Giáo án Lớp Chồi - Làm quen với tác phẩm văn học - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Truyện “sự tích khoai lang”
Bước 1:Ổn định tổ chức
-Cô mang ra một món quà và trò chuyện với trẻ
-Hôm nay cô mang đến cho lớp mình một món quà.Cô mời 1 bạn lên mở món quà ra nào
-Cô mang đến cho chúng mình món quà gì?
-Cô mang đến cho chúng mình một rổ khoai lang đấy. các con đã được ăn khoai lang bao giờ chưa nhỷ?
-Thế chúng mình có biết khoai lang có mùi vị như thế nào không?
-À! Khoai lang có mùi thơm, ngọt, ngoài ra khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột, vitamin rất tốt cho chúng ta.
-Cô có biết 1 câu chuyện nói về nguồn gốc của cây khoai lang đấy. các con có muốn nghe cô kể chuyện không nào ?
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Chủ đề:Thực vật Đề tài:Truyện “Sự tích khoai lang” Loại bài:Kể chuyện cho trẻ nghe Loại tiết:1 (Tác phẩm trẻ chưa biết) Đối tượng:Mẫu giáo nhỡ Thời gian:20-25 phút Ngày soạn:1/3/2015 Ngày giảng:20/3/2015 Người soạn: Nguyễn Thị Hương I.Mục đích,yêu cầu 1.Kiến thức - Trẻ nhớ được tên truyện, tên tác giả và các nhân vật trong truyện. - Trẻ nắm được nội dung câu chuyện:Ở bìa rừng,có hai bà cháu cậu bé nghèo khổ sinh sống.Họ phải đào củ mài để ăn hàng ngày.Thương bà,cậu bé đã biết trồng lúa để có gạo thổi cơm cho bà ăn.Nhưng nương lúa của cậu bé trồng bị cháy rụi,cậu buồn lắm.May sao Bụt đã hiện lên và ban cho bà cháu cậu bé một loại củ rất thơm ngon để ăn.Cậu bé đã gọi đó là củ khoai lang. - Trẻ nhớ được 1 vài lời thoại. 2.Kĩ năng - Trẻ hiểu và trả lời các câu hỏi của cô một cách mạch lạc,rõ ràng - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn trẻ cách nói câu hoàn chỉnh. - Trẻ biết đánh giá thái độ, tính cách nhân vật trong truyện. 3.Thái độ - Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể truyện. - Trẻ có thái độ chăm sóc, bảo vệ, yêu quýcây, không ngắt lá bẻ cành. - Trẻ biết được lợi ích của khoai lang. II.Chuẩn bị 1.Địa điểm: Trong lớp học 2.Xác định cách kể câu chuyện -Giọng người kể chuyện:nhẹ nhàng,vừa phải. -Giọng cậu bé:hồn nhiên,trong trẻo. -Giọng người bà:ấm áp,âu yếm,trìu mến. -Giọng ông Bụt:trầm ấm,trìu mến. 3.Đồ dung của cô - Giáo án - Power point truyện tranh “sự tích khoai lang”. - Video phim hoạt hình sự tích khoai lang. 4.Đồ dung của trẻ 5.Đội hình: trẻ ngồi hình chữ U III.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bước 1:Ổn định tổ chức -Cô mang ra một món quà và trò chuyện với trẻ -Hôm nay cô mang đến cho lớp mình một món quà.Cô mời 1 bạn lên mở món quà ra nào -Cô mang đến cho chúng mình món quà gì? -Cô mang đến cho chúng mình một rổ khoai lang đấy. các con đã được ăn khoai lang bao giờ chưa nhỷ? -Thế chúng mình có biết khoai lang có mùi vị như thế nào không? -À! Khoai lang có mùi thơm, ngọt, ngoài ra khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột, vitamin rất tốt cho chúng ta. -Cô có biết 1 câu chuyện nói về nguồn gốc của cây khoai lang đấy. các con có muốn nghe cô kể chuyện không nào ? Bước 2:Bài mới -Câu chuyện kể về ở bìa rừng nọ,có hai bà cháu cậu bé nghèo khổ sinh sống.Họ phải đào củ mài để ăn hàng ngày.Thương bà,cậu bé đã biết trồng lúa để có gạo thổi cơm cho bà ăn.Nhưng nương lúa của cậu bé trồng bị cháy rụi...May sao cậu đã tìm được củ khoai lang để ăn.Muốn biết cậu bé đã tìm được củ khoai lang thế nào,chúng mình hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích khoai lang”nhé! 1.Cô kể lần 1: cô kể không tranh kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt sau đói cô hỏi trẻ tên câu chuyện 2.Cô kể lần 2: cô kể truyện kết hợp tranh minh họa -Để câu chuyện “sự tích khoai lang” được thêm sinh động, hấp dẫn, cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình máy chiếu và lắng nghe cô kể lại câu chuyện 1 lần nữa kết hợp với hình ảnh minh họa nhé! Đàm thoại: -Cô vừa kể câu chuyện “Sự tích cây khoai lang” cho cả lớp mình nghe.Trong chuyện có các nhân vật nào? Khi trẻ trả lời xong, cô cho trẻ xem hình ảnh của các nhân vật trong truyện. -Trong câu chuyện có hai bà cháu cậu bé nghèo khổ sống, các con có nhớ họ sống ở đâu không? -Hàng ngày họ ăn gì?(tranh 1) -Cậu bé nói với bà là bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ lắm! Từ đó cậu bé chăm chút cho nương lúa của mình. Thế nhưng điều gì đã sảy ra với nương lúa của cậu bé nhỉ? -Nương lúa của cậu bé bị cháy thành tro, cậu bé rất buồn, ngồi bưng mặt khóc. Sau đó có ai đã hiện lên nhỷ? -Bụt hiện lên và đã nói gì với cậu bé? Cô cho trẻ nhắc lại lời nói của bụt: “Hỡi cậu bé hiếu thảo và chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy ước đi!” -Sau đó cậu bé đã nói điều gì với bụt nhỉ? Cô cho trẻ nhắc lại lời của cậu bé nói với bụt: “Thưa ông, con chỉ mong bà của con không bị đói thôi, bà con già yếu lắm rồi” -Sau đó ông Bụt gật đầu và biến mất. đến buổi trưa, cậu bé vào rừng đào củ mài nhưng kiếm mãi cũng chẳng còn củ nào. Đến vài cái nấm hay khóm măng chua cũng chẳng có. Bỗng, cậu bé đào được một củ gì rất lạ. các con có biết đó là củ gì không? -Củ lạ mà cậu bé kiếm được trong rừng có màu, có mùi,vị như thế nào -Ruột của củ đó có màu vàng nhạt và bột mịn mềm. Cái củ đó cũng bị lửa rừng hun nóng và bốc mùi thơm ngòn ngọt. Cậu bé bẻ một miếng nếm thử thì thấy ngon tuyệt. Cậu bèn đào thêm mấy củ đem về mời bà ăn. Bà cũng tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Và người bà đã hỏi cậu bé điều gì?: Cô cho cả lớp nhắc lại lời thoại của người bà: “củ này ở đâu mà ngon vậy hả cháu? -Sau đó cậu bé kể cho bà nghe chuyện gặp được ông bụt. Người bà nói đây là loại cây mà ông bụt đã ban cho những người nghèo và bảo cậu bé vào rừng tìn cây đó về trồng khắp bìa rừng. cậu bé đã gọi củ đó là củ gì nhỷ? Nếu ai muốn trồng, chỉ cần đem vùi dây khoai xuống đất và chăm bón thì tới mùa sẽ thu hoạch được rất nhiều củ.Và cho đến bây giờ thỳ khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích đấy các con ạ. 3.cô cho trẻ xem video phim hoạt hình “sự tích khoai lang. -Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, chú ý lắng nghe cô kể chuyện và trả lời câu hỏi rất giỏi nữa. cô sẽ thưởng cho chúng mình xem 1 đoạn phim hoạt hình “sự tích khoai lang”. các con có muốn xem không? -Các con đã được nhe cô kể chuyện này, xem phim hoạt hình này, thế qua câu chuyện “sự tích khoai lang” thỳ các con đã học được những gì? -Đúng rồi đó, các con phải biết hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Các con còn phải biết chia sẻ cái ngon cho mọi người, bạn bè như cậu bé đã trồng khoai lang cho tất cả mọi người nghèo đêò có sái ăn đó nhé. Bước 3: Trò chơi: cô cho trẻ chơi trò gieo hạt Luật chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ. -Gieo hạt: -Nảy mầm : -Một cây -Hai cây : -Một nụ : -Hai nụ : -Một hoa : -Hai hoa : -Mùi hương thơm ngát : -Một quả : -Hai quả : -Gió thổi : -Cây rung: -Lá rụng : -Nhiều lá : Bước 4: Kết thúc Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động -Trẻ lên mở quà Trẻ trả lời: khoai lang ạ! - Trẻ trẻ lời -Trẻ trả lời: Khoai lang có vị ngọt,thơm -Trẻ trẻ lời: có ạ! -Trẻ trả lời: sự tích khoai lang. -Trẻ lắng nghe và hưởng ứng - Trẻ trả lời: bà, cậu bé, ông bụt. -Trẻ trả lời: Ở bìa rừng -Trẻ trả lời: họ ăn củ mài -Trẻ trả lời: nương lúa bị cháy -Trẻ trả lời: Ông bụt hiện lên -Trẻ trả lời:Ông bụt cho cậu bé 1 điều ước Trẻ đọc theo cô -Trẻ trả lời: cậu bé nói muốn bà không bị đói Trẻ đọc theo cô -Trẻ trả lời: Củ khoai lang -Trẻ trả lời: củ đó màu vàng, vị ngọt -Trẻ trả lời:bà hỏi: “củ này ở đâu mà ngon vậy” Trẻ nhắc lại theo cô -Trẻ trả lời: củ khoai lang -Trẻ hào hứng trả lời:có ạ! -Trẻ trả lời: hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết yêu cây xanh -Trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt. -Trẻ từ từ đứng thẳng lên -Trẻ giơ cao tay trái lên -Trẻ giơ cao tay phải lên -Hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống - Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống -Ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay -Ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay - Đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm động tác ngửi hoa -Để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra -Để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra -Giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái -Nghiêng người sang phải -Trẻ ngồi thụp xuống - Trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to A!..A..A..
File đính kèm:
- giao_an_su_tich_khoai_lang.doc