Giáo án lớp ghép 2, 3 - Tuần 26

Hoạt động 1: Luyện đọc

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài lần 1

b) Luyện phát âm

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ:

+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, t, c

- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.

- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp ghép 2, 3 - Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. 
* Hoạt động 1 :Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu : 
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 98, 99 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được. 
Kết luận : Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp 
Cách tiến hành :
- GV gợi ý thảo luận :
+ Tôm, cua sống ở đâu ? 
Nêu ích lợi của tôm và cua ? 
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua mà em biết.
* Kết luận 
- Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là 
4Củng cố, dặn dò
Theo em vì sao cá không biết nói?.
Dặn HS về nhà đọc lại truyện
Chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để tiết sau.
-----------------------------
Tiết:4 *Lớp 2: Thể dục: Ôn một số động tác bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
Trò chơi: Kết bạn.
 *Lớp 3:Nhảy dây kiểu chụm hai chân
 - Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
I.Mục tiêu:
*L2: - Bước đầu hoàn thiện một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi: Kết bạn – yêu cầu HS nắm vững cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động nhanh nhẹn.
*GDKNS: Giáo dục cho các em các tư thế cơ bản để các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
 *L3:- Biết cách nhảy dây kiểm chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác tiếp đất nhẹ nhàng, nhịp điệu. 
- Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng yến”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy nhẹ theo 1 hàng học.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Khởi động xoay các khớp.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
B.Phần cơ bản.
1)Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay giang ngang, hai tay chống hông 15m
2)Đi theo vạch kẻ thẳng kiễng gót hai tay chống hông 2 tay giang ngang.
3)Đi nhanh chuyển sang chạy
*Kiểm tra thử 2 – 3 tổ về nội dung ôn.
4)Trò chơi: Kết bạn
-Nhắc lại cách chơi, luật chơi.
-Cho HS chơi.
C.Phần kết thúc.
-Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
-Nhảy cuối lắc người thả l ỏng
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giao bài tập về nhà.
A- Mở đầu: 
* Ổn định: -Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án:
* Khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em tập lại kĩ thuật nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
B- Phần cơ bản
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Toàn lớp tập kĩ thuật nhảy dây kiểm chụm 2 chân.
- Gọi HS tập cá nhân kĩ thuật nhảy dây kiểu chụm 2 chân
II- Trò chơi:“Hoàng Anh, Hoàng yến”.
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: . 
Củng cố: 
Nhận xét và dặn dò
Thứ tư ngày11/3/2015
Tiết:1 *Lớp 2: TOÁN:Bài 128: LUYỆN TẬP
 *Lớp 3:Tập đọc :RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I.Mục tiêu:
*L2:- Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương. 
- Biết giải bài toán có một phép nhân. 
*L3: - Đọc đúng các từ ngữ : mâm cỗ, quả bưởi, nải chuối, bập bùng, trống ếch, trong suốt, thỉnh thoảng,
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Trẻ em Việt Nam rất thích sỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quí, gắn bó với nhau.
II.Chuẩn bị:
*L2:Bảng phụ. 
*L3:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
x : 4 = 2 x : 3 = 6
HS đọc và TLCH bài trước
3/Bài mới
v Hoạt động 1: Ôn lại tìm số bị trừ, số bị chia.
 Bài 1: Tìm y.
- Gọi HS đọc y/c của bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Tìm x (HS khá)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống?
Gọi HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.
- GV hdẫn HS cách làm bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS. 
vH.động 2: Giải toán có lời văn.
 Bài 4: (HS giỏi)
Gọi HS đọc đề, phân tích bài toán.
Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét bài làm của HS. 
2 .Luyện đọc :
- GV đọc diễn cảm bài thơ : 
- Đọc từng câu 
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó 
 Đọc từng khổ thơ trước lớp :
+ GV nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng tư nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+ Giúp các em hiểu một số từ ngữ mới trong từng khổ thơ (ở cuối bài) 
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng .
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ? 
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
+ Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui 
* .Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm bài thơ : 
- HD HS đọc thuộc lòng bài thơ tại lớp 
- GV và lớp nhận xét .
4Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chu vi hình tam giác 
 Chu vi hình tứ giác.
GV hỏi lại bài 
- GV nhận xét tiết học 
-------------------------------
Tiết:2 *Lớp 2TẬP ĐỌC : SÔNG HƯƠNG
 *Lớp 3:Toán:Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
*L2: - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. 
	- Hiểu ND: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương.
*L3: - Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. Bài 1, 2.
	- Biết đọc các số liệu của một bảng.
	- Biết cách phân tích các số liệu của một bảng.
II.Chuẩn bị:
*L2:Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Một vài tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế. Bản đồ Việt Nam. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
*L3:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tôm Càng và Cá Con.
3/Bài mới
1: Luyện đọc .
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. 
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- HS đọc từng đoạn, tìm cách ngắt giọng các câu dài.
- Ngoài ra các con cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân, tan biến, êm đềm.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
- GV tổ chức cho thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
e) Đọc đồng thanh
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
Gọi HS đọc các từ tìm được.
Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
- Vào mùa hè, sông Hương đổi màu ntn?
Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
GV chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ đẹp của sông Hương.
Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu ntn?
Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?
- Do đâu có sự thay đổi ấy?
- Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
a. Làm quen với bảng thống kê số liệu.
* Hình thành bảng số liệu
- Y/c hs quan sát bảng số trong phần bài học SGK và hỏi: Bảng số liệu có những nội dung gì?
- Bảng này có mấy cột và mấy hàng?
- Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì?
- Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì?
- GVgt: Đây là thống kê số con của 3 gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình. Hàng thứ hai là số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
* đọc bảng số liệu
- Bảng thống kê số con của mấy gia đình.
- Gđ cô Mai có mấy người con?
- Gđ cô Lan có mấy người con?
- Gđ cô Hồng có mấy người con?
- Gđ nào ít con nhất?
- Gđ nào có số con bằng nhau?
b. Luyện tập thực hành.
Bài 1:
- Y/c hs đọc bảng số liệu.
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng?
- Y/c hs đọc từng câu hỏi và trả lời.
- Hãy xếp các lớp theo số hs giỏi từ thấp đến cao.
- Cả 4 lớp có bao nhiêu hs?
Bài 2:
- Hs làm tương tự từng bước như bài 1.
- Chữa bài, 
4Củng cố, dặn dò
Em cảm nhận được điều gì về sông Hương?
Dặn HS về nhà kể lại truyện và đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị cho tuần kiểm tra.
- Nêu nội dung của bài.
- GV tuyên dương hs tích cực học bài.
- Về nhà luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
------------------------
Tiết:3 *Lớp 2:TNXH: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
 *Lớp 3:LTVC :MỞ RỘNG VỐN TỪ LỄ HỘI – DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
*L2: - Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống dưới nước. 
- Kể được tên một số loại cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cấm sâu trong bùn. 
* GDKNS:- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây sống dưới nước
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối.
- Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh bảo vệ cây cối.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
*L3: - Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội.
 - Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội ( BT2 ).
 - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3 ).
II.Chuẩn bị:
*L2:Tranh vẽ trong sách giáo khoa 
*L3:2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Kể tên một số loại cây sống trên cạn
Trả lời câu hỏi Vì sao?
3/Bài mới
*Làm việc với sgk
-Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Tổ chức các nhóm quan sát tranh, thảo luận về tên, lợi ích, đặc điểm, nơi sinh sống từng loại cây
- Bước 2: Hoạt động cả lớp:
+ Các nhóm thảo luận, trình bày về những gì quan sát được
+ Lớp quan sát bổ sung
- GV kết luận
* Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Các nhóm quan sát tranh, ảnh vật thật đã sưu tầm để thảo luận, trả lời các câu hỏi về các loại cây
- Bước 2:
+ HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm bổ sung
+ GV đặt thêm một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời
+ GV bổ sung, kết luận
* Bài 1 : 
- GV bài tập này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ : lễ, hội và lễ hội . Các em cần đọc kĩ nội dung để nối nghĩa thích hợp cột B với mỗi từ ở cột A.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lời giải đúng
Lễ : các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện ý nghĩa
Hội : Cuộc vui tổ chức đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội : Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội .
* Bài 2 :
GV chốt lời giải đúng:
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc,
Tên một số hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù Đổng,
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội 
Cúng Phật, lễ phật, thắp hương, tưỏng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà, 
Bài tập 3 : 
- GV giúp các em nhận ra điểm giống nhau giữa các dấu câu : mội câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ vì, tại, nhờ) 
4Củng cố, dặn dò
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Về nhà làm bài tập
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học .
---------------------------
Tiết:4 *Lớp 2:âm nhạc HỌC BÀI HÁT: CHIM CHÍCH BÔNG
 *Lớp 3:âm nhạc: Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nghe nhạc
I.Mục tiêu:
*L2:- Hát thuộc lời, đúng giâi điệu và tiết tấu.
- Hát đều giọng, đúng nhịp, rõ lời, biết gõ đệm thành thạo.
- Biết bài hát của tác giả Văn Dung với tính chất vui tươi. 
*L3:- Biết hỏt theo giai điệu và đỳng lời ca. Biết hỏt kết hợp vận động phụ hoạ.
	- Nghe một bài hỏt thiếu nhi hoặc một bài dõn ca. 
II.Chuẩn bị:
*L2:Hát chuẩn xác bài hát.
*L3:Nhạc cụ quen dùng.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
+ Hoạt động 1: Dạy giai điệu
- GV giới thiệu bài, tác giả, tác phẩm.
- Cho lớp nghe hát mẫu.
- Treo bảng phụ có đánh dấu câu.
- Cho lớp đọc lời ca.
- Dạy giai điệu.
- GV hát mẫu một lần, đàn giai điệu 2 lần.
- Lấy nhịp cho lớp hát.
- Tương tự như vậy với các câu tiếp theo .
- Tập xong cho lớp ghép cả bài.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- GV nhận xét ? 
+Hoạt động 2:
Hát kết hợp vỗ tay- Hướng dẫn vỗ tay theo phách:
Chim chích bông bé tẹo teo
 x x x x
- Hướng dẫn cách gõ đệm theo tiết tấu 
Chim chích bông bé tẹo teo
 x x x x x x
- Cho các em luyện tập 1 đến 2 lần.
- GV gọi từng nhóm thực hiện.
- GV nhận xét? 
Hoạt động 1: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé
* Nghe bài hát
HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày
* Trình bày lời một đã học.Theo cách hát đối đáp:
GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một.
* Tập hát lời hai:
- HS đọc lời hai trên bảng.
GV chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La” đồng thời nửa kia hát lời hai.
GV hướng dẫn một vài chỗ cần thiết, sau đó đổi lại phần trình bày.
GV nhắc HS lấy hơi giống như cách hát lời một.
GVchỉ định 1 –2 HS hát lời hai, GV nhận xét và hướng dẫn những chỗ cần thiết.
* Hát đầy đủ cả hai lời:
- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét.
- Nửa lớp hát lời một, nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.
* Trình bày bài hát:
Dùng tiết tấu Country 2/4, tốc độ = 105.
GV yêu cầu các em thể hiện sự trong sáng và sôi nối trong bài hát
4Củng cố, dặn dò
- Cho lớp ôn lại bài hát với 2 cách gõ đệm.
- GV hỏi cho HS trả lời tên bài hát, tên tác giả.
- Về nhà học thuộc lời ca bài hát.
- Tìm 1 vài động tác phụ họa cho lời ca bài hát.
-Gọi một nhóm lên biểu diễn trước lớp
-Nhận xét, đánh giá.
-Dặn dò HS về học bài
-------------------------------
Tiết:5 *Lớp 2:Thể dục:Hoàn thiện một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
 *Lớp 3:Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ 
- Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
I.Mục tiêu:
*L2: Hoàn thiện một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
*GDKNS: Cũng cố cho các em các tư thế cơ bản để các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày 
*L3:- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. 
 - Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng yến”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Xoay các khớp.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
B.Phần cơ bản.
1)Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông hai tay giang ngang.
2)Đi kiễng gót hai tay chống hông, 2tay giang ngang.
-Chia theo tổ tập thi các tổ có nhận xét của giáo viên
3)Đi nhanh chuyển sang chạy.
4)Kiểm tra thử.
5)Trò chơi: Nhảy ô 
-Nhắc lại tên trò chơi cách chơi.
C.Phần kết thúc.
-Đi đều theo hàng dọc và hát.
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
-Nhận xét đánh giá giờ học.
-Nhắc học sinh về nhà ôn lại bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để kiểm tra.
A- Mở đầu: 
* Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: 
* Khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em tập lại kĩ thuật nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
B- Phần cơ bản
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 Ôn luyện bài thể dục phát triển chung:
- Toàn lớp tập luyện kĩ thuật bài thể dục phát triển chung 
- Từng hàng tập lại các kĩ thuật bài TD phát triển chung 
- Gọi HS tập cá nhân kĩ thuật bài TD phát triển chung.
 II- Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng yến”.
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: 
Củng cố: 
Nhận xét và dặn dò
nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần
----------------------------------
Thứ năm ngày 13/3/2015
Tiết:1 *Lớp 2:LTVC: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
 *Lớp 3:Tự nhiên xã hội :CÁ
I.Mục tiêu:
*L2: - Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt (BT1); biết kể tên một số
con vật sống dưới nước (BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3). 
*L3:-Nêu ích lợi của cá đối với đời sống con người.
Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
II.Chuẩn bị:
*L2:Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. 
*L3:Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
- GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn.
+ Đêm qua cây đổ vì gió to.
+ Cỏ cây héo khô vì han hán
Kể tên một số loại cây sống dưới nước
3/Bài mới
.v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
 Bài 1
Treo bức tranh về các loài cá.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh.
Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt.
 GV nx chốt ý.
v Hoạt động 2: Thực hành, thi đua.
 Bài 2
Treo tranh minh hoạ.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc tên các con vật trong tranh.
Chia 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.
Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ và đọc đoạn văn.
Gọi HS đọc câu 1 và 4.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
Nhận xét, cho điểm HS.
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu : Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- Gv yêu cầu HS quan sát các hình các con cá trong SGK trang 100, 101 và sưu tầm được.
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? 
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
Kết luận : Cá là loại động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây. 
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp 
Mục tiêu : Nêu được ích lợi của cá.
Cách tiến hành 
GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận :
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết.
+ Nêu ích lợi của cá.
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà các em biết. 
* Kết luận : Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện 
4Củng cố, dặn dò
- Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau
---------------------------
Tiết:2 *Lớp 2:TOÁN:CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
 *Lớp 3:Mĩ thuật: Tập nặn tạo dáng 
Nặn hoặc vẽ xé dán con vật
I.Mục tiêu:
*L2: - Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. 
 	- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó. 
*L3:- HS nhận biết được đặc điểm hình khối của các con vật biết cách nặn, vẽ, xé dán hình con vật. 
- HS nặn, vẽ, xé dán được con vật và tạo dáng theo ý thích. 
- HS biết yêu quý và chăm sóc con vật.. 
II.Chuẩn bị:
*L2:Thước đo độ dài. 
*L3:- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật - Hình gợi ý- Bài của HS năm trước
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng làm các bài tập sau:
 Tìm x: x : 3 = 5 ; x : 4 = 6	Bài 4/129 :
Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
3/Bài mới
v Hoạt động 1: nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, d

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_ghep_23_tuan_26.doc