngày hội bé đến trường, 1 năm học mới bắt đầu) - Khi mùa thu đến thì hoa lá thế nào ? (lá vàng, rụng nhiều) - Bầu trời của mùa thu ra sao ? (trời trong xanh, khí hậu mát mẻ) * Làm quen mùa đông: - Cô cho trẻ nghe tiếng gió rít, gió đập cửa - Các con vừa nghe tiếng gì lạ thế, sao tự nhiên cô thấy lạnh quá, các con hãy lại đây với cô cho ấm nào. - Thì ra mùa đông đã về rôi, các con thấy mùa đông như thế nào? - Thời tiết mùa đông có gì khác với các mùa khác ? - Vào mùa đông thì cây cối sẽ thế nào ? - Mùa đông thì các con phải mặc quần áo như thế nào ? - Cô giáo dục trẻ biết mặc áo quần ấm. *Ho¹t ®éng 3:Trß ch¬i luyÖn tËp -Trß ch¬i 1 :Tìm lô tô theo yêu cầu của cô -Trß ch¬i 2: Thi ai nhanh + Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi. + Cô bao quát trẻ. *Hoạt động 4: Kết thúc - Củng cố, tuyên dương $2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát có mục đích : Quan sát thời tiết * Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa 1/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết miêu tả đặc điểm của thời tiết, sử dụng mũ nón khi ra ngoài trời nắng, biết sử dụng áo mưa khi trời mưa. - Trẻ biết chơi các trò chơi do cô tổ chức. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động, hào hứng khi được chơi cùng bạn. 2/ Chuẩn bị : - Sân trường sạch, an toàn - Đồ chơi ngoài trời. - Bài hát : Cho tôi đi làm mưa với 3/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện - Hát bài hát : Cho tôi đi làm mưa với - Trò chuyện về bài hát. * Hoạt động 2: Quan sát thời tiết - Các con ơi, nhìn xem hôm nay thời tiết thế nào nhỉ ? - Cho trẻ tự do miêu tả đặc điểm của thời tiết lúc bấy giờ - Bạn nào quan sát và nói rõ cho cô và các bạn biết thời tiết hôm nay như thế nào? - Thế ai cho cô biết bây giờ là mùa gì nào ? - Mùa đông thì trời sẽ có mưa và lạnh nữa, vì thế khi đi học các con phải nhớ nhắc ba mẹ mang áo quần thật ấm nha. * Hoạt động 3 : - Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa. + Cô nêu luật chơi và cách chơi + Cho trẻ chơi 1-2 lần - Cho trẻ chơi tự do trên sân với các đồ chơi ngoài trời cô đã chuẩn bị. - Cô bao quát trẻ. * Hoạt động 3: Kết thúc - Củng cố, tuyên dương trẻ. $3. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: PTNN: Tập tô chữ cái L, N, M – Nêu gương. I/.Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ phát âm đúng chữ cái l, n , m - Biết tô đúng chữ cái theo nét chấm mờ. 2. Kiến thức : - Rèn kỹ năng phát âm đúng kỹ năng cầm bút, tô màu cho trẻ. 3. Thái độ : - Trẻ biết sử dụng và giữ gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa, trật tự trong giờ học. II/.Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn trẻ tập tô của cô có từ chứa chữ cái l, n, m - Vở tập tô đủ cho số trẻ. - Bút chì, bút màu. - Bài hát: Hoa trường em - Tranh có ghép chữ : lộp bộp, III/.Các hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú: - Cho trẻ hát bài "Cho tôi đi làm mưa với". - Trò chuyện theo nội dung bài hát. * Hoạt động 2 : Bài mới - Ôn chữ cái i t c bằng một số hình ảnh - Dạy trẻ tô chữ cái l, m, n + Chữ l - Cho trẻ quan sát bức tranh “lộp bộp” - Đọc từ “lộp bộp” có chứa chữ cái “ l ” dưới bức tranh. - Giới thiệu các chữ l viết thường mà trẻ sẽ tô - Cô gọi 1, 2 trẻ lên tô mẫu - Cô tô mẫu, hướng dẫn trẻ. - Cô cho trẻ thực hiện tô các đường nét trong vở - Cô hướng dẫn cách ngồi và cách tô. - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ tô. - Cô cho trẻ tập tô chữ “ n, m ” tương tự như chữ “ l” * Hoạt động 3 : Nhận xét sản phẩm: - Trẻ nhận xét bài của mình, bài của các bạn. - Cô cho trẻ quan sát nhận xét cách cầm bút, cách tô ... nhận xét chung. - Chơi trò chơi động: “Tìm chữ l, n, m trốn ở đâu” * Hoạt động 4: Kết thúc giờ học cô động viên, khen ngợi trẻ. * Hoạt động 5 : Nêu gương - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - Trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ nhận xét theo tổ - Cô nhận xét chung và nhắc trẻ đi học đều - Trẻ ngoan lên cắm cờ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đến lớp trẻ biết lễ phép và tích cực tham gia các hoạt động. - Giờ học trẻ biết cùng cô trò chuyện về các mùa trong năm và biết trả lời các câu hỏi của cô, đầy đủ, rõ ràng. - Giờ HĐNT trẻ tích cực quan sát về thời tiết và chơi các trò chơi hứng thú. - Giờ HĐG trẻ biết thoả thuận giữa các vai chơi và chơi vui vẻ vơi nhau. - Giờ ăn cơm trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn, trẻ biết ăn hết phần cơm của mình. - Giờ ngủ trẻ biết giúp cô xếp giường và gối đề ngủ. - Cuối ngày trẻ đều được cắm cờ, biết lễ phép khi ra về. ************************************************ $1.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2015 PTTC: BẬT QUA SUỐI, ĐI THEO ĐƯỜNG ZICHZĂC TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu. 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức. - Trẻ biết tên bài tập vận động “Bật qua suối, đi theo đường zichzăc” - Trẻ biết chơi trò chơi “ Chuyền bóng qua đầu” b. Kỹ năng. - Trẻ biết phối hợp giữa tay, chân và biết dùng sức để bật qua suối và đi theo đường zichzăc - Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ. c. Thái độ: - Trẻ thích tập thể dục, hứng thú tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Đài băng đĩa nhạc có các bài hát về chủ đề thực vật, - Con suối nhỏ, đường zichzăc - Bóng, rổ nhựa - Bài hát : Đoàn tàu nhỏ xíu - Địa điểm: Trong lớp. III. Cách tiến hành: *Hoạt động 1: Ổn định - Cô tập trung trẻ lại và trò chuyện về bài học buổi sáng. * Hoạt động 2: a. Khởi động: - Các con ơi, sắp đến trường chúng ta có tổ chức hội thi “ Bé khoẻ, bé ngoan ” đấy, các con có muốn tham gia không. - Các con muốn tham gia hội thi đạt kết quả thi chúng ta phải làm gì ? ( tập thể dục) - Cô cho trẻ đi khởi động kết hợp các kiểu chân theo đội hình vòng tròn và chuyển 3 hàng ngang tập BTPTC b. Trọng động * Bài tập phát triển chung. - Tay: đưa lên cao, giang ngang - Chân: đưa ra phía trước, lên cao. - Bụng: tay giang ngang, xoay sang phải, sang trái. - Bật: phía trước, phía sau. - Vừa rồi cô thấy các con tập luyện rất tốt, bây giờ các con đứng thành 2 hàng dọc trước vạch kẻ nào. * Vận động cơ bản: “Bật qua suối, đi theo đường zichzăc”. - Cô giới thiệu tên vận động. - Cô làm mẫu lần 1: không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2: cô vừa làm vừa phân tích: cô đứng thẳng, tự nhiên.Khi có hiệu lệnh cô chùn gối xuống đồng thời đưa hai tay ra sau, sau đó cô dùng sức bật thật mạnh qua suối và đi qua đường zichzăc .Khi bật và đi qua đường zichzăc phải chú ý để không chạm vào các vạch - Mời vài trẻ lên thực hiện. - Cô mời từng trẻ cho đến hết cả lớp. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ thực hiện. - Cô chú ý sửa sai, động viên trẻ. - Củng cố * Hoạt động 3 * Trò chơi: “ Chuyền bóng qua đầu ” - Cô nêu luật chơi cách - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ kịp thời. * Hoạt động 4. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng . - Nhận xét, tuyên dương. $2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát có mục đích: Quan sát trò chuyện về mùa xuân * Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây. 1/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tên, đặc điểm của mùa xuân - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô đầy đủ, rõ ràng. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. 2/ Chuẩn bị - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát và an toàn. - Đồ chơi trên sân - Bài hát : Màu hoa. 3/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện - Hát bài hát : Màu hoa. - Trò chuyện về bài hát. * Hoạt động 2: Quan sát trò chuyện về mùa xuân - Cô đố trẻ : ‘‘Mùa gì ấm áp Mưa phùn nhẹ bay Khắp chốn cỏ cây Đâm chồi nảy lộc’’ - Là mùa gì ? (Mùa xuân) - Mùa xuân là mùa thứ mấy trong năm ? - Vào mùa xuân thì có loài hoa thì thường nở nào ? - Mùa xuân đến thì có ngày gì đặc biệt ? - Thời tiết của mùa xuân sẽ thế nào ? * Hoạt động 3 : Trò chơi - Trò chơi : Rồng rắn lên mây. + Cô nêu luật chơi và cách chơi + Cho trẻ chơi 1-2 lần - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời. - Cô chú ý bao quát trẻ. * Hoạt dộng 4: Kết thúc - Củng cố, tuyên dương trẻ. $3. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Ôn bài cũ – Làm quen bài mới – Nêu gương I/Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cùng cô ôn bài học buổi sáng và làm quen bài mới cho ngày mai. - Trẻ biết một số tiêu chí cần đạt trong ngày. - Giáo dục trẻ biết lễ phép và vâng lời cô. II/Chuẩn bị : - Bài mới : Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. - Một số cờ. - Bài hát : Hoa bé ngoan. III/ Cách tiến hành : *Hoạt động 1 : Ổn định, ôn bài cũ - Ổn định, gây hứng thú. - Cô trò chuyện với trẻ về hoạt động của 1 ngày. - Cô cho cả lớp ôn bài cũ . * Hoạt động 2: Nêu gương - Cô cùng trẻ nêu các tiêu chí cần đạt trong ngày. - Cô nhận xét cả lớp. - Cô mời từng tổ đứng dây, cho trẻ nhận xét , sau đó cô nhận xét và cho trẻ lần lượt lên cắm cờ. - Tương tự cô mời hai tổ còn lại và nhận xét. - Cô động viên, khuyến khích những trẻ chưa ngoan. * Hoạt động 3 : - Cô cho trẻ làm quen bài mới : Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. - Cô cho trẻ làm quen một số câu đố theo chủ đề. - Cô cho trẻ chơi tự do, trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Trẻ đi học chuyên cần nhưng hơi muộn. - Đến lớp trẻ biết lễ phép và tích cực tham gia các hoạt động. - Giờ học trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, tuy nhiên có một số trẻ còn lộn xộn, chưa tập trung ( Ngọc Nhật, Văn Khánh) - Giờ HĐNT trẻ tích cực quan sát và trò chuyện về rau muống - Giờ HĐG trẻ biết thoả thuận giữa các vai chơi và chơi vui vẻ vơi nhau, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. - Giờ ăn cơm trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn, trẻ biết ăn hết phần cơm của mình. - Giờ ngủ trẻ biết giúp cô xếp giường, gối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy - Cuối ngày trẻ đều được cắm cờ, biết lễ phép khi ra về ********************************************** $1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ tư ngày 14 tháng 01 năm 2015 KHÁT TRIỂN NHẬN THỨC : NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉMTRONG PHẠM VI 8 I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8, tạo nhóm có số lượng 8 - Rèn luyện khả năng đếm và thêm bớt trong phạm vi 8 - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + 7 hoa sen, 7 cái bình, , xắc xô. + Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 + Mô hình về vườn hoa. + Một số cây hoa có số lượng 7 - Đồ dùng của trẻ: + 7 hoa sen, 7 cái bình. + Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ( 2 số 7 ) + Bảng, rỗ. III/ Cách tiến hành : *Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú trẻ: - Cô tập trung trẻ và cô mở nhạc cho trẻ bài hát “ Hoa trường em ”. - Trò chuyện về chủ đề . *Hoạt động 2: a.Luyện đếm đến 8, nhận biết các số trong phạm vi 8. - Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện : - Nhìn xem trên bầu trời xuất hiện bao nhiêu ngôi sao ? (8 ngôi sao) - Thế tương ứng với 8 ngôi sao là thẻ số mấy ? (thẻ số 8) - Nhìn xem có bao nhiêu mặt trăng nào ? (8 mặt trăng, thẻ số 8) - Thế có bao nhiêu ông mặt trời ? (8 ông mặt trời, thẻ số 8) - Cô tuyên dương. b. Thêm bớt so sánh, tạo nhóm có số lượng 8. - Các con ơi nhìn xem cô có tranh vẽ ai đây nào ? (cô gái) - Các con chọn giúp cô 8 cô gái - Đã có các cô gái rồi, cô muốn mỗi cô gái là 1 cái ô nào ( Xếp tưng ứng 1:1) - Vậy lớp đếm xem có bao nhiêu cái dù ?( 7 cái ô) - Sau khi xếp số cô gái và số ô các con có nhận xét gì về 2 nhóm ? ( Không bằng nhau) - Vậy để 2 nhóm cùng bằng nhau chúng ta phải làm sao ? ( Thêm 1 cái ô nữa) - Cô và cháu cùng thêm 1 cái ô - Vậy 7 thêm 1 là mấy ? ( là 8) hãy đặt thẻ số tương ứng. - Bây giờ số cô gái và sô ô như thế nào ? ( Cùng bằng nhau và cùng bằng 8) - Với 8 cái ô cất đi 1 còn lại mấy ? ( 7 cái ô ) - Vậy 8 bớt 1 còn lại bao nhiêu ? ( Còn 7 ) - Lúc này số cô gái và số ô ntn ? (không bằng nhau) - Để 2 nhóm bằng nhau ta phải làm sao ? ( Thêm 1 cái ô nữa ) - Vậy 7 thêm 1 bằng mấy ? ( 8 ) - Các con hãy đặt số tương ứng. - 2 nhóm bây giời như thế nào với nhau ? ( Bằng nhau ) - Cứ như thế cô thêm bớt lần lược trong phạm vi 8 và đặt số tương ứng. - Cả lớp cùng đếm số cô gái và số ô ( 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) - Cô cho trẻ cất số cô gái và số bình (tương ứng 1:1) *Hoạt động 3: Ôn luyện, củng cố 1. Trò chơi 1: Cô cho trẻ đoán xem trên tivi cô xuất hiện bao nhiêu ngôi sao, tạo sự bằng nhau và chọn số tương ứng. 2.Trò chơi 2: Thi ai nhanh + Cô nêu cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội (mặt trăng và mặt trời). Nhiệm vụ của 2 đội là lên chọn nhanh các hình ảnh có số lượng 8 và gắn số tương ứng. + Luật chơi : nếu lúc hết giờ mà đội nào vẫn gắn thêm các đồ dùng và gắn sai số thì sẽ không được tính + Cô cho trẻ chơi + Cô bao quát trẻ. *Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét, tuyên dương $2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát có mục đích: Quan sát trò chuyện về mùa đông. * Trò chơi vận động : Kéo co 1/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tên, đặc điểm.của mùa đông - Trẻ thích chơi trò chơi, biết cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia hoạt động tích cực, hào hứng khi được chơi cùng bạn. 2/ Chuẩn bị - Sân trường thoáng mát, an toàn. - Đồ chơi trên sân - Bài hát : Nắng sớm 3/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện - Hát bài hát : Nắng sớm - Trò chuyện về bài hát. * Hoạt động 2: Quan sát trò chuyện về mùa đông - Các con ơi! Hôm nay cô và các con cùng quan sát trò chuyện về mùa đông nhé. - Các con thấy mùa đông như thế nào? - Thời tiết mùa đông có gì khác với các mùa khác ? - Vào mùa đông thì cây cối sẽ thế nào ? - Mùa đông thì các con phải mặc quần áo như thế nào ? *Hoạt động 3 : - Trò chơi : Kéo co + Cô nêu luật chơi và cách chơi + Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cho trẻ chơi tự do trên sân * Hoạt dộng 3: Kết thúc - Củng cố, tuyên dương trẻ. $3.HOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen thơ : Giọt nắng - Nêu gương 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được mục đích của việc nêu gương. - Trẻ biết nêu các tiêu chí cần đạt trong ngày. - Giáo dục trẻ biết lễ phép và vâng lời để được nhận cờ. 2/ Chuẩn bị: - Bài thơ : Hoa kết trái. - Cờ cho trẻ cắm. - Bài hát: Hoa bé ngoan. 3/ Cách tiền hành * Hoạt động 1: Ổn định, ôn bài cũ - Ổn định - Đàm thoại về 1 ngày hoạt động của trẻ - Cho trẻ nhắc lại tên bài học buổi sáng. * Hoạt động 2: Nêu gương - Cô nhận xét về trẻ. - Cho trẻ kể tên những bạn ngoan, chưa ngoan trong ngày. - Cô hỏi trẻ các tiêu chí cần đạt trong ngày - Cô mời từng tổ đứng dậy, cho cả lớp nhận xét, cô nhận xét và cho trẻ cắm cờ. - Tương tự cô mời hai tổ còn lại . - Cô động viên, khuyến khích những trẻ chưa được cắm cờ. * Hoạt động 3: - Cô cho trẻ làm quen bài thơ “ Giọt nắng”. - Trẻ chơi tự do, trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Trẻ đến lớp lễ phép với cô và tích cực tham gia các hoạt động. - Giờ học trẻ tích cực cùng cô đếm đến 8 và nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8 - Giờ HĐNT trẻ tích cực quan sát và trò chuyện về mùa đông, chơi các trò chơi vui vẻ với nhau. - Giờ HĐG trẻ biết thoả thuận giữa các vai chơi và chơi vui vẻ với nhau. - Giờ ăn cơm trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn xong. Tuy nhiên có một số trẻ ăn chậm ( Quỳnh Như, Trà My, Văn Rin) - Giờ ngủ trẻ biết giúp cô xếp giường và gối đề ngủ. - Cuối ngày trẻ đều được cắm cờ, biết lễ phép khi ra về. **************************************************** $1.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ năm ngày 15 tháng 01 năm 2015 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: THƠ “GIỌT NẮNG”. I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biêt đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ và diễn tả được cảm xúc nhẹ nhàng của bài thơ. - Nhận biết thứ tự các mùa trong năm và mối liên hệ giữa khí hậu các mùa với con người và cảnh vật. - Phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của các mùa, và khí hậu đặc biệt của Việt nam: chỉ có 2 mùa: mưa, nắng. - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ và tưởng tượng. - GD trẻ nhận thức về sự thay đổi của khí hậu để giữ gìn sức khỏe bản thân II.Chuẩn bị - Tranh minh họa bài thơ - Câu hỏi đàm thoại nội dung bài thơ. - Tranh ảnh minh họa các mùa trong năm - Bài hát: Cho tôi đi làm mưa với III.Cách tiến hành * Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” - Trò chuyện : Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề * Hoạt động 2: Vào bài: - Các con ơi, bạn nào có thể kể về các mùa trong năm nào ? - Sáng nay có một bài thơ rất hay nói về các mùa trong năm do tác giả Vương Triều Hải sáng tác đấy, đó là bài thơ “ Giọt nắng” - Bây giờ các con cùng về chỗ ngồi để đọc thơ nha. a.Cô đọc thơ: - Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm. - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp slide về nội dung bài thơ. b. Trích dẫn, đàm thoại : - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Do ai sáng tác ? - Trong bài thơ có những mùa nào ? - Giọt nắng của mùa xuân như thế nào ? -Thế còn giọt nắng của mùa hạ thì sao ? - Giọt nắng của mùa thu có gì khác ? - Còn giọt nắng của mùa đông thì sao? - Giải thích từ khó : chồi non, ngọc bích c. Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy cho cả lớp đọc từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài t
File đính kèm:
- chu_de_hin_tuong_tu_nhien.doc