Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 7: Phương tiện giao thông - Nhánh 1: Bé đi chơi thuyền

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Đề tài: Biết cách đo độ dài so sánh và diễn đạt kết quả đo

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 -KT:Cháu nắm được các kỹ năng đo và so sánh được kỹ năng đo.

-KN: Cháu đo chính xác và biết so sánh và diễn đạt được kết quả đo.

-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng.

II/.CHUẨN BỊ:

 Ván đóng thuyền, dài ngắn khác nhau, băng giấy thẻ số, đồ dùng đồ chơi trong lớp.

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 7: Phương tiện giao thông - Nhánh 1: Bé đi chơi thuyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “ Thế giới động vật” cùng cô sắp xếp và chuẩn bị cho chủ đề.
4/ LỊCH THÁNG
*Tuần 1: 
Bé đi chơi thuyền
Từ ngày 28 – 2- 4 -3- /2011
Khám phá Thuyền trên sông
Thơ:-Chiếc cầu mới
Toán: Biết cách đo độ dài so sánh và diễn đạt kết quả đo
TH: Gấp thuyền
AN : Em đi chơi thuyền
*Tuần 2:
SK 8/3
Từ ngày 7 - 11 / 3 /2011
Khám phá Ý nghĩa ngày 8/3
Truyện : Gấu qua đường
Làm quen chữ h,k
TH: Cắt dán bưu thiếp tặng bà, mẹ cô giáo
AN: Biểu diễn văn nghệ
*Tuần 2:
Gió
Từ ngày 21 - 25 /2 /2011
Khám phá luật lệ giao thông
Truyện : thỏ con đi học. 
TD :Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
T: Tạo ra qui tắc sắp xếp
TH: Vẽ phương tiện giao thông.
IV/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI:
Nội dung nhiệm vụ
Các biện pháp
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
* TCĐV:
-Thể hiện vai chơi.
-Sử dụng vật thay thế.
-Trẻ thực tốt vai chơi Đi du thuyền 
-Bác sĩ khám bệnh cho khách du lịch bị bệnh 
-Sử dụng vật thay thế bằng các dồ dùng đồ chơi tự làm.
Thể hiện lại vai chơi đóng vai các thành viên trong gia đình đi chơi nhân ngày 8/3
-Của hàng bán các món ăn
-Sử dụng vật thay thế từ các đồ dùng tự làm 
-Phản ánh lại vai chơi bác tài xế đang lái xe
-Cửa hàng bán các loại xe
-Sử dụng vật thay thế bằng các dồ dùng đồ chơi tự làm, bằng các nguyên vật liệu phế thải
*TCXD:
-Mô hình
-Ý tưởng chơi.
-Kỹ năng
-Xem mô hình khu vui chơi và trao đổi .
-Xây khu du lịch vui chơi của bé.
-Kỹ năng chơi xếp chồng, xếp cạnh nhau để xây khu du lịch
-Xem mô hình về khu vui chơi và cùng trao đổi.
-Xây công viên 
-Kỹ năng xây xếp chồng, xếp cạnh nhau để xây vườn cây của bé.
-Xem ngã tư đường phố và trao đổi.
-Ý tưởng và cách thức xây ngã tư đường phố.
-Kỹ năng chơi xếp thành thạo các kỹ năng xây.
V/ CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ:
*Trò chuyện bắt đầu vào chủ đề bằng cách gợi hứng thú cho cháu: Hàng ngày ba mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? Trên đường đến trường các con thấy có các phương tiện giao thông nào?
-Cô giới thiệu: Bắt đầu tuần sau chúng ta sẽ vào chủ đề “PTGT” Và cùng khám phá về 1sô PTGT: xe ô tô, xe máy, thuyền,máy bay, tàu hoả
*Viết thông báo nhờ phụ huynh hổ trợ cho chủ đề: Sách, báo củ, lịch củ, hình ảnh ...có liên quan đến chủ đề “PTGT”
-Tuyên truyền lên góc phụ huynh cần biết và môi trường lớp có lên quan đến chủ đề cho phụ huynh biết.
*Phối hợp với BGH, tổ chuyên môn về kế hoach chủ đề, hổ trợ cho các hoạt động về tranh ảnh để phục vụ cho hoạt động có chủ đích.
*Trang trí mảng tường về chủ đề cho cháu hoạt đông xuyên suốt chủ đề 
	+Tạo các bài tập góc dưới dạng mở kích thích cháu chơi.
	+Bổ sung các đồ dùng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, một số mẩu về 1 số PTGT qua hoạt động chơi với góc.
 KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ:
 Đặc điểm của chiếc thuyền
 -Trò chuyện đàm thoại về đặc điểm, hình dạng của thuyền. 
-Đọc thơ “Chiếc cầu mới”
 ca dao đồng dao về thuyền.
-Vẽ, nặn, xé dán về 1 số loại thuyền.
-Thực hành làm thuyền bằng các đồ chơi: lá cây, chai nhựa.. .
 BÉ ĐI CHƠI THUYỀN 
 Thời gian: 28 / 02 - 04/ 03 /2011
Chức năng, công dụng của thuyền.
-Trò chuyện đàm thoại về lợi ích , công dụng của thuyền.
-Nhận biết 1 số loại thuyền
-Hát: Em đi chơi thuyền.
Nghe hát “ Chiếc thuyền nan”
Giữ an toàn trên thuyền.
-Trò chuyện đàm thoại về 1 số hành vi giữ an toàn khi đi trên thuyền
-Chơi trò chơi Chèo thuyền.
-Thực hành làm 1 số loại thuyền.
-Khám phá về thuyền.
So sánh phân loại
-Xem phim, trò chuyện về các loại thuyền.
-Đọc thơ, ca dao đồng dao về một số thuyền
-Phân loại thuyền
2/ MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN 1
CÂU HỎI VỀ “ BÉ ĐI CHƠI THUYỀN”
-Đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề:
+ Các con đã được đi thuyền lần nào chưa ? 
+Ba mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?
+ở thôn quê nhà xa, không có xe máy ,1 số bạn đi học được ba mẹ dùng thuyền đưa đi học đấy các bạn !
-Những câu hỏi nhằm giúp trẻ muốn khám phá chủ đề:
+Cô đố các bạn thuyền thì có ở đâu ? thuyền đi trên mặt đất, hay trên trời ? Vì sao thuyền đi được trên sông vậy?
+Nếu không có thuyền thì sao ? 
3/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: 
HÌNH THỨC CHÁU TRANG TRÍ LỚP
*Hình thức cung cấp kinh nghiệm cho trẻ.
* Chuẩn bị:
+ Cô:
-Cô trao đổi với trẻ về 1 số loại thuyền : thuyền buồm, thuyền thúng, thuyền ba lá, ca nô ..Cô cung cấp kiến thức về 1 số thuyền , bè.
 +Trẻ:
-Trẻ trải nghiệm 1 số mẫu thuyền , bè, ca nô
-Chuẩn bị các dụng cụ giấy, chai nhựa, hộp cứng,1 số nguyên vật liệu khác để trẻ trải nghiệm. xếp thuyền 
-chuẩn bị bài hát, thơ truyện về Thuyền, bè.
 4/ CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG
CÁC BIỂU BẢNG CHUẨN BỊ TRONG CHỦ ĐỀ “BÉ ĐI CHƠI THUY 
 Lập bảng lợi ích của thuyền , bè:
5/ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ: “BÉ ĐI CHƠI THUYỀN”
*Góc tạo hình: 
-Mẩu trang trí để xây các bến phà, bến tàu.
-Tô, vẽ, cắt dán gấp các loại thuyền.
-Giấy, bút màu, hộp giấy cho cháu.
-Đồ dùng: bìa cứng, hộp thuốc,chai nhựa, giấy trắng, hồ dán, keo, giấy màu.
*Góc phân vai:
-Chơi trò chơi bán hàng đóng vai đi du thuyền, đi tham quan bến tàu thuyền.
-Tham quan khu vui chơi đạp vịt, du thuyền
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về các loại thuyền
-Làm Album về 1 số loại thuyền bè.
*Góc âm nhạc:
-Nhạc không lời về Thuyền: Chuyến đò quê hương
-Trang phục, mũ mão nhiều kiểu thuyền
*Góc LQCV:
-Mẩu tên của PTGT thuyền, bè, ca nô
-Giấy bút.
-Hình ảnh lô tô về PTGT : thuyền, bè ca nô cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Xếp theo mẩu (Bến tàu của bé)
-Lô tô các loại thuyền.
6/ NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “BÉ ĐI CHƠI THUYỀN”
1/ Chuẩn bị: 
-Tập hát múa: +Bạn ơi có biết
 +Em Đi Chơi Thuyền
-Dán tranh vẽ các loại thuyền
+ Trẻ cùng trò chuyện về 1 số PTGT.
-Cô và trẻ dẩn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình với chủ đề “ BÉ ĐI CHƠI THUYỀN” xin được phép bắt đầu:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “ Tham quan bến TÀU”
-Cô sẽ chọn tranh vẽ, nặn, cắt dán sản phẩm 1 số tranh và nói ý kiến xem sản phẩm của ai sẽ giống nhất, đẹp nhất khen.( Tất cả sản phẩm của trẻ được treo lên tường )
-Bây giờ các con hãy lắng nghe cô sẽ mời 1 bạn lên kể về một số loại thuyền. 
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
+ Hát:Bạn ơi có biết.
-Trẻ dẩn chương trình: Những chiêc thuyền bé xinh trên dòng sông trôi lững lờ, các bạn đã bao giờ được đi trên thuyền chưa ? Hãy lắng nghe các bạn hát “Bạn ơi có biết”
+Múa: “Em đi chơi thuyền” 
-Tiếp theo là bài “Chiếc thuyền nan” do tất cả các bạn lớp lá 2 biểu diển.
-Tất cả các cháu cùng đọc thơ Chiếc thuyền bé xíu.
* Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cho các cháu tham quan góc hoạt động và các sản phẩm của mình đã thực hiện trong chủ đề.
-Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo tuần sau.
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Khám phá 
Khám phá thuyền trên sông
I/.Mục đích yêu cầu:
KT: Ham hiểu biết thích khám phá về đặc điểm một số loại thuyền trên sông
KN : Quan sát, khám phá,so sánh sự giống và khác nhau giữa một số loại thuyền và nhận ra những hành động đúng, sai khi đi thuyền.
TĐ : Giáo dục cháu Khi đi tàu thuyền không thò đầu thò tay ra ngoài.
II/.Chuẩn bị:
 Tranh ảnh các loại thuyền trên sông.
Nội dung tích hợp : LVPTTM : Em đi chơi thuyền.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
*Trò chuyện :
-Cho cháu chơi trò chơi:”Chèo thuyền”Trò chuyện về nội dung trò chơi.
 - Cô cho cháu kể tên các loại thuyền mà cháu biết.
- Làm động tác chèo thuyền. 
* Khám phá:
- Hát em đi chơi thuyền.
-Cô tạo tình huống cho cháu quan sát 1 số loại thuyền (ghe, xuồng, tàu, ghe lớn...)
- Cô gợi ý cho cháu quan sát 1 số loại thuyền trên máy vi tính, cho cháu nêu tên gọi, màu sắc, hình dạng, đặc điểm, của từng loại thuyền.
-Cho cháu làm quen từ, đọc từ, qua tên của 1 số loại thuyền.
 -Cho cháu chọn lô tô theo lời mô tả của cô về một số thuyền, đặc điểm nổi bật.
+So sánh:
-Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại thuyền
Giống nhau: Đều gọi là thuyền đi trên sông, đều chở người, chở hàng
* Khác nhau:Chất liệu của một số loại thuyền (Cây, sắt, nhôm, bêca )
+ Trò chơi: “Phân loại thuyền 
-Yêu cầu trẻ phân loại chất liệu thuyền : cây, nhôm ).
- GD cháu đi thuyền không thò đầu thò tay ra ngoài.
HĐTT: Cháu vào góc làm tranh chủ đề
* Hoạt động 1:
Lớp cùng hát
Cháu trả lời theo suy nghĩ của mình.
Cá nhân cháu kể.
Hoạt động 2 :
Cháu xem và nhận xét theo suy nghĩ.
Cá nhân so sánh và suy nghĩ trả lời
Cá nhân cháu thực hiện.
Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời 
Cháu chú ý và trả lời tự do.
-Cả lớp cùng chơi theo yêu cầu của cô
* Hoạt động 3:
-Cháu thực hiện theo nhóm
Thứ ba ngày 1 tháng 03 năm 2011.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
 Hoạt động: Chiếc cầu mới
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	-Trẻ nhớ, hiểu và nắm được nội dung bài thơ, làm quen nhiều từ mới ( Dòng sông trắng, nhân dân, đoàn người, tấm tăc, hớn hở..)
.	-Trẻ biết đọc thơ diễn cảm rỏ lời, phát âm đúng và chính xác từ, câu, thể hiện được tình cảm qua nội dung bài thơ.
-Giáo dục cháu biết bảo vệ giữ gìn môi trường, khi đi trên các cây cầu và nhớ ơn các chú công nhân xây dựng.
II/.CHUẨN BỊ :Tranh thơ“ chiếc cầu mới”, giấy bút, bảng, phấn, chữ cái rời 
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trẻ
 *Trò chuyện cùng trẻ 
-Hàng ngày các con đi học đi chơi ở những nơi nào ?Nhà bạn nào được đi qua chiếc cầu ?Chiếc cầu đó tên là gì ? được xây dựng bằng gì ? chất liệu gì ?Nếu trên dòng sông không có cầu đi qua thì sao ?
+Tri giác tranh:
-Cháu quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh. Cô giới thiệu bài thơ “ Chiếc cầu mới” 
-Trẻ gắn từ rời bài thơ cháu đọc từ và tìm chữ cái phát âm.
-Cô đọc lần 1 diễn cảm-Lần 2 kết hợp xem tranh cô ngừng một vài đoạn cho cháu đọc tiếp.
-Gợi ý trẻ nêu lên tình cảm của mình 
-Hướng dẫn trẻ đọc thơ với nhiều hình thức khác nhau
- *Đàm thoại:-Con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì ? về sự kiện gì ?-Chiếc cầu mới được xây dựng ở đâu ?
-Khi chiếc cầu được xây dựng xong nó đem lại điều gì cho mọi người và các phương tiện qua lại.
-Ai đã đi trên chiếc cầu này ?Mọi người nghĩ gì ? nói điều gì-Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì ?
-Giáo dục cháu khi đi trên các phương tiện khi đi trên cầu giao thông 
* Tạo sản phẩm:
-Cháu vẽ nội dung bài thơ cháu thích.
*Hoạt động 1:
-Cháu vận động cùng cô.
-Cháu trả lời tự do theo kinh nghiệm hiểu biết của mình
*Hoạt động 2:
Cháu đếm thầm số trang, trang bìa, trang cuối.
-Cháu nêu nội dung và hình ảnh trong tranh
-Trẻ nói lên tình cảm, cảm xúc và ý thích của mình
-Trẻ đọc theo cô cả bài
-Cháu trả lời theọ nhận xét của mình về nội dung
Cháu chú ý nghe.
-Cháu suy nghĩ trả lời
Mời cá nhân.
-Cá nhân cháu trẻ lời tự do
*Hoạt động 3:
-Cháu vào bàn vẽ theo ý thích
HĐTT: Cháu vào góc thực hiện bài tập còn bỏ dở.
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Biết cách đo độ dài so sánh và diễn đạt kết quả đo
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	
	-KT:Cháu nắm được các kỹ năng đo và so sánh được kỹ năng đo.
-KN: Cháu đo chính xác và biết so sánh và diễn đạt được kết quả đo.
-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng.
II/.CHUẨN BỊ: 
	Ván đóng thuyền, dài ngắn khác nhau, băng giấy thẻ số, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 III/.TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
Hoạt Đôngj 1:Ôn so sánh chiều dài:
- Cho cháu vận động “Em đi chơi thuyền “. -Đàm thoại nội dung bài hát.Bài hát nói về gì? Khi đi thuyền thì các con phải làm sao ? 
- Để biết độ dài của chiếc thuyền con phải làm sao?
Các bạn và cô cùng đo thử chiếc thuyền này dài bao nhiêu nhé!Cho cháu ôn lại cách đo độ dài đối tượng.
 Hoạt động 2: đo độ dài và so sánh kết quả đo:
- Cho cháu chơi trò chơi “ Đóng thuyền”.
- Các con vừa chơi trò chơi gì, khi đóng thuyền thì chúng ta làm gì Muốn biết được tấm ván này dài bao nhiêu thì chúng ta phải đo.?. vậy chúng ta phải đo như thế nào ? 
-Cô hỏi lại kỹ năng đo.
-Mời cá nhân cháu lấy băng giấy đo thử. cô quan sát chỉnh sữa 
-Cho trẻ dùng băng giấy để đo và so sánh các tấm ván dài, ngắn khác nhau
-Tại sao có cùng một băng giấy nhưng kết quả đo khác nhau
* Luyện tập:
 -Cho cháu đếm bước chân đến xưởng cưa và nêu số tương ứng.
-Cho cá nhân đi tự do và nêu nhận xét.
-Cho cháu so sánh và diễn đạt kết quả đo giữa mình với bạn.
- Kết thúc.
HĐNT: Cháu vào góc đo các đồ dùng ở góc chơi.
*Hoạt động 1:
- Cháu hát 1 lần.
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô và trả lời theo suy nghĩ của mình
*Hoạt động 2:
Cháu chú ý xem
Trẻ chia 3 nhóm.
-Trẻ kiểm tra ngầm trong đầu, nêu kết quả theo kinh nghiệm của trẻ. 
-
*Hoạt động 3:
-Trẻ cùng thi nhau chơi
.-Trẻ hứng thú, chơi tích cực.
-Trẻ thực hiện bài tập của mình.
Nhận xét sau hoạt động:
.........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 03 năm 2011
Tổ chức hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 Hoạt động: Gấp thuyền 
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	-KT:Trẻ biết gấp các đường thẳng, xiên cách đều nhau.để tạo thành chiếc thuyền.
-KN :Rèn kỹ năng gấp đều và trùng khích với mép giấy và dùng tay miết mạnh mép giấy.--TĐ :Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm.
II/.CHUẨN BỊ: 
	-Mẩu thuyền, giấy, bút màu, bàn ghế, máy hát, giấy màu.
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoat động trẻ 
 *HĐ1:Trò chuyện:
-Cho cháu hát bài”Em đi chơi thuyền “đàm thoại về nội dung bài hát, Bài hát nói về gì? Khi đi thuyền thì các bạn như thế nào?
-Cho cháu kể một số loại thuyền mà cháu biết..
-Vậy hôm nay mình cùng xếp thuyền để đi du thuyền các con có đồng ý không 
*HĐ2: Quan sát :
Cô cho cháu quan sát chiếc thuyền .
-Muốn xếp được chiếc thuyền thì con xếp như thế nào ?
+ Cô thực hiện mẫu cho cháu xem đặt giấy màu úp mặt màu phía dưới lên mặt bàn chú ý gấp đôi tờ giấy theo chiều dài, gấp đôi mặt trước và mặt sau, Gấp xéo góc hình tam giác làm thân và mũi thuyền, gấp 2 lần, gấp đôi đáy thuyền lại. Lấy 2 ngón tay cái vào trong mép giấy các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài , lộn vào nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền. Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừ lộn cho phẳng sẽ được chiếc thuyền.
 + Cho cháu vào bàn thực hiện và nhắc nhở, sửa sai cho cháu khi thực hiện và giúp đỡ những cháu yếu.
*Trưng bày sản phẩm:
 -Cho cháu nhận xét thuyền của bạn ntn? Thuyền nào đẹp, vì sao đẹp, còn chưa đẹp vì sao?.
Cô nhận xét và khen chung khuyến khích và động viên cháu xếp chưa đẹp GD chau biết thu dọn đồ dùng sau hoạt động
*Kết thúc:
*Hoạt động nối tiếp: Cháu tiếp tục thực hiện các btập bỏ dở
 *Hoạt động 1:
-Cháu vận động cùng cô.
-Cháu trả lời tự do theo suy nghĩ của mình
*Hoạt động 2:
_Cháu chú ý xem cô xếp mẫu và quan sát trả lời tự do
-cháu nêu theo suy nghĩ của –
-Cháu quan sát cô xếp
-Cháu vào bàn thực hiện
*Hoạt động 3:
-Cá nhân tự nhận xét quạt của mình và bạn
-Cô nhận xét
-Cháu biết vâng lời cô
Thứ sáu ngày 4 tháng 03 năm 2011.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Đề tài : Em đi chơi thuyền
St: Trần Kiết Tường
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	-Cháu nhận biết tên bài hát và hiểu được nội dung của bài hát. Và cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của mình qua lời bài hát 
-Cháu hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, hát đúng giọng, rỏ lời, trẻ mạnh dạn và tự tin khi hát
-GD cháu khi đi trên thuyền không nghịch nước.
II/.CHUẨN BỊ: 
	- Đàn, máy hát, nhạc cụ, băng nhạc .
III/.TIẾN HÀNH:
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trẻ
 *Vận động sáng tạo:
- Cho cháu xem tranh một số thuyền khác nhau ( thuyền thúng, chiếc ghe, chiếc xuồng.)- Cho cháu kể một số loại thuyền mà cháu biết.- Cô mở đàn cháu nghe giai điệu và đoán tên bài hát TG
 -Cô dạy cháu vận động theo tiết tấu nhanh.
- Lần 1 cô vận động, lần 2 cô giải thích cách vận động.
 -Cháu vận động theo cô. Vận động theo nhiều hình thức khác nhau vỗ tay, đùi
-GD cháu phải biết chấp hành luật giao thông đường thủy.
-Hỏi cháu thích vận động sáng tạo gì với bài hát này.
-Cháu vận động theo ý thích của cháu.
*Nghe hát: Chiếc thuyền nan.
-Cô giới thiệu và hát cho cháu nghe bài”Chiếc thuyền nan”.
-Cô hát lần 1 -Lần 2 vừa hát kết hợp minh họa động tác. Gợi cháu nói về nội dung bài hát 
-Lần 3 cô hát câu đầu cháu hát câu tiếp hoặc hát cùng cô
*T/C Âm nhạc : “Tiếng kêu của PTGT”
-Cô giới thiệu và giải thích cách chơi: 
-Cho cháu chơi thử sau đó tiến hành cho cả lớp cùng chơi.
 *Kết thúc cho cháu vận động lại bài hát 1 lần.
 *Hoạt động 1:
-Cháu cùng xem tranh cùng cô
Cá nhân cháu kể tự do
- Cháu lắng nghe đoán tên bài hát, tg
- Cháu chú ý lắng nghe cô hát.
-Cháu hát hưởng ứng theo và nêu nội dung theo suy nghĩ.
* Hoạt động 2:
Trẻ nghe cô hát, hát nhẩm theo giai điệu
-Trẻ hứng thú, hưởng ứng tích cực.
*Hoạt động 3:
- Cháu cùng chơi
-Trẻ hát và vận động cùng cô
HĐTT: Cháu vận động theo ý thích.
Thứ ngày tháng 2 năm 2011
Thứ ngày tháng 2 năm 2011
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
I. MĐYC: 
-KT: Trẻ nghe, hiểu lời nói của cô.Biết được thứ tự các ngày trong tuần,1 số thông tin về thời tiết
-KN: Cháu chú ý qs, phát hiện được bạn vắng, các trạng thái cảm xúc của bạn. Biết bắt chước hành vi sao chép 1 số từ về tg, thời tiết và mạnh dạn, tự tin rả lời 1 số câu hỏi của cô. 
-TD: Giáo dục cháu mạnh dạn, biết quan tâm chia sẽ niềm vui, buồn cùng bạn
II. CHUẨN BỊ:	
-Lịch lốc, bảng thời gian, thời tiết, bảng một ngày của bé, biểu tượng, băng từ, thẻ chữ số, quyển sách mới, tranh chữ to.
III. THỰC HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1. Hoạt động 1: Điểm danh
 - Hỏi cháu giờ này giờ gì ?
 - Điểm danh từng tổ, tổ khác nhận xét tổ bạn,cho trẻ đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn trai,bạn gái nêu lý do bạn vắng. Khám tay.
-GD cháu biết quan tâm đến bạn .
2. Hoạt động 2: Thời gian
 - Gọi trẻ lên gỡ lịch.nói được ngày trên lịch lóc
 - Lấy bảng thời gian, gọi hỏi trẻ hôm qua ngày mấy,thứ mấy tiếp tục hôm nay, ngày mai. Cô cho trẻ chọn gắn băng từ cho trẻ đọc thứ ngày thángcho viết theo số.
-Gợi hỏi trẻ 1 ngày có bao nhiêu buổi(sáng –trưa –chiều)
3. Hoạt động 3: Thời tiết
 -Dự đoán 1 số hiện tượng hôm qua, hôm nay, ngày mai.
 - Bây giờ buổi gì ? Thời tiết hôm nay thế nào ? Gọi cháu lên gắn biểu tượng. Cô gắn băng từ ,cho trẻ đọc theo
4. Hoạt động 4: Thông tin
 - Thông tin của cô.cho trẻ cô nêu thông tin mới nhất của cô cho trẻ biết.
- Thông tin của trẻ:.
5. Hoạt động 5: Chủ đề ngày
 - Cho cháu gắn các hoạt động trong ngày bắt đầu từng hoạt động.
- Dặn dò tổ trực nhật thực hiện đúng nhiệm vụ của mình..
 - Nhận xét kết thúc.
 1. HĐ1: 
 - Hoạt động điểm danh
 - Trẻ quan sát tổ bạn xem ai vắng
2. Hoạt động 2:
 - Cháu biết gỡ lịch
 - Gọi cá nhân lên gắn thẻ số
3. Hoạt động 3: 
 - Cháu gắn biểu tượng 
4. Hoạt động 4:
 - Nêu tự do.
 - Hiểu nội dung bài thơ.
5. Hoạt động 5: 
 - Cháu lên gắn biểu tượng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. MĐYC:
 - Cháu ham hiểu biết, thích khám phá, phát hiện được những vấn đề mới lạ.
 - Cháu chú ý quan sát, so sánh, phát hiện được một số ptgt. Biết diễn đạt theo sự cảm nhận & suy nghĩ của trẻ. 
 - Trẻ biết phối hợp tham gia các trò chơi vận động nhịp nhàng, hào hứng và biết tuân thủ luật chơi. Biết tránh những nơi nguy hiểm, không đùa giởn trên xe.
II. CHUẨN BỊ:
Một số đồ chơi trẻ thích.( giấy, kéo, hồ dán, phấn)
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị nêu mục đích ra sân- QS
- Cơ cho cháu biết cháu đi ra quan sát ngòai trời.
* Quan sát : xe ngoài cổng trường
* Vận động : Rồng rắn lên mây
* Dân gian : Lộn cầu vòng
* Chơi tự do. 
 - Cơ giới thiệu nội dung hoạt động 
- Gợi hỏi trẻ khi ra sân phải như thế nào?( Trẻ nhắc lại nề nếp khi ra sân chơi) GD trẻ không chạy nhảy,leo trèo
-Trẻ quan sát, nêu những gì phát hiện được
-Trò chuyện về các loại xe ở ngoài cổng trường ..? Khi đi trên xe thì các con phải làm sao ?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Rồng rắn lên mây”
 Cô nêu luật chơi và cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi thử một lần.- Sau đó cho cháu chơi.
3. Hoạt động 3: Trị chơi dân gian “ Lộn cầu vòng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.Cháu nhắc lại luật c

File đính kèm:

  • docCHIẾC THUYỀN.doc