Giáo án Lớp Lá - Chủ đề Bé đến với thế giới thực vật và vui đón tết, mùa xuân - Nhánh 5

A. HOẠT ĐỘNG HỌC :

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ :

HĐTH :BÉ VẼ HOA MÙA XUÂN

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Cháu biết vẽ một số loài hoa mùa xuân, biết tô màu đẹp và sáng tạo.

- Rèn kỹ năng cầm bút dúng:bằng ngón trỏ và ngón cái,đỡ bằng ngón giữa để vẽ , tô màu đều và không chờm ra ngoài nét vẽ. Phát triển sự khéo léo, tính sáng tạo, nét thẩm mỹ trong nghệ thuật tạo hình.

- Cháu biết tự bảo vệ, vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, biết giữ gìn chăm sóc cây hoa mùa xuân và yêu thích hoa mùa xuân, cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trong mùa xuân.

II . CHUẨN BỊ

* Cô: -Tranh vẽ về một số loại hoa

* Trẻ: Giấy vẽ, gía treo tranh, bút chì, màu tô.

 

doc48 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề Bé đến với thế giới thực vật và vui đón tết, mùa xuân - Nhánh 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 2/3 đến ngày 6/3/2015
THỨ
 HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp: Tranh ảnh về mùa xuân và các mùa trong năm
- Trò chuyện về mùa xuân có những hoa gì nở?
- Trò chuyện về những lễ hội có trong mùa xuân
- Trò chuyện về mùa xuân bé thích gì?
- Lao động trực nhật 
- Cho trẻ chơi ở các góc chơi , làm quen bài thơ, bài hát, các trò chơi trong chủ đề..
Thể dục buổi sáng
Tập theo bài hát: Lá hoa mùa xuân
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : Hai tay đưa trước lên cao 
- Chân : Ngồi khuỵu gối 
- Lườn : Nghiêng người sang hai bên 
- Bật : Bật chụm chân tách chân
Hoạt động
Học có chủ đích
PTTC
-HĐTD: Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu
KPKH
HĐKPKH:
 Bé hãy kể về mùa xuân
PTTM
-HĐTH: Vẽ vườn hoa mùa xuân
PTTM
- HĐÂN : Cùng múa hát mừng xuân
VĐ: Theo nhịp
NH: Mùa Xuân
ơi!( Nguyễn Ngọc Thiện)
TCAN: Hát theo hình vẽ
PTNT
- HĐLQVT: 
Bé ôn và so sánh được sự khác nhau giữa các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật theo yêu cầu
Hoạt động ngoài trời
1.Hoạt động có chủ đích
- Quan sát bầu trời, thời tiết mùa xuân
- Quan sát tranh một số hoa mùa xuân
- Trò chuyện về sự xuất hiện của chim én báo hiệu mùa xuân về
- Trò chuyện về các hoạt động mọi người ở địa phương trong mùa xuân
- Trò chuyện về ngày hội cúng làng ở địa phương
*Mục đích yêu cầu;
- Trẻ nhận biết và nói được dấu hiệu đặc trưngcủa bầu trời, thời tiết của mùa xuân
-Trẻ biết gọi tên biết kể về 1 số loại hoa mà trẻ biết, kể tên, ích lợi của hoa 
-Trẻ biết kể về loài chim mang mùa xuân đến
-Trẻ biết kể về một số hoạt động của con người ở địa phương mình sống: 
- Trẻ biết kể về ngày hội cúng làng quê bé
2. Hoạt động tập thể
*Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn, Đua ngựa
*Trò chơi dân gian: Nhảy bao bố, Sáo sậu sang sông, bỏ lá
3. Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo những đồ chơi trẻ thích
Hoạt động góc
1 – Góc phân vai : Cửa hàng bán hoa, quả, bánh mứt, các vật dụng gia đình, trang phục ngày tết. 
 Gia đình sắm sửa, trang trí chuẩn bị đón tết
2 – Góc xây dựng : Xây dựng, lắp ghép vườn hoa tết, chợ hoa tết
3 – Góc nghệ thuật : Cắt dán ảnh trên báo, tô màu, xé dán, nặn,vẽ, xếp, làm Ambuml.
4 – Góc học tập : Chơi lô tô, học toán , học chữ cái, chơi ghép hình, xem tranh ảnh, Ambuml, chơi đô mi nô, chơi lô tô...
5 –Góc thiên nhiên : Chơi thả vật nổi vật chìm, chơi với cát, trồng cây, lau lá .
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi “Đua xe bò”
- Thực hiện vở toán
- HĐVH : Truyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày
- Chơi tự do các góc
- Ôn tự chọn( - Làm quen vận động vỗ tay theo nhịp bài: Cùng múa hát mừng xuân 
 Nghe hát : Mùa xuân ơi
- HĐLQCC: Tô nhóm chữ n,m,l
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Biểu diễn văn nghệ
-Nêu gương cuối tuần 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 5 :
BÉ THÍCH MÙA XUÂN
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 23/2 đến ngày 27/2/2015
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
GÓC PHÂN VAI
- Gia đình 
- Bán hàng 
- Trẻ biết về góc chơi
- Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
- Biết giao lưu với các bạn trong nhóm chơi
- Bộ đồ chơi nấu ăn như: Xoong, nồi, bát, đĩa...
- Đồ chơi bán hàng
- Giường, nôi, mũ dép, túi xách, rau,củ, quả, các thực phẩm từ cây lương thực.cây xanh,các loại cây khác nhau.
- Cho cháu hát bài: Lại đây với cô
- Trò chuyện về các góc chơi, đề tài chơi
- Cho trẻ về các góc chơi đã chọn
- Cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi
- Trẻ biết chơi theo vai mình nhận, bố giúp mẹ làm việc nhà trang hoàng nhà cửa, đi làm, mẹ chăm em bé, đi chợ mua sắm vật dụng trong gia đình, mua sắm đồ tết
- Cô bán hàng chào mời khách niềm nở, giới thiệu các món hàng, bán hàng vui vẻ, sắp xếp hàng hóa ngan nắp
GÓC XÂY DỰNG
- Xây vườn hoa, công viên của bé
- Trẻ biết xây dựng mô hình vườn hoa ngày tết,hoặc chợ hoa tết
- Trẻ biết phân công cho cá thành viên trong nhóm các công việc phù hợp
- Biết phối hợp cùng nhau hoàn thành công trình mà nhóm lựa chọn
- Cổng, hàng rào, cây xanh, cỏ, gạch xây dựng ,đá , sỏi, cây xanh, cỏ, gạch, hộp sữa, hoa , một số cây xanh
- Hoa các loại
- Một số cây cảnh
- Cô rèn luyện kỷ năng lắp ghép các miếng ghép làm hàng rào, xếp sỏi đá, xây thành mô hình vườn hoa, hoặc công viên của bé, có cổng, hàng rào, khu bán hoa, cây cảnh  bố trí đẹp mắt.
-Trang trí hoa, cay cảnh phù hợp
- Nhắc trẻ khi chơi không tranh giành hay quăng ném đồ chơi, hướng dẫn cháu phân công công việc cho các thành viên trong nhóm chơi và biết đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ được giao.
GÓC HỌC TẬP
- Xem sách, tranh về thực vật
- Chơi đô mi nô
học toán , học chữ cái , chơi ghép hình hoa, quả
- Trẻ biết giữ trật tự khi chơi
- Biết lật sách
- Hiểu nội dung tranh
- Biết chơi đô mi nô
- Biết chơi đồ chơi học toán, học chữ cái, chơi ghép hình hoa, quả
- Sách, tranh , truyện về chủ đề thực vật
- Bộ đồ chơi đôminô
học toán , học chữ cái, chơi ghép hình
- Cô hướng dẫn trẻ xem sách, tranh về thực vật
- Cô hướng dẫn trẻ hiểu nội dung trong tranh
- Hướng dẫn trẻ chơi đô mi nô, học toán , học chữ cái , chơi ghép hình
GÓC NGHỆ THUẬT
Vẽ và tô màu,xé dán hoa, quả , vẽ hoa mùa xuân, nặn hoa quả, làm tranh từ vật liệu phế phẩm
- Trẻ ngồi đúng tư thế, biết vẽ và tô màu không lem ra ngoài, tô màu đều, nặn , xé dán 
- Màu tô, tranh, bút chì, nắp bia , vỏ ốc , tăm tre, hồ dán, giấy màu, xốp vụn ..
- Họa báo các loại hoa, quả
- Đất nặn, bảng con
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu, tô đều, tô không lem ra ngoài,
- Cắt dán ảnh trên báo , làm Almbum về các loại hoa, quả ,bé đặt tên cho Almbum . 
GÓC THIÊN NHIÊN
- Đúc bánh
- Chăm sóc cây
- Trẻ biết đúc bánh từ cát và xếp vào đĩa, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
- Cát, khuôn, đĩa 
- Cây xanh 
- Hướng dẫn trẻ đúc bánh, lau lá, nhổ cỏ, tưới nước cho cây
- Cháu chơi, cô bao quát, nhắc nhở cháu chơi và thể hiện đúng vai chơi
KẾT THÚC
- Trẻ biết nhận xét vai chơi của mình của bạn
- Trẻ biết nhận xét góc chơi chung, biết sắp xếp cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định
- Trẻ biết rút kinh nghiệm cho lần chơi sau tốt hơn
- Cho trẻ nhận xét góc chơi của mình và của bạn
- Nhận xét vai chơi
- Cô nhận xét chung buổi chơi
- Hát “Cất đồ chơi” và thu dọn đồ chơi
- Cô nhận xét chung buổi chơi
Dự kiến tình huống xảy ra:
                              KẾ HOẠCH NGÀY
                                            Thứ Ba ngày 3 / 3/ 2015
A .HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
HĐKPKH: BÉ HÃY KỂ VỀ MÙA XUÂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân: ( Thời tiết, bầu trời, nắng, gió, sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân :Hoa đào, hoa mai Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật, các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa). Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật 
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa
- giáo dục trẻ hứng thú khám phá môi trường xung quanh, có mong muốn tham gia vào việc giữ gìn bảo vệ chúng
II.CHUẨN BỊ:
Cô: Tranh ảnh thời tiết mùa xuân, cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân, Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân hát bài chòi, đá gà, đêm thơ nguyên tiêu.
Trẻ: Lô tô các hoạt động của con người,cảnh vật, thời tiết mùa xuân
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:  Ổn định dẫn dắt
- Cô trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa nào thấy nhiều loài chim và côn trùng? – Dẫn dắt giới thiệu nội dung bài 
2.Hoạt động 2 : Bé trò chuyện về mùa xuân. 
- Bạn nào biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì? 
- Tại sao các con nghĩ  bây giờ là mùa xuân? 
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy?
- Mùa xuân có gì đặc biệt?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông? (Mùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)
+ Bầu trời mùa xuân như thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì? 
+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng? (Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn)
+ Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn? ( mưa rất nhẹ, hơi có gió)
- Cô khái quát lại cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân 
- Trẻ so sánh thời tiết mùa đông với mùa xuân. Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân  Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân. 
+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?
+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì? Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
-Cho cả lớp vận động 1 bài hát “ Mùa xuân đến rồi”
- Cô khái quát: “Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân có ngày tết Nguyên đán, đó là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam”. 
+ Mùa xuân đến mọi người thường làm gì? 
- Cô giới thiệu các lễ hội vào mùa xuân. 
+ Ai là người phát động tết trồng cây? 
+ Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi? (Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối dễ phát triển) 
- GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường 
- Cô nói: “Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là mùa bắt đầu của một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi se lạnh. Mùa xuân là mùa có những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở thành bé ngoan. 
3.Hoạt động 3:Trò chơi: Bé nào giỏi 
* Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chimhoạt động của con người. Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân.
* Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được, đúng và nhiều chi tiết 
- Trẻ tập trung thành các nhóm chơi thực hiện làm bức tranh mùa xuân theo yêu cầu 
- Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương giờ hoạt động
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
1. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : HĐVH .
CHUYỆN KỂ : SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu biết tên chuyện, hiểu mội dung chuyện “ Sự tích bánh chưng bánh dày” 
- Nhớ tên các nhân vật trong chuyện ,thể hiện tính cách các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung câu chuyện .
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn phong tục tập quán của người việt Nam, biết chăm chỉ lao động và nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác .
II . CHUẨN BỊ :
* Cô: Tranh truyện về câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”  
* Trẻ: Đất nặn, lá chuối, dây, vỏ hộp
III . TIẾN HÀNH : 
Hoạt động 1 : Bé cùng khám phá.
- Cho trẻ  hát và vận động bài: “Mùa xuân đến rồi”
-  Trò chuyện về bài hát về bầu trời, hoa xuân khoe sắc màu, mọi người đều vui khi mùa xuân đến. Các cháu có thích đón mùa xuân không  Mùa xuân đến các cháu được đón ngày gì?  (Ngày tết nguyên đán)
- Trong ngày tết mọi người làm gì?
- Giới thiệu chuyện “ Sự tích bánh chưng bánh dày”                                                                                  
Hoạt động 2 : Bé thích nghe và tìm hiểu về chuyện  
- Kể chuyện lần 1 : Không sử dụng tranh . 
- Kể chuyện lần 2 : Sử dụng tranh từ minh họa ( rối bàn tay )  
- Tóm tắt nội dung câu chuyện
- Đặt câu hỏi đàm thoại :
+ Vừa rồi cô kể câu chuyện gì. Trong câu chuyện có nhân vật nào ? 
+ Lang liêu là người như thế nào?
+ Vua Hùng đã nói gì với các con?
+ Lang Liêu nhìn thấy trăng sáng và gặt lúa trên cánh đồng hoàng tử đã nghỉ đến điều gì?    
+ Lang liêu đã làm 2 thứ bánh như thế nào để dâng lên vua?   
+ Các hoàng tử khác dâng lễ vật gì cho vua?
+ Lang liêu đã nói ý nghĩa của 2 thứ bánh đó như thế nào?
+ Vua cha đã đặt tên cho 2 thứ bánh đó là gì?   
+ Vua cha đã nhường ngôi cho ai?  
  Giáo dục cháu học hành chăm ngoan, vâng lời cô giáo, yêu mến bạn bè luôn thật thà chăm chỉ lao động để được giống như hoàng tử Lang liêu
Hoạt động 3 : Bé tập làm bánh chưng, bánh dày
- Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm cùng gói, làm bánh chưng, bánh dày
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Xếp đĩa bánh ngày tết”
* Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội khi có hiệu lệnh lần lượt mỗi trẻ trong từng đội sẽ chạy nhanh lên cùng thi xem đội nào mang những chiếc bánh chưng, bánh dày lên xếp trên đĩa sau đó về đứng cuối hàng trẻ tiếp theo sẽ tiếp tục lấy bánh chạy lên và xếp nhanh vào đĩa cứ như vậy cho đến hết 1 bài hát, đội nào xếp nhiều và nhanh nhất sẽ là đội thắng
Luật chơi:Mỗi bạn chỉ được chuyển và xếp 1 cái bánh, khi nào bạn chạy về thì trẻ kế tiếp mới được chạy lên.  
- Cho trẻ chơi, cô bao quát quan sát trẻ chơi . Nhận xét trẻ sau khi chơi      
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương giờ hoạt động 
2.  Nêu gương cuối ngày
3. Vệ sinh trả trẻ
Đánh giá trẻ cuối ngày:
 .
                                                KẾ HOẠCH NGÀY
                                            Thứ Tư  ngày 4 / 3  /2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : 
HĐTH :BÉ VẼ HOA MÙA XUÂN
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu biết vẽ một số loài hoa mùa xuân, biết tô màu đẹp và sáng tạo.
- Rèn kỹ năng cầm bút dúng:bằng ngón trỏ và ngón cái,đỡ bằng ngón giữa để vẽ , tô màu đều và không chờm ra ngoài nét vẽ. Phát triển sự khéo léo, tính sáng tạo, nét thẩm mỹ trong nghệ thuật tạo hình.
- Cháu biết tự bảo vệ, vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, biết giữ gìn chăm sóc cây hoa mùa xuân và yêu thích hoa mùa xuân, cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trong mùa xuân..
II . CHUẨN BỊ
* Cô: -Tranh vẽ về một số loại hoa
* Trẻ: Giấy vẽ, gía treo tranh, bút chì, màu tô.        
III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 : Ổn định, dẫn dắt
- Hát và vận động theo bài hát : “Mùa xuân đến rồi” đàm thoại qua bài hát
Hoạt động 2 : Bé thích vẽ hoa nào?
- Cho trẻ  quan sát một số loại hoa có trong mùa xuân
+ Cô cháu cùng trò chuyện về một số loại hoa
+ Đặt câu hỏi trẻ tự nêu nhận xét về hình  dáng, các bộ phận của cây hoa mùa xuân., về màu sắc..
- Cô tạo tình huống cho trẻ xem từng  tranh của cô chuẩn bị
+ Cô cho trẻ quan sát từng tranh.
+ Cô hỏi một vài trẻ cháu  vẽ về gì ? và  vẽ  như thế nào ? Tô màu như thế nào.
- Cô cho trẻ hoạt động nhóm; Trẻ chuyển đội hình vừa đi vừa hát.
- Trẻ về 3 nhóm; Cô cho trẻ  cùng nhau thảo luận về cách vẽ, cách tô màu.
- Cô nhấn mạnh lại 
- Bé  vẽ về  hoa gì? Vẽ gì trước, tô màu làm sao để bức tranh đẹp.
- Trong khi trẻ  vẽ cô mở nhạc nhẹ
- Cô quan sát trẻ 
- Động viên trẻ  vẽ đẹp 
Hoạt động 3 : Xem ai vẽ đẹp  .
- Trẻ trưng bày sản phẩm và cho trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm của mình của bạn theo ý tưởng của trẻ
- Trẻ chọn  tranh vẽ đẹp để xem và nhận xét – vì sao cháu thích – cô nhận xét thêm 
-  Hát  bài “ Sắp đến tết rồi ” 
* Kết thúc : Nhận xét lớp  
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
*Nghe hát dân ca : Hoa trong vườn
* Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết chăm chú nghe và nhớ tên bài dân ca: Hoa trong vườn, biết được bài dân ca thuộc làn điệu dân ca vùng miền nào? 
* Chuẩn bị
Bài hát dân ca:Hoa trong vườn, trong đĩa, cô hát thuộc bài dân ca
* Tiến hành
Tập trung trẻ và trò chuyện về một số bài dân ca mà trẻ đã được nghe.
Giới thiệu bài dân ca mới: Hoa trong vườn
Cô hát trẻ nghe 1-2 lần nói tính chất của làn điệu dân ca
Mở máy cho trẻ nghe nhiều lần. Gợi ý trẻ hát theo hoặc thể hiện biểu hiện cử chỉ điệu bộ cảm xúc theo bài dân ca
Nhận xét hoạt động
* Nêu gương cuối ngày
* Vệ sinh trả trẻ .
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
                                KẾ HOẠCH NGÀY
                                       Thứ Năm ngày 5 /3 /2015.
HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HĐ ÂM NHẠC  :VĐ MINH HỌA: “MÙA XUÂN ĐẾN RỒI”
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu hát và vận động theo minh họa nhịp nhàng theo lời bài hát “Mùa xuân đến rồi  ” 
- Rèn luyện tai nghe và vận động minh họa  nhịp nhàng theo bài hát, luyện tính nhanh nhẹn qua trò chơi .
 Nhận ra giai điệu bài “Hoa trong vườn ”, thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc , nghe hát .
- Giáo dục cháu yêu quý  chăm sóc bảo vệ hoa mùa xuân, không ngắt lá bẻ cành
II. CHUẨN BỊ : 
* Cô: Một số hình ảnh về mùa xuân, các bài thơ, bài hát về chủ đề..
- Đàn, nơ tay cho trẻ
- Một số loại lá để trẻ chơi trò chơi
III . TIẾN HÀNH : 
1 .  Hoạt động 1: Bé cùng khám phá về mùa xuân
- Chơi trò chơi “Bốn mùa”. Trò chuyện với trẻ: “Hiện giờ đang là mùa gì? Mùa xuân thời tiết và cây cối như thế nào? 
- Giáo dục:  Giáo dục cháu yêu quý  chăm sóc bảo vệ hoa mùa xuân, không ngắt lá bẻ cành, 
-Cô dẫn dắt vào bài có một bài hát.các con có biết không.(trẻ đoán tên bài hát )
- Cô nhắc lại tên bài hát “ Mùa xuân đến rồi” sáng tác.. ..
2 . Hoạt động trọng tâm 
Hoạt động 1 : Trọng tâm dạy vận động minh họa theo lời bài hát “ Mùa xuân đến rồi”.
- Cả lớp cùng hát bài hát 1 lần
- Các cháu vừa hát bài hát này cảm nhận bài hát này như thế nào ? Cả lớp hát lại lần nữa 
- Để bài hát này thêm hay hơn, cô sẽ dạy các con vận động minh họa theo lời bài hát 
- Cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem  . 
+ Lần 1 : Cô vừa hát vừa vận động minh họa mẫu hết bài
+ Lần 2: Cô vận động mẫu kết hợp giải thích vận động
- Câu 1: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi” 2tay bung nhẹ từ trong ra ngoài.
- Câu 2: “ Cầm tay nhau chúng ta ra vườn chơi” 2 tay cầm 2 bạn 2 bên đồng thời nhún chân theo nhịp
- Câu 3: “Ngắm bướm xinh” 2 tay làm động tác bướm vỗ cánh 2 lần nhún chân theo nhịp 
- Câu 4: “Đùa trên cánh hoa hồng”  Một tay cao một tay thấp làm động tác cuộn tay sang trái sau đó đổi bên sang phải đồng thời nhún chân theo nhịp  
- Câu 5: “Mùa xuân đến hát ca reo vui mừng” vỗ tay nghiêng đầu sang trái, sang phải đồng thời nhún chân theo nhịp 
- Trẻ hát cô vận động minh họa bài hát 1 lần .
- Trẻ luyện tập – Lớp – tổ (3 đội thi đua: đội hoa đỏ, đội hoa vàng , đội hoa tím) cô chú ý quan sát và sửa sai.
- Mời cá nhân 1-2 trẻ.
+ Cô đàn cho trẻ hát và vận động 1 lần 
*Cô cho trẻ đọc bài thơ về “ Mùa xuân”
Hoạt động 2 : Bé thích nghe hát “ Hoa trong vườn” một làn điệu dân ca
- Cô hát cháu nghe 1 lần bài : “ Hoa trong vườn”
- Bài  hát “Hoa trong vườn” nói về gì ? 
- Nghe giai điệu bài hát cháu thấy thế nào ? 
- Lần 2 : Mở nhạc cô vừa hát vừa múa minh họa cho trẻ xem 
Hoạt động 3 : Trò chơi  “Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi 
- Cô mời cháu chơi thử.
- Tổ chức cho trẻ chơi – cô trẻ cùng nhận xét 
- Cô mời trẻ lên chơi.
- Cô bao quát quan sát lớp 
Kêt thúc hoạt động : Nhận xét chung hoạt động 
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : 
HĐLQCV :BÉ TÔ VIẾT CHỮ GÌ ? l, m, n
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Trẻ nhận biết các chữ  l, m, n  trong các từ dưới tranh vẽ, biết tô trùng khít lên nét chấm mờ theo trình tự các nét của chữ l, m, n  theo đúng quy trình 
- Luyện kỹ năng tô viết trùng khít lên chữ in mờ 
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết chăm sóc và bảo vệ hoa mùa xuân
II . CHUẨN BỊ : 
* Cô: 2 tranh có chứa chữ l, m, n
- Bút lông, bảng, tranh mẫu
* Trẻ: Bút chì, vở tập tô, giá treo tranh 
III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
1 . Hoạt động 1 : Bé đến xem vườn hoa.
- Hát bài hát: “Mùa xuân” – đàm thoại về hoa mùa xuân  
- Đặt câu hỏi trẻ hoạt động tích cực 
- Cô cho trẻ đọc bài thơ về các loại hoa.. và giáo dục
2 . Hoạt động 2 : Xem bé trổ tài
* Dạy trẻ tô viết chữ l, m, n
- Cho trẻ đọc bài đồng dao về chỗ ngồi – tạo tình huống đưa tranh 
- Đọc từ dưới tranh – hỏi trẻ chữ gì đây ? 
- Cô giới thiệu m in thường và m viết thường 
-Tìm chữ m trong từ 
- Cô tô mẫu 1 chữ và giải thích
- Trẻ thực hiện theo trình tự  từ trên xuống dưới 
- Nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút – cô mở nhạc nhẹ
* Dạy trẻ tô viết chữ n, l.
- Cô tiến hành tương tự như chữ m
3 . Hoạt động 3 : Xem ai t

File đính kèm:

  • doc2015 - NHÁNH 5 BÉ THÍCH -MÙA XUÂN_tiên.doc